- Nối đất chống sét: Để đảm bảo tản dòng điện sét xuống đất khi có sét đánh
2. Phương pháp tính tổn thất điện năng trên MBA:
- Tổn thất điện năng trong MBA gồm hai phần:
+ Phần không phụ thuộc vào phụ tải xác định theo thời gian làm việc của MBA
+ Phần phụ thuộc vào phụ tải xác định theo đồ thị phụ tải, nếu công suất MBA có đồ thị phụ tải thì dùng Tmax để tính τ .
- Tổn thất điện năng 1 năm tính theo τ là:
∆ AB = ∆ P0.Tb +∆ Pmax . τ = ∆ P0.Tb + ∆ PN . τ Trong đó:
+ Tb là thời gian vận hành năm của MBA và ≈ (8500->8760)h. + Smax phụ tải cực đại năm của MBA.
+ Sđm : Công suất định mức của MBA.
- ∆ P0: Tổn thất công suất tác dụng không tải, tra trong bảng lý lịch của MBA.
- ∆ PN: Tổ thất công suất ngắn mạch.
- Nếu có n MBA như nhau làm việc song song thì tổn thất điện năng trong n máy là:
- Khi các máy trong trạm có dung lượng khác nhau: Khi vận hành song song các máy biến áp có dung lượng khác nhau thì phụ tải phân bố tỉ lệ với công suất định mức:
S1=S. S2=S.
S1 và S2 Là phụ tải mà máy biến áp B1, B2 đảm nhận. Sdm1, Sdm2 Là dung lượng định mức của máy biến áp B1, B2.
Tổn thất điện năng trong trạm biến áp được tính bằng tổng tổn thất điện năng của từng máy:
∆ A = ∆ AB1 + ∆ AB2 + …..+ = ∆ A
Câu 6: Nhiệm vụ và yêu cầu đối với hệ thống RLBV?
a. Nhiệm vụ của BVRL:
Nhiệm vụ chính của BVRL là tự đopngj cắt các phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống điện nhằm ngăn ngừa sự phát triển sự cố lan tràn và để đảm bảo sự làm việc liên tục của các phần tử không hư hỏng trong hệ thống điện và loại trừ những tình trạng làm việc không bình thường có khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và hộ tiêu thụ.
Ngoài ra thiết bị BVRL còn ghi nhận và phát hiện những tình trạng làm việc không bình thường của các phần tử trong hệ thống điện, tuỳ mức độ mà BVRL có thể tác động đi báo tín hiệu hoặc đi cắt máy cắt.
b.Yêu cầu cơ bản của hệ thống BVRL :
Các thiết bị BVRL tác động đi cắt MC cần phải có 4 yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:
+ Tính chọn lọc + Tác động nhanh + Độ nhạy
+ Tính tin cậy
I. Tính chọn lọc: là tác động của bảo vệ đảm bảo chỉ cắt phần tử bị hư hỏng ra khỏi hệ thống điện.
II. Tác động nhanh: Càng cắt nhanh phần tử ngắn mạch sẽ càng hạn chế được mức độ phá hoại phần tử đó, càng giảm được thời gian tụt điện áp ở các hộ tiêu thụ và có khả năng giữ được ổn định của hệ thống điện.
III. Độ nhạy: BVRL cần phải có đủ độ nhạy đối với những hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường có thể xuất hiện ở những phần tử được bảo vệ trong hệ thống điện.
IV. Tính đảm bảo: BV phải luôn sẵn sàng khởi động và tác động một cách chắc chẳntong tất cả các trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ và các tình
trạng làm việc không bình thường đã định trước.
Câu 7: Hoà điện là gì ? Các điều kiện hòa điện, tác hại của hòa điện không đồng bộ?
- Hoà điện là ghép song song các máy phát điện vào làm việc chung trong cùng một hệ thống.
- Các điều kiện hòa điện (hoà đồng bộ chính xác):
+ Điện áp của máy phát phải bằng điện áp của lưới điện (UF = UL). + Tần số của máy phát phải bằng điện áp của lưới điện (fF = fL). + Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lưới điện. + Điện áp của máy phát và của lưới phải trùng pha.
Thứ tự pha của máy phát điện thường chỉ cần một lần sau khi lắp máy và hòa đồng bộ vào lưới điện lần đầu tiên.
- Tác hại của hòa điện không đồng bộ hòa đồng bộ không chính xác: việc thao tác đóng cầu dao nối MFĐ chưa được kích thích vào lưới điện có điện áp UL tương đương với trường hợp ngắn mạch đột nhiên của lưới điện. Ngoài tổng trở bản thân của MFĐ còn có các tổng trở của các phần tử khác của lưới điện (MBA, ĐZ) nên dòng điện xung chạy trong MFĐ không vượt quá 3 hoặc 4 lần dòng điện định mức. Hơn nữa dây quấn kích thích được nối qua điện trở triệt từ nên dòng điện xung quá độ giảm rất nhanh. Phương pháp tự động bộ được phép sử dụng trong trường hợp Ixg < 3,5Iđm.
Câu 8: Hệ thống làm mát MBA có công dụng gì? Phân loại các hệ thống làm mát MBA. Cho ví dụ về công suất của một MBA phụ thuộc vào các chế độ làm mát của máy ?