Bên cạnh những thuận lợi phân tích trên đây, quan hệ Trung Quốc - Châu Phi trong tương lai gần vẫn phải đối đầu với một số thách thức cần vượt qua.
Trước hết mối quan hệ này phải đối mặt với sự cạnh tranh của một số nước phương Tây. Trung Đông vốn được coi là sân sau, “thị trường truyền thống”, nguồn cung cấp dầu lửa quan trọng cho một số nước phương Tây như Mỹ và Nhật Bản và một số nước Châu Âu khác. Một số chính giới Tây Âu tìm mọi lý do để cản trở việc phát triển quan hệ đối tác năng lượng Trung Quốc – Châu Phi, kể cả lý do về chính trị và nhân quyền. Dư luận phương Tây cho rằ ng, mặc dù góp phần nâng cao giá trị các nguồn nguyên liệu xuất khẩu của châu lục Đen, nhưng ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đã biến Châu Phi thành thị trường tiêu thụ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, một mặt đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Châu Phi, nhưng mặt khác lại khiến các doanh nghiệp cùng ngành nghề tại Châu Phi không thể cạnh tranh, phải lâm vào tình trạng phá sản, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng lớn. Ngoài ra, sự ủng hộ và mối quan hệ gần gũi không có điều kiện khắt khe của
66
chính quyền Trung Quốc sẽ làm hỏng các nỗ lực của phương Tây trong việc thúc đẩy nền dân chủ và cải thiện quyền con người tại một số quốc gia bất ổn như Ăng gô la, Ni giê ria, Xu đăng, và Dimbabuê.
Hai là, một số nhà sản xuất và người tiêu dùng tại một vài nước Châu Phi cũng phản đối việc hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc được nhấp vào đây. Tại Nam Phi – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Châu Phi, đã có những phản ứng trước việc này. Các nhà sản xuất hàng dệt may Nam Phi lo ngại với đội ngũ công nhân giá rẻ, hàng vải Trung Quốc sẽ áp đặt lên thị trường nước này. Các công đoàn Nam Phi đã yêu cầu chính phủ giới hạn nhập hàng của Trung Quốc để bảo vệ thị trường nhân công nội địa. Và nếu yêu cầu này được đáp ứng, thì có thể kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc – Châu Phi trong lĩnh vực dệt may sẽ bị giảm xuống.
Châu Phi ngày càng có vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược thế giới. Trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò phát hiện ở Châu Phi là 127 tỷ thùng năm 2009, chiếm 9,6% tổng dự trữ dầu lửa toàn cầu , tuy không lớn bằng Trung Đông nhưng chất lượng dầu mỏ ở đây rất cao. Các chuyên gia năng lượng cho rằ ng Châu Phi sẽ trở thành khu vực tranh chấp gay gắt giữa các tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới. Ngoài Nigeria, tất cả các nước ở Châu Phi đều không phải là thành viên của OPEC, cho nên họ không chịu sự ràng buộc về sản lượng khai thác. Đó là cơ hội tốt để Trung Quốc mở rộng đầu tư khai thác dầu tại đây. Phản ứng lại sự có mặt ngày càng sâu của Trung Quốc, Mỹ đã triển khai một cuộc chiến ngoại giao năng lượng mang tính cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ gây khó khăn trong vận chuyển dầu mỏ, thông thời ra sức ngăn cản các dự án hợp tác quốc tế và đầu tư dầu khí của Trung Quốc nhằm cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ đối với Trung Quốc từ Châu Phi. Mỹ đang tiến hành bao vây Trung Quốc ở các nước Nigeria, Sát, Camơrun,... Mỹ còn đưa ra một “danh sách đen” cần đối phó, trong đó có Nigeria và Xu đăng.
Tình hình chính trị bất ổn định và chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Trung Đông đã làm cho Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới ngày càng quan
67
tâm đến dầu mỏ Châu Phi. Mỹ khẳng định sẽ quyết tâm trong thời gian tới nâng lượng dầu mỏ nhập ở Châu Phi lên 10% trong tổng số dầu mỏ nhập khâu của Mỹ. Mỹ đã sẵn sàng để trở lại khống chế năng lượng dầu mỏ Libi và Xu đăng, đồng thời đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực khai thác năng lượng ở hai nước này. Hơn nữa Mỹ còn sử dụng sức mạnh quân sự ở Nam Sahara nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dầu mỏ cho Mỹ. Ngoài ra, các công ty dầu mỏ lớn của các nước Nhật Bản , Anh, Pháp cũng đang ra sức tranh giành quyền khai thác, chế biến dầu mỏ ở Châu Phi. Rõ ràng Châu Phi đang trở thành điểm nóng tranh giành lợi ích, trước hết là dầu mỏ giữa các nước lớn. Trung Quốc phải có những biên pháp thích hợp mới mong có khả năng đứng vững và ổn định lâu dài tại Châu Phi.
68
CHƢƠNG 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC – CHÂU PHI VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VỚI CHÂU PHI
3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi
Qua nghiên cứu ở phần trên, chúng ta có thể rút ra một số những bài học kinh nghiê ̣m cơ bản trong chính sách thương ma ̣i của Trung Quốc đối với Châu Phi như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc có chiến lược rất rõ ràng với Châu Phi trên nhiều lĩnh vực, thường xuyên tổ chức các hô ̣i nghi ̣ cấp cao giữa hai nước . Vì thông qua đó, có rất nhiều vấn đề trong quan hê ̣ song phương đươ ̣c khai thông , nhiều hiê ̣p đi ̣nh biên bản ghi nhớ được kí kết, từ đó mở đường cho hoa ̣t đô ̣ng thương ma ̣i hai chiều.
Thứ hai, trong lĩnh vực thương ma ̣i , Trung Quốc có chính sách hỗ trợ doanh nghiê ̣p rất cao , ví dụ hỗ trợ về thuế , tín dụng hay xúc tiến thương mại . Đối với tín dụng thương mại cả trung và dài hạn , Trung Quốc th ậm chí vượt qua cả WB , trở thành nhà tài trợ chính cho khu vực này.
Thứ ba, Trung Quốc kết hợp thương ma ̣i với các hoa ̣t đô ̣ng kinh tế khác như phát triền ngân hàng, đầu tư, khai thác tài nguyên . Các hoạt động này hỗ trợ rấ t tốt cho phát triển thương ma ̣i.
Với thành công của những chuyến viếng thăm Châu Phi, quan hệ hai đối tác này thực tế đã bước vào giai đoạn mới, với tính chất kiểu mới. Trung Quốc đánh giá cao quan niệm không liên kết về chính trị và tiềm năng nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Châu Phi. Ngược lại nhiều nước Châu Phi tin tưởng vào sự hợp tác của Trung Quốc, coi nước này là mẫu hình phát triển trong tương lai.
Với việc xác định đúng định hướng chính trị, kinh tế, xã hội và những lĩnh vực khác trong phát triển quan hệ hai đối tác, Trung Quốc và Châu Phi đang đứng
69 trước một triển vọng đầy hứa hẹn trong thời gian tới.
Với Trung Quốc, Châu Phi là một mắt xích quan trọng trong cái gọi là “vành đai sinh trưởng” “ASEAN - Nam Á – Trung Đông – châu Mỹ Latinh” thuộc chiến lược ngoại giao thời hiện đại. Các hoạt động ngoại giao mới đây đều nhằm thực hiện phương châm “tiến xuống Tây – Nam”, củng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời giải quyết những vấn đề cấp thiết về kinh tế đối với phát triển trong nước.
Với Châu Phi, quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp nhiều nước giải quyết được những khó khăn về kinh tế và xã hội, đặc biệt trong vấn đề khai thác thế mạnh tài nguyên khoáng sản, xóa đói giảm nghèo, giảm và xóa nợ và một số vấn đề xã hội khác.
Nhu cầu của Trung Quốc là nhân tố quan tro ̣ng cho ổn đi ̣nh giá cả sản phẩm sơ chế quốc tế, bảo đảm cho các nước châu Phi tăng thu ngoại tệ xuất khẩu ; đầu tư và hợp tác ngành nghề giữa Trung Quốc và châu Phi trên chừng mực nhất đi ̣nh đã thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá đặc biệt là công nghiệp hoá của các nước châu Phi ; Trung Quốc không ngừng tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở ha ̣ tầng của châu Phi, đã cải thiê ̣n môi trường đầu tư của châu Phi; biê ̣n pháp tăng quy mô viê ̣n trơ ̣ và giảm xoá nợ cho châu Phi của Trung Quốc đã lôi kéo sự quan tâm và tăng cường đầu tư của cô ̣ng đồng quốc tế đối với phát triển của châu Phi ; các sản phẩm của Trung Quốc phù hợp v ới trình độ tiêu dùng của quảng đại người dân châu Phi , đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân châu Phi.
Quan hê ̣ ngày càng chă ̣t chẽ giữa Trung Quốc và châu Phi được xây dựng trên cơ sở bìn h đẳng tin tưởng lẫn nhau , hợp tác cùng thắng lợi. Sự viê ̣n trợ của Trung Quốc không kèm theo bất cứ điều kiê ̣n nào , tôn trọng chủ quyền của các nước châu Phi; đầu tư của Trung Quốc tuân thủ thông lê ̣ quốc tế và nguyên tắc th ị trường, là sự cạnh tranh và hợp tác quốc tế toàn diện và đa nguyên.
70
Sự viê ̣n trơ ̣ và hợp tác của Trung Quốc đã góp phần quan tro ̣ng cho phát triển kinh tế và ổn đi ̣nh xã hô ̣i của châu Phi , nhâ ̣n được sự khẳng đi ̣nh của dư luâ ̣n quốc tế. Tờ "Thời báo Tài chính" Anh đăng bài viết , đầu tư của Trung Quốc mang lại hy vọng mới cho châu Phi , đã cung cấp mô ̣t mô hình mới cho sự phát triển của châu Phi, các nước lớn phương Tây từng đô hộ thực dân đối v ới châu Phi không có tư cách chỉ chỏ Trung Quốc.
Trung Quốc và châu Phi đều có nguyên vo ̣ng và nhu cầu tiếp tu ̣c nâng cao trình độ hợp tác kinh tế -thương ma ̣i, tin tưởng rằng dưới sự nỗ lực chung của hai bên, hợp tác Trung Quốc -Châu Phi tất sẽ bước lên tầm cao mới , mang la ̣i ha ̣nh phúc tốt hơn cho nhân dân Trung Quốc và châu Phi.
3.2. Một số bài học áp dụng đối với Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với Châu Phi
3.2.1. Khái quát về quan hệ ngoại giao, kinh tế và thƣơng mại Việt Nam – Châu Phi
3.2.1.1. Tổng quan về quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam – Châu Phi
Quan hệ chính trị ngoại giao là nền tảng cho các hoạt động kinh tế, thương mại, và đây chính là một điểm mạnh trong quan hệ Việt Nam – Châu Phi. Tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các nước châu lục này luôn được duy trì bất chấp mọi biến động. Điều này xuất phát từ lịch sử hai bên có những điểm tương đồng. Việt Nam và các nước Châu Phi trước đây đều bị đế quốc, thực dân thống trị, phải đấu tranh gian khổ để dành độc lập. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta đã tác động tích cực đến nhiều nước ở khu vực này trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Có thể nói hình ảnh của Việt Nam rất được tôn trọng và ngưỡng mộ ở các nước Châu Phi.
Công cuộc đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 được các nước Châu Phi đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác của nước ta với châu lục này. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 51 trên tổng số 54 quốc gia Châu Phi. Nước ta cũng có 5 cơ quan đại diện thường trú ngoại giao ở các nước
71
Ai Cập, Angieri, Libi, Ănggola, và Nam Phi. Các nước Châu Phi hiện có 4 cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà nội là Ai Cập, Nam Phi, Angieri và Libi.
Việt Nam và các nước Châu Phi đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao trong thập kỷ 90.
Những năm qua, Việt Nam đã phối hợp tích cực với các nước Châu Phi trong phong trào không liên kết, cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với các nước Châu Phi là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa 2 bên trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục… và đặc biệt là lĩnh vực thương mại.
3.2.1.2 Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi
Quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam – Châu Phi dựa trên nền tảng vững chắc bởi những nét tương đồng về lịch sử và nguyện vọng thiết tha về độc lập dân tộc, đã thiết lập từ những năm 20 của thế kỷ trước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mối quan hệ đó vẫn không ngừng được củng cố và phát triển. Giờ đây, trước những diễn biến mới của tình hình quốc tế, việc tăng cường quan hệ với các nước Châu Phi ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Bên cạnh việc tăng cường phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế cũng như các vấn đề hai bên cùng quan tâm, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp theo hướng thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại với các nước Châu Phi. Những năm gần đây, môi trường chính trị ngày càng trở nên lắng dịu và dần đi vào thế ổn định. Đó là thuận lợị cơ bản cho Châu Phi phát triển. Với 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, Châu Phi chứa đựng trong mình tiềm năng to lớn và đang bắt đầu thức giấc. Một thị trường Châu Phi rộng lớn với hơn 1 tỷ người tiêu dùng đang trong giai đoạn tái thiết và phát triển là lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của giới kinh doanh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Châu Phi có tiềm năng rất
72
to lớn với những nguồn khoáng sản quý có trữ lượng lớn, đất đai phì nhiêu chưa được khai thác. Một số quốc gia Châu Phi có sức tiêu thụ lớn thể hiện qua kim ngạch buôn bán quốc tế hàng năm khá cao, ví dụ như Nam Phi mỗi năm nhập khẩu 29 tỷ USD, Maroc 10 tỷ USD… Các nước Châu Phi với mục tiêu tăng cường ổn định và phát triển đã và đang tìm cách đa dạng hóa các quan hệ , vừa thúc đẩy quan hệ với các nước lớn và các trung tâm kinh tế chủ chốt của thế giới, vừa tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các nước Châu Phi đều nỗ lực cải cách, mở cửa nền kinh tế. Nhờ đó, quan hệ hợp tác hai bên đã có những thành tựu to lớn trong thời gian qua. Hợp tác về nông nghiệp là lĩnh vực được triển khai sớm và rộng nhất giữa Việt Nam với các nước Châu Phi. Ngoài ra trong những lĩnh vực hợp tác khác cũng đang được triển khai có hiệu quả như hợp tác về lao đông và chuyên gia, liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng, hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những lĩnh vực thuộc về thế mạnh của hai bên.
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Châu Phi và tỷ trọng trọng tổng kim ngạch của cả nƣớc
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Tổng kim ngạch Tỷ trọng Xuất khẩu Tỷ trọng Nhập khẩu Tỷ trọng
1991 15,5 0,35% 13,3 0,64% 2,2 0,09% 1996 39,6 0,22% 26,7 0,37% 12,9 0,12% 2001 218,1 0,70% 174,9 1,16% 43,2 0,27% 2002 196,2 0,54% 126,9 0,76% 69,3 0,35% 2003 372,4 0,82% 229,1 1,14% 143,3 0,57% 2004 577,8 0.99% 407,5 1,54% 170,3 0,53% 2005 911,4 1,30% 647,5 2% 263,9 0,72% 2006 832 1% 610 1,5% 222 0,5% 2007 1007,8 0,9% 683,5 1,4% 324,3 0,5%
73
Qua bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch buôn bán Việt Nam – Châu Phi tăng trưởng nhanh trong thập kỷ 90. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ con số nhỏ bé 15,5 triệu USD năm 1991 lên 218,1 triệu USD năm 2001 và gần 1,008 tỷ USD năm 2007, trong đó xuất khẩu tăng từ 13,3 triệu USD lên 174,9 triệu USD và 651 triệu USD, nhập khẩu tăng từ 2,2 triệu USD lên 43,2 triệu USD và 262,7 triệu USD. Trao đổi thương mại với các nước Châu Phi tăng trưởng với tốc độ bình quân