2.2.2.1. Các mặt hàng chủ yếu Trung Quốc xuất khẩu sang Châu Phi
Châu Phi còn là thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu sang Châu Phi cũng nhận được nhiều sự ưu, góp phần giúp Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất ở châu lu ̣c này . Trong các năm qua, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi ngày càng được cải thiện. Kim ngạch thương mại Trung Quốc Châu Phi tăng từ 1 tỉ USD năm 1999 lên 40 tỉ USD năm 2005 và tăng lên 166 tỷ USD năm 2011.
48
Xuất khẩu của Trung Quốc đến Châu Phi chủ yếu bao gồm các sản phẩm công nghiệp nhẹ, sản phẩm dệt may, quần áo, các sản phẩm điện tử và các mặt hàng tiêu dùng. Căn cứ vào mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Phi, có thể nhận định mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc đến Châu Phi sẽ có phần chậm lại trong thời gian tới. Một yếu tố có liên quan khác là việc đồng nhân dân tệ tăng giá theo đồng đô la Mỹ và điều này có thể dẫn đến một số bất lợi về giá đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, tuy nhiên các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng được lợi từ việc giá các nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh. Theo nhận định của các nhà phân tích, thương mại hai chiều tổng thể Trung Quốc – Châu Phi trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức tăng này sẽ không đạt cao như trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008.
2.2.2.2. Các mặt hàng chủ yếu Trung Quốc nhập khẩu từ Châu Phi
Từ năm 2000 trở lại đây, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên tăng trung bình 32% hằng năm. Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 0% đối với lượng hàng hoá lớn nhập khẩu từ 28 quốc gia kém phát triển tại châu lục này.
Các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quố c từ Châu Phi bao gồm d ầu thô , khoáng sản, gỗ, kim loa ̣i, đá quý, quă ̣ng sắt,….
Nhà tư vấn về kinh tế Châu Phi tại WB, Harry G.Broadman nói, thị trường Trung Quốc đang tác động tích cực tới kinh tế các nước Châu Phi. Ông cho rằng việc gia tăng hoạt động thương mại Trung Quốc- Châu Phi và sự đầu tư bền vững của Trung Quốc vào Châu Phi đang thúc đẩy hội nhập của kinh tế Châu Phi với kinh tế thế giới.
Kể từ năm 2000, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng hơn 6.000 km đường cao tốc, 3.000 km đường sắt và 8 nhà máy điện quy mô vừa và lớn. Chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai bên.
Theo ông Wang, tốc độ tăng trưởng hàng năm kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Châu Phi vẫn đạt hơn 30% kể từ năm 2000 với kim ngạch
49
thương mại song phương đạt 73,3 tỷ USD năm 2007 và đạt 166 tỷ USD trong năm 2011. Hợp tác thương mại Trung Quốc-Châu Phi có tính bổ sung cao vì Châu Phi là một vùng đất có dân số lớn, giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển lớn.
Ngoài các lĩnh vực truyền thống như thương mại và cơ khí, phạm vi của các dự án đầu tư cũng đã mở rộng sang nông nghiệp, du lịch, năng lượng và chữa bệnh. Chính sách và môi trường pháp lý để các doanh nghiệp Trung Quốc và Châu Phi thực hiện hợp tác đầu tư liên tục được cải thiện. Hiện Trung Quốc đã ký Hiệp định cải thiện và bảo hộ đầu tư song phương với 29 nước Châu Phi và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế.
Ông Wang cho biết hiện nhiều nước Châu Phi đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư và họ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi mà các doanh nghiệp Trung Quốc có ý định thăm dò thị trường Châu Phi muốn biết.
Quỹ CAD là một trong 8 biện pháp hợp tác thực tế Trung Quốc-Châu Phi được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi hồi tháng 11/2006.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng xuất nhập khẩu cao chủ yếu do biến động kinh tế tại Châu Phi và nhu cầu về nguồn tài nguyên khổng lồ của Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2008, có 19 quốc gia Châu Phi đạt kim ngạch thương mại 500 triệu USD trở lên với Trung Quốc, tăng 14% so với một năm trước đó.
Xét về tốc độ tăng trưởng, thương mại Trung Quốc - Châu Phi đã đạt tốc độ tăng ấn tượng trong 2 năm 2007 và 2008. Thương mại hai chiều năm 2007 tăng 32% so với năm 2006 và con số này vào năm 2008 tăng 50% so với năm 2007.
Cuộc khủng hoảng tài chính tác động lớn đến thương mại quốc tế, tuy nhiên thương mại Trung Quốc – Châu Phi có vẻ như không bị ảnh hưởng vì nó có xu hướng tập trung vào dầu lửa, khoáng sản, gỗ, cotton, sắt, các sản phẩm thép, kim cương, feromangan, đồng và thuốc lá. Nhu cầu đối với các mặt hàng này là tương đối ổn định ở Trung Quốc.
50
2.2.3. Các thị trƣờng lớn của Trung Quốc ở Châu Phi
Các số liệu thống kê thương mại cho thấy, phần lớn mức tăng trong giá trị thương mại Trung Quốc – Châu Phi chủ yếu tập trung vào một số nước. Năm 2011, thương ma ̣i giữa Trung Quốc với Nam Phi chiếm gần 30% tổng giá tri ̣ thương ma ̣i 2 chiều Trung Quốc – Châu Phi. Cho đến hiện nay, Nam Phi là đối tác thương ma ̣i lớn nhất của Trung Quốc ta ̣i Châu Phi.
Dưới đây là biểu đồ 9 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại Châu Phi:
Biểu đồ trên đây cho thấy, mặc dù có sự tăng mạnh trong trao đổi thương mại hai chiều tổng thể, thương mại của Trung Quốc với 9 đối tác lớn nhất của Châu Phi là tương đối ổn định từ năm 2010 đến nay
51
Xét theo mức xuất khẩu từ Châu Phi đến Trung Quốc trong giai đoạn 2006 - 2008, thứ tự các đối tác thương mại chủ yếu của của Trung Quốc tại Châu Phi được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. 10 đối tác lớn của Châu Phi xuất khẩu đến Trung Quốc giai đoa ̣n 2006-2008
STT 2006 2007 2008
1 Ănggôla Ănggôla Ănggôla
2 Nam Phi Nam Phi Nam Phi
3
Công-gô
Brazzaville Sudan Sudan
4 Ghinea Xích đạo Công-gô Brazzaville Công-gô Brazzaville 5 Sudan Ghinea Xích đạo Lybia 6 Lybia Lybia Ghinea Xích đạo
7 Gabon Algeria Gabon
8 Mauritania Gabon CHDC Công-gô
9 CHDC Công-gô Mauritania Mauritania
10 Ma-rốc Nigeria Algeria
Xuất khẩu của 5 đối tác lớn nhất/tổng giá trị xuất khẩu của châu lục
77% 78% 79%
Xuất khẩu của 10 đối tác lớn nhất/tổng giá trị xuất khẩu của châu lục
90% 91% 93%
52
Theo bảng này, thứ tự 10 đối tác Châu Phi lớn nhất theo giá trị xuất khẩu đến Trung Quốc là tương đối ổn định trong giai đoạn 2006 – 2008. Năm 2008 giá trị xuất khẩu của 5 đối tác lớn nhất chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ Châu Phi đến Trung Quốc.
*Các đối tác chủ yếu theo giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc
Xét theo mức nhập khẩu từ Trung Quốc vào Châu Phi trong giai đoạn 2006 - 2008, thứ tự các đối tác thương mại chủ yếu của của Trung Quốc tại Châu Phi được thể hiện trong bảng dưới đây:
53
Bảng 2.3. 10 nƣớc đối tác lớn của Châu Phi nhâ ̣p khẩu tƣ̀ Trung Quốc giai đoa ̣n 2006-2008
STT 2006 2007 2008
1 Nam Phi Nam Phi Nam Phi
2 Ai Cập Ai Cập Nigeria
3 Nigeria Nigeria Ai Cập
4 Algeria Algeria Algeria
5 Ma-rốc Ănggôla Ănggôla
6 Bê-nanh Bê-nanh Ma-rốc
7 Xuđăng Xuđăng Bê-nanh
8 Ănggôla Togo Sudan
9 Ghana Ănggôla Ghana
10 Libya Ghana Libya
Xuất khẩu của TQ đến 5 đối tác lớn nhất/tổng giá trị xuất khẩu đến châu lục
57% 55% 55%
Xuất khẩu của TQ đến10 đối tác lớn nhất/tổng giá trị xuất khẩu đến châu lục
76% 75% 75%
54
Như vậy, trong giai đoạn 2006 – 2008, các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Trung Quốc tại Châu Phi là Nam Phi, Ai cập, Nigeria và Algeria. Ngoài ra, Ănggôla cũng đang trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc tại Châu Phi. Xuất khẩu của Trung Quốc đến 5 đối tác lớn nhất chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đến toàn châu lục.
Qua các số liệu được thống kê trên đây, có thể rút ra một số đặc điểm chính về thương mại Trung Quốc – Châu Phi thời gian gần đây như sau:
- Mặc dù giá trị thương mại Trung Quốc – Châu Phi tăng gấp đôi từ năm 2006 đến 2008, nhưng không có sự thay đổi lớn về tầm quan trọng của mỗi nước trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại Châu Phi. Nam Phi và Ănggôla vẫn là những đối tác thương mại quan trọng nhất. Xuđăng đã trở thành một nguồn nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc tại Châu Phi và Ai Cập vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng từ Châu Phi sang Trung Quốc.
55
- Các nước xuất khẩu lớn từ Châu Phi sang Trung Quốc trong năm 2006 vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ yếu trong năm 2008. Các nước này chiếm 93% tổng giá trị xuất khẩu từ Châu Phi đến Trung Quốc trong năm 2008.
- Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu từ Châu Phi đến Trung Quốc tăng 110% trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2008, nhưng 16 nước lại có giá trị xuất khẩu giảm. Các nước này bao gồm: Uganda, Mauritius, Tanzania, Eretrea, Mali, Bờ Biển Ngà, Ethiopia, Senegal, Swaziland, Gambia, Djibouti, Burkina Faso, CH Sát, Burundi, Niger và Somalia.
- 4 nước có giá trị xuất khẩu không tăng trên thực tế, bao gồm: Cape Verde, Comoros, SaoTome & Principe và Sierra Leone.
- 15 nước có giá trị xuất khẩu tăng, nhưng thấp hơn mức tăng chung của toàn châu lục. Trong số này có Kenya, Ghana và Mozambique.
- 16 nước có giá trị xuất khẩu tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng trung bình của châu lục, trong đó có CHDC Công-gô, Xuđăng, Malawi và Zambia. Phần lớn các nước này đều là các nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng.
2.3. Đánh giá chung thực trạng quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi
2.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc
Thương mại giữa Châu Phi và Trung Quốc hiện ở mức 166 tỉ đô la Mỹ và kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Theo giới quan sát, hoạt động thương mại Trung - Phi chủ yếu xoay quanh việc Trung Quốc nhập khẩu khoáng sản Châu Phi, từ dầu mỏ của Ănggôla, Xuđăng đến quặng đồng Công-gô, bauxite của Guinea và xuất khẩu sang Châu Phi hàng tiêu dùng giá rẻ.
Nhưng Châu Phi có khả năng trở thành thị trường tiêu thụ không thua kém Ấn Độ - được coi là thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn nhất trong tương lai. Theo tuần báo Time số ra ngày 16/11/2008, tính gộp tất cả các nước, kinh tế Châu Phi có mức tăng trưởng tương đương Ấn Độ, khoảng 6-7% trong thập niên qua, và khoảng 3 - 4% trong năm nay. Mức thu nhập bình quân đầu người của Châu Phi tương
56
đương với Ấn Độ và cũng như Ấn Độ, dân số Châu Phi tăng lên khá nhanh, sẽ bắt kịp Trung Quốc trong vài năm tới.
Theo nhà kinh tế Vijay Mahajan, tác giả cuốn “Châu Phi đang nổi lên” (Africa Rising), ở Châu Phi có từ 50 đến 150 triệu người thuộc lớp “tinh hoa kinh tế”, có sức mua tương đương với tầng lớp trung lưu ở phương Tây; có 350-500 triệu người có sức mua tương đương người Trung Quốc hoặc người Ấn Độ, là nhóm khách hàng mà các công ty phương Tây đang ra sức lôi kéo. Những người Châu Phi này có việc làm ổn định, muốn uống Coca-Cola, dùng điện thoại di động, khao khát mua xe hơi hoặc xe gắn máy…
Phương Tây thường tập trung chú ý vào một nửa Châu Phi đang sống dưới ngưỡng nghèo đói và tiến hành nhiều chương trình nhân đạo từ thiện; Trung Quốc thì nhìn vào nửa Châu Phi còn lại – những người sẽ mua quần áo, giày dép, xe máy, hàng điện tử của Trung Quốc. Thông qua các ngân hàng quốc doanh và các tập đoàn xuất khẩu, Bộ Thương mại Trung Quốc cung cấp tín dụng ưu đãi, tài trợ xuất khẩu và miễn giảm thuế cho các công ty quốc doanh nước này xây dựng cơ sở kinh doanh tại Châu Phi. Bên cạnh các tập đoàn xây dựng và khai khoáng, các công ty bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc ở Châu Phi cũng nhận được nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích của nhà nước.
Cùng với dầu lửa, nguyên liệu phóng xạ, than đá cũng là ưu tiên của ngoại giao năng lượng Trung Quốc ở Châu Phi đặc biệt là Nam Phi. Hiện Nam Phi đang chiếm đến 25% GDP của toàn Châu Phi nam Sahara đồng thời cũng là đối tác thương mại Châu Phi hàng đầu của Trung Quốc, chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại giữa Châu Phi và Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc luôn khẳng định rằng Châu Phi đang là một thị trường hết sức tiềm năng của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt khi mà mối quan hệ giữa hai phía đã dần được đưa vào những khuôn khổ chính thức như Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi tại Bắc Kinh năm 2000, tại Addis Abeba năm
57
2003 và mới đây, năm 2012 một Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Phi đã được tổ chức tại Trung Quốc.
Quan hệ thương mại giữa hai bên còn càng được thúc đẩy khi mà giữa Trung Quốc và Châu Phi không có sự ám ảnh của bóng ma quá khứ. Viện trợ của Trung Quốc cho Châu Phi thường không kèm theo các điều kiện mà các nước phương Tây thường áp đặt. Chính vì vậy, chương trình tài trợ 3 tỷ USD với lãi suất 0% đã được loan báo, nằm trong khoản tài chính 5 tỷ USD mà Trung Quốc đã cam kết trong Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Phi đầu tiên năm 2006 đã được các nước Châu Phi nhiệt tình chào đón.
Sau hai thập kỷ tạm lắng mối quan hệ với Châu Phi, Trung Quốc chính thức khởi động lại mối quan hệ hợp tác với các nước Châu Phi kể từ năm 2000. Nhân tố chính thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Trung Quốc – Châu Phi phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây là:
Thứ nhất, đối với Trung Quốc, Châu Phi là một khu vực giàu tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và tài nguyên khai khoáng. Hiện nay, Trung Quốc đang phải nhập khẩu tới 70% lượng dầu lửa cần thiết cho phát triển kinh tế và phần lớn trong số này đến từ khu vực Trung Đông bất ổn và đang nằm trong sự kiểm soát của Mỹ. Năm 2010 lượng dầu thô sử dụng thực tế của Trung Quốc là 8,4 triệu thùng/ngày. Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, đến năm 2025 mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ là 12,8 triệu thùng/ngày trong đó hơn 9 triệu thùng sẽ phải nhập khẩu. Trung Quốc chiếm 2/5 lượng tiêu thụ dầu lửa gia tăng trong hai năm 2006- 2007 trên toàn thế giới và chính sự gia tăng này đã là một trong những nguyên nhân chính khiến giá dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, Châu Phi hứa hẹn sẽ là một nguồn cung cấp dầu lửa ổn định và chưa bị các nước lớn khác độc chiếm. Với năng lực sản xuất hiê ̣n ta ̣i, Châu Phi đang đáp ứng 30% nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc. Những nước như Xu Đăng, Ăngôla, Nigeria, Ghinê Xích đạo, Xaotômê & Principê, Côngô, Gabông, Mali, Môritani, Namibia, Môdămbich… sẽ là những đối tác tiềm năng của Trung Quốc trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
58
Ngoài dầu lửa, Trung Quốc còn có nhu cầu rất lớn về các khoáng sản quý hiếm nhưng rất dồi dào ở Châu Phi như đồng, than đá, các nguyên liệu phóng xạ cho công nghiệp hạt nhân. Hơn thế nữa, sự thay đổi tích cực của Châu Phi trong