1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi Olympic LS10, NH2012-2013

5 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ THI OLYMPIC LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm): Trình bày: a) Điều kiện địa lí, tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây. b) Những điều kiện trên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây? Câu 2 (4 điểm): Trình bày những thành tựu văn hóa phong kiến Trung Quốc? Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đó như thế nào? Câu 3 (4 điểm): Thế kỉ X – XV, nước Đại Việt tồn tại những tôn giáo lớn nào? Trình bày sự phát triển của Phật giáo trong thời kì này. Lí giải tại sao Phật giáo lại phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần? Câu 4 (4 điểm): Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X – XV theo mẫu: Cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Những trận đánh tiêu biểu Câu 5 (4 điểm): Cho biết những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung. HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:……………………………… Số báo danh………………. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN THI OLYMPIC LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Ý cần đạt Điểm Câu 1 a) Điều kiện địa lí - tự nhiên: - Các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải không có những con sông lớn, chỉ có những con sông nhỏ, ngắn nên không tạo ra những cánh đồng phì nhiêu. Nhìn chung, đồng bằng ở Hi Lạp và Rô-ma nhỏ, hẹp, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. - Đất trồng trọt ít lại không màu mỡ, chủ yếu là đất đồi, khô và rắn, khó canh tác bằng những công cụ thô sơ. Lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng. - Có đường bờ biển gồ ghề do 3 mặt là biển, đất liền vươn ra Địa Trung Hải tạo ra những vịnh tốt, thuận lợi cho nghề biển và buôn bán trên biển. - Khí hậu ôn đới, ấm áp trong lành, thích hợp cho việc trồng các loại cay lưu niên. b) Ảnh hưởng… - Do địa hình của khu vực ĐTH đã tạo ra những vịnh tốt, thuận lợi cho nghề đi biển và buôn bán trên biển. Điều đó giúp cho ngành thương nghiệp phát triển mạnh. Hoạt động thương mại đã thúc đẩy việc mở rộng giao lưu tiền tệ. - Dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp song cư dân ở đây đã biết phát huy lợi thế của mình để trồng các cây lưu niên có giá trị cao: nho, ô liu, cam, chanh… Vì thế mà các nghề thủ công nấu rượu nho, làm dầu ô liu… rất phát triển. 0,5 0,75 0,5 0,5 1,0 0,75 Câu 2 * Những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: - Tư tưởng: + Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. + Nội dung: Quy định về các mối quan hệ cơ bản trong xã hội và kỉ cương của chế độ phong kiến (Tam cương, Ngũ thường…) - Văn học: + Phú (thời Hán): Là một thể loại văn học đặc biệt. Nội dung ca ngợi quê 0,25 0,25 0,25 hương đất nước, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. + Thơ Đường: có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ, tiêu biểu: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. + Tiểu thuyết: Là loại hình văn học mới dưới thời Minh, Thanh. Những tác phẩm nổi tiếng: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân… - Sử học: + Bắt đầu từ thời Tây Hán, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ Sử kí. + Đến thời Minh cơ quan viết Sử được thành lập (Quốc sử quán) - Khoa học kĩ thuật: + Y học: đạt nhiều thành tựu lớn, với những tên tuổi nổi tiếng: Hoa Đà, Lí Thời Trân. + Kĩ thuật: Có 4 phát minh lớn (la bàn, thuốc súng, làm giấy, nghề in) - Nghệ thuật, kiến trúc: đạt trình độ cao với các công trình nổi tiếng như: Vạn lí trường thành, cung A phòng, lăng Li Sơn… * Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam: + Tiếp tu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc. + Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số phong tục tập quán… 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu 3 * Từ TK X –XV nước Đại Việt tồn tại 3 tôn giáo lớn: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. * Sự phát triển của Phật giáo: - Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc. - Từ TK X – XV, đạo Phật giữ một vị trí quan trọng, phát triển mạnh: + Các nhà sư được triều đình coi trọng, được tham gia vào việc nước (sư Vạn Hạnh, sư Đỗ Thuận…) + Một số vua Lí, Trần xuất gia đầu Phật. Vua Trần Nhân Tông sau khi làm Thái thượng hoàng đã lập ra dòng thiền Trúc Lâm. + Thời Lí – Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 * Lí giải: - Thời Lí – Trần, chế độ quân chủ chuyên chế đang ở giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. + Phật giáo phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, đạ đức, lối sống của nhân dân nên được giai cấp thống trị và nhân dân tiếp thu, tôn sùng. 0,5 0,5 Câu 4 Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa Thời gian, triều đại Người lãnh đạo Những trận đánh tiêu biểu Kháng chiến chống Tống 981 – Tiền Lê Lê Hoàn Trận vùng Đông Bắc Kháng chiến chống Tống 1075-1077, Thời Lý Lý Thường Kiệt Trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên - Lần 1: 1258 - Lần 2: 1285 - Lần 1: 1287 – 1288 Thời Trần Vua Trần và các tướng lĩnh: Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải… - Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng. Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 -1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi Trận Chi Lăng, Xương Giang Kháng chiến chống Xiêm 1785, Tây Sơn Nguyễn Huệ Rạch Gầm – Xoài Mút Kháng chiến chống Thanh 1789, Tây Sơn Quang Trung Ngọc Hồi, Đống Đa 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 * Những đóng góp của phòng trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc: - Bước đầu thống nhất đất nước: Phong trào Tây Sơn bùng nổ khi sự chia cắt đất nước đã làm cho nước ta TK XVIII lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Từ 1773 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn đã lần lượt đánh bại các tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài, xóa bỏ ranh giới 0,75 sông Gianh, bước đầu thống nhất lại đất nước. - Bảo vệ Tổ quốc: Khi Nguyễn Ánh và sau đó là Lê Chiêu Thống cầu cứu ngoại bang, rước kẻ thù vào xâm lược nước ta, nghĩa quân Tây Sơn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. + Năm 1785: với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quân ta đã đánh bại cuộc xâm lược của 5 vạn quân Xiêm, đập tan âm mưu xâm lược nước ta của địch. + Năm 1789: sau chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã đánh tan 29 vạn quân Thanh. Nền độc lập của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. * Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung: - Khi phong trào vừa mới bùng nổ, Nguyễn Huệ cùng với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là những người lãnh đao phong trào Tây Sơn. - Trong quá trình phong trào diễn ra, vai trò của Nguyễn Huệ ngày càng quan trọng. Nguyễn Huệ là linh hồn của phong trào, trực tiếp chỉ huy chiến đấu tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh; lãnh đạo quân và dân ta đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh. - Khi đất nước đã thống nhất, thanh bình, Nguyễn Huệ - Quang Trung đã tổ chức xây dựng đất nước: ban hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…nhằm khôi phục và phát triển đất nước. => Nguyễn Huệ - Quang Trung vừa là nhà quân sự đại tài, vừa là nhà cải cách lớn, là “Người anh hùng áo vải” được nhân dân ta ca ngợi muôn đời. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 . danh………………. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN THI OLYMPIC LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Ý cần đạt Điểm Câu 1 a) Điều kiện địa lí. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X – XV theo mẫu: Cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Những trận đánh tiêu biểu Câu 5 (4 điểm):. Sơn đối với lịch sử dân tộc. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung. HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:………………………………

Ngày đăng: 29/01/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w