LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (Khối 10) CHƯƠNG I: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ I. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ. 1. Di tích khảo cổ Cù Lao Rùa - Địa điểm: Thạnh Hội, Tân Uyên, Bình Dương. - Niên đại: Cách nay 3500 – 3000 năm, là di tích khảo cổ lớn, tiêu biểu cho quá trình hình thành nền văn hoá tiền sử ở Đông Nam bộ, di tích phát hiện và khai quật từ đầu thế kỷ XX, năm 2003 là đợt khai quật lớn nhất. - Cù Lao Rùa là khu di tích cư trú - mộ táng, ở đây tìm thấy hiện vật còn nguyên vẹn: cuốc, rìu, bàn mài…bằng đá và đất nung và những hiện vật an táng theo người chết. 2. Di tích khảo cổ Dốc Chùa - Di tích khảo cổ Dốc Chùa. thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Di Tích Khảo cổ được khai quật nhiều đợt (từ năm 1976 - 1979) gồm 50 ngôi mộ cổ. Di vật: có hàng ngàn cổ vật. Công cụ bằng đá, gốm, đồng. Đặc biệt là 76 khuân đúc bằng đồng, 68 công cụ, vũ khí bằng đồng.có niên đại cách đây 3000 - 2500 năm TCN. Ngày 28 - 2 - 2001, Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích cấp quốc gia. Là địa điểm khảo cổ tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. 3. Di tích khảo cổ Mĩ Lộc - Vị trí di tích thuộc ấp 2, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Qua nhiều đợt khai quật, năm 2004 các nhà khảo cổ thu thập được hơn 64 000 mảnh gốm (nồi, vò, bát, bình,chén.), 1384 công cụ đá (cuốc, đục, rìu.) và 746 mảnh vỡ của đàn đá thuộc thời tiền sử. 4. Di tích khảo cổ Phú Chánh. - Vị trí di tích thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Qua nhiều đợt khai quật (từ năm 1995 - 2001) các nhà khảo cổ thu thập được hơn 120 hiện vật. Đặc biệt là bộ sưu tập trống đồng, chum gỗ có niên đại cách đây 1900 - 2000 năm Chum gỗ - di vật mộ táng II. DI TÍCH KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CHÙA HỘI KHÁNH -Vị trí: Chùa Hội Khánh tọa lạc tại số 35, đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Chùa được xây dựng năm 1741. năm 1861 bị thực dân Pháp thiêu hủy, năm 1868 được xây dựng lại, trải qua nhiều lần trùng tu, gần đây là 2004 và 2007. - Về kiến trúc: theo kiến trúc chùa cổ Nam Bộ gồm 4 phần: Tiền điện, Chính điện, Giảng đường, Đông Lang và Tây Lang. - Về điêu khắc: trạm trổ tinh vi, khéo léo gần 100 tượng gỗ các vị La Hán khác nhau. Đặc biệt là hai bức trạm hình 18 vị La hán - Giá trị về lịch sử: Chùa lưu trữ nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử: gốm, mộc bản kinh, in cách đây 120 năm, kinh sách và các tài liệu văn thơ, tư liệu quý…Trong những năm 1923 - 1926, chùa còn là nơi ẩn náu, quy tụ các nhân sĩ, nhà nho, nhà yêu nước cùng lập ra "Hội Danh Dự" trong đó có cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh). - Từ năm 1983 là trụ sở của Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương. Được công nhận di tích quốc gia năm 1993 III. DI TÍCH LỊCH SỬ 1. DI TÍCH NHÀ TÙ PHÚ LỢI -Địa điểm: Phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một -Điển hình: Vụ đầu độc 6.000 người ngày 1 – 12 – 1958 -Ảnh hưởng: Dấy lên phong trào CM trên địa bàn tỉnh và lan nhanh khắp miền Nam. -Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Công nhận ngày 20 – 7 – 1980 2. ĐỊA ĐẠO TAM GIÁC SẮT TÂY NAM BẾN CÁT - Địa điểm: Ba xã An Điền, An Tây, Phú An phía Tây Nam huyện Bến Cát. - Điển hình: Năm 1948 xây dựng hệ thống địa đạo kháng chiến chống Pháp. Năm 1960 ba xã Tây Nam được giải phóng tiếp tục đào địa đạo đến năm 1967 dài gần 100 km. - Ảnh hưởng: Là nỗi kinh hoàng của quân đội Mĩ đã bẻ gãy nhiều cuộc hành quân càn quét của lính Mĩ. Là nơi nhiều cánh quân lớn tiến về giải phóng Sài Gòn năm 1975. 1 - Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Công nhận ngày 18 – 3 – 1996. 3. CHIẾN KHU THUẬN – AN – HOÀ -Địa điểm: Ba xã Thuận Giao, An Phú, Bình Hoà huyện Thuận An. -Điển hình: Chỗ dựa cho lực lượng CM trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Là một chiến khu ở miền Đông Nam Bộ. -Ảnh hưởng: Là nơi pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất gây chấn động Sài Gòn. Là bàn đạp của quân chủ lực của ta tiến công giải phóng Sài Gòn năm 1975. 4. DI TÍCH CHIẾN KHU Đ -Địa điểm: Căn cứ kháng chiến quan trọng nhất miền Đông Nam Bộ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ thuộc địa bàn 5 xã của huyện Tân Uyên quê ông Huỳnh Văn Nghệ. -Điển hình: Đây là căn cứ của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện, tỉnh, quân khu, Trung ương cục, phân khu 5, phân khu Thủ Biên, quân khu 7. -Ảnh hưởng: “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất” là nỗi ám ảnh của kẻ thù vẫn đứng vững thể hiện sức mạnh của toàn dân trên địa bàn Đông Nam Bộ. Là bàn đạp để các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn. 5. BẢO TÀNG BÌNH DƯƠNG -Địa điểm: Số 505, đại lộ Bình Dương, Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, diện tích 13000 m2, chính thức hoạt động năm 2004. - Bảo tàng có 4 phòng trưng bày: phòng khánh tiết diện tích 300m2, khái quát về lịch sử, kiến trúc, danh lam thắng cảnh Bình Dương; trung tâm trưng bày có diện tích 590m2, giới thiệu về lịch sử phát triển qua các thời kỳ và văn hoá vật chất và tinh thần; trung tâm trưng bày III diện tích 418m2, giới thiệu Bình Dương thời kỳ chống Pháp, Mỹ và các nghề thủ công truyền thống; trung tâm trưng bày IV 470m2 giới thiệu Bình dương từ sau 1975 đến nay. 2 . LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (Khối 10) CHƯƠNG I: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ I. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ. 1. Di tích khảo cổ Cù Lao Rùa - Địa điểm: Thạnh Hội, Tân Uyên,. DI TÍCH LỊCH SỬ 1. DI TÍCH NHÀ TÙ PHÚ LỢI -Địa điểm: Phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một -Điển hình: Vụ đầu độc 6.000 người ngày 1 – 12 – 1958 -Ảnh hưởng: Dấy lên phong trào CM trên địa bàn tỉnh. bàn tỉnh và lan nhanh khắp miền Nam. -Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Công nhận ngày 20 – 7 – 1980 2. ĐỊA ĐẠO TAM GIÁC SẮT TÂY NAM BẾN CÁT - Địa điểm: Ba xã An Điền, An Tây, Phú An phía Tây Nam