LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (Khối 10) CHƯƠNG I: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ I. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ. 1. Di tích khảo cổ Cù Lao Rùa - Địa điểm: Thạnh Hội, Tân Uyên, Bình Dương. - Niên đại: Cách nay 3500 – 3000 năm, là di tích khảo cổ lớn, tiêu biểu cho quá trình hình thành nền văn hoá tiền sử ở Đông Nam bộ, di tích phát hiện và khai quật từ đầu thế kỷ XX, năm 2003 là đợt khai quật lớn nhất. - Cù Lao Rùa là khu di tích cư trú - mộ táng, ở đây tìm thấy hiện vật còn nguyên vẹn: cuốc, rìu, bàn mài…bằng đá và đất nung và những hiện vật an táng theo người chết. 2. Di tích khảo cổ Dốc Chùa - Di tích khảo cổ Dốc Chùa. thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Di Tích Khảo cổ được khai quật nhiều đợt (từ năm 1976 - 1979) gồm 50 ngôi mộ cổ. Di vật: có hàng ngàn cổ vật. Công cụ bằng đá, gốm, đồng. Đặc biệt là 76 khuân đúc bằng đồng, 68 công cụ, vũ khí bằng đồng.có niên đại cách đây 3000 - 2500 năm TCN. Ngày 28 - 2 - 2001, Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích cấp quốc gia. Là địa điểm khảo cổ tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. 3. Di tích khảo cổ Mĩ Lộc - Vị trí di tích thuộc ấp 2, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Qua nhiều đợt khai quật, năm 2004 các nhà khảo cổ thu thập được hơn 64 000 mảnh gốm (nồi, vò, bát, bình,chén.), 1384 công cụ đá (cuốc, đục, rìu.) và 746 mảnh vỡ của đàn đá thuộc thời tiền sử. 4. Di tích khảo cổ Phú Chánh. - Vị trí di tích thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Qua nhiều đợt khai quật (từ năm 1995 - 2001) các nhà khảo cổ thu thập được hơn 120 hiện vật. Đặc biệt là bộ sưu tập trống đồng, chum gỗ có niên đại cách đây 1900 - 2000 năm Chum gỗ - di vật mộ táng II. DI TÍCH KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CHÙA HỘI KHÁNH -Vị trí: Chùa Hội Khánh tọa lạc tại số 35, đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Chùa được xây dựng năm 1741. năm 1861 bị thực dân Pháp thiêu hủy, năm 1868 được xây dựng lại, trải qua nhiều lần trùng tu, gần đây là 2004 và 2007. - Về kiến trúc: theo kiến trúc chùa cổ Nam Bộ gồm 4 phần: Tiền điện, Chính điện, Giảng đường, Đông Lang và Tây Lang. - Về điêu khắc: trạm trổ tinh vi, khéo léo gần 100 tượng gỗ các vị La Hán khác nhau. Đặc biệt là hai bức trạm hình 18 vị La hán - Giá trị về lịch sử: Chùa lưu trữ nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử: gốm, mộc bản kinh, in cách đây 120 năm, kinh sách và các tài liệu văn thơ, tư liệu quý…Trong những năm 1923 - 1926, chùa còn là nơi ẩn náu, quy tụ các nhân sĩ, nhà nho, nhà yêu nước cùng lập ra "Hội Danh Dự" trong đó có cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh). - Từ năm 1983 là trụ sở của Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương. Được công nhận di tích quốc gia năm 1993 III. DI TÍCH LỊCH SỬ 1. DI TÍCH NHÀ TÙ PHÚ LỢI -Địa điểm: Phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một -Điển hình: Vụ đầu độc 6.000 người ngày 1 – 12 – 1958 -Ảnh hưởng: Dấy lên phong trào CM trên địa bàn tỉnh và lan nhanh khắp miền Nam. -Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Công nhận ngày 20 – 7 – 1980 2. ĐỊA ĐẠO TAM GIÁC SẮT TÂY NAM BẾN CÁT - Địa điểm: Ba xã An Điền, An Tây, Phú An phía Tây Nam huyện Bến Cát. - Điển hình: Năm 1948 xây dựng hệ thống địa đạo kháng chiến chống Pháp. Năm 1960 ba xã Tây Nam được giải phóng tiếp tục đào địa đạo đến năm 1967 dài gần 100 km. - Ảnh hưởng: Là nỗi kinh hoàng của quân đội Mĩ đã bẻ gãy nhiều cuộc hành quân càn quét của lính Mĩ. Là nơi nhiều cánh quân lớn tiến về giải phóng Sài Gòn năm 1975. 1 - Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Công nhận ngày 18 – 3 – 1996. 3. CHIẾN KHU THUẬN – AN – HOÀ -Địa điểm: Ba xã Thuận Giao, An Phú, Bình Hoà huyện Thuận An. -Điển hình: Chỗ dựa cho lực lượng CM trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Là một chiến khu ở miền Đông Nam Bộ. -Ảnh hưởng: Là nơi pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất gây chấn động Sài Gòn. Là bàn đạp của quân chủ lực của ta tiến công giải phóng Sài Gòn năm 1975. 4. DI TÍCH CHIẾN KHU Đ -Địa điểm: Căn cứ kháng chiến quan trọng nhất miền Đông Nam Bộ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ thuộc địa bàn 5 xã của huyện Tân Uyên quê ông Huỳnh Văn Nghệ. -Điển hình: Đây là căn cứ của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện, tỉnh, quân khu, Trung ương cục, phân khu 5, phân khu Thủ Biên, quân khu 7. -Ảnh hưởng: “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất” là nỗi ám ảnh của kẻ thù vẫn đứng vững thể hiện sức mạnh của toàn dân trên địa bàn Đông Nam Bộ. Là bàn đạp để các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn. 5. BẢO TÀNG BÌNH DƯƠNG -Địa điểm: Số 505, đại lộ Bình Dương, Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, diện tích 13000 m2, chính thức hoạt động năm 2004. - Bảo tàng có 4 phòng trưng bày: phòng khánh tiết diện tích 300m2, khái quát về lịch sử, kiến trúc, danh lam thắng cảnh Bình Dương; trung tâm trưng bày có diện tích 590m2, giới thiệu về lịch sử phát triển qua các thời kỳ và văn hoá vật chất và tinh thần; trung tâm trưng bày III diện tích 418m2, giới thiệu Bình Dương thời kỳ chống Pháp, Mỹ và các nghề thủ công truyền thống; trung tâm trưng bày IV 470m2 giới thiệu Bình dương từ sau 1975 đến nay. 2 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (Khối 11) CHƯƠNG II: CÁC NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG §1 Nghề gốm * Nghề gốm là một trong những nghề truyền thống ở Bình Dương, cũng là một trong những yếu tố làm cho Bình Dương nổi danh trong cả nước; ở đây có vùng nguyên liệu phong phú, phân bố rộng trên hầu khắp địa bàn, chất liệu và công đoạn sản xuất gốm sứ, nghệ nhân có câu: “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí”, gốm Minh Long được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. * Làng nghề Gốm. + Làng Tân Phước Khánh (Tân Khánh) - Nằm ở vùng có trữ lượng đất sét lớn, gần nguồn nước. - Xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Năm 1867, trong lễ khánh thành chùa Bà làng có 2 lễ vật dâng cúng là lư hương và bình hoa bằng gốm. + Làng Lái Thiêu - Hình thành vào cuối thế kỉ XIX do những lưu dân người Hoa theo chân các thuyền buôn vào Gia Định và chọn Lái Thiêu để xây dựng lò gốm. - Sản phẩm gồm: lu, hủ, khay, chậu với da men màu đen và màu da lươn. + Làng Chánh Nghĩa (thời xưa còn gọi là Bà Lụa) - Xuất hiện khoảng 1840 – 1850, có 3 lò gốm đầu tiên (Vương Long, Chí Thuận và Tứ Hiệp Thành) - Ba làng gốm Bình Dương xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XIX, đa số chủ nhân là những lưu dân người Hoa sang Việt Nam định cư. - Có ba trường phái gốm sứ là: + Trường phái Quảng Đông sử dụng men có nhiều màu sắc, hoa văn trang trí đẹp. + Trường phái Triều Châu sử dụng men màu xanh trắng, có nét vẽ đa dạng + Trường phái Phúc Kiến: sử dụng men màu nâu đen, hoa văn trang trí đơn giản §2 Nghề sơn mài - Nghề sơn mài hình thành cách đây 200 năm do những cư dân từ miền Bắc và miền trung vào, chuyên làm tranh cổ. Đó là làng Tương Bình Hiệp - Đầu thế kỉ XX, người Pháp mở trường Bá Nghệ thực hành Thủ Dầu Một, đạo tạo thợ lành nghề và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nghề sơn mài là sự kết hợp giữa thủ công và nghệ thuật. - Từ sau 1975 đến nay sản phẩm sơn mài Bình Dương càng phong phú, đa dạng: tranh, lọ hoa, hộp đựng, bàn ghế, tủ, salon, tranh tượng, … - Các cơ sở sản xuất như : Thành Lễ, Đồng Tâm, Hùng Hưng, … - Làng nghề Tương Bình Hiệp, hình thành từ thế kỷ XVIII ở Bến Thế, Tương Bình Hiệp, năm 1945 có 300 hộ làm sơn mài,đây là nơi đào tạo nghệ nhân cho cả vùng. Sản phẩm nổi tiếng bức tứ bình, phước,lộc, thọ, tranh đồng quê, tranh dân gian…ngay nay làng sơn mài Tương Bình Hiệp gặp nhiều khó khăn, nên các nghệ nhân mai một dần. §3 Nghề chạm khắc (điêu khắc) gỗ - Làng Phú Cường là trung tâm cưa xẻ gỗ lớn nhất Nam Kì, chạy dọc theo sông Sài Gòn đến Chánh Hiệp, các làng nghề đồ gỗ, điêu khắc phát triển ở Phú Thọ, Chánh Nghĩa, ca dao xưa có câu: “Đưa về chợ Thủ, bán hủ, bán ve Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu…” - Ngày nay, nghề chế biến gỗ là thế mạnh của Bình Dương với hàng trăm cơ sở, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 678 triệu USD. - Phú Thọ là làng điêu điêu khắc gỗ nổi tiếng, năm 1901, Phú Văn có 80 hộ làm guốc, 2006 Phú Thọ có 87 hộ đăng ký kinh doanh nghề mộc. §4 Các nghề thủ công truyền thống khác 3 - Vẽ tranh trên kính xuất hiện ở Lái Thiêu những năm đầu thế kỉ XX, sản phẩm: tranh thờ, tranh treo cửa… - Nghề đan tre ở Phú An (Bến Cát) phát triển từ thủ công đến kĩ thuật dùng máy, sản phẩm: bình hoa, giỏ xách, hành lưu niệm… - Nghề làm guốc ở Bình Nhâm (Thuận An) có từ hơn 100 năm - Nghề tăm nhang ở An Bình (Dĩ An), hình thành khoảng 1 thế kỷ, dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất nhang. CHƯƠNG III: ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ §1 Lịch sử hình thành khai phá + Hình thành cách nay hàng ngàn năm, di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa – Gò Đá (Tân Uyên) địa điểm cư trú của người tiền sử vào hậu kì đá mới - đồ đồng thau, di tích khảo cổ Dốc Chùa (Tân Uyên) phát hiện văn hoá Óc Eo. +Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu phái Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập hệ thống quản lý hành chính vùng này. + Năm 1808, nhà Nguyễn nâng tổng Bình An thành huyện Bình An, tiền thân của Bình Dương ngày nay. +Sau khi Pháp chiếm nước ta lập đồn điền cao su và nhà máy xe lửa Dĩ An, nông dân miền Bắc, miền Trung vào làm công nhân. +Năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập. +Sau 1954 đồng bào theo Thiên Chúa giáo từ miền Bắc vào lập nghiệp. +Sau 1975 tỉnh Sông Bé thành lập gồm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. +Năm 1997 tỉnh Bình Dương được tái lập. §2 Địa lý hành chính +Dưới triều Nguyễn, Bình Dương thuộc Tổng Bình An. +Thời Gia Long huyện Bình An có 2 tổng là An Thuỷ và Phước Chánh bao gồm: Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Bình Long, Lộc Ninh, Lái Thiêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức). Huyện lị đặt tại Phú Cường. + Thời Minh Mạng có nhiều lần thay đổi, nhiều nhất là năm 1837 + Thời Vua Thiệu Trị và Tự Đức, huyện Bình An thuốc các tổng: Bình Chánh, Bình Điền, Bình Thiện, Bình Thổ, Bình Hưng (thuộc Bình Dương ngày nay), Quản Lợi (Bình Phước) +Thời thuộc Pháp, ngày 20 – 12 – 1899 đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một có 12 tổng. +Tháng 5 – 1951 Xứ uỷ nhập tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà thành tỉnh Thủ Biên. +Tháng 1 – 1955 tách tỉnh Thủ Dầu Một gồm 5 huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh và 3 đồn điền cao su: Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh. +Tháng 9 – 1960 thành lập tỉnh Thủ Biên lần thứ hai. +Tháng 6 – 1961 Xứ uỷ tách hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà và lập thêm 3 tỉnh mới là Phước Thành, Bình Long, Phước Long. +Tháng 10 – 1967, Trung ương Cục bố trí chiến trường miền Nam thành 5 phân khu tấn công Sài Gòn. Tỉnh Thủ Dầu Một thuộc phân khu 5. +Tháng 9 – 1972 tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập lại. +Tháng 1 – 1975 tỉnh Thủ Dầu Một gồm 7 huyện thị: Bến Cát, Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Phú Giáo, Dầu Tiếng và Thị xã Thủ Dầu Một. +Ngày 2 – 7 – 1976 Quốc Hội quyết định thành lập tỉnh Sông Bé gồm 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã của Biên Hoà (An Bình, Bình An, Đông Hoà, Tân Đông Hiệp). +Ngày 6 – 11 – 1996 Quốc Hội quyết định tách tỉnh Bình Dương gồm 7 huyện thị : Thị xã Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An. + Ngày 1-1-1997 Tỉnh Bình Dương được tái lập như ngày nay. 4 . LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (Khối 10) CHƯƠNG I: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ I. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ. 1. Di tích khảo cổ Cù Lao Rùa - Địa điểm: Thạnh Hội, Tân Uyên,. trung tâm trưng bày IV 470m2 giới thiệu Bình dương từ sau 1975 đến nay. 2 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (Khối 11) CHƯƠNG II: CÁC NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG §1 Nghề gốm * Nghề. III: ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ §1 Lịch sử hình thành khai phá + Hình thành cách nay hàng ngàn năm, di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa – Gò Đá (Tân Uyên) địa điểm cư trú của người tiền sử vào