ôn tập học sinh giỏi môn sinh trung học cơ sở

31 832 0
ôn tập học sinh giỏi môn sinh trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT ÔN TẬP SINH HỌC 6 Câu 6: ( 2.0 điểm ) Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp : 1. Chim sâu ăn; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây Thông; 8. Địa y; 9. Loài cây Cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ * Quan hệ cùng loài: 7, 9 0,5 * Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 0,5 + Cộng sinh: 3, 8. + Hội sinh : 5. + Hợp tác : 6. + Kí sinh - vật chủ : 2, 4. + Vật ăn thịt và con mồi : 1, 10. HS nêu 2 hoặc 3 mối quan hệ cho 0,5 điểm 1,0 Câu 1: (1đ) Vì sao ban đêm ta không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng đóng kín cửa? Vì vào ban đêm, cây ngừng quang hợp chỉ có hô hấp xảy ra là chủ yếu, mà hô hấp của cây sản ra khí cacbonic (CO 2 ) mà khí này là khí độc cản trở hô hấp của con người, do đó không nên để nhiều hoa hay cây xanh ở trong phòng đóng kín cửa vào ban đêm. Câu 2: (1đ) Tại sao nói: “Quá trình quang hợp là cơ sở tạo nên sự sống của toàn bộ sinh giới”? Quang hợp tạo ra tinh bột, nuôi sống giới thực vật: giới thực vật là nguồn dinh dưỡng, nguồn sống của nhóm đv ăn thực vật; nhóm này lại là thức ăn của nhóm đv ăn thịt. Con người, nhóm đv cao cấp tạo ra toàn bộ của cải vật chất cho xã hội cũng sinh tồn được là do tinh bột tạo ra từ quang hợp. Ngoài ra quang hợp còn tạo ra Oxi là dưỡng khí cần cho sự sống cho mọi sinh vật sống. Vì vậy nói: “Quá trình quang hợp là cơ sở tạo nên sự sống của toàn bộ sinh giới” Câu 1: So sánh đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ. Cây ( bí đỏ) bí rợ thường trồng ở nơi thoáng mát, rộng nhưng tại sao không thụ phấn nhờ gió được? Cấu tạo hoa chúng phù hợp với cách thụ phấn nào?. 1./ Điểm khác nhau hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Thường không màu hoặc màu không sặc sỡ. - Thường không có hương thơm - Tràng hoa thường đơn giản để đàu nhụy dễ nhận hạt phấn do gió mang đến - Hạt phấn nhẹ dễ được gió mang đi - Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính để nhận hạt phấn từ gió. - Thường có màu sắc sặc sỡ để sâu bọ dễ nhận biết. - Thường có hương thơm hoặc có tuyến tiết mật để thu hút sâu bọ - Tràng hoa thường phức tạp để sâu bọ chui và hút mật dễ dính hạt phấn lên cơ thể và chuyển sang đầu nhụy của hoa khác - Hạt phấn ướt, dễ dính vào cơ thể sâu bọ và đầu nhụy - Đầu nhụy có chất dính TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 1 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT 2./ Cây bí đỏ không thụ phấn nhờ gió được là vì: Chỉ nhụy to và ngắn nên không thể tung hạt phấn đi xa Nhụy của hoa cái cũng ngắn, đầu nhụy không có lông, bị che khuất trong tràng * Cây bí đỏ có cấu tạo phù hợp với cách thụ phấn nhờ sâu bọ, côn trùng. Câu 2: Có 1 loại cây, vẫn có lá xanh tốt nhưng không có rễ; cây vẫn sống, vẫn tạo chất hữu cơ nhưng không được gọi là loài tự dưỡng. Học sinh hãy cho biết, đó là cây gì? Hoạt động dinh dưỡng của cây thế nào?  Cây có cành, lá xanh tốt nhưng không có rễ là cây chùm gửi ( cây tầm gửi)  Hoạt động dinh dưỡng của cây: cây chùm gửi là loại cây “ bán kí sinh”. Cây sống bám trên cây khác, rễ biến thành giác mút ăn vào mạch gỗ của thân, cành của cây chủ để hút nước và muối khoáng. Nhờ có lá, qua hiện tượng Quang hợp, cây vẫn tạo được chất hữu cơ để sống và không hoàn toàn phụ thuộc vào cây chủ Câu 3: a./ Sau khi hạt phấn rơi vào đầu vòi nhụy của 1 hoa cùng loài thì xảy ra hiện tượng gì tiếp theo cho tới khi quả được hình thành, trình bày chi tiết các hiện tượng đó.( 3 điểm) b./ Em hãy giải thích tại sao khi hạt phấn rơi vào đầu vòi nhụy của hoa khác loài thì không tạo thành quả và hạt được. a./ Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy của 1 hoa cùng loài thì hiện tượng xảy ra tiếp theo gồm: * Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn Lúc này trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn. Tế bào sinh dục đực được chuyển đến đầu nhụy của ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục được chui vào noãn. * Hiện tượng thụ tinh Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp tử * Kết quả và hạt Noãn sau khi thụ tinh có sự biến đổi, tế bào hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi. Vỏ noãn thành vỏ hạt và phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt (mỗi noãn hình thành 1 hạt), còn bầu nhụy cũng biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt. Những bộ phận khác của hoa dần dần héo và rụng đi. b./ Em hãy giải thích tại sao khi hạt phấn rơi vào đầu vòi nhụy của hoa khác loài thì không tạo thành quả và hạt được. Câu 4: Phân biệt cách nẩy mầm trên mặt đất và cách nẩy mầm trong đất Cách nẩy mầm của hạt, đậu xanh, hạt thóc, hạt nhãn thuộc loại nẩy mầm nào? Nêu những nét cơ bản để phân biệt. 1./ Phân biệt cách nảy mầm trên đất- trong đất Cách nảy mầm trên mặt đất Cách nảy mầm trong đất - Thân mầm dài ra, mang khối chất dự trữ lên khỏi đất - Thân mầm + chồi mầm → than cây - Thân mầm không dài ra, khối chất dự trữ vẫn ở trong đất. - Chỉ có chồi mầm → thân cây 2./ Cách nảy mầm  Hạt đậu xanh: cách nảy mầm trên mặt đất.  Hạt thóc, hạt nhãn: cách nảy mầm trong đất. * Phân biệt cách nảy mầm của hạt thóc và hạt nhãn  Hạt thóc: rễ mầm chết đi, thay bằng những rễ phụ.  Hạt nhãn: rễ mầm → rễ. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 2 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT Câu 5: “ ……………… chính là sinh vật đã lấy được năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo sự sống cho con người.” Hãy điền vào chỗ trống cho phù hợp. Từ đó mô tả một thí nghiệm chứng minh quá trình tạo chất sống ngoài ánh sáng và rút ra kết luận Câu 6: Hãy đọc đoạn tự thuật sau và trả lời theo nội dung câu hỏi: “ Em là sinh vật của một họ đông đảo; chúng em có loài rất to, có loài thì nhỏ. Khi chúng em trưởng thành đều được tô điểm với những đóa hoa, nở dưới ánh nắng, cánh như những cánh bướm rực rỡ. Riêng em là loài tương đối đặc biệt, sau khi thụ phấn và thụ tinh, hoa phải chui vào trong đất. Ngoài ra, em còn có một người bạn ấy thuộc vào một họ mà các hoa khi còn nhỏ đều ở chung trong một buồng có vách bao xung quanh là mo”. - Các bạn học sinh thử đoán xem em tên là gì? Bạn em tên gì? ( 1 điểm) - Từ đó viết lại đầy đủ các hệ thống phân loại của mỗi chúng em. ( 2 điểm) - Trong mỗi họ của chúng em, nhờ các bạn tìm kể thêm 2 SV khác ( 1 điểm) * Thử giới thiệu một sinh vật có thể dinh dưỡng bằng cả hai hình thức: tự dưỡng và dị dưỡng. Giải thích nhờ đâu nó có khả năng này. Câu 7: Nêu hai hiện tượng duy trì sự sống của động vật và thực vật trên quả đất, trong đó sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu cho hiện tượng kia. ( 1 điểm) Phân biệt những điểm cơ bản của hiện tượng này Viết phương trình biểu diễn một trong hai hiện tượng ( 2.5 điểm) Trong các cây sau đây, cây nào tự thụ phấn, cây nào giao phấn: đậu phọng ( lạc) – lúa – bí đỏ.  Hai hiện tượng duy trì sự sống đó là hô hấp của động vật và quang hợp ở thực vật  Hô hấp hấp thu khí ôxi và thải khí cacbonic. Còn quang hợp hấp thu khí cacbonic và thải ôxi.  Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ. * Sơ đồ quang hợp Nước + khí cácbonic ánh sáng Tinh bột + Khí ôxi (rễ lấy từ đất) ( Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (trong lá) (thải ra môi trường ngoài) * Trong các cây: đậu phọng ( lạc) – lúa – bí đỏ thì cây giao phấn là: bí đỏ, còn hoa tự thụ phấn gồm: đậu phọng ( lạc) và lúa Câu 8: ( 3 điểm) a./ Tế bào động vật có cấu tạo như thế nào? Vẽ hình và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào động vật dưới kính hiển vi điện tử. b./ Về cấu tạo tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào? a./ Cấu tạo tế bào động vật gồm: - Màn sinh chất - Chất tế bào: lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể - Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con HS tự vẽ hình tế bào ĐV b./ Điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật TẾ BÀO ĐV TẾ BÀO TV Màng tế bào Chỉ có màng sinh chất Có màng sinh chất và vách xenlulôzơ Chất tế bào Không có lục lạp Thường có lục lạp Có trung thể Không có trung thể Câu 9: Một HS sinh A đã làm thí nghiệm như sau: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 3 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT “ Dùng 1 cây đậu có 5- 6 lá, đặt trong 1 chậu thủy tinh cùng với một cốc nước pồtat ( KOH), để vào chỗ tối 2 ngày. Sau đó lấy một băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu để ra chỗ có nhiều ánh sáng khoảng 6- 8 giờ. Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen rồi cho vào một cốc thủy tinh đựng cồn 90 0 . Đun cách thủy lá trong cốc này đến khi hết diệp lục ( lá mất màu xanh). Lấy lá ra, rữa sạch rồi cho vào một cốc chứa dung dịch Iốt loãng thì nhận thấy: ………… ” Hãy trình bày kết quả mà HS A đã nhận thấy và giải thích. ( 2.5 điểm) 1./ Kết quả Cả phiến lá đều có màu vàng nâu của dung dịch Iốt, chứng tỏ ở lá không có tinh bột. 2./ Giải thích Ngoài ánh sáng, cây xanh thực hiện quá trình quang hợp tạo ra tinh bột Tuy nhiên, để tạo được tinh bột, cần phải có đủ nước và khí cacbonic. Trong thí nghiệm trên, do chậu cây đã đặt trong chuông thủy tinh ( kín) cùng với pôtat ( KOH), KOH sẽ hút hết khí cacbonic trong chuông nên khi để ra ngoài ánh sáng cây không tạo ra tinh bột được. Vì vậy khi dùng thuốc thử Iốt để phát hiện tinh bột thì thấy lá cây màu nâu chứng tỏ không có sự hiện diện của tinh bột. Câu 9: Những ngành thực vật nào sinh sản bằng bào tử và ngành nào sinh sản bằng hạt? trong số đó, ngành nào chiếm ưu thế nhất? giải thích ( 3 điểm)  Ngành thực vật sinh sản bằng bào tử: tảo, rêu, quyết.  Ngành thực vật sinh sản bằng hạt: hạt kín, hạt trần * Trong đó, ngành hạt kín chiếm ưu thế nhất với các đặc điểm tiến hóa hơn những ngành thực vật trước:  Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều hình dạng khác nhau.  Thân có mạch dẫn phát triển  Môi trường sống đa dạng, thụ tinh trong không cần môi trường nước.  Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, thích nghi với mọi điều kiện sống. Câu 10: Hiện nay con người đã phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, giông bảo, … Ở một số vùng trên thế giới, nhiệt độ lại tăng rất cao làm nhiều người chết hàng loạt,… Đối với vấn đề này, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng một trong những nguyên nhân sâu xa là do con người gây ra và đề nghị phải tích cực cứu lấy rừng, trồng thêm nhiều cây, gây thêm nhiều rừng mới Câu 1: (2 điểm) a/ Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí ôxi và cacbônic trong không khí ? Điều này có ý nghĩa gì? b/ Em hãy cho biết ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật. Câu hỏi: Hãy trình bày vai trò của cây xanh trong thiên nhiên và trong đời sống con người; từ đó giải thích tại sao phải trồng thêm cây, gây thêm rừng ( 5 điểm) 1./ Vai trò của cây xanh trong thiên nhiên Nhờ Quang hợp, đã hấp thụ khí CO 2 và nhã ôxi góp phần cân bằng các khí trong không khí và duy trì các hoạt động sống bình thường của sinh vật. Làm giảm nhiệt độ môi trường, giúp điều hòa khí hậu, gảm ánh sáng và tốc độ gió. Bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt do mưa bảo, hạn hán và độ phì nhiêu của đất nhờ hệ rễ. Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật. Giảm bớt sự ô nhiễm không khí 2./ Vai trò cây xanh đối với đời sống con người TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 4 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng Cung cấp ôxi, điều hòa khí hậu Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên bên cạnh những cây có ích cũng có 1 số cây có hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. 3./ Lợi ích của việc trồng thêm cây, gây thêm rừng Điều hòa nhiệt độ, khí hậu Hạn chế lũ lụt do mưa bảo, duy trì được lượng nước ngầm và độ phì nhiêu của đất. Làm giảm nhiệt độ môi trường, giúp điều hòa khí hậu, giảm ánh sáng và tốc độ gió. Bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt do mưa bảo, hạn hán và độ phì nhiêu của đất nhờ hệ rễ. Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật Giảm bớt sự ô nhiễm không khí Câu 11: Từ cách thức sinh sản của Vi khuẩn và với chu kì sinh sản là 15 phút, học sinh A đã thử tính: sau 1 ngày, từ 1 vi khuẩn ban đầu sẽ có được bao nhiêu vi khuẩn … và bạn đã kêu lên: “ Ôi thật là khủng khiếp, vô cùng nguy hiểm cho con người …” Tuy nhiên một bạn B khác, khi thấy kết quả tính toán nên đã vui mừng: “ Sinh sản nhanh, nhiều như thế là tuyệt vời, cảm ơn Vi khuẩn …” a./ Theo trên, hãy thử tính xem từ 10 vi khuẩn ban đầu, sau 2 giờ, sẽ có bao nhiêu vi khuẩn? b./ Hãy giải thích tại sao hai bạn A và B lại có 2 ý nghỉ khác nhau thư thế và trình bày tác dụng của Vi khuẩn để củng cố thêm lập luận của mình ( 4 điểm) a./ HS tự tính số lượng vi khuẩn b./ Hai ý nghỉ trái ngược của bạn A và B * Vi khuẩn có ích  Phân hủy xác động vật, lá và cành cây thành chất mùn để hình thành muối khoáng cung cấp cho cây chế tạo chất hữu cơ  Phân hủy chất hữu cơ hoàn toàn thành các hợp chất cácbon vùi sâu và lắng xuống đất trong thời gian dài và không bị phân hủy để tạo thành than đá và dầu lửa.  Cố định đạm ( vi khuẩn cộng sinh rễ cây họ đậu tạo thành nốt sần) để bổ sung nguồn đạm cho đất.  Giúp lên men để chế biến một số thực phẩm như: muối dưa, làm giấm, sữa chua,  Tổng hợp vitamin B 12 , prôtêin, làm sạch nguồn nước và muối trường, * Vi khuẩn có hại  Nhiều vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc thối rữa.  Tạo mùi hôi thối ô nhiễm môi trường khi phân hủy xác động vật TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 5 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT ÔN TẬP SINH HỌC 7 Câu 1: Về cơ bản của giun đũa, giun kim, giun đất giống hay khác nhau? Nêu những đặc điểm của giun sán kí sinh và cách phòng chống bệnh giun sán 1./ Đặc điểm đời sống giun sán  Giun đũa, giun kim: sống kí sinh  Giun đất: sống tự lập 2./ Đặc điểm giun sán kí sinh  Một số cơ quan ít cần thiết như giác quan, cơ quan di chuyển đã tiêu giảm  Những cơ quan cần thiết cho đời sống: móc, giác bám, cơ quan sinh sản thì phát triển.  Số lượng trứng lớn: phần lớn trứng đẻ ra phát triển ở môi trường ngời rồi mới vào cơ thể vật chủ phát triển hoặc phải qua vật chủ trung gian trước khi vào vật chủ cuối cùng. 3./ Cách phòng chống bệnh giun sán  Hạn chế mầm bệnh lan trong môi trường bằng cách xử lí phân bã, tiêu diệt vật chủ trung gian  Giữ vệ sinh ăn uống cho người và vật nuôi. Tảy giun sán thường xuyên theo định kì, khi phát hiện cơ thể có giun nên dùng thuốc tẩy ngay theo chỉ dẫn của thầy thuốc  Cát vòng phát triển của giun sán ở từng giai đoạn thích hợp  Khi cây trồng bị giun sán kí sinh, cần sử dụng thuốc để tiêu diêth và có biện pháp luân canh thích hợp. Câu 2: Trình bày các biện pháp chỉnh để phòng chống sâu bọ phá hại nông nghiệp. Phân tích ưu và nhược điểm của từng biện pháp * Các biện pháp và ưu, nhược điểm 1./ Biện pháp cơ học  Dùng sức người hoặc các dụng cụ đơn giản như bẩy đèn, dùng vợt để bắt bướm, lượt để lấy trứng, sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành  Biện pháp này đơn giản, ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả không cao, không diệt được nhanh nhiều sâu bọ. 2./ Biện pháp hóa học  Dùng chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất có nguồn gốc thảo mộc để diệt sâu, bọ phá hại  Biện pháp này diệt được nhiều sâu bọ trên diện rộng, nhanh; tuy nhiên khá tốn kém, gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái. 3./ Biện pháp sinh học  Dùng các sinh vật khác để tiêu diệt sâu bọ gây hại ( kiến diệt sâu cam, ong mắt đỏ diệt sâu đục thân, bọ rùa diệt rệp cây, )  Biện pháp này thường không gây ô nhiễm môi trường nhờ sự đấu tranh sinh học của các loài sinh vật trong tự nhiên. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ các đặc điểm sinh học của loài sinh vật sử dụng để có thể chủ động và có biện pháp xử lí thích hợp 4./ Biện pháp canh tác  Bao gồm những phương cách: chọn giống, xử lí hạt giống, chọn thời vụ thích hợp, cày bừa đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, luân canh,  Biện pháp này phòng chống sâu bọ rất tốt, không gây ô nhiễm môi trường nhưng đòi hopỉ người sử dụng phải có sự hiểu biết chuyên môn cao, vận dụng phù hợp các phương pháp trên. * Trong các biện pháp trên thì biện pháp sinh học và biện pháp canh tác không gây ô nhiễm môi trường, không làm mất cân bằng sinh thái nên được xem là thích hợp nhất trong tình hình hiện nay. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 6 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT Câu 3: Phân loại cá heo, dơi, ngựa. Nêu những đặc điểm chính cho thấy cấu tạo cơ thể từng loài đã có sự biến đổi để thcíh nghi với môi trường sống. 1./ Phân loại  Cá heo thuộc bộ cá voi, lớp thú, ngành động vật có xương sống  Dơi thuộc bộ dơi, lớp thú, ngành động vật có xương sống  Ngựa thuộc bộ guốc lẽ, lớp thú, ngành động vật có xương sống 2./ Đặc điểm thích nghi với môi trường sống Cá heo thích nghi với đời sống dưới nước: Cơ thể hình thoi, chi trước biến thành vây, lớp mỡ dưới da dày, phổi lớn có nhiều túi phổi Dơi thích nghi với đời sống bay lượn: chi trước biến thành cánh, xương mõ ác có mấu lưỡi hái làm chỗ bám cho cơ vận động cánh Ngựa thích nghi với việc chạy nhanh: tầm vóc cao, to, dễ phát hiện kẻ thù từ xa, chân chỉ còn 1 ngón to khỏe thích nghi với việc chạy nhanh 3./ Siêu âm  Cá heo phát ra siêu âm để bắt mồi và dùng siêu âm để liên lạc với nhau ( đây là tín hiệu để thông báo, kêu cứu, vui đùa, )  Dơi phát siêu âm giúp định hướng, nhận ra chướng ngại vật khi bay. Câu 4: Khi biết cá voi xanh dài đến 33m và năng khoảng 160 tấn, còn dơi thì có thể bay kiếm ăn trong bóng tối, một bạn học sinh cho rằng:  Cá voi là sinh vật lớn nhất thuộc lớp cá  Dơi là chim bay giỏi, mắt rất tinh thấy rõ trong đếm  Lí luận của học sinh này đúng hay sai? Giải thích. Đồng thời hãy nêu dẫn chứng cho thấy cơ thể các sinh vật trên có cấu tạo thích nghi với môi trường sống của chúng. Trả lời  Lý luận của học sinh trên là sai. Vì cá voi xanh và dơi đều thuộc lớp thú và có đặc điểm chung là: có hiện tượng thai sinh, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể ( chim có lông vũ), bộ răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa và răng hàm, tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt. 1./ Nhứng đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống day lượn là  Chi trước biến thành cánh, chi sau do yếu không tự cất cánh được từ mặt đất nên dơi nghỉ ngơi bằng cách dùng chi sau treo cơ thể vào các vật trên cao, khi bay chúng buông mình xuống và dùng cánh đẩy không khí để bay.  Bộ xương nhẹ, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho cơ vân vận động cánh. 2./ Những đặc điểm của cá voi xanh thích nghi với đời sống dưới nước  Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân, lông tiêu biến có tác dụng làm giảm lực cản của nước và giúp cơ thể rẽ nước dễ dàng khi bơi.  Chi trước biến thành vây, tác dụng như bơi chèo, chi sau tiêu biến hẳn làm giảm lực cản của nước, có vây đuôi nằm ngang khi sử động đẩy cơ thể về trước.  Lớp mỡ dưới da dày vừa làm giảm trọng lượng riêng vừa giữa thân nhiệt cơ thể  Phổi rất lớn và có nhiều phế nang giữ cơ thể lặn được lâu. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 7 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT Câu 5: Dơi có thể định hướng rất tốt trong đêm tối mà không cần ánh sáng; để giải thcíh điều này, có một số ý kiến cho rằng mắt dơi rất tinh, đặc biệt nhìn được trong đêm, theo em, sự thật thế nào?  Mắt dơi không tin, song tai rất thính. Ngoài những tiếng kêu thông thường, dơi còn phát ra những âm thanh với tầng số dao động rất cao từ 30.000 – 70.000 dao động/giây. Những âm thanh đó vượt khỏi ngưỡng thính giác của con người ( siêu âm). Âm thanh khi phát ra chạm vào chướng ngại vật trên đường bay, dội lại tai dơi khiến dơi có thể xác định được chính xác và tức thời vị trí vật thể và con mồi trong không gian. Vì thế, khi bay tai dơi luôn luôn cử động theo các hướng để thu nhận âm thanh phản hồi. Dơi bay rất nhanh với đường bay thoăn thoát linh hoạt để bắt mồi trong đếm tối. Câu 6: Qua những hình thức sinh sản của các lớp động vật có xương sống, phân tích để thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao. 1./ Lớp cá  Thụ tinh ngoài, trong nước. Tỉ lệ thụ tinh thấp, chịu ảnh hưởng của môi trường. Trứng thụ tinh cũng chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài, quá trình phát triển gặp rất nhiều bất lơi ( nhiệt độ, nước, động vật khác, ), tỉ lệ hao hụt cao → tỉ lệ sinh con ra so với lượng trứng ban đầu rất thấp 2./ Lớp ếch nhái  Vẫn còn thụ tinh ngoài nhưng có hiện tượng “ ghép đôi” nên tỉ lệ thụ tinh khá hơn. Tuy vậy sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường ngoài nên tỉ lệ → sinh vật trưởng thành vẫn còn rất thấp. 3./ Lớp bò sát  Thụ tinh trong, tỉ lệ trứng được thụ tinh được đảm bảo, trứng thụ tinh có vỏ đá vôi che chở cho phôi. Tuy nhiên, trứng thụ tinh phát triển ở môi trường ngoài nên cũng gặp rất nhiều bất lợi ( kẻ thù) → tỉ lệ thụ tinh và phát triển đến lớn cũng còn hạn chế. 4./ Lớp chim  Thụ tinh trong, tỉ lệ trứng được thụ tinh được đảm bảo. Trứng thụ tinh có vỏ đá vôi che chở; có hiện tượng áp trứng; nhờ vậy sự phát triển của phôi được tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn hao hụt do trứng phát triển ở môi trường ngoài 4./ Lớp thú  Sự sinh sản đã hoàn chỉnh hơn các lớp trước. Có sự thụ tinh trong; trứng phát triển trong cơ thể mẹ có sự an toàn và thuận lợi hơn môi trường ngoài. Đẻ con và nuôi con bằng sữa, trứng thụ tinh và phát triển thành sinh vật trưởng thành rất cao Câu 7: Tìm những đặc điểm để phân biệt giữa động vật với thực vật  Động vật phân biệt với thực vật nhờ đặc điểm sau: - Dinh dưỡng là dị dưỡng, cơ thể có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và các giác quan - Động vật được chia thành động vật không xương sống và động vật có xương sống Câu 8: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? kẻ và điền vào bảng sau: tên thiên địch được sử dụng và sinh vật gây hại tương ứng? Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch - Sử dụng thiên địch trực tiếp để tiêu diệt sinh vật gây hại - Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại Trả lời TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 8 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT  Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng những thiên địch gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại. Sử dụng đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên đấu tranh sinh học cũng có những hạn chế cần được khắc phục Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch - Sử dụng thiên địch trực tiếp để tiêu diệt sinh vật gây hại - Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian - Ấu trúng sâu bọ - Sâu bọ - Chuột - Gia cầm - Cá cờ - Chim sẽ, thằn lằn - Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu - Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại - Trứng sâu xám - Cây xương rồng - Ong mắt đỏ - Loài bướm đêm nhập từ Achentina - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại - Thỏ - Vi khuẩn myôma và vi khuẩn calixi Câu 9: Phân tích cho thấy do đâu chuột có tác hại ghê gớm đối với con người. Nêu các biện pháp phòng trừ chính và những ưu điểm, hạn chế của từng biện pháp. Chuột có tác hại ghê gớm vì:  Là động vật trung gian truyền bệnh  Sinh sản nhiều con trong lứa và nhiều lứa trong năm  Là động vật gặm nhấm với đặc điểm răng của chúng cứ dài ra liên tục. Vì thế, chúng luôn gặm nhắm để răng mòn đi, ngay cả khi không đói cũng vẫn nhai thức ăn. * Các biện pháp phòng trừ chính 1./ Biện pháp cơ học  Dùng sức người hoặc các dụng cụ đơn giản như bẩy chuột.  Biện pháp này đơn giản, ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả không cao, không diệt được nhanh nhiều chuột 2./ Biện pháp hóa học  Dùng chất hóa học như thuốc diệt chuột, hóa chất diệt chuột chất có nguồn gốc thảo mộc để diệt chuột  Biện pháp này diệt được rất nhiều chuột trên diện rộng, nhanh; tuy nhiên khá tốn kém, gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái. 3./ Biện pháp sinh học  Nhờ đấu tranh sinh học của các sinh vật trong tự nhiên, sử dụng thiên địch để diệt chuột như mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, để diệt chuột  Biện pháp này thường không gây ô nhiễm môi trường, có hiệu quả. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ các đặc điểm sinh học của loài sinh vật sử dụng để có thể chủ động và có biện pháp xử lí thích hợp Câu 10: Hãy trình bày các kiểu biến thái chính của sâu bọ Cho ví dụ mnh họa Trả lời Ở sâu bọ có 2 kiểu biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn  Biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn: trứng → sâu non → nhộng → sâu trưởng thành ( đoạn sâu non phá hại mạnh nhất). Ví dụ: biến thái của sâu đục thân bướm 2 chấm  Biến thái không hoàn toàn qua 3 giai đoạn: trứng → sâu non → sâu trưởng thành ( sâu trưởng thành phá hại mạnh nhất). Ví dụ: biến thái của châu chấu TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 9 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT Câu 11: Nêu sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống qua cấu tạo ngoài và qua hệ hô hấp của các lớp động vật có xương sống theo chiều hướng tiến hóa mà đỉnh cao là người. Câu 12: Trình bày bằng hình vẽ ( có chú thích) sơ đồ cấu tạo não thằn lằn và não chim. Từ đó phân tích cho thấy những điểm tiến hóa ( 4.0 điểm) Câu 13: Vẽ và chú thích đầy đủ hệ tuần hoàn của Chim ( 3.0 điểm) TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 10 [...]...GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 11 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT ÔN TẬP SINH HỌC 8 Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể 1./ Hệ vận động  Bao gồm xương và cơ, có chức năng nâng đỡ, bảo vệ và vận động cơ thể 2./ Hệ tiêu hóa  Thành phần ống tiêu hóa ( miệng, thực quản,... giới tính của cơ thể, thì sự hình thành và phân hóa giới tính còn chịu tác động bởi hooc môn sinh dục và các điều kiện của môi trường ngoài a./ Về tác động của hooc môn sinh dục: Nếu tác động hooc môn sinh dục vào giai đoạn sớm của quá trình pphát triển của cơ thể, có thể làm thay đổi giới tính mặc dù không làm thay đổi NST giới tính Chẳng hạn tác động hooc môn sinh dục mêtyltestôstêrôn vào cá vàng... nhận, rồi sau đó nhờ cơ chế phân bào mà ADN tái tổ hợp được nhân lên và chỉ hay tổng hợp loại prôtêin được mã hóa bởi gen được ghép vào Câu 21: Công nghệ sinh học là gì? Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống 1./ Khái niệm công nghệ sinh học  Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ cho con... phomat Câu 18: Trình bày cơ sở khoa học của các biện pháp sinh đẻ có kế họch Khi chưa muốn có con thì phải  Ngăn cản trứng chín và rụng  Tránh không co tinh trùng gặp trứng  Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh a./ Biện pháp ngăn trứng chín và rụng  Dùng thuốc ức chế sự bài tiết hooc môn gây chín và rụng trứng của tuyến yên TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 18 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT b./... Nguyên nhân mỏi cơ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 13 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT  Do tế bào thần kinh điều khiển cơ bị giảm khả năng hoạt động sau 1 đợt điều khiển co cơ rút kéo dài  Các chất dinh dưỡng chứa trong cơ do huy động để phân giải năng lượng co cơ nên dần dần giảm sút Bên cạnh đó, một số chất thải từ quá trình phân giải trên như axit lactic, CO 2 ứ đọng lại trong cơ gây mỏi cơ 3./ Biện... phân bố vào các cơ quan của cơ thể hay để tiếp xúc với các tua ngắn của 1 nơron khác 2./ Tính chất Cảm ứng: bị kích thích, nơron trả lời lại bằng cách sinh ra các xung thần kinh Dẫn truyền: là khả năng lan truyền các xung thần kinh trong sợi dẫn thần kinh; vận tốc các xung thần kinh của các động vật rất lớn TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 21 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT ÔN TẬP SINH HỌC 9 PHẦN I CÁC... thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân  Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể b./ Khác nhau TẾ BÀO NGƯỜI TẾ BÀO TV Màng tế bào Chỉ có màng sinh chất Có màng sinh chất và vách xenlulôzơ Chất tế bào Không có lục lạp Thường có lục lạp Có trung thể Không có trung thể 2./ Ý nghĩa của điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH... hoạt động của các cơ quan và cơ thể 6./ Hệ sinh dục  Gồm tuyến sinh dục và đường sinh dục, có chức năng sinh sản và duy trì nồi giống Câu 2: Thành phần hóa học của xương người như thế nào? Hãy giải thích vì sao trẻ con khi bị ngã ít bị vỡ, gãy xương so với người lớn tuổi? 1./ Thành phần hóa học của xương  Xương người có 2 thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ a./ Chất hữu cơ  Còn gọi là... đến gây ảnh hưởng trên các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất của các cơ quan và cơ thể 2./ Những đặc tính của Hoocmôn  Mỗi 1 hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lí nhất định Thí dụ Insulin do tuyến tụy tiết ra làm tăng cường quá trình biến đổi glucô thành glycôgen dự trữ trong gan, gây hạ đường huyết;  Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần lượng nhỏ cũng có tác... trời lạnh cơ thể run b./ Ý nghĩa TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 17 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT  Phản xạ giúp cơ thể đáp ứng có hiệu quả với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, tạo khả năng thcíh nghi của cơ thể với các điều kiện sống 2./ So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện a./ Giống nhau  Đều được xây dựng trên cơ sở của thần kinh và giác quan  Đều . TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 10 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 11 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT ÔN TẬP SINH HỌC 8 Câu 1: Nêu cấu. diệt sinh vật gây hại Trả lời TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 8 GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT  Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng những thiên địch gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh. màng sinh chất Có màng sinh chất và vách xenlulôzơ Chất tế bào Không có lục lạp Thường có lục lạp Có trung thể Không có trung thể Câu 9: Một HS sinh A đã làm thí nghiệm như sau: TRƯỜNG TRUNG HỌC

Ngày đăng: 30/01/2015, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan