một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học

27 681 0
một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học Một số kinh nghiệm giảng dạy phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy học cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đã được áp dụng có hiệu quả.Tuy nhiên hình thức kiểm tra trắc nghiệm cũng yêu cầu học sinh phải học tập nghiên cứu vấn đề ở mức độ cao hơn: tư duy nhanh hơn, kỹ năng làm bài nhanh, các phương pháp làm bài cũng nhiều hơn… Vậy để học sinh có những kỹ năng như thế ngoài tự học, tự sáng tạo của học sinh thì giáo viên cũng phải cung cấp cho học sinh những phương pháp giải phù hợp với yêu cầu của hình thức thi. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy rằng học sinh rất lúng túng khi xử lý bài toán oxi hóa khử trong đó có các nguyên tố có nhiều số oxi hóa khác nhau. Đối với dạng toán này học sinh không biết làm một cách tổng quát mà chỉ xét các trường hợp rồi đưa ra đáp án nên mất rất nhiều thời gian, do đó hiệu quả trong khi thi trắc nghiệm không cao. Vì vậy thực tế yêu cầu cần thiết phải có phương pháp giải bài toán hợp lý. Với ý định đó, trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi muốn hình thành cho học sinh một phương pháp giải nhanh bài toán trên một cách tổng quát trên nền tảng kiến thức đã có mà không mất quá nhiều 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com thời gian. Phương pháp này nó là sự kết hợp giữa lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trong quá trình học tập ở phổ thông và kĩ năng giải toán cho đối tượng đại diện. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng : Khi đứng trước một bài toán Hóa dạng trắc nghiệm học sinh thường lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và lựa chọn phương pháp giải nào để vừa nhanh nhất lại đảm bảo tính chính xác tối ưu.Cũng như vậy, đa phần học sinh khi gặp bài toán oxi hóa khử ứng với các nguyên tố có nhiều mức oxi hóa thì thường lúng túng không đưa ra được phương pháp giải phù hợp. Đa số học sinh thường phải xét các trường hợp khác nhau của các mức oxi hóa khác nhau. Việc làm như thế sẽ mất rất nhiều thời gian và trong khi xét các trường hợp có thể khiến học sinh mắc sai lầm. Vì vậy hiệu quả giải toán trắc nghiệm của học sinh không cao, thường dễ mắc sai lầm trong giải toán. 2.Kết quả, hiệu quả: 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Trước thực trạng đó của học sinh tôi thấy cần thiết phải hình thành cho học sinh thói quen khi gặp các vấn đề mà phương pháp giải thông thường không cho hiệu quả cao cần phải tự học nghiên cứu để đưa ra những phương pháp giải mới sáng tạo và hiệu quả hơn. Và vì thế khi gặp một vấn đề mà học sinh lúng túng trong cách xử lý tôi luôn nêu những tình huống ‘có phương pháp giải nhanh, hiệu quả, tổng quát hơn không?’ và yêu cầu học sinh phải vận dụng tối đa các kiến thức đã nghiên cứu vào vấn đề đang đề cập để giải quyết. Do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra một phương pháp giải nhanh bài toán hóa học : “Một số kinh nghiệm giảng dạy Phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học .” Phương pháp này được giải quyết trên nền tảng của sự kết hợp với phương pháp bảo toàn electrron và bảo toàn nguyên tố. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đưa ra một trong những phương pháp được sử dụng có hiệu quả, nó được hình thành phát triển và mở rộng thông qua nội dung kiến thức, sự tích lũy thành bài toán tổng quát, thành một phương pháp giải nhanh cho học sinh. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tổ chức cho học sinh hình thành kỹ năng giải toán Hóa thông qua các tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên 2. Tổ chức rèn luyện khả năng định hướng giải toán của học sinh. Trong đó yêu cầu khả năng lựa chọn lời giải ngắn gọn trên cơ sở phân tích bài toán sử dụng phương pháp số oxi hóa trung bình. 3. Tổ chức kiểm tra để thu thập thông tin về khả năng nắm vững kiến thức của học sinh. 4. Cung cấp hệ thống các bài tập mở rộng để học sinh tự rèn luyện. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Nội dung này được thông qua 3 buổi dạy: + Buổi1: Tổ chức cho học sinh hình thành phương pháp giải bài toán đặc trưng + Buổi 2: Tổ chức cho học sinh áp dụng phương pháp vào các bài toán cụ thể + Buổi 3: Vận dụng vào làm kiểm tra trắc nghiệm Buổi 1: Phương pháp số oxi hóa trung bình - Giáo viên đặt vấn đề : Trong các bài toán hóa học đặc biệt là các bài tập oxi hóa khử đối với các nguyên tố nhiều số oxi hóa thì khi các phản ứng hóa học xảy ra tùy 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com thuộc vào điều kiện thực hiện thí nghiệm, nồng độ các chất, bản chất các chất mà chúng có thể tạo thành các hợp chất, các chất có những số oxi hóa khác nhau. Vì vậy khi gặp các bài toán như trên sẽ gặp điều không thuận lợi: Có nhiều trường hợp xảy ra, do đó bài toán sẽ đưa ta vào việc xét nhiều trường hợp xảy ra. Do đó khi làm sẽ mất nhiều thời gian, cách làm này sẽ không hiệu quả. Ví dụ 1: Khi cho Fe vào dung dịch HNO 3 ta thu được dung dịch A và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ) thoát ra. Vậy dung dịch A có thế chứa những chất gì? Với bài toán này thông thường học sinh phải xét các trường hợp có thể xảy ra: - Trường hợp 1: dung dịch có HNO 3 và Fe(NO 3 ) 3 - Trường hợp 2: dung dịch có Fe(NO 3 ) 3 - Trường hợp 3: dung dịch có Fe(NO 3 ) 2 - Trường hợp 4: dung dịch có Fe(NO 3 ) 2 và Fe(NO 3 ) 3 Do Fe có thể có các số oxi hóa +2 và +3 trong các hợp chất nên các phản ứng xảy ra rất phức tạp. Nếu ở các kỳ thi, thi trắc nghiệm để có thế giải quyết nhanh bài toán mà đi xét các trường hợp thì không thật sự hiệu quả. - Giáo viên đặt vấn đề tiếp: Trong quá trình phản ứng trên dù phản ứng có xảy ra như thế nào thì chúng ta vẫn có thể quy các hợp chất của Fe (sắt (II) và sắt (III) ) về 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Fe(NO 3 ) n với n là số oxi hóa trung bình của Fe trong các hợp chất nên thõa mãn điều kiện 2 ≤ n ≤ 3. Như vậy nếu: + n = 2 : Tức trong dung dịch A chỉ có muối Fe(NO 3 ) 2 + n = 3 : Tức trong dung dịch A chứa muối Fe(NO 3 ) 3 + 2< n <3: Tức trong dung dịch A chứa cả muối Fe(NO 3 ) 2 và muối Fe(NO 3 ) 3 Như vậy lúc bấy giờ bài toán được xử lý với một chất ở dạng tổng quát nên khi xử lý bài toán sẽ dễ dàng hơn, không mất thời gian để xét các trường hợp nữa. - GV: Vậy nếu một nguyên tố có nhiều số oxi hóa trong các hợp chất khác nhau ta có thể quy về một chất dưới dạng số oxi hóa trung bình để giải quyết bài toán dưới dạng một chất đơn giản hơn. Nhưng khi quy đổi như thế cần đảm bảo: + Định luật bảo toàn khối lượng: Khối lượng các chất trước và sau quy đổi là như nhau. + Định luật bảo toàn nguyên tố: trong hỗn hợp có những nguyên tố nào thì khi quy đổi số nguyên tố vẫn không thay đổi. + Công thức tính số oxi hóa trung bình : Giả sử nguyên tố A có các số oxi hóa trong các hợp chất là x 1 ,x 2 ,x 3 ,x n tương ứng với số mol của chúng là a 1 ,a 2 ,a 3 ,a n . Vậy số oxi hóa trung bình được xác định như sau: 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com n = n321 nn332211 a aaa ax axax.ax ++++ ++++ Khi đó thay vì học sinh phải giải quyết bài toán một nguyên tố có nhiều mức oxi hóa khác nhau (tức nhiều chất khác nhau) thì học sinh chỉ cần nghiên cứu một mức oxi hóa ( số oxi hóa trung bình tức là chỉ có một chất). Bài toán sẽ trở nên ngắn gọn, đơn giản hơn nhiều. VD 2 : Cho phản ứng sau : Zn + HNO 3 → Zn(NO 3 ) 2 + NO + N 2 + H 2 O. Biết tỉ lệ số mol của NO và N 2 là 2:3. Vậy tổng số hệ số tối giản nhất của các chất tham gia phản ứng là: A.55 B. 62 C. 63 D. 50 Lời giải: - Cách làm thông thường học sinh: + Viết các phương trình phản ứng, cân bằng mỗi phương trình + Nhân các phương trình sao cho đúng hệ số của NO và N 2 theo tỉ lệ và cộng lại. Ta thấy việc giải như trên mất rất nhiều thời gian. - Cách sử dụng số oxi hóa trung bình: Áp dụng công thức tính số oxi hóa trung bình của N trong sản phẩm khử là : n = 2.32 0.2.32.2 + + = 0,5 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Vậy ta có quá trình cho nhận e như sau: Zn 0 → Zn 2+ + 2e N +5 + 4,5e → N +0,5 Nhân với hệ số phù hợp ta được phản ứng cân bằng: 18Zn + 44HNO 3 → 18Zn(NO 3 ) 2 + 2NO + 3N 2 + 22H 2 O. Chọn đáp án B Kết luận: Như vậy vận dụng số oxi hóa trung bình học sinh đã đưa được từ nhiều lần cân bằng phản ứng về một phương trình cần bằng, rút gọn được nhiều thời gian. VD 3 : Cho 11,2(g) Fe tan hoàn toàn vào dung dịch chứa x (mol) HNO 3 . Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 37,24 (g) muối và V (lít) khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Vậy x có giá trị là: A. 0,55 B. 0,44 C. 0,56 D. 0,46 Lời giải: - Cách giải thông thường : Vì muối này chưa thể biết là muối sắt (II) hay muối sắt (III) hoặc cả 2 loại nên thông thường học sinh sẽ xét các trường hợp rồi loại dần: + Nếu lên muối sắt (II) ta có : Fe 0 → Fe +2 + 2e 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 0,2mol 0,2 0,4 mol Vậy m muối sắt (II) = 0,2 .180 = 36 (g) loại + Nếu là muối sắt (III) tương tự ta có: Fe 0 → Fe +3 + 3e m muối sắt (III) = 0,2.242 = 48,4(g) Loại Vậy đó là hỗn hợp muối sắt (II) và muối sắt (III): Gọi số mol Fe(NO 3 ) 2 và Fe(NO 3 ) 3 lần lượt là a và b. Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: a + b = 0,2 Khối lượng muối là : 180a + 242b = 37,24 Giải hệ phương trình ta có    = = 0,02molb 0,18mola Ta lại có quá trình nhường nhận e : Fe 0 → Fe +2 + 2 e 0,18mol 0,36mol Fe 0 → Fe +3 + 3 e 0,02mol 0,06mol N +5 + 3e → N +2 Áp dụng bảo toàn e ta có n NO = 3 06,036,0 + = 0,14mol Áp dụng bảo toàn nguyên tố N ta có x = n HNO 3 = 0,14 + 0,36+0,06 = 0,56 Chọn đáp án: C - Cách sử dụng phương pháp số oxi hóa trung bình : 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Ta có quá trình tổng quát: Fe 0 → Fe + n + n e 0,2mol 0,2 n (mol) N +5 + 3e → N +2 0,2 n 3 n0,2 Theo bảo toàn nguyên tố Fe ta có n Fe = n muối = 0,2mol. Hay muối có dạng Fe(NO 3 ) n có khối lượng là: 0,2( 56 + 62 n ) = 37,24. ⇒ n = 2,1 Vậy số mol của NO là : 3 n2,0 = 0,14 mol Áp dụng bảo toàn nguyên tố N có : x = n HNO 3 = 0,2 n + 0,14 = 0,56 (mol) Chọn đáp án: C Buổi 2: Một số bài tập áp dụng VD 1 : Cho 5,6 (g) Fe tác dụng hết với x(mol) khí Cl 2 ( ở đktc). Sau phản ứng thu được chất rắn A. Hòa tan chất rắn A vào nước đến phản ứng hoàn toàn ta chỉ thu được dung dịch B chứa 14,475 (g) chất tan. Tìm x? Lời giải: Phân tích bài toán : 10 [...]... tan hết trong dung dịch HNO3 thì vẫn còn tồn tại các trường hợp tồn tại 2 muối và có giá trị 2 < n < 3 Do đó khi giải bằng phương pháp số oxi hóa trung bình ta đã vét toàn bộ nghiệm Dựa vào phương pháp số oxi hóa trung bình ta có thể giải nhanh các bài toán trong các kỳ thi đại học ví như: 19 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com VD1: (ĐH KB 2009) : Cho 2,24 (g) Fe vào... Vậy chỉ có kim loại Mg và Ca trong đáp án phù hợp.Chọn đáp án B Kết luận: Qua các ví dụ 7 và ví dụ 8 một lần nữa ta thấy tác dụng của phương pháp số oxi hóa trung bình đó là quy nhiều mức oxi hóa khác nhau thành số oxi hóa trung bình để giải quyết bài toán Phương pháp còn dùng để xác định tên nguyên tố, sản phẩm khử của các phản ứng VD9 ( ĐHK A-2009) : Cho 3,024g kim loại M tan hết trong dung dịch HNO... của phương pháp này thiết nghĩ rằng chúng ta cần phải có sự nghiên cứu và hình thành cho học sinh những phương pháp giải nhanh các bài tập hóa học Chúng ta không nên chỉ nêu ra những phương pháp giải cũ, phương pháp giải không còn phù hợp với mức độ của bài toán cũng như những yêu cầu cao của các kỳ thi Do đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề rồi yêu cầu học. .. rắn Y Tìm m? ( Dùng phương pháp giá trị trung bình số oxi hóa ta chứng minh được Fe dư nên dung dịch ban đầu hết) VD2 (ĐH KA-2007): Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp gồm Fe và Cu tỉ lệ mol tương ứng là 1:1 bằng dung dịch HNO3, thu được V lít hỗn hợp khí X gồm ( NO và NO 2) và dung dịch Y ( chứa muối và axit dư) Tỉ khối của X so với H2 là 19 Tìm V? ( Dùng phương pháp số oxi hóa trung bình ta quy 2 kim loại... sinh tự hình thành cho mình những phương pháp giải nhanh, hay, hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm này là một phần nhỏ của bản thân thu được trong quá trình giảng dạy trong một phạm vi nhỏ hẹp Vì vậy việc phát hiện những ưu nhược điểm chưa được đầy đủ và sâu sắc Mong rằng báo cáo kinh nghiệm này các đồng nghiệp cho tôi thêm những ý kiến phản hồi những ưu nhược điểm của phương pháp này 26 Liên hệ: Nguyễn Văn... Với bài toán này nếu giải thông thường học sinh thường phải xét các trường hợp rồi kết luận Như vậy sẽ mất nhiều thời gian nhưng nếu học sinh áp dụng phương pháp số oxi hóa trung bình cho hỗn hợp X thì rất nhanh: Ta có quá trình được biểu diễn như sau : R0  R+ n + n e ( 2 ≤ n ≤ 3) → Mặt khác số mol hỗn hợp 0,177 < n hhX < 0,2 Dựa vào quá trình trên ta thấy số mol electron hỗn hợp X nhường lớn nhất... 20,833% số mol HNO 3 phản ứng ( Dùng phương pháp số oxi hóa trung bình ta có thể tính được công thức tổng quát của muối là Fe(NO3)2,4 dựa vào bảo toàn nguyên tố Fe nữa ta tính được ngay kết quả) 20 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Buổi 3: Thực hiện kiểm tra, đánh giá Sau khi học sinh đã được nghiên cứu các lý thuyết cũng như luyện tập với cách làm của phương pháp. .. bài toán phức tạp để chuyển về một bài toán đơn giản đồng thời tạo ra phương hướng giải quyết một bài toán nhanh hơn, chính xác hơn phù hợp với mức độ cao của những bài toán trong các kỳ thi hóa học Ngoài thiết lập cho học sinh được những phương pháp giải nhanh như thế còn hình thành cho học sinh khả năng nhìn nhận vấn đề và nhu cầu nghiên cứu tìm tòi đưa ra những phương pháp giải mới nhanh, phù hợp... nhanh, phù hợp hơn Điều đó phản ánh hiệu quả của việc dạy học tích cực kết hợp với sự tư duy sáng tạo của học sinh Đó cũng chính là mục đích hiện thân của báo cáo sáng kiến kinh nghiệm này Vấn đề đưa ra phù hợp với nhu cầu và mức độ của kỳ thi hiện nay, được áp dụng với rất nhiều dạng toán hóa học khác nhau Khi nghiên cứu phương pháp học sinh có thể chuyển một bài toán phức tạp rắc rối thành những bài toán... luận : Ta thấy ở ví dụ 1 khi sử dụng phương pháp trung bình ta có thể quy bài toán với nhiều trường hợp thành một trường hợp tổng quát VD2 : Cho m(g) Fe tan hết trong dung dịch HNO 3 vừa đủ Sau phản ứng hoàn toàn ta thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt và 3,36 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) Tìm m? Lời giải: - Áp dụng phương pháp số oxi hóa trung bình ta có : Fe0  Fe+ n + n e ( 2 ≤ n ≤ 3) . bài toán hóa học : Một số kinh nghiệm giảng dạy Phương pháp số oxi hóa trung bình môn hóa học .” Phương pháp này được giải quyết trên nền tảng của sự kết hợp với phương pháp bảo toàn electrron. 7 và ví dụ 8 một lần nữa ta thấy tác dụng của phương pháp số oxi hóa trung bình đó là quy nhiều mức oxi hóa khác nhau thành số oxi hóa trung bình để giải quyết bài toán. Phương pháp còn dùng. đó khi giải bằng phương pháp số oxi hóa trung bình ta đã vét toàn bộ nghiệm. Dựa vào phương pháp số oxi hóa trung bình ta có thể giải nhanh các bài toán trong các kỳ thi đại học ví như: 19 Liên

Ngày đăng: 29/01/2015, 13:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan