Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
13,44 MB
Nội dung
Tuần 20 Ngày soạn: 01 /01/2013 Tiết 37 Ngày giảng: 02/01/2013 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình. - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng câu lệnh lặp 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi. - Đàm thoại, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ? Trong cuộc sống hàng ngày có những việc lạp đi lặp lại nhiều lần không? Ví dụ? ? Em thầy sự cần thiết phải có lệnh lặp trong chương trình máy tính như thế nào? Ví dụ 1. Giả sử ta cần vẽ ba hình vuông có cạnh 1 đơn vị như hình 33. Mỗi hình vuông là 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Có những hoạt động mà chúng ta thường thực hiện lặp lại với một số lần nhất định và biết trước, chẳng hạn đánh răng mỗi ngày hai lần, mỗi ngày tắm một lần, Chúng ta còn lặp lại những công việc với số lần không thể xác định trước: học cho đến khi thuộc bài, nhặt từng cọng rau cho đến khi xong, Khi viết chương trình máy tính cũng vậy. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định. 2. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh VD 1: SGK. Việc vẽ hình có thể thực hiện được bằng thuật toán sau đây: Bước 1. Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu). Bước 2. Nếu số hình vuông đã vẽ được ít 1 ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị. Do đó, ta chỉ cần lặp lại thao tác vẽ hình vuông ba lần. ? Có thể xây dung thuật toán vẽ hình vuông bằng cachs khác ntn? hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán. Thuật toán sau đây sẽ mô tả các bước để vẽ hình vuông: Hình 34 Bước 1. k ← 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được). Bước 2. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 90 o sang phải. Bước 3. k ← k +1. Nếu k ≤ 4 thì trở lại bước 2; ngược lại, kết thúc thuật toán. Lưu ý rằng, biến k được sử dụng như là biến đếm để ghi lại số cạnh đã vẽ được. Ví dụ 2. Giả sử cần tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên, tức là tính: S = 1 + 2 + 3 + + 100. Bước 1. SUM ← 0; i ← 0. Bước 2. i ← i + 1. Bước 3. Nếu i ≤ 100, thì SUM ← SUM + i và quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán. Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có "cách" để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là các câu lệnh lặp. 4.Củng cố : Ghi nhớ: Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh lặp để thể hiện cấu trúc lặp. Bài tập: Cho một vài ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp. 5. Hướng dẫn về nhà : Học bài, xem các bài đã chữa. làm bài tập SGK. 2 Tuần 20 Ngày soạn: 01 /01/2013 Tiết 38 Ngày giảng: 02/01/2013 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được cứ pháp và hoạt động của vòng lặp xác định For do - Biết sử dụng vòng lặp For do để viết một số chương trình. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng vòng lặp để làm bài tập 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi. - Đàm thoại, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Cho một vài ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên giới thiệu cú pháp câu lệnh lặp? - Đưa ra ví dụ 3 trên bảng phụ; ? ý nghĩa của chương trình sau? 3. Ví dụ về câu lệnh lặp Lệnh lặp đơn giản Pascal: for <biến đếm> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; Khi gặp câu lệnh lặp trên, câu lệnh được thực hiện bắt đầu với giá trị biến đếm bằng giá trị đầu. Sau đó giá trị biến đếm tăng dần một đơn vị từ giá trị đầu đến giá trị cuối và câu lệnh được thực hiện mỗi lần tăng biến đếm cho đến khi biến đếm vượt quá giá trị cuối thì kết thúc. Như vậy biến đếm phải được khai báo là kiểu nguyên và giá trị cuối phải không nhỏ hơn giá trị đầu. Ví dụ 3. Chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp: program Lap; var i: Integer; begin for i := 1 to 10 do writeln('Day la lan lap thu ',i); end. Ví dụ 4. Để in một chữ "O" trên màn hình, ta có thể 3 - Giới thiêu VD 4: SGK - Trong chương trình trên sau lệnh for do thực hiện lặp bao nhiêu lệnh; - GV đưa ra lệnh đơn, lệnh ghép? ?ứng dụng lệnh lặp để tính tổng và tích như thế nào? Ví dụ 5. Chương trình sau đây sẽ tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím (xem ví dụ 2). sử dụng lệnh: writeln('O'); Nếu muốn viết chương trình mô phỏng một quả trứng rơi từ trên cao xuống, ta có thể lặp lại lệnh trên nhiều lần (ví dụ, 20 lần) như trong chương trình sau: Uses crt; Var i: integer; begin Clrscr; for i:=1 to 20 do begin writeln('O'); delay(100) end; end. Dịch và chạy chương trình này, ta sẽ thấy kết quả như ở hình 35 dưới đây: Hình 35 Lưu ý: Trong ví dụ 4, các câu lệnh đơn giản writeln('O') và delay(300) được đặt trong hai từ khoá begin và end để tạo thành một câu lệnh ghép trong Pascal. Từ đây về sau, khi nói câu lệnh, ta có thể hiểu đó là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép. Trong thực tế, để có mười kết quả, cho dù là giống nhau hay khác nhau, chúng ta phải thực hiện hoạt động mười lần (cùng một hoạt động giống nhau hay các hoạt động khác nhau). Máy tính thực hiện công việc xử lí thông tin thay cho con người và cũng phải thực hiện ngần ấy hoạt động. Do vậy câu lệnh lặp giúp giảm nhẹ công sức viết chương trình máy tính. 4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp program Tinh_tong; var N,i: Integer; S: longint; begin write('Nhap so N = '); readln(N); S:=0; for i := 1 to N do S:=S+i; writeln('Tong cua ',N,' so tu nhien dau tien S = ',S); end. Lưu ý. Vì với N lớn, tổng của của N số tự nhiên đầu tiên có thể rất lớn nên trong chương trình trên ta sử 4 - Kiểu số nguyên có phạm vi lớn longint; Nếu tính 14! mà khai kiểu kết quả Integer;thì điều gì sẽ sảy ra? dụng một kiểu dữ liệu mới của Pascal, kiểu longint (được khai báo cho biến S). Đây là cũng kiểu số nguyên, nhưng có thể lưu các số nguyên trong phạm vi từ −2 31 đến 2 31 − 1, lớn hơn nhiều so với kiểu Integer (chỉ từ −2 15 đến 2 15 − 1). Ví dụ 6. Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên. N! = 1.2.3. N Dưới đây là chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím. Chương trình sử dụng một câu lệnh lặp for…do: program Tinh_Giai_thua; var N,i: Integer; P: longint; begin write('N = '); readln(N); P:=1; for i:=1 to N do P:=P*i; writeln(N,'! = ',P); end. Lưu ý. Vì N! là số rất lớn so với N, một lần nữa cần lưu ý khai báo biến chứa giá trị của nó đủ lớn. 4.Củng cố : Củng cố từng phần lồng trong giờ. Ghi nhớ: Ngôn ngữ Pascal thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp cho trước bằng câu lệnh for…do. 5. Hướng dẫn về nhà : Học bài, làm bài tập 6 SGK, Hướng dẫn dùng lệnh lặp cho i chạy từ 1 đến n , a là biến số thực . 5 Tuần 21: Ngày soạn: 06/ 01/ 2013 Tiết 39 Ngày giảng: 07 /01/2013 BÀI TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm chắc vai trò của biến, hằng, cách khai báo biến, hằng. - Biết cách sử dụng biến trong chương trình và cấu trúc của lệnh gán. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng biến trong chương trình. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, một số bài tập tham khảo - HS: Học kỹ lý thuyết, làm các bài tập trong SGK. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề, đưa ra bài tập để học sinh trao đổi, thảo luận và làm. - Gv quan sát, hướng dẫn, nhận xét công việc của học sinh. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Nội dung bài tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS Nội dung + Hoạt động 1: Ôn lại một số kiển thức đã học - Biến là đại lượng như thế nào? - Cách khai báo biến như thế nào? - HS trả lời - Có thể thực hiện các thao tác nào với biến? - Viết cấu trúc của lệnh gán, lệnh nhập giá trị cho biến, lệnh in giá trị của biến? Hs nghi phần nội dung vào vở + Hoạt động 2: Vận dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập Gọi hs lên bảng làm * Bài tập 1: Hãy chỉ ra lỗi và sửa lỗi trong chương trình sau : Hs nghi phần bài tập vào sau khi thầy giáo nhận xét • Bài tập 2: Gọi hs lên bảng làm 1. Ôn lại một số kiến thức đã học: - Biến là đại lượng như thế nào? - Cách khai báo biến như thế nào? - Có thể thực hiện các thao tác nào với biến? - Viết cấu trúc của lệnh gán, lệnh nhập giá trị cho biến, lệnh in giá trị của biến? 2. Bài tập: * Bài tập 1: Hãy chỉ ra lỗi và sửa lỗi trong chương trình sau : Const pi:=3.1416; Var cv,dt:integer R:real; Begin R=5.5 6 Viết chương trình tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím). Hs nghi phần bài tập vào sau khi thầy giáo nhận xét Cv=2*pi*r; Dt=pi*r*r; Writeln(‘chu vi la:= cv’); Writeln(‘dien tich la:=dt’); Readln End. * Bài tập 2: Viết chương trình tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím). 4. Dặn dò: (5 phút) - Về nhà học bài, kết hợp SGK. 7 Tuần 21: Ngày soạn: 06/ 01/ 2013 Tiết 40 Ngày giảng: 07 /01/2013 BÀI TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sử dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, một số bài tập tham khảo - HS: Học kỹ lý thuyết, làm các bài tập trong SGK. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề, đưa ra bài tập để học sinh trao đổi, thảo luận và làm. - Gv quan sát, hướng dẫn, nhận xét công việc của học sinh. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Nội dung bài tập: HOẬT ĐỘNG CỦA GV&HS Nội dung + Hoạt động 1: Bài tập 1. - Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai? + Hoc sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. + Hoạt động 2: Bài tập 2. - Sau mỗi câu lệnh sau đây a+ Hoc sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5? + Hoc sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. + Hoạt động 3: Bài tập 3 - Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương A nhập từ bàn phìm là số chẵn hay số lẻ. - Có bao nhiêu biến trong chương trình? + Hoc sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Hs trả lời câu hỏi - Làm thế nào để biết số nguyên dương A là số chẵn hay số lẻ. - Yêu cầu học sinh viết chương trình. 3. Bài tập 1 - Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai? a) If x:=7 then a = b; b) IF x > 5; then a:=b; c) IF x > 5 then a:= b; m:=n; d) IF x > 5 then a:=b; else m:=n; 4. Bài tập 2. - Sau mỗi câu lệnh sau đây a) IF ( 45 mod 3) = 0 then X:= X + 1; b) IF x > 10 then X:= X + 1; Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5? 5. Bài tập 3 - Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương A nhập từ bàn phìm là số chẵn hay số lẻ. 8 4. Dặn dò: (5 phút) - Về nhà hệ thống lại các kiến thức đã học, tiết sau ôn tập - Chuẩn bị tiết sau bài thực hành 5: “Sử dựng lệnh lặp for …to …do”. Tuần 22: Ngày soạn: 13/ 01/ 2013 Tiết 41 - 42 Ngày giảng: 14/ 01/2013 Bài thực hành 5: SỬ DỤNG LỆNH LẶP FOR DO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu Hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do trong Pascal 2. Kĩ năng: - Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for do; - Sử dụng được câu lệnh ghép; - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for do. 3. Thái độ: - Có ý thức, kỉ luật, nghiêm túc, trình bày một vấn đề chặt chẽ, rõ ràng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - KHDH, Tài liệu chuẩn kiến thức kỷ năng, SGK, SGV. 2. Học sinh: - Vở ghi, SGK, kiến thức bài cũ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số - Ổn đình trật tự 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: ? Nêu cấu trúc câu lệnh lặp đơn, câu lệnh lặp ghép, có biết ý nghĩa của câu lệnh lặp 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: giành thời gian 15 phút để HS lập trình bài toán đã làm Bài 1 HS : đọc đề GV :? Nêu cách giải? HS : nêu phương án GV :?Cần nhân 1 số với các số từ 1 đền 10. Gọi số đó là số N ta sẽ sử dụng vòng lặp xác định từ giá trị đầu đến giá trị cuối là bao nhiêu? HS : từ 1 đến 10 GV :? yêu cầu mở rộng: in ra tất cả bảng cửu chương từ 1 đến 10? HS : nêu phương án Bài 1( SGK) uses crt; var N,i:integer; begin clrscr; write('Nhap so N='); readln(N); writeln; writeln('Bang nhan ',N); writeln; for i:=1 to 10 do writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3); readln end. In toàn bộ bảng cửu chương uses crt; var N,i:integer; 9 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV :? giá trị N lúc này có phải nhập nữa không? HS : không GV :?Giá trị N chạy từ bao nhiêu đến bao nhiêu? HS : từ 1 đến 10 GV : =>Vậy ta cần một vòng lặp N từ 1 đến 10 GV: yêu cầu HS làm thành hai bài khác nhau HS : lập trình và chạy chương trình GV : ? Quan sát kết quả nhận được? Kết quả có dễ dàng quan sát không? HS : sửa theo hướng dẫn của GV. GV :? Thực hiện bài 2 GV :? Để kết quả trông dễ nhìn ta sử dụng Câu lệnh GotoXY(a, b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. WhereX cho biết số thứ tự của cột và WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. Ví dụ GotoXY(5,WhereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại. HS : Dịch và chạy chương trình GV: Giúp HS sửa một số lỗi begin clrscr; writeln('Bang nhan ',N); writeln; for N:=1 to 10 do for i:=1 to 10 do writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3); readln end. Chỉnh sửa câu lệnh lặp của chương trình như sau: for i:=1 to 10 do begin GotoXY(5,WhereY); writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3); writeln end; Hoạt động 2 : Bài tập 2 Hoạt động 1 : nội dung - Tương tự như bài 1, GV cho HS gõ bài làm của mình ở nhà vào máy. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV quan sát trên máy HS và chữa lại chỗ sai. - HS quan sát và theo dõi - GV cho HS chữa bài vào vở - HS ghi bài vào vở Bài 2: Viết chương trình tìm xem có bao nhiêu số dương trong n số nhập vào từ bàn phím? Program tinh_so_cac_so_duong; Uses crt; Var i,A, dem, n: integer; Begin Clrscr; Dem:=0; Writeln(‘Nhap vao so n’); readln(n); For i:=1 to n do begin writeln(‘nhap vao so thu’,i); readln(A); if A>0 then dem:=dem+1; end; Writeln(‘So cac so duong la’,dem); Readln; End. Bài tập 3 : - GV: Đưa ra nội dung của bài toán: Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả. Bài tập 3 :Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả. Program Bang_cuu_chuong; 10 [...]... sau: với sự hướng dẫn của giáo viên Học sinh thực hành theo những hính sau - Vẽ hình thang - Vẽ hình thang cân - Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, 19 - Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác 4, Nhận xét: (5phút) - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh Tuần 25: Ngày soạn: 17/ 02/ 2013 Tiết 48 Ngày giảng: 18 /02/2013 Thực hành: HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (tt) I Mục tiêu: 1 Kiến thức:... Đọc và tìm hiểu chương trình - Chuẩn bị tiết sau giải bài tập Tuần 28: Tiết 53 Ngày soạn: 10/ 03/ 2013 Ngày giảng: 11 /03/2013 BÀI TẬP I - MỤC TIÊU 1 Kiến thức - Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước 2 Kỹ Năng 31 - Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh 3 Thái độ: Nghiêm túc II CHUẨN BỊ 1 Giáo viên: giáo án, máy chiếu 2 Học sinh:... công cụ tạo mối quan hệ hình học ba điểm trên mặt phẳng 4 Củng cố: (5phút) ? Nêu ý nghĩa của các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng 5 Dặn dò: (2 phút) - Về nhà học bài, kết hợp SGK 14 Tuần 24: Ngày soạn: 27/ 01/ 2013 Tiết 45 Ngày giảng: 28 /01/2013 HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (tt) I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Biết được các công cụ làm việc chính của phần mềm: Các công cụ liên quan đến hình tròn,... Geogebra 3 Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - Chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy hoạt động tốt - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài thực hành III Phương pháp: - Phân nhóm Hs thực hành - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy - Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng... di chuyển, các công cụ liên quan đến đối tượng điểm… 2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ làm việc chính của phần mềm 3 Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài ở nhà III Phương pháp: - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thảo luận - Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thảo... Geogebra 3 Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - Chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy hoạt động tốt - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài thực hành III Phương pháp: - Phân nhóm Hs thực hành - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy 20 - Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng... dụ 3 ( Phim trong) Chúng ta biết rằng, nếu n càng lớn thì + G : giới thiệu chương trình mẫu sgk ( Giáo viên in chương trình mẫu trên phim trong ) + Hs : quan sát + G : Chạy tay cho học sinh xem + Hs : chú ý nghe và tự chạy tay lại + G : Yêu cầu học sinh mở máy tính và mở chương trình ví dụ 3 ( giáo viên chuẩn bị chương trình mẫu và đưa lên các máy ) + Hs : thực hiện + G : Cho học sinh chạy chương trình... dụ 2: Xét ví dụ 4 25 + G : Cho học sinh quan sát phim trong var S,n: integer; chương trình begin + Hs : quan sát S:=0; n:=1; + G : Chạy tay cho học sinh xem while S . Có ý thức, kỉ luật, nghiêm túc, trình bày một vấn đề chặt chẽ, rõ ràng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - KHDH, Tài liệu chuẩn kiến thức kỷ năng, SGK, SGV. 2. Học sinh: - Vở ghi, SGK, kiến thức bài. hàng đang có con trỏ. Ví dụ GotoXY(5,WhereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại. HS : Dịch và chạy chương trình GV: Giúp HS sửa một số lỗi begin clrscr; writeln('Bang nhan ',N); writeln; for. dừng màn hình để có thể quan sát kết quả. Bài tập 3 :Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả. Program Bang_cuu_chuong; 10 HOẠT