Châu Phi giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Châu Phi có tầm quan trọng về mặt địa chính trị, là thị trường nhiều tiềm năng chưa được khai thác, có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ngày càng có nhiều công ty của Trung Quốc muốn xâm nhập, mở rộng thị trường Châu Phi và khai thác các nguồn lực của thị trường này.
Trước nhu cầu ngày càng cao đối với nhôm, đồng, nickel, quặng sắt và dầu khí, chính phủ Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng ở một loạt nước Châu Phi. Tập đoàn China Inc đã đầu tư hàng tỷ USD tại Châu Phi và bắt đầu thu lợi nhuận lớn. Thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã đạt mức 166 tỷ USD trong năm 2011. Số lượng nước Châu Phi có quan hệ thương mại đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD với Trung Quốc đã tăng từ 14 nước năm 2007 lên 20 nước năm 2008. Trong khi đó, Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa, trong đó có đồ điện gia dụng, hàng dệt may, và thiết bị quân sự sang Châu Phi. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Châu Phi ngày càng được mở rộng. Tính đến nay , đã có tới hơn 2000 công ty của Trung Quốc có mặt tại hầu khắp các quốc gia Châu Phi.
Trung Quốc xuất khẩu hàng hoá trị giá 23 triệu USD sang Châu Phi, tăng 40% trong khi nhập khẩu 30 triệu USD, tăng 92%. Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước cao hơn 85%.
Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi ngày càng mật thiết. Về kinh tế mậu dịch, trước sự thúc đẩy của Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Trung – Phi, từ năm 2007 đến nay, hợp tác kinh tế mậu dịch Trung – Phi phát triển nhanh chóng.
Từ đầu thập kỉ 90, nhất là từ năm 1992 đến nay, Châu Phi đã có nhiều biến chuyển quan trọng về chính trị và kinh tế. Một mặt những thành quả trên toàn cầu
45
đã làm giảm bớt khó khăn cho một số quốc gia Châu Phi, đặc biệt là những nước có xung đột hoặc khủng hoảng xã hội, mặt khác các lãnh tụ Châu Phi đã và đang đi dần đến quan điểm rõ ràng về cải cách kinh tế và mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy kinh tế Châu Phi phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á cũng đang mở cánh cửa vận hội cho Châu Phi. Tuy không ai hy vọng một nước nào đó ở Châu Phi có thể ganh đua với thành công quá khứ của các con hổ châu Á, nhưng những thành tựu mà các nước Châu Phi giành được sau chiến tranh lạnh đã làm cho người ta thay đổi quan niệm về lục địa này, nhất là các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc. Rõ ràng mọi người bắt đầu nhận thấy Châu Phi hoàn toàn không phải là trường hợp tuyệt vọng như lâu nay vẫn tưởng. Trung Quốc thì cho rằng “Châu Phi đã vượt qua thời kỳ hỗn loạn chính trị và phần lớn các nước đã có vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới” và muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Châu Phi khi bước vào thế kỷ 21. Tạp chí “Thế giới tri thức” của Trung Quốc số 11 năm 1998 cũng ví Châu Phi là “vùng đất trinh nữ cuối cùng” trên thế giới chưa được khai phá, và kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc phải nắm bắt thời cơ tiến vào Châu Phi.
Để chọn cho mình một đường đi riêng, Trung Quốc áp dụng cách nhìn nhận về Châu Phi khác với các nước châu Âu. Trung Quốc cố gắng tách biệt các vấn đề chính trị với các vấn đề thương mại. Về mặt chính trị và ngoại giao, trước các vấn đề nhạy cảm của các nước Châu Phi, Trung Quốc giữ thái độ không can thiệp vào công việc nội bộ, điều này khác hẳn với các nước phương tây. Vì vậy, Trung Quốc giành được sự tin cậy và tinh thần hợp tác của các nước Châu Phi. Trước những chỉ trích từ các nước phương tây, Trung Quốc cũng đã nỗ lực chứng tỏ mục tiêu của Trung Quốc không phải chỉ là nhằm vào các nguồn lực của Châu Phi. Chuyến thăm của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới 4 nước Châu Phi (Mali, Senegal, Tanzania, Mauritius) tháng 2/2009 cũng chứng tỏ rằng quan tâm của Trung Quốc tới Châu Phi không chỉ giới hạn ở mục tiêu kinh tế và tài nguyên, vì 4 nước này vốn không nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên.
46
Trong những năm qua, nhà đầu tư Trung Quốc đã rút ra một số bài học về kinh doanh tại Châu Phi. Nhiều công ty Trung Quốc rút ra rằng việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về các cơ hội và mục tiêu đầu tư là cực kỳ quan trọng. Họ ngày càng quen với việc sử dụng dịch vụ tư vấn trước khi tiến hành đầu tư. Hơn 80% nhà đầu tư Trung Quốc tại Châu Phi là công ty tư nhân. Một mô hình đầu tư nổi bật của nhũng công ty này là bắt đầu từ lĩnh vực thương mại. Ví dụ, một công ty tư nhân ở Thượng Hải bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực khai khoáng tại Châu Phi bằng việc thu mua và buôn quặng đồng ở DRC và Zambia. Đến nay công ty này đã mở 4 công ty khác tại DRC và bắt đầu hoạt động khai thác mỏ. Theo ước tính, công ty này đã đầu tư tới 100 triệu USD tại DRC.
Việc đổi dự án cơ sở hạ tầng lấy hợp đồng nguyên liệu thô cũng là một chính sách chiến lược của Trung Quốc. Tháng 9/2007, Trung Quốc ký một thoả thuận cho Cônggô DRC vay 5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng. Đổi lại, Trung Quốc sẽ có quyền khai thác một số nguồn tài nguyên khổng lồ của Cônggô DRC, bao gồm gỗ, côban và đồng. Một khoản vay tương tự dành cho Ănggôla cũng dẫn đến việc Ănggôla trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc và các công ty nhà nước của Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để hỗ trợ đầu tư của Trung Quốc tại Châu Phi, thể hiện ở 5 nội dung:
- Các chuyến viếng thăm cấp cao
- Các chính sách và biện pháp ưu đãi cho các nước Châu Phi - Viện trợ kinh tế cho Châu Phi
- Hỗ trợ tài chính
- Gây ảnh hưởng về văn hoá
Một số ví dụ cụ thể có thể kể đến như việc Chủ tịch nước, Thủ tướng và ngoại trưởng thường xuyên thăm Châu Phi (từ năm 2004 tới nay, chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm các nước Châu Phi qua 7 lần tới Châu Phi, hứa hẹn tăng viện trợ cho Châu Phi, giảm thuế và tăng cường quan hệ thương mại đầu tư với Châu Phi); huỷ
47
khoản nợ của 33 nước Châu Phi, cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng trăm sản phẩm hàng hoá từ 32 nước kém phát triển nhất Châu Phi, thiết lập Quỹ Phát triển Trung Quốc-Châu Phi để hổ trợ tài chính (đến cuối năm 2008, quỹ này đã đầu tư 40 triệu USD để hỗ trợ cho 20 dự án đầu tư tổng trị giá 2 tỷ USD tại Châu Phi).
Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước Châu Phi không đủ vốn đầu tư xây dựng, điều này làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế giảm chi phí đầu tư vào khu vực này. Tháng 9/2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành "Điều lệ quản lý dự án bao thầu nước ngoài", nhằm kiện toàn hệ thống pháp lý dự án bao thầu nước ngoài, tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy sự phát triển công bằng các nghiệp vụ liên quan.
Về lĩnh vực ngoại thương, từ năm 2005, Trung Quốc bắt đầu dành thuế suất 0% cho một số sản phẩm của các nước kém phát triển nhất tại Châu Phi. Hiện nay những sản phẩm được hưởng thuế suất 0% đã tăng lên nhiều. Từ cuối tháng 6/2009, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm được hưởng thuế ưu đãi này của Trung Quốc đạt 890 triệu USD.
Đến cuối tháng 6 năm 2008, đã có 53 dự án của các nước Châu Phi được chính phủ Trung Quốc cung cấp khoản cho vay ưu đãi và tín dụng ưu đãi xuất khẩu. Ngoài ra, Quỹ phát triển Trung Quốc - Châu Phi đã đầu tư gần 400 triệu USD và các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã đầu tư 2 tỷ USD cho các dự án liên doanh giữa hai bên.