Các hiệp định ký kết giữa Trung Quốc – Châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc-Châu Phi và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 44)

Diễn đàn hợp tác Trung-Phi và việc theo dõi thực hiện

Diễn đàn về Hợp tác Trung-Phi (FCSA) được thành lập năm 2000 đã trở thành một cơ chế đối thoại tập thể và hợp tác đa phương hiệu quả đối với các hai Bên, đồng thời tạo khuôn khổ cơ bản và là nền tảng của quan hệ đối tác Trung-Phi kiểu mới, dựa trên sự bình đẳng, cùng có lợi.

39

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi, Hội nghị Bộ trưởng năm 2000 đã được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 10 năm 2000. Các Bộ trưởng từ Trung Quốc và 44 nước Châu Phi đã trao đổi quan điểm và cùng nhận thấy tính cấp bách của mối quan hệ sôi nổi, mới mẻ giữa Châu Phi và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các Bộ trưởng cam kết sẽ tham gia hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong xã hội và phát triển kinh tế trên nền tảng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau với mục tiêu đổi mới, phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác Trung Quốc – Châu Phi trong thế kỷ XXI.

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc Châu Phi lần thứ 4 đã khai mạc vào ngày 8 và 9/11 tại thành phố Samr El Sheikh, Ai Cập. Đây là dịp để các bên điểm lại các cam kết hợp tác đưa ra tại Bắc Kinh năm 2006 và thảo luận các biện pháp thúc đẩy mối quan hệ chiến lược này.

Từ Diễn đàn hợp tác lần thứ nhất được tổ chức năm 2000 đến nay, mối quan hệ chiến lược Trung Quốc- Châu Phi đã có những phát triển lớn mạnh, đặc biệt trong trao đổi thương mại, đầu tư, hợp tác văn hoá… Rất nhiều câu hỏi được đưa ra như: Lý do và mục đích mà Trung Quốc quan tâm tới Châu Phi? Các nguyên tắc quan hệ Trung Quốc- Châu Phi? Chiến lược của Trung Quốc trong việc thực hiện các mục tiêu của mình ở châu lục đen?

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chính sách hướng về Châu Phi và đã xây dựng quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước ở châu lục này, đặt Đại sứ quán tại 49/54 nước.

Mối quan hệ này ngày càng được củng cố, phát triển và nâng lên mức quan hệ chiến lược. Hai bên đã tổ chức Diễn đàn hợp tác Trung Quốc- Châu Phi năm 2000 tại Bắc Kinh. Đây là nền tảng của mối quan hệ hai bên, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, chính trị và cả quân sự mà hai bên cùng quan tâm. Diễn đàn cấp cao Trung Quốc - Châu Phi diễn ra 3 năm một lần luân phiên giữa Trung Quốc và một nước Châu Phi nhằm đánh giá lại các cam kết hợp tác và đề ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ chiến lược.

40

Trung Quốc rất coi trọng vai trò tích cực của FCSA trong việc tăng cường tham vấn chính trị và hợp tác thực sự giữa hai Bên. Trung Quốc làm việc với các nước Châu Phi để thực hiện hiệu quả Tuyên bố Bắc Kinh, Chương trình Hợp tác Trung-Phi về phát triển kinh tế-xã hội và Kế hoạch hành động Addis-Abéba (2004- 2006) đồng thời theo dõi việc triển khai thực hiện. Trung Quốc sẽ thông qua các biện pháp mới trong khuôn khổ Diễn đàn để tăng cường sự tin tưởng chính trị lẫn nhau giữa Trung Quốc và Châu Phi và phát triển hợp tác hiệu quả về mọi phương diện. Trung Quốc sẽ không ngừng cải thiện cơ chế Diễn đàn và tìm kiếm những cách thức tốt hơn để tạo điều kiện hợp tác chặt chẽ hơn giữa FCSA và NEPAD.

Để xúc tiến hoạt động đầu tư và ngoại thương giửa Trung Quốc và Châu Phi, Hội đồng kinh tế Trung Quốc – Châu Phi (viết tắt là CABC) đã được thành lập vào tháng 11 năm 2004. Hội đồng này được thành lập do Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) phối hợp với chính phủ Trung Quốc và Hội xúc tiến thuộc chương trình Guangcai. Hoạt động chính của khu vưc tư nhân có sự hỗ trợ của chính quyền, CABC được thành lập giữa Trung Quốc và 6 quốc gia Châu Phi là Camơrun, Ghana, Mô dăm bich, Nigiêria, Nam Phi và Tanzania. Điểm đặc biệt của chương trình này là các công ty không thuộc sở hữu Nhà nước sẽ đống vai trò chủ đạo và không giới hạn lĩnh vực hợp tác giữa các công ty này. Chương trình này bắt đầu vào tháng 1 năm 2005 và kết thúc vào cuối năm 2007

Thỏa thuận tự do ngoại thương

Trung Quốc cũng đã ký một số Hiệp định với Nam Phi, một đối tác lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc ở Châu Phi

Từ năm 1994, Trung Quốc đã thỏa thuận một khung cho các thỏa thuận chung về ngoại thương như là một phần của quá trình bình thường hóa quan hệ với quốc tế. Trung Quốc- Nam Phi đã đàm phán được hai thỏa thuận tự do ngoại thương uu đãi việc tiếp cận ( thông qua việc chịu thuế thấp hơn) cho một số sản phẩm riêng biệt. Nam Phi cũng tiếp nhận các thỏa thuận ưu đãi ngoại thương đơn phương.

41

Ngoài ra Trung Quốc – Nam Phi còn tổ chức Hội chợ máy móc và các sản phẩm điện tử trong nỗ lực xúc tiến thương mại giữa Trung Quốc và Nam Phi. Hội chợ này được tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia

2.1.3. Các chính sách thƣơng mại của Trung Quốc đối với Châu Phi

Vai trò của Trung Quốc ở Châu Phi thực sự đang tăng mạnh, cũng giống như Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và nhiều nước khác đang hướng tới Châu Phi với tư cách là bạn hàng hoặc đối tác đầu tư. Kể từ năm 2001, tất cả các nước công nghiệp đã tăng đáng kể kim ngạch thương mại với Châu Phi, đặc biệt là mua dầu lửa và khí đốt. Các cuộc xung đột ở Châu Phi ngày càng được giải quyết thoả đáng trong khi các chính phủ Châu Phi tiếp tục hoàn thiên môi trường luật pháp, vì vậy, sự gia tăng hoạt động của nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, tại Châu Phi là điều hoàn toàn được dự đoán trước. Các nhà phân tích hi vọng những mối quan hệ thương mại mới này sẽ giúp Châu Phi vượt qua cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay.

Có thể sơ bộ nhận thấy Trung Quốc chủ yếu tiến hành chính sách thương mại của mình tại Châu Phi thông qua các dự án cơ sở hạ tầng hoặc công nghiệp được tài trợ bằng vốn của Trung Quốc thông qua các tổ chức bên cạnh Chính phủ. Văn phòng của những tổ chức này đàm phán với lãnh đạo Châu Phi và lồng ghép một cách khéo léo giữa chính sách đối ngoại với việc đàm phán thương mại như tại Xuđăng.

Ngày 3/11/2006, phiên họp cấp Bộ trưởng giữa Trung Quốc và 48 nước Châu Phi khai mạc tại Bắc Kinh. Đây là phiên họp chuẩn bị các phiên họp cấp cao Trung Quốc – Châu Phi diễn ra sau đó. Các Bộ trưởng đã thảo luận kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi từ năm 2007 tới năm 2009 trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC). Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi cho rằng FOCAC sẽ cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho hợp tác Nam – Nam. Bà Ngô Nghi đưa ra 3 giải pháp để tăng cường hợp tác Trung Quốc – Châu

42

Phi trong đó nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế thương mại. Trung Quốc rất quan tâm hợp tác với Châu Phi trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực khai thác dầu khí và khoáng sản là quan trọng. Hiện nay, Trung Quốc đã đầu tư 15 tỷ USD vào các dự án khai thác dầu ở Châu Phi, đưa Châu Phi thành đối tác dầu khí lớn của Trung Quốc.

Trung Quốc đẩy mạnh các chuyến thăm cấp cao, tăng đầu tư, viện trợ, xóa nợ… nhằm thắt chặt quan hệ với các nước Châu Phi, cụ thể: Năm 2005, Ông Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm đầu tiên tới 1 số nước Châu Phi. Ngày 10/2/2009, Chủ tịch Trung Quốc lại có chuyến thăm lần thứ 7 trong vòng 8 ngày đến Ảrập Xêút và bốn nước Châu Phi nhằm thúc đẩy hợp tác và đầu tư cũng như đảm bảo an ninh năng lươ ̣ng. Mô ̣t số chuyên gia về Châu Phi và chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc và Mỹ nhận định , viê ̣c ông Hồ Cẩ m Đào cho ̣n đến thăm các nước nhỏ và không có nhiều dầu mở trên cho thấy Trung Quốc không chỉ dừng lại ở hợp tác năng lượng mà sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các nước này.

Những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc – Châu Phi liên tục phát triển. Để tăng cường khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước Châu Phi trong thời gian tới, Trung Quốc đã quyết định miễn thuế cho nhiều mặt hàng của gần 30 nước kém phát triển nhất ở Châu Phi. Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các doanh nghiệp của nước này tăng cường đầu tư vào các nước Châu Phi. Đến năm 2012, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Châu Phi đã đa ̣t 15 tỷ USD. Để tiếp tu ̣c gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Phi, nhân Diễn đàn hợp tác Trung – Phi mới đây , Trung Quốc đã cam kết dành 20 tỷ USD tín dụng cho Châu Phi. Năm 2009, Trung Quốc chỉ cam kết bằng nửa con số ấy. Sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và việc cam kết tín dụng 20 tỷ USD của Trung Quốc đã khẳng định tầm quan trọng của Châu Phi trong chính sách chung của Trung Quốc. Lục địa này đã trở thành nguồn cung cấp dầu lửa, kim loại và nhiều nguyên vật liệu quan trọng khác cho Trung Quốc, đóng vai trò đáng

43

kể vào việc duy trì tăng tưởng kinh tế cao ở Trung Quốc. Châu Phi cũng đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc.

Trung Quốc đang nỗ lực xử lý tốt mối quan hệ với các nước Châu Phi, tăng cường hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa hai bên trong lĩnh vực chính trị, nhằm mở rộng không gian cho Trung Quốc tham gia vào thị trường Châu Phi. Trung Quốc đẩy mạnh cung cấp viện trợ vô diều kiện cho các nước Châu Phi, đặc biệt là viện trợ tiền vốn và kỹ thuật, tăng cường giao lưu với các quốc gia Châu Phi, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc” ở châu lục này.

Tóm lại, qua các chính sách, chiến lược cũng như các hoạt động cụ thể của Trung Quốc thời gian qua tại Châu Phi có thể thấy cường quốc này đang ra sức xây dựng hình ảnh và củng cố ảnh hưởng của mình tại đó. Trung Quốc đã đánh giá được tầm quan trọng của châu lục Đen và định ra chiến lược rõ ràng đối với châu lục này. Trung Quốc muốn tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên quý của Châu Phi, đặc biệt là dầu mỏ, và muốn kiếm lợi từ thị trường đầy tiềm năng này. Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế thông qua tăng cường thương mại, đầu tư và viện trợ, đẩy mạnh hợp tác chính trị thông qua viện trợ nhân đạo và các loại viện trợ khác nhau. Trung Quốc lấy nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tôn trọng sự lựa chọn con dường phát triển của các nước Châu Phi, không can thiệp vào công việc nội bộ của họ làm phương châm chủ đạo cho hành động của mình tại Châu Phi. Trung Quốc không áp đặt chế độ xã hội, mô hình phát triển, các giá trị văn hóa hoặc tư tưởng, cũng như không đặt ra giới hạn trong việc cung cấp viện trợ cho các nước Châu Phi. Cung cấp viện trợ của Trung Quốc dành cho Châu Phi thường dễ dàng hơn, nhanh hơn, lãi suất thường thấp hơn và thời hạn vay cũng linh động hơn. Chính điều này tạo ra một hình ảnh đẹp, một thiện cảm tốt trong các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước Châu Phi. Do đó trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc khác tại Châu Phi, Trung Quốc đang có những lợi thế nhất định

44

2.2. Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc - Châu Phi

2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa

Châu Phi giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Châu Phi có tầm quan trọng về mặt địa chính trị, là thị trường nhiều tiềm năng chưa được khai thác, có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ngày càng có nhiều công ty của Trung Quốc muốn xâm nhập, mở rộng thị trường Châu Phi và khai thác các nguồn lực của thị trường này.

Trước nhu cầu ngày càng cao đối với nhôm, đồng, nickel, quặng sắt và dầu khí, chính phủ Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng ở một loạt nước Châu Phi. Tập đoàn China Inc đã đầu tư hàng tỷ USD tại Châu Phi và bắt đầu thu lợi nhuận lớn. Thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã đạt mức 166 tỷ USD trong năm 2011. Số lượng nước Châu Phi có quan hệ thương mại đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD với Trung Quốc đã tăng từ 14 nước năm 2007 lên 20 nước năm 2008. Trong khi đó, Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa, trong đó có đồ điện gia dụng, hàng dệt may, và thiết bị quân sự sang Châu Phi. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Châu Phi ngày càng được mở rộng. Tính đến nay , đã có tới hơn 2000 công ty của Trung Quốc có mặt tại hầu khắp các quốc gia Châu Phi.

Trung Quốc xuất khẩu hàng hoá trị giá 23 triệu USD sang Châu Phi, tăng 40% trong khi nhập khẩu 30 triệu USD, tăng 92%. Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước cao hơn 85%.

Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi ngày càng mật thiết. Về kinh tế mậu dịch, trước sự thúc đẩy của Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Trung – Phi, từ năm 2007 đến nay, hợp tác kinh tế mậu dịch Trung – Phi phát triển nhanh chóng.

Từ đầu thập kỉ 90, nhất là từ năm 1992 đến nay, Châu Phi đã có nhiều biến chuyển quan trọng về chính trị và kinh tế. Một mặt những thành quả trên toàn cầu

45

đã làm giảm bớt khó khăn cho một số quốc gia Châu Phi, đặc biệt là những nước có xung đột hoặc khủng hoảng xã hội, mặt khác các lãnh tụ Châu Phi đã và đang đi dần đến quan điểm rõ ràng về cải cách kinh tế và mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy kinh tế Châu Phi phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á cũng đang mở cánh cửa vận hội cho Châu Phi. Tuy không ai hy vọng một nước nào đó ở Châu Phi có thể ganh đua với thành công quá khứ của các con hổ châu Á, nhưng những thành tựu mà các nước Châu Phi giành được sau chiến tranh lạnh đã làm cho người ta thay đổi quan niệm về lục địa này, nhất là các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc. Rõ ràng mọi người bắt đầu nhận thấy Châu Phi hoàn toàn không phải là trường hợp tuyệt vọng như lâu nay vẫn tưởng. Trung Quốc thì cho rằng “Châu Phi đã vượt qua thời kỳ hỗn loạn chính trị và phần lớn các nước đã có vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới” và muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Châu Phi khi bước vào thế kỷ 21. Tạp chí “Thế giới tri thức” của Trung Quốc số 11 năm 1998 cũng ví Châu Phi là “vùng đất trinh nữ cuối cùng” trên thế giới chưa được khai phá, và kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc phải nắm bắt thời cơ tiến vào Châu Phi.

Để chọn cho mình một đường đi riêng, Trung Quốc áp dụng cách nhìn nhận về Châu Phi khác với các nước châu Âu. Trung Quốc cố gắng tách biệt các vấn đề chính trị với các vấn đề thương mại. Về mặt chính trị và ngoại giao, trước các vấn

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc-Châu Phi và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)