1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy Trình Vận Hành Thao Tác Đường Dây

58 1,7K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Vận Hành Thao Tác Đường Dây
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 297,45 KB

Nội dung

Tên của máy biến dòng điện được quy định gồm các ký tự : Hai ký tự đầu là TI Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào, Đối với các thiết bị mà tên của thiết b

Trang 1

TAI LIEU CO BAN-TBA

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHỀ CÔNG NHÂN QLVH TRẠM BIẾN ÁP

Chạm đất 2 pha tại 2 điểm khác nhau

2 Các qui định về việc đánh số thiết bị trong hệ thống điện

9.1 Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp được quy định như sau:

Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, số 9 kí hiệu thanh cái đường vòng

Ví dụ: C11 có thể giải thích là thanh cái 110kV số 1

9.3 Tên của máy cắt điện được quy định gồm các ký tự:

Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp Đối với máy cắt tụ kí hiệu thứ nhất là chữ T, kháng điện kí tự thứ nhất là chữ K còn kí tự thứ hai là chỉ cấp điện áp

Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho thiết bị được bảo vệ của máy cắt, được quy định như sau:

- Máy cắt MBA: lấy số 3

- Máy cắt của đường dây: lấy số 7

- Máy cắt MBA tự dùng: lấy số 4

- Máy cắt đầu cực MFĐ: lấy số 0

- Máy cắt của máy bù quay: lấy số 0

- Máy cắt của tụ: lấy số 0

Trang 2

- Máy cắt kháng điện: lấy số 0

Ký tự thứ ba (đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3… Đối với máy cắt của thanh cái vòng hai kí tự tiếp theo kí tự thứ nhất là: 00

Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái, hai kí tự tiếp theo kí tự thứ nhất là số thứ tự của các thanh cái

Ví dụ: 271 là máy cắt của ĐZ 220kV số 1

9.4 Tên của máy biến áp được quy định gồm các ký tự :

Một hoặc hai ký tự đầu được ký hiệu như sau: Đối với MBA lực kí hiệu là chữ T (Transformer), đối với MBA tự ngẫu kí hiệu là chữ AT (Auto Transformer), đối với MBA tự dùng kí hiệu là TD

Ký tự tiếp theo là số thứ tự của MBA

9.5 Tên của kháng điện được quy định gồm các ký tự :

Hai ký tự đầu là chữ KH, kháng trung tính kí hiệu là KT

Ký tự thứ ba đặc trưng cho cấp điện áp

Ký tự thứ tư là số 0

Ký tự thứ năm là số thứ tự của mạch mắc kháng điện

9.6 Tên của Tụ điện được quy định gồm các ký tự :

Ba ký tự đầu đối với tụ bù dọc là chữ TBD, tụ bù ngang kí hiệu là TBN

Ký tự thứ tư đặc trưng cho cấp điện áp

Ký tự thứ năm là số 0

Ký tự thứ sáu là số thứ tự của mạch mắc tụ điện

9.7 Tên của máy biến điện áp được quy định gồm các ký tự :

Hai ký tự đầu là TU

Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào, Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai kí tự đầu sẽ là kí tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.9.8 Tên của máy biến dòng điện được quy định gồm các ký tự :

Hai ký tự đầu là TI

Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào, Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai kí tự đầu sẽ là kí tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.9.9 Tên của chống sét được quy định gồm các ký tự :

Hai ký tự đầu là CS

Ký tự thứ ba là dấu phân cách (-)

Tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ, Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau ba kí tự đầu sẽ là kí tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị Đối với chống sét van nối vào trung tính MBA thêm hai kí tự để phân biệt là dấu phân cách (-) và số 0

9.10 Dao cách ly liên quan của máy cắt, kháng, tụ và TU được quy định gồm các ký tự :

Các ký tự đầu là là tên của máy cắt nối trực tiếp với DCL (đối với

Trang 3

DCL của TU, các kí tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với DCL), tiếp theo là dấu phân cách (-)

Ký tự tiếp theo được kí hiệu như sau:

 DCL về thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL

 DCL về đường dây lấy số 7

 DCL về MBA và kháng điện lấy số 3

 DCL về thanh cái vòng lấy số 9

 DCL về nối tắt một thiết bị(máy cắt,kháng, tụ…) lấy

số 0

 DCL nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó

9.11 Tên của DCL nối đất trung tính MBA được quy định gồm các ký tự :

Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp

Ký tự thứ hai là số 3

Ký tự thứ ba lấy theo thứ tự của MBA(ví dụ MBA T1 lấy số 1)

Ký tự thứ tư là dấu phân cách (-)

Ký tự thứ năm là số 0

9.12 Tên của DCL trung tính MBA nối với cuộn dâp hồ quang hoặc điện trở nối đất trung tính MBA, cầu dao kháng điện trung tính được quy định gồm các ký tự :

Các ký tự đầu lấy tên của máy cắt kháng trung tính hoặc cuộn dập hồ quang (trong thực tế có thể không có máy cắt nhưng khi đánh số vẫn coi là

có máy cắt) hoặc tên của điện trở nối đất trung tính MBA, tiếp theo là dấu phân cách (-)

Ký tự tiếp theo là số 3

9.13 Dao tiếp địa được quy định gồm các ký tự :

Ký tự đầu tiên là tên cầu dao (hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp)có liên quan trực tiếp

Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, dược quy định như sau:

 Tiếp địa đường dây và tụ điện lấy số 6

 Tiếp địa MBA, kháng điện và TU lấy số 8

 Tiếp địa máy cắt lấy số 5

 Tiếp địa thanh cái lấy số 49.14 Tên các điện trở trung tính MBA được quy định gồm các ký tự:

Ký tự thứ nhất là chữ R biểu thị cho điện trở (Resistance)

Ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp

Tiếp theo là tên của MBA mà R được đấu vào

9.15 Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường dây ký hiệu như sau:

Đối với máy cắt: Các ký tự đầu đánh số máy cắt theo quy định đánh số như trên

Trang 4

Đối với cầu dao đoạn đường dây hoặc cầu dao nhánh rẽ: các ký tự đầu lấy số cột tại điểm đặt cầu dao, tiếp theo là dấu ( - ) sau đó là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp Đối với cầu dao phân đoạn đường dây đặt tại trạm điện không có máy cắt, việc đánh số dao thực hiện coi như có máy cắt Các ký tự cuối cùng là tên địa danh chỗ phân đoạn hoặc nhánh rẽ.9.16 Trong qúa trình thực hiện đánh số thiết bị, có một số trạm có nhiều cấp điện áp hoặc có những kết dây đặc biệt, thì những phần kết dây chính của trạm phải dựa trên quy định trên để đánh số, phần còn lại phải lấy những số thích hợp để dễ nhớ và tránh trùng với những số trên

3 Ý nghĩa các từ viết tắt: REF, SCADA, EMS, DMS, PLC, SOFT, LCD, BIL, IEC, GIS, OC, OV, BF, UF, UV, FR?

REF : (Restrict Eathing Fault) hoặc (Residual Eathing Fault): (Chạm đất có giới hạn) Là bảo vệ so lệch chạm đất có giới hạn, vùng bảo vệ là vùng nằm trong khoảng đấu nối so lệch của hai TI

SCADA: (Supervisory Control And Data Acquisition): Là hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ xa

EMS: (Energy Management System): Là hệ thống quản lý năng lượng DMS: (Distribution Management System): Là hệ thống quản lý lưới điện phân phối

PLC : * (Power Line Carrier): Là truyền dẫn sóng thông tin trên đường dây tải điện

* (Program Logic Control): Lập trình điều khiển Logic

SOFT : (Swich Onto Fault Trip): (Chống đóng vào điểm sự cố) Là khi đóng vào điểm sự cố thì nó cắt ra không có thời gian trễ

LCD: (Liquid Crystal Display): Màn hình tinh thể lỏng

IEC: (Internation Electrotechnical Community): Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế

OC: (Over Current): Quá dòng

OV: (Over Voltage): Quá áp

UV: (Under Voltage): Kém áp

BF: (Breaker Fault): (Lỗi máy cắt) là khi rơle xuất lệnh cắt mà máy cắt không cắt được thì chức năng này (Trong Rơle) sẽ khởi động, gửi tín hiệu đi cắt các máy cắt khác để cô lập máy cắt bị sự cố

UF: (Under Frequency): (Kém tần số) Khi quá tải, tần số sẽ giảm thấp, chức năng này sẽ thực hiện sa thải bớt một số phụ tải không quan trọng GIS: (Gas Insulation System): Mức cách điện của hệ thống kín

BIL: (Breaker Insulation Level): Mức cách điện của MC

FR: (Fault Recorder): Ghi lại các dữ kiện sự cố, lỗi, bất thường

4 Quy định về kiểm tra và xử lý nhiệt độ mối nối?

Đối với các mối nối: Mặt ngoài của ống nối không được có vết nứt, ống nối phải thẳng, phải được ép nối đúng qui trình, các hàm ép phần nhôm và thép phải đúng kích thước qui định của nhà chế tạo Trước khi nghiệm thu đưa vào vận hành phải có trị số điện trở tiếp xúc của tất cả các

Trang 5

mối nối Điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,2 lần đoạn dây có cùng chiều dài và tiết diện.

Đo nhiệt độ mối nối và tiếp xúc lèo

Đo 1 năm / lần khi đường dây mang tải cao

Đo 3 tháng/lần khi đường dây đang quá tải

Và một số qui định khác của Công ty, Đơn vị

Khi độ chênh lệch mối nối hay điểm tiếp xúc với dây dẫn lớn hơn 15oC thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu điều này xảy

ra đối với ĐZ quá tải thì phải sửa chữa ngay

Khi độ chênh nhiệt độ giữa mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 75oC thì phải sửa chữa ngay

5 Nêu các hạng mục kiểm tra MBA:

Nhân viên vận hành phải căn cứ vào các đồng hồ đặt ở bảng điều khiển

để kiểm tra MBA và ghi thông số vào sổ vận hành mỗi giờ một lần

Mỗi ca ít nhất một lần, nhân viên vận hành phải tiến hành kiểm tra các hành mục sau:

 Kiểm tra tiếng kêu của MBA phải bình thường

 Kiểm tra mức dầu ở các bình dầu phụ phải đủ

 Kiểm tra nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây MBA

 Kiểm tra tình trạng sứ đầu vào không bị rạn nứt hay chảy dầu trên các đầu sứ phải nhìn thấy được

 Kiểm tra màu sắc các hạt Silicagel ở các bộ thở

 Kiểm tra trang bị phong chữa cháy đầy đủ

6 Vận hành MBA quá tải bình thường, quá tải sự cố:

Quá tải bình thường là chế độ làm việc xét trong một thời gian nào đó (ngày, tháng, năm) , trong đó có 1 khoảng thời gian MBA làm việc quá tải và khoảng thời gian còn lại của chu kỳ khảo sát, MBA mang tải nhỏ hơn định mức Mức độ quá tải phải được tính toán sao cho hao mòn cách điện trong khoảng thời gian xét không vượt quá định mức ứng với nhiệt độ dây quấn MBA tương ứng

Quá tải sự cố là chế độ quá tải cho phép trong một số trường hợp ngoại lệ (sự cố) với một thời gian hạn chế để không gián đoạn việc cung cấp điện năng

Thời gian và mức độ quá tải cho phép tùy thuộc vào chế độ vận hành, tình trạng máy, nơi đặt máy

Thời gian quá tải bình thường được xác định phụ thuộc vào nhiệt độ lớp

Trang 6

dầu trên cùng trước khi quá tải, bội số quá tải theo định mức và kiểu làm mát của MBA

Quá tải càng lớn thì thời gian cho phép quá tải càng ngắn, trị số quá tải bình thường dựa theo quy trình vận hành MBA Nếu trị số quá tải vượt quá trị số quá tải cho phép thì phải tiến hành đưa thêm MBA vào làm việc song song (nếu có) hoặc cắt giảm phụ tải theo phương thức: cắt những hộ không quan trọng trước, rồi mới cắt đến hộ quan trong sau

7 Vận hành đường dây và TBA theo thông tư 12:

9.1 Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cảnh báo là :

Mức độ mang tải của các đường dây và trạm biến áp chính trong lưới điện truyền tải trên 90% nhưng không vượt quá giá trị định mức;

Khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng tới an ninh hệ thống điện;

Khả năng xảy ra các vấn đề về an ninh, quốc phòng có thể đe dọa an ninh

hệ thống điện

9.2 Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ khẩn cấp là:

Tần số hệ thống vượt ra ngoài phạm vi cho phép cho chế độ vận hành bình thường, nhưng nằm trong dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống khoảng từ 47Hz cho đến 52Hz

Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường, nhưng nằm trong dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống điện dao động điện áp trên lưới điện tạm thời lớn hơn ±10% so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá ±20% so với điện áp danh định

Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110% giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế

Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết

bị đấu nối với lưới điện truyền tải trên 110% giá trị định mức mà thiết bị này khi

bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện;

Khi lưới điện truyền tải đang ở chế độ vận hành khẩn cấp, các biện pháp được thực hiện để đưa hệ thống về trạng thái vận hành ổn định không thực hiện được dẫn tới hiện tượng tan rã từng phần hệ thống, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp

hệ thống

8 Các trường hợp cho phép đóng lại hoặc phải kiểm tra khi bảo vệ MBA tác

Trang 7

động ?

Các trường hợp MBA bị cắt do các bảo vệ không có liên quan đến hư hỏng bên trong máy, chỉ cần kiểm tra sơ bộ bên ngoài máy và nếu không phát hiện thấy hiện tượng bất thường gì thì xin ý kiến của KSĐH A3, giám đốc công ty cho phép đóng lại MBA, cụ thể các sự cố cho phép đóng lại MBA

Bảo vệ quá dòng phía 3 phía của MBA tác động

Các trường hợp sau phải kiểm tra, thí nghiệm máy trước khi đưa MBA vào vận hành: MBA tự cắt do bảo vệ hơi hay bảo vệ so lệch làm việc thì cần phải kiểm tra, thí nghiệm máy và phân tích khí để tìm nguyên nhân Chỉ cho phép đóng lại MBA vào làm việc trở lại sau khi tìm rõ các nguyên nhân và khắc phục các hư hỏng Trong trường hợp đó phải được sự đồng ý của Giám đốc Công ty

9 Qui định về vận hành bất thường và sự cố MBA?

9.1 Trong khi vận hành nếu thấy MBA có hiện tượng bất thường như: chảy dầu, mức dầu trong bình dầu phụ thấp, máy bị phát nóng …phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng thời phải báo cáo ngay với lãnh đạo và ghi chú đầy đủ vào sổ vận hành

9.2 Đối với các trường hợp sau đây phải tách MBA ra khỏi vận hành:

+ Máy có tiếng kêu mạnh, không đều và rung mạnh bên trong

+ Sự phát nóng tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện định mức.+ Dầu tràn ra ngoài bình dầu phụ hoặc van an toàn làm việc

+ Mức dầu hạ thấp hơn mức quy định ở bình dầu phụ và tiếp tục hạ thấp.+ Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột

+ Các sứ đầu vào bị vỡ, rạn nứt và phóng điện bề mặt hoặc cạn dầu

9.3 Khi MBA bị quá tải hoặc nhiệt độ tăng cao, nhân viên vận hành phải xin ý kiến cấp trên tìm mọi biện pháp điều chỉnh và giảm bớt tải của máy

9.4 Khi nhiệt độ dầu không MBA tăng lên đến mức báo tín hiệu, nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp giảm bớt nhiệt độ bằng cách:

+ Kiểm tra phụ tải MBA và nhiệt độ môi trường làm mát

+ Kiểm tra thiết bị làm mát: Tình trạng các quạt làm mát

9.5 Nếu nhiệt độ MBA tăng cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có điều kiện cắt máy để sửa chữa thì xin cắt để sửa chữa Khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy thì chỉ ngừng riêng biệt thiết bị làm mát đồng thời nhân viên trực ca có thể điều chỉnh giảm bớt tải MBA trong khi vận hành không có thiết bị làm mát

9.6 Nếu mức dầu hạ hơn mức qui định nhiều thì bổ sung dầu vào MBA Trứơc khi bổ sung dầu phải sửa chữa chổ rò rỉ, bị chảy dầu Dầu bổ sung vào phải

là dầu mới đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn

9.7 MBA tự cắt do bảo vệ hơi hay bảo vệ so lệch làm việc thì cần phải kiểm tra , thí nghiệm máy và phân tích khí để tìm nguyên nhân Chỉ cho phép đóng MBA vào làm việc trở lại sau khi đã tìm rõ nguyên nhân và khắc phục các hư hỏng Trong trường hợp đó phải được sự đồng ý của Giám đốc công ty

9.8 Trong trường hợp MBA bị cắt do các bảo vệ khác không có liên quan

Trang 8

hư hỏng bên trong MBA thì cho phép chỉ cần kiểm tra tình trạng bên ngoài máy và nếu không phát hiện thấy hiện tượng bất thường gì thì xin ý kiến Điều độ miền cho đóng điện lại MBA.

9.9 Khi rơle hơi báo tín hiệu, trực chính phải kiểm tra bên ngoài MBA và lấy khí để phân tích

+ Khi kiểm tra bên ngoài thấy có dấu vết hư hỏng sứ, thùng dầu, kiểm tra thấy khí cháy được hay khí có sản phẩm phân huỷ của cách điện phải báo cáo với Điều độ miền và Giám đốc Công ty để xin dừng máy

+ Nếu kiểm tra không thấy hiện tượng trên thì có thể tiếp tục làm việc nhưng phải theo dõi thường xuyên Nếu có xuất hiện khí trong rơle thì bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải báo ngay với Giám đốc Công ty và xin ý kiến dừng máy để kiểm tra

9.10 Tất cả mọi xử lý các hiện tượng bất thường và sự cố MBA đều phải ghi đầy đủ vào hồ sơ MBA

10 Giải thích khi đấu ngược cực tính dòng điện 1 pha đối với mạch công tơ

Ta có công thức tính công suất tác dụng khi đấu đúng cực tính là: P=3

UPIPcosφ

Nếu đấu ngược cực tính 1pha giả sử pha C thì theo công thức (*)

P= UPIPcosφA + UPIPcosφB + UPIPcos(180+φC)

P= UPIPcosφ + UPIPcosφ - UPIPcosφ = UPIPcosφ

Do đó trong mạch công tơ ranh giới 3 pha nếu đấu ngược cực tính dòng điện 1 pha thì chỉ số công tơ ghi nhận với sản lượng thực tế giảm đi 2/3 lần (chỉ bằng chỉ số của 1 pha)

11 Tác hại khi áp lực khí SF6 giảm thấp :

Khí SF6 dùng để cách điện và dập hồ quang Vì thế trong quá trình VH, nếu áp lực khí SF6 giảm thấp sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến MC và thiết bị

Trường hợp khí SF6 giảm thấp Cấp 1 (Alarm): Lúc này khả năng dập tắt

hồ quang của máy cắt bị hạn chế Nếu trường hợp này mà máy cắt căt (do điều khiển hoặc bảo vệ) làm áp lực khí suy giãm hiều hơn gây ảnh hưởng đến máy cắt

Trang 9

như: Không dập tắt được hồ quang, làm cháy hỏng tiếp điểm, phát nhiệt gây nổ máy cắt

Trường hợp khí SF6 giảm thấp Cấp 2 (Lock Out): Lúc này khả năng cách điện & dập hồ quang rất kém nên MC sẽ bị khoá cả mạch đóng & mạch cắt Nguy hiểm nhất là trường hợp lúc này xuất hiện sự cố dẫn đến không cô lập được điểm

sự cố, dòng sự cố vẫn duy trì gây hư hỏng thiết bị, vật liệu ; Các bảo vệ lúc này khởi tạo cắt các máy cắt khác để cô lập điểm sự cố dẫn đến mất điện diện rộng Hoặc khi khí SF6 giảm thấp cấp 2 (Lock Out) cần tiến hành cô lập máy cắt để xử

lý dẫn đến phải cắt điện các máy cắt liên quan gây ảnh hưởng việc cung cấp điện

+ Khi phát hiện áp lực khí SF6 giảm thấp cấp 2, khiến cho mạch thao tác bị khoá, trực ca báo cáo cho Lãnh đạo, trưởng trạm và A3 để có biện pháp xử lý phù hợp với các thiết bị khác trong hệ thống và có biện pháp xử lý máy cắt cần thiết

Lò xo MC không căng được sau khi đóng hoặc cắt Trường hợp này cần tiến hành căng lò xo MC bằng tay để tiếp tục thao tác, sau đó phải kiểm tra mạch cấp nguồn và động cơ căng lò xo của MC để xử lý hư hỏng

Mạch không đồng pha của MC tác động (chỉ với các máy cắt có bộ truyền động riêng từng pha): Phải kiểm tra và xác định nguyên nhân dẫn tới mạch này tác động để có hướng xử lý thích hợp

Đối với MC chân không yêu cầu chủ yếu là hệ thống sấy chống ngưng tụ buồng MC phải làm việc tốt Khi có điều kiện phải làm vệ sinh sạch sẽ tất cả các

bộ phận mang điện và cách điện của MC

Lỗi mạch thao tác: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới không thao tác đóng, cắt được máy cắt như: mạch cắt bị hư hỏng, lỗi liên động, hỏng Rơle trung gian đóng cắt…Để xử lý cần phải xác định được nguyên nhân lỗi mạch thao tác

13 Các hạng mục kiểm tra MC SF6 đang vận hành?

Trong vận hành bình thường, mỗi ca 1 lần NVVH phải kiểm tra MC về:

 Tình trạng bên ngoài gồm: sứ, tiếp địa, phát nóng đầu cốt (ca đêm), tiếng kêu của MC

 Áp lực khí SF6 : sự thay đổi áp lực khí không được nhìn thấy bằng mắt (tại cùng T0

mt)

 Áp lực khí nén (đối với BTĐ khí nén) hoặc trạng thái lò xo phải ở vị trí tích năng đầy đủ (đối với bộ truyền động lò xo), chỉ thị trạng thái O/C

Trang 10

của MC phải tương ứng với tình trạng vận hành.

 Điện áp, dòng điện đi qua MC

Sau mỗi lần đóng, cắt bình thường và sự cố phải kiểm tra tại chỗ các mục sau:

+ MC đã đóng hoặc cắt tốt cả 3 pha

+ Các hiện tượng khác thường: về tiếng kêu, áp lực khí SF6, áp lực khí nén

+ Ghi số lần thao tác từng pha ở bộ đếm của MC

+ Đối với bộ truyền động khí nén: Kiểm tra máy nén khí phải tự dừng ở áp lực định mức và tự động xả nước đọng ở van đáy của xi-phông máy nén

+ Đối với bộ truyền động lò xo: Kiểm tra động cơ tích năng đã dừng sau thời gian lên dây cót (khi MCđóng) và lò xo đã ở vị trí tích năng đầy đủ

Nếu quá trình kiểm tra phát hiện điều gì bất thường phải báo ngay cho người

có trách nhiệm để xử lý và ghi vào sổ theo dõi MC

14 Mạch điện không toàn pha máy cắt TBA:

GCCACCB

CCCTCATCB

TCCTCATCB

TCCBVG52a52bCĐBCABCA

+52a52a52b

Trang 11

Mạch bảo vệ không toàn pha

Chú thích:

- 52a; 52b : Tiếp điểm phụ máy cắt

- G : Rơle trung gian

- : Tiếp điểm của Rơle trung gian

- CC-A : Cuộn đóng Pha A

15 Các hạng mục kiểm tra TI, TU, CSV trong vận hành TBA:

Các hạng mục kiểm tra TI trong vận hành:

- Có chảy dầu ở đầu ra sơ cấp hoặc thứ cấp, ở các mặt bích nối, ở ống chỉ thị mức dầu

- Các đầu đấu sơ cấp có hiện tượng đánh lửa hay đổi màu do phát nhiệt

- Ống sứ có bị phóng điện, bụi bẩn hay nứt vỡ

- Mức dầu ở trong ống chỉ mức dầu

Các hạng mục kiểm tra TU trong vận hành:

- Có chảy dầu ở đầu ra sơ cấp hoặc thứ cấp, ở các mặt bích nối, ở ống chỉ thị mức dầu

- Các đầu đấu sơ cấp có hiện tượng đánh lửa hay đổi màu do phát nhiệt

- Ống sứ có bị phóng điện, bụi bẩn hay nứt vỡ

- Mức dầu ở trong ống chỉ mức dầu

Các hạng mục kiểm tra CSV trong vận hành:

- Các đầu đấu sơ cấp có hiện tượng đánh lửa hay đổi màu do phát nhiệt

- Ống sứ có bị phóng điện, bụi bẩn hay nứt vỡ

- Kiểm tra chỉ số của bộ đếm CSV

Lưu ý vận hành:

- Trường hợp dây đẳng thế TU, TI bị hỏng:

- Khi dây đẳng thế của TU, TI bị đứt ngay tại vị trí N (hình vẽ)

- Ở chế độ vận hành bình thường, mạch dòng cung cấp cho các thiết bị như

rơ le bảo vệ, các đồng hồ đo lường vẫn hoạt động bình thường Tuy nhiên khi bị

Trang 12

đứt dây trung tính thì sẽ có hiện tượng bị di điểm trung tính (chỉ xuất hiện khi phụ tải của TU, TI không đối xứng) và điều này sẽ làm cho các thiết bị đo lường hoặc bảo vệ làm việc sai.

- Khi phóng điện từ phía sơ cấp sang phía thứ cấp của TU, TI thì gây nguy hiểm cho người và thiết bị, có thể phá hỏng các thiết bị như rơ le bảo vệ hoặc các thiết bị đo lường…

Cách xử lý: Tiến hành kiểm tra thông mạch từng đoạn mạch thứ cấp của

TU, TI để phát hiện chỗ hỏng

16 Các liên động cơ bản giữa DCL và MC:

Điều kiện cơ bản liên động giữa dao cách ly và máy cắt (các điều kiện

khác như: áp lực khí máy cắt đủ, rơle Trip & Lock out, rơle giám sát mạch cắt điều không tác động):

+ Để đóng được máy cắt từ xa thì các dao cách ly hai đầu phải đóng

+ Để đóng được máy cắt tại chổ thì hai dao cách ly hai đầu khải cắt

+ Để đóng được máy cắt hợp bộ “bằng điện” thì máy cắt phải ở vị trí vận hành hoặc thí nghiệm

+ Để cắt được máy cắt hợp bộ “bằng cơ tại nút nhấn khẩn cấp” thì máy cắt phải ở

vị trí vận hành

+ Để đóng- cắt được DCL từ xa hoặc tại chổ thì các máy cắt phải cắt

17 Tác dụng của mạch chống giã giò MC:

Khi thao tác đóng MC, mà tại thời điểm đó đường dây đang bị sự cố (ví

dụ cắt điện đường dây để công tác, sau khi làm xong nhóm công tác không tháo tiếp địa lưu động đường dây) thì xem như ta đóng MC vào điểm sự cố Bảo vệ sẽ tác động cắt MC, lúc này nếu thiếu mạch chống giã giò mà tay người thao tác vẫn duy trì khóa đóng ở vị trí đóng hoặc tiếp điểm khóa MC bị hư thì MC sẽ đóng cắt nhiều lần, hồ quang sinh ra trong buồng tiếp điểm của MC duy trì và kéo dài làm ảnh hưởng đến tuổi thọ tiếp điểm của MC Vì vậy người ta thiết kế mạch chống giã giò để bảo vệ MC

18 Bảo vệ so lệch thanh cái 87B tác động trong những trường hợp:

Bảo vệ so lệch thanh cái (F87B) là loại bảo vệ so sánh pha Mạch dòng

F87B lấy véc tơ tất cả các dòng điện của các ngăn lộ nối với thanh cái, Khi ở chế

độ đấu dây bình thường, dòng điện thứ cấp đi vào rơ le 87B Id xấp xỉ bằng không,

rơ le không tác động Trường hợp bị sự cố trong vùng bảo vệ (được giới hạn bỡi các TI ở các ngăn đưa vào F87B) giá trị Id lớn và rơ le tác động đi cắt các MC liên quan

19 Các nguyên nhân có thể dẫn đến bảo vệ thanh cái tác động nhầm:

Không đưa mạch dòng của một tuyến đường dây vào bảo vệ thanh cái Khi không đưa mạch dòng của một xuất tuyến đường dây vào bảo vệ

thanh cái thì dòng so lệch Id xấp xỉ bằng dòng điện của tuyến đường dây đó điều

này có thể làm cho rơ le tác động nhầm nếu giá trị dòng tải vượt quá giá trị dòng đặt của bảo vệ

Với rơ le số loại RED 521 có chức năng giám sát trạng thái mạch dòng

Trang 13

trường hợp này rơ le sẽ xuất tín hiệu Open CT (Open CT có nghĩa là hở mạch dòng đưa vào bảo vệ) nếu giá trị dòng tải của xuất tuyến đó lớn hơn giá trị cài đặt

của chức năng giám sát trạng thái OCT Trường hợp này thì chức năng so lệch sẽ

bị khoá trong suốt quá trình duy trì tín hiệu Open CT Cũng có thể không xuất tín hiệu Open CT nếu dòng tải không đạt trị số cài đặt của bảo vệ relay.

Đấu ngược cực tính hoặc đấu sai thứ tự pha mạch dòng của một tuyến đường dây đưa vào bảo vệ thanh cái:

+ Nếu đấu ngược cực tính, mạch dòng của tuyến đường đây đó đưa vào bảo

vệ thanh cái thì góc pha của dòng điện xuất tuyến này cùng pha so với các xuất tuyến còn lại và khi vận hành bình thường bảo vệ sẽ tác động nhầm

+ Nếu đấu sai thứ tự pha bảo vệ cũng tác động nhầm do sai lệch góc pha được

so sánh Ví dụ đưa dòng pha B và C đảo vị trí cho nhau, lúc này góc lệch pha tương ứng của pha C (pha B) là 600 và dòng so lệch tăng lên và bảo vệ sẽ tác động

20 Nguyên lý làm việc của bảo vệ 50BF, Phạm vi tác động của bảo vệ này:

Chức năng 50BF có thể làm việc ở hai chế độ: Chế độ làm việc phụ thuộc (External CBF) hoặc chế độ làm việc độc lập (Internal CBF) hoặc kết hợp cả 2 chế

độ nêu trên (On, Int or Ext.)

Chế độ làm việc phụ thuộc: Là được khởi tạo từ các tác nhân bên ngoài đưa tới Lúc đó chức năng này sẽ tác động đi cắt MC vô điều kiện sau thời gian BF

Chế độ làm việc độc lập cần thoả mãn các điều kiện sau:

+ Giám sát dòng chạy qua MC được bảo vệ

+ Bảo vệ có cài đặt 50BF đã xuất lệnh cắt do nguyên nhân nào đó

+ Sau khoảng thời gian BF nếu dòng chạy qua MC nhỏ hơn ngưỡng đặt của chức năng 50BF thì bảo vệ sẽ xác nhận MC đã dược cắt ra và tự trở về Nếu dòng chạy qua MC vượt quá ngưỡng đặt kết hợp với thời gian BF của nó thì chức năng 50BF sẽ tác động đi cắt các MC liền kề trước và sau MC bị lỗi

Phạm vi tác động

+ Tuỳ theo chức năng 50BF được khởi tạo từ bảo vệ ĐZ hay MBA các đối tượng cắt sẽ khác nhau Khi chức năng 50BF tác động sẽ đi cắt các MC liền kề trước và sau MC bị lỗi trong vùng bảo vệ sơ cấp Có thể hiểu khái niệm vùng bảo

vệ sơ cấp là vùng bảo vệ mà rơ le tác động cắt MC khi xảy ra sự cố bằng một trong các chức năng được cài đặt khác chức năng 50BF

+ Phạm vi tác động của chức năng 50BF thường là rất rộng, gây gián đoạn cung cấp điện

21 Giải thích chức năng SOFT (Switch onto fault trip) trong các bảo vệ rơle

kỹ thuật số:

Khi có sự cố ÐZ, rơle bảo vệ tác động cắt MC, sau đó đóng lại MC bằng tay hoặc tự đóng mà sự cố vẫn còn duy trì thì chức năng SOTF (switch on to fault ) trong các bảo vệ rơle kỹ thuật số của các rơle bảo vệ sẽ làm việc cắt tức thời MC

Trang 14

Nguyên tắc làm việc của chức năng SOTF là tác động cắt MC tức thời, không kiểm tra hướng sau khi đóng lại MC (bằng tay hoặc bằng F79) mà sự cố vẫn còn duy trì nhằm đảm bảo loại trừ nhanh và chọn lọc phần tử bị sự cố khỏi hệ thống điện.

Ðể đưa chức năng SOTF của các bảo vệ kỹ thuật số vào làm việc thì cần đưa tín hiệu khởi động từ rơle bảo vệ và trạng thái đóng mở MC tới bộ phận nhận tín hiệu vào của bảo vệ

22 Các loại rơle nào khi chưa giải trừ cờ hiệu rơle thì không thể đóng lại MC:

Rơ le cắt và khóa (F86): Khi xảy ra sự cố các rơ le bảo vệ sẽ tác động để

cô lập điểm sự cố Đối với những sự cố mà phạm vi được xác định cụ thể ví dụ như các sự cố của MBA, sự cố vùng II, III khoảng cách, thì bảo vệ rơ le sẽ tác động cắt MC thông qua rơ le F86 Khi rơ le F86 tác động sẽ gửi tín hiệu đi cắt MC đồng thời làm nhiệm vụ khóa (Lockout) mạch đóng Điều này là cần thiết, bỡi vì với những sự cố thực sự thì cần phải được kiểm tra và xử lý dứt điểm mới được cho phép đóng MC để vận hành trở lại

Rơ le giám sát cuộn cắt của MC (F74): Trong một số trường hợp có thể

sử dụng rơ le giám sát cuộn cắt MC để khóa mạch đóng Bỡi vì khi cuộn cắt bị hỏng, nếu xảy ra sự cố hoặc thao tác cắt MC sẽ không thực hiện được, điều này rất nguy hiểm nên sử dụng rơ le F74 để khóa mạch đóng của MC

23 Các loại rơle nào vẫn có thể đóng lại được máy cắt ngay cả khi chưa giải trừ cờ hiệu:

Đối với các bảo vệ rơ le kỹ thuật số khi tác động cắt MC thì sẽ kích hoạt các đèn chức năng sáng (cờ hiệu) Tuy nhiên khi điểm sự cố đã được cô lập, rơ le

đã trở về nhưng các đèn led chức năng vẫn sáng nhằm giúp cho NVVH nắm bắt nhanh chóng tình trạng sự cố Khi rơ le trở về thì cho phép NVVH thao tác đóng lại MC

24 Các rơle khi mất tín hiệu điện áp rơle sẽ làm việc sai là:

Những rơle sau đây có sử dụng tín hiệu điện áp: F21, F67/67N, F90, F25/F79 Khi mất tín hiệu điện áp thì bảo vệ sẽ làm việc sai

Các bảo vệ khoảng cách F21P, F21B : Khi mất tín hiệu điện áp thì bảo vệ

sẽ làm việc sai do tổng trở tính toán của rơ le có nhiều khả năng rơi vào vùng tác động (Z1, Z2, hoặc Z3) Các rơ le số được cài đặt để khoá chức năng khoảng cách

và chuyển sang chức năng quá dòng khẩn cấp bằng một nhị phân vào (Binary Input) để kiểm tra trạng thái của MCB cung cấp áp kiểm tra

F25: Khi mất tín hiệu điện áp thì không kiểm tra được điều kiện đồng bộ của hệ thống để thực hiện hoà hai hệ thống điện với nhau

F79: Khi mất tín hiệu điện áp thì không có điện áp so sánh để thực hiện chức năng AR nếu có yêu cầu kiểm tra đồng bộ

Đối với các rơ le có chức năng quá dòng có hướng thì chức năng này sẽ không làm việc nếu mất áp kiểm tra đưa vào

* Lưu ý cách khắc phục:

Cần có mạch giám sát trạng thái các MCB (mini current breaker) cung

Trang 15

cấp tín hiệu điện áp kiểm tra đưa vào bảo vệ Rơle

25 Mục đích, ý nghĩa của việc dùng rơle bảo vệ tần số thấp:

Độ lệch tần số khỏi trị số danh định chứng tỏ trong hệ thống điện bị mất cân bằng công suất tác dụng giữa nguồn phát và phụ tải Nếu tần số quá thấp chứng tỏ trong hệ thống thiếu công suất tác dụng, ngược lại nếu tần số quá cao chứng tỏ trong hệ thống thừa công suất tác dụng

Độ sai lệch tần số là một đặc trưng cho sự ổn định của hệ thống chống lại những biến đổi công suất tác dụng trong hệ thống điện Đại lượng này càng bé chứng tỏ hệ thống càng ổn định Vì vậy hệ thống càng lớn bao nhiêu thì thiết bị đo tần càng phải chính xác bấy nhiêu

Khi tần số bị giảm thấp chứng tỏ công suất của nguồn điện không đáp ứng được nhu cầu của phụ tải Để đưa tần số trở lại bình thường phải sa thải từng bước phụ tải cho đến khi lập lại sự sự ổn định của hệ thống

26 Sơ đồ nguyên lý 87T:

Nguyên lý : Bảo vệ so lệch MBA

dựa trên nguyên tắc so sánh biên độ

dòng điện giữa hai đầu phần tử được

và làm việc bình thường

b.Trường hợp ngắn

mạchtrong vùng bảo vệ

Dòng so lệch MBA: Idiff = | It1 + It2 | = | It1 - It2 | = 0 (vì It2 ngược hướng It1)

Dòng hãm: Istab = | It1| + | -It2 | = 2It1 = 2It2

* Như vậy trường hợp MBA làm việc bình thường và ngắn mạch ngoài thì

Trang 16

dòng so lệch MBA bằng 0 và dòng hãm bằng hai lần dòng chạy qua MBA nên relay làm việc ổn định.

26.2.Trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ

Theo sơ đồ ta thấy khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ thì dòng It2 = 0

27 Bảo vệ so lệch thứ tự không (so lệch trung tính) MBA REF - F87N :

Nguyên lý: Bảo vệ so lệch trung tính

MBA dùng để bảo vệ chống sự cố chạm

đất trong MBA có điểm trung tính nối

đất trực tiếp Vùng bảo vệ được xác

định trong phạm vi các máy biến dòng

pha và máy biến dòng trung tính

27.1 Khi làm việc bình thường và ngắn

mạch ngoài:

+ Dòng chạy qua điểm trung tính

bằng tổng các dòng pha IL1+IL2+IL3=0

Khi xảy ra chạm đất ngoài vùng bảo vệ

sẽ xuất hiện dòng thứ tự không I01 và I02

nhưng bằng nhau về độ lớn và ngược

chiều nhau

+ Dòng điện: I02 dòng thứ cấp của các biến dòng pha; I01: dòng thứ cấp của điểm trung tính

ISL0 = |I01| + |I02| = |I01| + |-I02| = 0 (vì I01 ngược chiều I02)

ISL0 = 0 Nên bảo vệ không tác động

27.2 Khi có sự cố trong vùng bảo vệ

Dòng Id sẽ chạy qua điểm trung tính và dòng thứ tự không sẽ chạy qua các biến dòng pha I01 và I02

+ Nên: I01 = IL1 + IL2 + IL3 = 0

+ Dòng so lệch : ISL0 = I01 + I02 = I02 ≠ 0 (vì I01 = 0)

+ Dòng của điểm trung tính: Id = |I01 – I02| - | I01 + -I02| = 0

Bảo vệ sẽ tác động vì : ISL0 > Id

28 Ý nghĩa việc phát hiện nguồn DC bị chạm đất:

Nguồn DC trong trạm cấp cho các mạch rất quan trọng: mạch bảo vệ, điều khiển, liên động, tín hiệu, chiếu sáng sự cố, thông tin liên lạc Nếu nguồn

DC chạm đất chứng tỏ cách điện hệ thống DC có chỗ suy giảm hoặc một lỗi nào

đó Nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến sự cố trầm trọng hơn gây mất những nguồn cực kỳ quan trọng như trên hoặc có trường hợp chạm đất dương nguồn tại 2 điểm sẽ làm cho MC tác động nhầm do dương nguồn sẽ trực tiếp vào cuộn cắt

Trang 17

29 Cách kiểm tra phát hiện hiện tượng chạm đất nguồn DC?

Cho cắt dần từng mạch trong thời gian ngắn để xác định nơi bị chạm chập (trong 1 đến 2 giây)

Trường hợp không xác định được chạm đất trong các mạch cung cấp cho phụ tải điện một chiều phải phán đoán sự cố xảy ra trên thanh cái hoặc Accu Khi cắt điện các vật này phải chú ý việc cung cấp cho các phụ tải quan trọng

Khi xác định được mạch bị sự cố cũng phải tái lập ngay để tiếp tục cung cấp điện (ngoại trừ đường dây cung cấp cho các thiết bị không quan trọng) và tìm biện pháp xử lý bằng cách tách dần các nhánh phụ tải nối vào đường dây để tìm điểm chạm đất

Ðể dễ dàng xác định điểm chạm đất có thể dùng đèn báo chạm đất hoặc thiết bị đo lường để biết chạm đất ở cực dương (P) hay âm (N) của hệ thống một chiều

30 Các trị số cách điện của hệ thống DC theo các cấp điện áp

Rcđ của từng cấp điện áp:

300KΩ Đối với toàn bộ hệ thống điện một chiều

≥ 1MΩ Đối với hệ thống làm việc riêng lẻ

Theo QPTBĐ của nhà xuất bản xây dựng năm 2001 thì Rcđ của từng cấp điện áp như sau thì báo tín hiệu:

20KΩ Đối với cấp điện áp 220v

10KΩ Đối với cấp điện áp 110v

5K Ω Đối với cấp điện áp 48v

3KΩ Đối với cấp điện áp 24v

31 Thiết bị kiểm tra cách điện thường xuyên trên thanh cái DC phát tín hiệu khi cách điện bị suy giảm:

Rơle kiểm tra chạm đất nguồn DC là thiết bị hợp bộ với tủ chỉnh lưu Khi cách điện DC bị suy giảm thì đèn tín hiệu tại tủ DC sẽ sáng đỏ

32 Cách thao tác khi vận hành hệ thống làm mát MBA ở chế độ bằng tay (Manual)? Các điều cần lưu ý:

Điều khiển tại phòng điều khiển:

+ Kiểm tra các khóa thao tác đóng/cắt các quạt ở vị trí cắt

+ Chuyển khoá chọn chế độ tự động/bằng tay sang vị trí bằng tay

+ Bật các khóa thao tác đóng/cắt của từng quạt mát sang vị trí đóng, kiểm tra động cơ quạt quay theo chiều kim đồng hồ Nếu đã chuyển khóa mà động cơ quạt không khởi động phải kiểm tra áptômát cấp nguồn mạch điều khiển, nguồn cung cấp cho từng động cơ

Điều khiển tại tủ trung gian MBA:

+ Kiểm tra các khoá thao tác đóng/cắt các quạt ở vị trí cắt

+ Chuyển khóa chọn chế độ tự động/bằng tay sang vị trí bằng tay

+ Chuyển khóa chọn chế độ từ xa/tại chổ sang vị trí tại chổ

+ Bật các khóa thao tác đóng/cắt của từng quạt mát sang vị trí đóng, kiểm tra

Trang 18

động cơ quạt quay theo chiều kim đồng hồ Nếu đã chuyển khoá mà động cơ quạt không khởi động phải kiểm tra áptômát cấp nguồn mạch điều khiển, nguồn cung cấp cho từng động cơ.

*Các điều cần lưu ý:

Khi không cho động cơ quạt vận hành ở chế độ bằng tay nữa thì phải chuyển khóa chọn chế độ tự động/bằng tay sang vị trí tự động, khóa chọn chế độ

từ xa/tại chổ sang vị trí từ xa, các khóa thao tác đóng/cắt của từng quạt mát phải ở

vị trí đóng để chuẩn bị cho quạt vận hành ở chế độ tự động

II LÝ THUYẾT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Trang 19

Trên hình vẽ là đồ thị véc tơ của điện áp và dòng điện dung ở trạng thái làm việc bình thường Bình thường có:

Trang 20

Đường dây trên không: ;

Đường dây cáp: ;

Trong đó: là điện áp dây (kV);

L là chiều dài tổng các đường dây có nối điện với nhau (km)

Từ các phân tích trên, có thể rút ra các kết luận sau:

1/ Điện áp của pha chạm đất bằng không, điện áp hai pha còn lại tăng lên lần (bằng điện áp dây)

2/ Điện áp dây của mạng điện không thay đổi

3/ Điện áp của điểm trung tính tăng từ không đến điện áp pha

4/ Dòng điện dung của các pha chạm đất tăng lần, còn dòng điện dung tại chỗ chạm đất tăng lên 3 lần so với dòng điện dung một pha trước khi chạm đất

Câu 3: Phân tích tình trạng khi chạm đất 1 pha hoàn toàn trong mạng

Trang 21

điện 3 pha trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang:

Cuộn dập hồ quang là cuộn cảm có lõi thép đặt trong một thùng chứa dầu máy biến áp (trông giống như máy biến áp điện lực 1 pha) Điện kháng của cuộn dập hồ quang được điều chỉnh bằng cách thay đổi số vòng dây hay khe hở của lõi thép

Trong thực tế vận hành phải đóng cắt đường dây, dòng điện dung C Σ thay đổi, nên khó thực hiện được L= C Σ Mặt khác, phải điều chỉnh để còn lại một trị số ∆ =

L= C Σ nào đó để cung cấp cho rơle tác động báo tín hiệu cho nhân viên trực nhật biết và kịp thời sửa chữa

Giả sử mạng điện làm việc với toàn bộ đường dây mà hiệu chỉnh cuộn dập hồ quang sao cho C Σ > L , tức là bù thiếu (∆ 1 = L= C Σ ) Rõ ràng khi có mọt số đường dây cắt đi thì ∆ L giảm đi, không đảm bảo cho rơ le tác động nên có thể không nhận biết được tình trạng chạm đất mọt pha trong mạng Ngược lại nếu chọn xl của cuộn dập hồ quang sao cho khi tất cả đường dây làm việc IL > C Σ ( tức là bù thừa)

và khi đó ∆ 2= L- C Σ Khi có một số đường dây bị cắt sẽ kàm tăng giá trị ∆ 2, càng làm cho rơle dễ tác động, dễ dàng phát hiện có chạm đất một pha

Tóm lại, trong lưới điện ba pha có trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang, cần phải bù thừa IL > C Σ

Câu 4:Trình bày các sơ đồ phân phối ngoài trời dùng trong trạm biến áp

?

1 Sơ đồ 1 hệ thống thanh góp:

331

Trang 22

Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp không phân đoạn

332371373N1N2331D1D2

Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp có phân đoạn bằng DCL

332371373N1

N2

- Ưu điểm: cơ bản của một hệ thống thanh góp là đơn giản, giá thành hạ, dao

cách ly chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn khi tiến hành sửa chữa và đóng cắt khi không có dòng điện

- Sơ đồ một hệ thống TG không phân đoạn có các nhược điểm:

+ Khi sửa chữa thanh góp hoặc dao cách ly thanh góp của một mạch bất

Trang 23

kỳ, cần phải cắt các nguồn cung cấp, do đó phải ngừng làm việc các thiết bị trong thời gian sửa chữa.

+ Để sửa chữa một máy cắt của đường dây bất kỳ phải cắt đường dây đó và

hộ tiêu mất điện trong thời gian sửa chữa

+ Ngắn mạch trên thanh góp sẽ dẫn tới bv tự đông cắt tất cả MC nối đến thanh góp, và các thiết bị phải ngừng làm việc trong thời gian loại trừ sự cố + Do những nhược điểm trên, sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn chỉ dùng cho thiết bị có một nguồn cung cấp Việc phân đoạn thanh góp sẽ tăng cường

độ tin cậy làm việc của thiết bị một hệ thống thanh góp Số phân đoạn được xác định bằng số lượng và công xuất nguồn cung cấp đa số trường hợp số phân đoạn bằng số nguồn cung cấp số đường dây được phân phối giữa các phân đoạn sao cho khi cắt một phân đoạn sẽ không dẫn tới ngừng làm việc của các hộ tiêu thụ quan trọng Do đó các hộ tiêu thu quan trọng cần được cung cấp từ hai nguồn lấy

từ hai phân đoạn khác nhau

Sơ đồ 1 HTTG có MC phân đoạn

+ Sơ đồ một hệ thống thanh góp phân đoạn bằng máy cắt (hình vẽ) có ưu điểm hơn Bình thường máy cắt phân đoạn MC có thể đóng hay cắt Nhưng nếu máy cắt bình thường ở vị trí cắt thì phải đặt thêm thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ (TDD) Nhờ thiết bị TDD, máy cắt MC sẽ tự động đóng lại khi nguồn cung cấp của phân đoạn bị cắt ra Nếu máy cắt MC bình thương đóng và xảy ra ngắn mạch trên bất kỳ phân đoạn nào thì máy cắt phân đoạn và máy cắt nguồn nối với phân đoạn ấy bị cắt ra Phân đoạn còn lại vẫn làm việc bình thường Sơ đồ một hệ thống thanh góp phân đoạn bằng máy cắt được dùng rộng rãi cho các nhà máy điện và trạm biến áp có số mạch ít và điện áp bất kỳ

+ Đối với nhà máy điện, trong điều kiện làm việc bình thường, máy cắt phân đoạn luôn luôn đóng, còn đối vối trạm biến áp có thể đóng hay cắt máy cắt phân đoạn này

- Nhược điểm: của sơ đồ một hệ thống thanh góp phân đoạn bằng máy cắt

là khi sự cố hay sửa chữa một phân đoạn, các nguồn cung cấp và đường dây nối vào phân đoạn đó phải ngừng làm việc Khi sửa chữa máy cắt của một mạch nào

đó, mạch ấy tạm thời mất điện

1 Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng.

- Như đã phân tích ở trên, sơ đồ một hệ thống thanh góp có nhược điểm là sửa chữa máy cắt của mạch nào thì mạch ấy mất điện Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách đặt thêm một hệ thống thanh góp đường vòng MCv hệ thống thanh góp vòng được nối với mỗi mạch qua một giao cách ly vòng

- Lúc này máy cắt vòng đã thay thế cho máy cắt của đường dây đưa máy cắt đường dây ra sửa chữa

- Khi hệ thống thanh góp làm việc được phân đoạn bắng may cắt hay dao cách ly , mỗi phân đoạn đặt một máy cắ vòng , hoặc để tiết kiệm đặt một máy cắt vòng cho cả hai phân đoạn

- Hai đường dây D3 vàD4 làm việc song song, cung cấp điện cho trạm t-1 Hai đường dây D2 và D5 cung cấp điện cho trạm T-2, T-3, T-4 Đường dây D1 và

Trang 24

D6 làm việc riêng rẻ được nối đến hai phân đoạn khac nhau Bình thường tất cả may cắt đường dây nguồn cung cấp và phân đoạn đều đóng , máy cắt đường vòng MCv ở vị trí cắt

- Để giảm số lượng máy cắt có thể dùng sơ đồ hình 5-19c trong đó máy cắt vòng và máy cắt phân đoạn chỉ là một Nhưng nên nhớ rằng trong cùng một lúc máy cắt không thể làm hai nhiệm vụ đồng thời So với sơ đồ hình 5-19a.b thì sơ đồ này kinh tế hơn nhưng vận hành phức tạp

TG

D1D2

Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp có thanh góp đường vòng

DCLVN1

N2

MCVDCLVTGV

- Ưu điểm của sơ đồ hai hệ thống thanh góp là lần lượt sửa chữa từng thanh góp mà không hộ tiêu thụ nào mất điện, sửa chữa dao cách ly thanh góp của mạch nào thì mạch ấy mất điện, nhanh chóng phục hồi sự làm việt của thiết bị khi ngắn mạch trên hệ thống thanh góp làm việc, sửa chữa máy cắt của mạch bất kỳ mạch ấy không phải ngừng làm việc lâu dài

- Sửa chữa bất kỳ các dao cách ly thanh góp nào cũng phải thao tác như sửa chữa thanh góp và dao cách ly thanh góp ngừng làm việc

- Nhược điểm của sơ đồ hai hệ thống thanh góp là dùng dao cách ly thao tác đóng cắt các mạch dòng điện song song nếu thao tác nhầm lẫn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Mặt khác nếu không phân đoạn thanh góp làm việc thì khi ngắn mạch sẽ gây mất điện toàn bộ Để khắc phục nhược điểm này người ta cho vận hành hai thanh góp, mỗi thanh góp được nối với nửa nguồn và một số tiêu thụ còn may cắt nối đóng lại để liên lạc giữa hai thanh góp Như vậy trong tình trạng vận hành này, hệ thống hai thanh góp phân đoạn giống như một hệ thống thanh góp có phân đoạn, trong đó máy cắt nối đóng vai trò như máy cắt phân đoạn Chế độ vận hành này được áp dụng rộng rãi cho các thiết bị có điện áp tư 35 kV trở lên

Trang 25

- Nhược điểm thứ ba sơ đò hai hệ thống thanh góp là khi sửa chữa máy cắt của mạch bất kỳ, mạch ấy tạm thời mất điện Dùng sơ đồ hai hệ thống thanh góp

sẽ tốn nhiều dao cách ly, bố trí thiết bị phân phối phức tạp và giá thành cao nhất là đối với thiết bị ở trong nhà do đó ở cấp điện áp 6/10 kV người ta rất ít dùng sơ đồ này

2 Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng (hình

MCN

TG2MCN2

Trang 26

- Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng khắc phục được nhược điểm hai hệ thống thanh góp trên :

- Sửa chữa mảy cắt của một mạch bất kỳ vẫn không gây mất điện dù chỉ là tạm thời Các mạch đều được nối vối thanh góp vòng qua dao cách ly vòng Ngoài

ra máy cắt nối liên lạc giữa hai hệ thống thanh góp chính còn có máy cắt vòng nối thanh góp đường vòng với hai hệ thống thanh góp chính Trong một số trường hợp

để tiết kiệm Người ta không đặt máy nối thanh góp riêng mà chỉ sử dụng máy cắt đường vòng và thêm một dao cách ly phụ nữa (hình) Nhưng sử dụng máy cắt đường vòng làm việc như cắt nối thanh góp chỉ thích hợp khi bình thường vận hành trên một hệ thống thanh góp Những thiết bị bình thường vận hành cả hai hệ thống thanh góp thì khi sửa chữa một máy cắt nào đó thì phải chuyển tất cả các mạch sang một hệ thống thanh góp và máy cắt nối lúc này làm nhiệm vụ của máy cắt đường vòng

- Sơ đồ hai hệ thống thanh góp của thanh góp đường vòng đảm bảo liên tục cung cấp điện hơn nhưng tốn nhiều dao cách ly, cấu tạo thiết bị phân phối phức tạp Sơ đồ này ứng dụng cho các thiết bị quan trọng có điện áp từ 110 kV trở lên

3 Sơ đồ đa giác.

- Trong sơ đồ đa giác thanh góp được ghép thành vòng kín (hình) giữa hai máy cắt phân đoạn chỉ có một mach và trên các mạch không có máy cắt bảo vệ riêng Khi sửa chữa máy cắt bất kỳ không có mạch nào mất điện Sơ đồ này có máy cắt bằng số mạch nhưng tính bảo đảm cung cấp điện cao hơn sơ đồ một hệ thống thanh góp

- Tuy nhiên sơ đồ này có nhược điểm là khi sửa chữa hay dao cách ly thanh góp thì đa giác bị hở Khi đó nếu xảy ra ngắn mạch ở mạch khác khong kề với nó thì đa giác có thể bị tách ra hai phần , vì vậy dẫn đến một số đường dây hay máy biến áp bị mất điện Các khí cụ điện phải chọn theo dòng cực đại khi đa giác

bị hở Dòng điện này lớn hơn dòng điện làm việc qua khí cụ điện khi đa giác kín rất nhiều, vì vậy phải chọn khí cụ điện có dòng định mức lớn

- Cấu tạo thiết bị phân phối của sơ đồ đa giác phức tạp và bảo vệ role cho các đường dây, máy biến áp khó khăn hơn Vì vậy người ta chỉ sử dụng các sơ đồ

đa giác với số cạnh lớn nhất là 6

4 Sơ đồ cầu

- Đặt điểm của sơ đồ này là số máy cắt ít hơn số mạch mà tính đảm bảo cung cấp điện vẫn khong kém Sơ đồ cầu được áp dung khi có bốn mạch

a Sơ đồ cầu có máy cắt ở phía máy biến áp (hình vẽ).

- Trong sơ đồ này về phía đường dây không có máy cắt mà chỉ có dao cách

ly Khi sửa chữa hay sự cố một máy biến áp hai đường dây vẫn làm việc bình thường Ngược lại khi sửa chữa hay sự cố một đường dây thì một máy biến áp tạm

Trang 27

thời mất điện Sau đấy có thể dungfdao cách ly đường dây tách rời đường dây bị

sự cố hay cần sửa chữa để khôi phục lại sự làm việc bình thường của máy biến áp

sơ đồ này chỉ thích hợp cho các trạm biến áp cần phải thường xuyên đóng, cắt máy biến áp (trong một số trạm biến áp, phụ tải thay dổi nhiều, tại những giờ phụ tải thấp người ta muốn cắt bớt một số máy biến áp để giảm tổn thất công xuất trong nó) và đường dây ngắn

b Sơ đồ cầu có máy cắt ở phía đường dây ( hình)

- Trong sơ đồ này về phía đường day cao áp của máy biến áp không đặt máy cắt Những ưu, nhược điểm của sơ đồ cầu có máy cắt ở phía đường dây hoàn toàn ngược với nhũng ưu , nhược điểm của sơ đồ cầu có máy cắt dặt phía cao

áp của máy biến áp

- Ưu điểm: sơ đồ này là nhược điểm của sơ đồ kia, thật vậy trong sơ đồ

này, khi ngắn mạch trên một đường dây nào thì chỉ có đường dây đó mất điện, các máy biến áp vẫn làm việc bình thường Nhưng khi sự cố trong máy biến áp thì một đường dây tạm thời bị mất điện Vì vậy sơ đồ này thích hợp cho các trạm biến áp

và chiều dài đường dây lớn

c Sơ đồ cầu mở rộng

- Do ưu điểm của sơ đồ cầu là kinh tế và tính đảm bảo cung cấp điện tương đối cao, nên người ta dùng sơ đồ cầu cho cả trường hợp, thiết bị có năm mạch như hai máy biến áp và ba đường dây hoặc ba máy biến áp và hai đường dây

- Cần chú ý rằng trong các sơ đồ cầu không đặt máy cắt phía cao áp của máy biến áp thì cần cắt máy biến áp người ta phải cắt phía hạ áp, sau đáy tiến hành cắt máy biến áp ở trạng thái không tải bằng dao cách ly

- Khi xây dựng thiết bị phân phối theo sơ đồ cầu cần phải chú ý đến sự phát triển sau này, sao cho sơ đồ cầu có thể trở thành sơ đồ hệ thống thanh góp

Câu 5: Trình bày các biện pháp giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện?

Các biện pháp chủ yếu để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện:

Để giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong lưới điện:

Từ biểu thức: Tổn thất công suất:

Có thể đưa ra các biện pháp:

- Giảm điện trở R trên đường dây: phải tăng tiết diện dây dẫn, dẫn đến phải tăng khả năng chịu đựng của móng, cột: Phương pháp này không kinh tế

- Tăng điện áp định mức của hệ thống Do máy phát điện không có khả năng phát ra điện áp cao phù hợp với điện áp yêu cầu, cho nên để nâng cao điện áp người ta xây dựng các trạm tăng áp, và để phù hợp với cấp điện áp phụ tải người ta dùng các trạm giảm áp

- Nâng cao hệ số công suất cosϕ ở các hộ xí nghiệp bằng cách hạn chế cho các động cơ làm việc non tải hoặc không tải

- Phân bố công suất tác dụng, công suất phản kháng trong mạng theo

Trang 28

một phương thức kinh tế nhất

- Máy biến áp vận hành với phương thức tổn thất điện năng ít nhất.Lựa chọn sơ đồ đấu dây hợp lý nhất cho mạng điện

- Dùng mạng kín mà không dùng mạng hở

- Kiểm tra thường xuyên tổn thất điện năng trong mạng

Câu 6: Trình bày các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới điện.

a Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp của MFĐ:

Để đảm bảo điện áp đầu ra phù hợp với yêu cầu của hộ tiêu dùng Khi phụ tải tăng lên thì phải điều chỉnh nâng cao điện áp của MF Khi phụ tải giảm xuống thì ta phải hạ thấp điện áp của MF để đảm bảo độ lệch điện áp không vượt quá giá trị cho phép

b Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp của MBA :

Điện áp thấp nhất xuất hiện trên thiết bị khi phụ tải là cực đại và điện áp cao nhất xuất hiện khi phụ tải là cực tiểu Một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo điện áp cần thiết trên thiết bị tiêu thụ là chọn đầu phân áp của MBA là thay đổi tỉ số biến K của MBA để đạt được trị số điện áp yêu cầu của phụ tải

c Điều chỉnh điện áp bằng MBA điều áp dưới tải:

Việc thay đổi điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp, phải tiến hành cắt điện tuy nhiên trong một số trường hợp không cho phép cắt điện phụ tải Vì vậy người ta dùng MBA đặc biệt để điều chỉnh điện áp gọi là MBA điều áp dưới tải

MBA điều áp dưới tải cho phép thay đổi đầu phân áp mà không cần phải cắt điện Nhờ vậy ta có thể thay đổi đầu phân áp ứng với trạng thái vận hành của phụ tải để luôn luôn giữ cho điện áp gần bằng hoặc lớn hơn điện áp định mức

Câu 7: Nêu các sơ đồ nối dây của TI, TU trong bảo vệ rơle ?

a Sơ đồ nối dây của TI trong bảo vệ Rơle:

1 Sơ đồ nối các biến dòng điện và rơle theo hình sao hoàn toàn.

- Trong sơ đồ này các biến dòng điện đặt trên cả ba pha, cuộn dây của rơle được nối vào dòng điện ba pha toàn phần (hình 1a) Dây trung tính (dây về) bảo đảm sự làm việc đúng của sơ đồ khi ngắn mạch chạm đất hoặc khi ngắn mạch 2 pha Khi hệ thống làm việc bình thường và khi ngắn mạch 3 pha dòng điện I0 = 0

và trong dây trung tính (về nguyên tắc) không có dòng điện

- Khi ngắn mạch chạm đất dòng điện chạy trên dây trung tính là:

3 = + +

- Sơ đồ sao hoàn toàn có thể làm việc cả khi ngắn mạch một pha Tuy nhiên, hiện nay để bảo vệ chống ngắn mạch một pha, người ta thường dùng sơ đồ hoàn hảo hơn có bộ lọc thành phần thứ tự không

*

Trang 29

Sơ đồ hình sao hoàn toàn

2 Sơ đồ nối các biến dòng điện và rơle theo hình sao khuyết.

- Các biến dòng điện chỉ đặt trên hai pha, cuộn dây của rơle cũng nối vào dòng điện pha toàn phần (hình 2)

= - ( + )

hay =

- Như vậy trong sơ đồ này dòng điện Iv tồn tại cả trong tình trạng làm việc bình thường và dây về bảo đảm sự làm việc bình thường của các biến dòng điện trong tình trạng này Dây về còn bảo đảm sự tác động đúng của bảo vệ khi ngắn mạch hai pha trong đó một pha không đặt biến dòng điện (pha B) và khi ngắn mạch nhiều pha

- Khi ngắn mạch một pha không đặt biến dòng điện (pha B của hình 2) sơ

đồ của hình sao khuyết sẽ không làm việc, vì vậy sơ đồ này chỉ dùng để chống ngắn mạch nhiều pha

Ngày đăng: 31/01/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w