+ Có: Khả tri luận + Không: Bất khả tri * Giải thích tại sao mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của TH: - Đây là vấn đề nảy sinh rất sớm trong lịch sử - Không một TH nào
Trang 1TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Câu 1: Trình bày vấn đề cơ bản của Triết học?
* Định nghĩa: TH là một môn khoa học chứa đựng 1 hệ thống chung nhất về TG
và vị trí con người trong thế giới đó
* Vấn đề cơ bản của TH:
Theo Ănghen “Vấn đề cơ bản của TH là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”
* Nội dung:
Có 2 mặt, trả lời 2 câu hỏi:
- VC và YT cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ VC có trước => CNDV
+ VC có sau => CNDT
+ VC và YT cùng xuất hiện => Nhị nguyên luận
- Con người có nhận thức được thế giới hay không?
+ Có: Khả tri luận
+ Không: Bất khả tri
* Giải thích tại sao mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của TH:
- Đây là vấn đề nảy sinh rất sớm trong lịch sử
- Không một TH nào tránh khỏi việc giải quyết vấn đề cơ bản
- Giải quyết được những vấn đề cơ bản là cơ sở để giải quyết những vấn đề còn lại
Câu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin?
* Định nghĩa: Theo Lênin: “VC là một phạm trù của TH, dùng để chỉ thực tại
khách quan, đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại,phản ánh, tồn tại và không lệ thuộc vào cảm giác”
* Nội dung:
- Phân biệt VC với tư cách là một phạm trù của TH với VC ở các dạng cụ thể
- VC là cái tồn tại khách quan bên ngoài con người
- VC gây nên cảm giác ở mỗi con người và con người có thể nhận thức được VC thông qua các giác quan => Ý thức, tư duy, suy nghĩ… chỉ là kết quả của VC, chỉ
là sự phản ánh của VC
* Ý nghĩa:
- Khắc phục hạn chế của CNDV cũ
- Định nghĩa đã giải quyết được vấn đề cơ bản của TH và thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới
Câu 3: Trình bày nguồn gốc, bản chất của ý thức và mối quan hệ của chúng?
* Nguồn gốc:
- Tự nhiên:
+ Bộ não người: phản ánh YT, muốn có YT thì bộ não người phải hoạt động một cách bình thường và phải sống trong môi trường xã hội
Trang 2+ Hiện thực khách quan: chính là toàn bộ thế giới khách quan bên ngoài và tác động vào bộ óc người để hình thành YT
- Xã hội:
+ Lao động:
Lao động chính là quá trình diễn biến giữa con người và tự nhiên trong đó con người đóng vai trò môi giới, điều tiết, giám sát sự trao đổi VC giữa con người với TN
Chính lao động đã sáng tạo ra con người, tách con người ra khỏi thế giới động vật
+ Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu VC mang nội dung YT
Vai trò của ngôn ngữ: phương tiện giao tiếp, công cụ của tư duy
* Bản chất:
- YT là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn
- YT là hình ảnh chủ quan của TGKQ
- YT là sự di chuyển VC vào đầu óc con người và được cải biến đi trong nó nên
YT là một quá trình
- YT không thể tồn tại nếu tách khỏi bộ não và nó mang bản chất xã hội
* Mối quan hệ giữa VC và YT:
- VC là cái có trước, YT là cái có sau; VC quyết định YT
- YT có sự tác động trở lại VC theo 2 khuynh hướng: tiêu cực và tích cực
Câu 4: Phân tích câu nói của Lênin: “Từ TQSĐ đến TDTT và từ TDTT đến TT
đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”?
* Câu nói của Lênin:
Nhận thức gồm hai giai đoạn:
- TQSĐ -> TDTT: Nhận thức cảm tính
- TDTT -> TT: Nhận thức lý tính
* Nhận thức cảm tính:
- Đó chính là giai đoạn đầu tiên của nhận thức, con người sử dụng các giác quan để nhận thức các sự vật xung quanh
- Tồn tại dưới 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng
+ Cảm giác: là sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta
+ Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn của sự vật khi chúng trực tiếp tác động lên các giác quan của chúng ta
+ Biểu tượng: là hình ảnh cảm tính về sự vật đã được tri giác lưu lại trong trí nhớ của con người và được tái hiện do một kích thích nào đó
Trang 3=> Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên tri thức có được do trực tiếp tiếp xúc với những sự vật mang tính TQSĐ chưa chỉ ra bản chất
* Nhận thức lý tính:
- Đó chính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng và khái quát những thuộc tính, đặc điểm, bản chất của sự vật
- Tồn tại dưới 3 hình thức: Khái niệm, phán đoán và suy luận
+ Khái niệm: Là sự phản ánh khái quát những đặc tính bản chất của sự vật và được
sử dụng dưới hình thức là một từ hay một cụm từ
VD: Khái niệm “Hình vuông”; “vật chất”
+ Phán đoán: Là hình thức tư duy liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng Phán đoán tồn tại dưới hình thức là một câu hay một mệnh đề
VD: HN là thủ đô của VN/Nhanh như sóc
+ Suy luận: Là hình thức tư duy liên kết các phán đoán với nhau để rút ra tri thức mới
VD: Quy nạp, diễn dịch
=> Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của nhận thức cảm tính Tư duy được biểu đạt bằng hình thức ngôn ngữ và chỉ ra được bản chất của sự vật
* Mối quan hệ giữa hai quá trình nhận thức:
- Nhận thức phải trải qua các giai đoạn khác nhau, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- Nhận thức cảm tính gắn với hoạt động thực tiễn cung cấp thông tin cho nhận thức
lý tính Nhận thức lý tính khái quát tài liệu của NTCT, rút ra bản chất quy luật của
sự vật
- Nhận thức lý tính mang tính gián tiếp nên có thể không phù hợp với thực tiễn do
đó phải quay về thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức
- Khi quay về thực tiễn ta lại bắt đầu 1 chu kỳ nhận thức mới Như vậy, thực tiễn vừa là điểm đầu vừa là điểm cuối của quá trình nhận thức
Câu 5: Hãy chứng minh sự phát triển của các hình thái KT – XH là quá trình lịch sử - tự nhiên?
* Khái niệm hình thái KT – XH: Là một khái niệm của CNDV lịch sử dùng để
chỉ XH ở một giai đoạn lịch sử nhất định với 1 kiểu QHSX đặc trưng phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX và 1 kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ đó
* Lịch sử - tự nhiên:
Mác nói: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái KT-XH là quá trình lịch sử tự nhiên, lịch sử - tự nhiên được hiểu là con người làm ra lịch sử của mình, tạo ra những QHXH nhưng XH vẫn vận động theo những quy luật khách quan” (Quy luật sinh tồn, quy luật phát triển của LLSX)
* Giải thích:
Trang 4- XH loài người trải qua lần lượt 5 hình thái KT – XH: CSNT – CHNL – PK – TBCN – CSCN: hình thái này thay thế hình thái khác thông qua các cuộc cách mạng XH Nguyên nhân của CMXH là sự mâu thuẫn giữa LLSx và QHSX
- Nguồn gốc của mọi sự vận động phát triển KT – CT – VH – XH đều bắt nguồn từ
sự phát triển LLSX Tuy nhiên sự thay thế của các hình thái KT – XH không chỉ chịu tác động của các quy luật khách quan mà còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan Do đó các quốc gia không nhất thiết phải tuần tự đi theo…
Câu 6: Hãy phân tích bản chất con người theo quan điểm Mác?
* Quan điểm Mác: Luận cương thứ 6 về Phoiơbắc
“Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng của một cá nhân riêng biệt trong tính hiện thực của nó mà bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
* Giải thích:
- CNDV siêu hình tuyệt đối mặt tự nhiên của con người nên chỉ thấy bản chất tự nhiên của con người Theo Mác ông thừa nhận con người có cả bản chất tự nhiên
và cả bản chất xã hội trong đó bản chất xã hội là cơ bản nhất vì nó phân biệt giữa con người và các động vật khác
- Tổng hòa các mối quan hệ xã hội: QHXH là kết quả hoạt động lâu dài của nhiều người được khách thể hóa ra bên ngoài và nó có thể bị chi phối hoạt động tồn tại của con người Tổng hòa các mối quan hệ xã hội nghĩa là mọi QHXH mà con người tham gia đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động hình thành nên bản chất của con người
- Lịch sử cũng do con người tạo ra một cách có ý thức nhưng con người cũng bị quy định bởi những yếu tố lịch sử
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Bản chất của con người phải được lý giải từ góc độ xã hội chứ không phải góc độ
tự nhiên
- Động lực căn bản của tiến bộ và phát triển xã hội chính là năng lực sáng tạo của con người
- Giải phóng năng lực sáng tạo của con người phải được thực hiện
Câu 7: Hãy chứng minh tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH?
* Khái niệm:
- Tồn tại xã hội: Là sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của XH
- Ý thức xã hội: Là mặt tinh thần của XH bao gồm tư tưởng, quan điểm, tư tưởng… nảy sinh từ tồn tại XH và phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn nhất định
VD: Thời chiến -
Thời bình -
* Chứng minh tính độc lập:
- YTXH thường lạc hậu hơn TTXH
Trang 5- YTXH có thể vượt trước TTXH
- YTXH có sự kế thừa trong sự phát triển
- Các hình thái YTXH có sự tác động lẫn nhau
- Sự tác động trở lại của YTXH theo 2 khuynh hướng
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Câu 1: Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa?
* Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nhằm thỏa mãn những nhu cầu
của con người thông qua trao đổi và mua bán
* Hai thuộc tính của hàng hóa: GT và GTSD
- Giá trị sử dụng:
+ Khái niệm: GTSD là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
VD: GTSD của điện thoại Ipone 4S
+ Đặc điểm:
Một vật có thể có 1 hoặc nhiều GTSD
GTSD chỉ bộc lộ thông qua quá trình con người sử dụng hàng hóa
GTSD của hàng hóa do thuộc tính của hàng hóa quy định
Có những thứ có GTSD nhưng không phải là hàng hóa
=> Đã là hàng hóa phải có GTSD, phải được đem trao đổi, mua bán GTSD bao hàm giá trị trao đổi
- Giá trị:
+ Giá trị trao đổi chính là quan hệ về lượng, là một tỷ lệ nhờ đó hai hay nhiều hàng hóa có thể trao đổi với nhau
+ Các hàng hóa có thể trao đổi với nhau vì có thể quy về cùng một cái chung, đó là hao phí sức lao động của con người = giá trị hàng hóa
=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong hàng hóa
* Mối quan hệ giữa GT và GTSD:
- Một hàng hóa phải có đầy đủ hai thuộc tính: GT và GTSD
- GTSD là thuộc tính tự nhiên còn GT là thuộc tính XH
- GT và GTSD vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau
VD: Mâu thuẫn giữa mục đích người bán (GT) và mục đích người mua (GTSD)
Câu 2: Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ?
* Nguồn gốc: 4 giai đoạn phát triển:
Trang 6- Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
- Hình thái chung giá trị
- Hình thái tiền tệ
=> Tiền tệ ra đời đánh dấu đỉnh cao văn minh của XH loài người Từ khi xuất hiện tiền tệ, hàng hóa chia thành hai nhóm
+ Hàng hóa thông thường
+ Hàng hóa đóng vai trò tiền tệ
* Bản chất:
Tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt, đứng tách ra khỏi thế giới hàng hóa thông thường, đóng vai trò là vật ngang giá chung của các loại hàng hóa #, tiền tệ thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa và phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các nhà sản xuất với nhau
* Chức năng:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện thanh toán
- Lưu giữ, cất trữ
- Phương tiện lưu thông
- Tiền tệ thế giới
Câu 3: Nội dung tác động của quy luật giá trị?
* Nội dung:
Được biểu hiện:
- Trong sản xuất: Hao phí lao động cá biệt (GT mà nhà sx bỏ ra ) < Hao phí lao động cá biệt
- Trong lưu thông: Quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải dựa trên nguyên tắc ngang giá: Tổng GT = Tổng giá cả
* Tác động của quy luật giá trị:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Trong sản xuất:
Cung> cầu
Cung< cầu
+ Trong lưu thông: thu hút hàng hóa giá trị thấp đến nơi giá trị cao
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX XH phát triển
- Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo
Câu 4: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư?
- GTTD chính là một bộ phận của GT dôi ra ngoài GT sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà TB chiếm không
- Sx GTTD = Sx GTSD
Trang 7Ví dụ: Để sản xuất 1 cái bàn:
+ Nguyên vật liệu: 3$
+ Hao mòn sx: 2$
+ Thuê nhân công: 5$
_
Tổng: 10$
Giả sử nhà TB bán ra thị trường 10$ => không có lãi => không phải là nhà TB Giả sử nhà TB bán ra thị trường >10$ => có lãi
=> Để có lãi thì phải cải tiến KH-CN-KT => Tăng năng suất lao động => Tạo ra GTTD lớn hơn
Câu 5: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
Mục đích của nhà TB là sản xuất ra GTTD tối đa, vì vậy các nhà TB phải dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng GTTD Có hai phương pháp sản xuất GTTD:
* Sản xuất GTTD tuyệt đối:
GTTD tuyệt đối là GTTD được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi
Tỷ suất GTTD tăng lên Trước đây tỷ suất GTTD là 100% thì bây giờ tăng lên 150%
* Sản xuất GTTD tương đối:
GTTD tương đối là GTTD được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn không hề thay đổi
=> Sử dụng máy móc, phương tiện KT-KH-CN hiện đại => tạo ra GTTD lớn hơn
Câu 6: Nguồn gốc và biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước?
* Nguồn gốc:
- Sự phát triển của LLSX
- Sự phân công lao động
- GCTS > < GCVS
- Xu hướng quốc tế hóa => > < tranh chấp
* Bản chất:
Là sự kết hợp độc quyền kinh tế tư nhân và sức mạnh của NNTS => phục vụ cho lợi ích của GCTS
* Biểu hiện của CNTB độc quyền NN:
- Đó là sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và NN
- Đó là sự hình thành sở hữu NN (GCTS có thành lập các công ty NN)
- Sự điều tiết của NNTS
Câu 7: Biểu hiện của quy luật giá trị và quy luật giá trị sử dụng trong CNTB?
* Nguồn gốc của độc quyền: cạnh tranh => độc quyền => cạnh tranh phát triển
Trang 8- trong độc quyền – ngoài độc quyền
- độc quyền – độc quyền
- trong nội bộ độc quyền
* Biểu hiện của quy luật GT và quy luật GTSD trong CNTB độc quyền NN:
- Quy luật GT: Trong CNTBĐQ thì quy luật GT trở thành giá cả độc quyền
- Quy luật GTSD: Trong CNTBĐQ thì quy luật GTSD trở thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Câu 1: Thành tựu của chủ nghĩa XH hiện thực?
- Chế độ XHCN đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ XH, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới
- Các nước XHCN đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- CNXH có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới
- Sức mạnh của CNXH hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt và bảo vệ hòa bình thế giới
- Ngay tại các nước phương Tây nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của chủ nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ
=> CNXH hiện thực đã trải
Câu 2: Vì sao CNTB không phải là tương lai của xã hội loài người?
Câu 3: Nội dung sứ mệnh của GCCN? Tại sao GCCN phải thực hiện sứ mệnh lịch sử?
Câu 4: Phân tích những đặc trưng của xã hội XHCN?
Câu 5: Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa chủ nghĩa?
Câu 6: Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của CN Mác – Lênin trong việc giải quyết những vấn đề tôn giáo?
Câu 7: