1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Nhập Khẩu Container Đường Biển

23 2,8K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 279 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH – MARKETING  Đề tài tiểu luận 4 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Ngô Thị Hải Xuân Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN 14 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 2 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển 1.1.1 Khái niệm hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải để vận chuyển hàng hóa giữa nước này với nước khác bằng đường biển. 1.1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển Hoạt động giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý từ các quy phạm pháp luật quốc tế, cũng như các quy định của luật pháp Việt Nam.  Các Công ước quốc tế bao gồm: - Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế. - Các công ước về vận tải: + Công ước Hague – công ước thống nhất các quy tắc chung về vận đơn đường biển được kí ngày 25/08/1924. được chỉnh lý lần 1 tại Visby năm 1968, và được chỉnh lý lần 2 năm 1979 + Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển - hay còn gọi là Công ước Hamburg, được ký ngày 31/03/1978 tại Hamburg. - Incoterm 2000 – bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) ban hành, trong đó làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua, hiện nay Incoterm 2010 đã mở rộng cho cả thương mại nội địa. - Các quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của Phòng Thương Mại Quốc Tế Paris.  Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam: - Bộ luật hàng hải 2005 - Luật thương mại 2005 - Nghị định 14/2011 về đại lý làm thủ tục hải quan, thông tư số 79/2009 - Quyết định số 103/2009/QĐ - TTg ngày 12/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ - TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. 3 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân - Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải 2106/QĐ-GTVT (23/8/1997) quy định việc xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam… - Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam do VIFFAS ban hành trên cơ sở của FIATA - Luật kinh doanh bảo hiểm - Luật thuế - Các loại hợp đồng làm cở sở cho hoạt động giao nhận như: Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuê tàu, Hợp đồng bảo hiểm… Trong đó, các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt nam như sau: - Việc bốc dỡ, bảo quản, giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện và nhân công vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. - Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (chủ tàu). Khi đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. Cảng không chịu trách nhiệm kể từ khi hàng hóa ra khỏi cảng. - Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển 1.1.3.1 Các yếu tố khách quan:  Môi trường luật pháp Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Bất kỳ thay đổi nào như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia đó; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động giao nhận hàng xuất nhập 4 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân khẩu. Do đó, việc tìm hiểu và cập nhật kịp thời về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.  Môi trường chính trị, xã hội Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở.  Thời tiết Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên biển cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho tàu hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan chẳng hạn mưa bão, sóng thần, biển động Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận.  Đặc điểm của hàng hoá Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Chẳng hạn hàng nông sản hay thủy hải sản thì dễ hỏng, dễ biến đổi chất lượng; Hàng hóa máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn… Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hoá. Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp. 1.1.3.2 Các yếu tố chủ quan: 5 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân Bao gồm tất cả các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hoạt động giao nhận như cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc, nguồn vốn đầu tư, đội ngũ lao động, chiến lược, mục tiêu kinh doanh…  Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá, … Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu đường biển bằng container, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng là phần không thể thiếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ thống máy tính, cũng như các thủ tục khai báo hải quan, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện giao nhận. Từ đó, người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.  Vốn đầu tư Để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại nói trên thì vốn là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, người giao nhận sẽ phải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.  Trình độ lao động Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cũng như kinh nghiệm của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình giao nhận. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những thế chất lượng của hàng hoá cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau. 1.2 Người giao nhận 1.2.1 Khái niệm – vai trò: Theo FIATA, “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hàng động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận 6 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”. Theo điều 164 – Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì người giao nhận là: “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa” Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. 1.2.2 Chức năng: Ngày nay, do sự phát triển của ngành vận tải container, người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về quá trình vận tải và phân phối hàng hóa, bởi vậy người giao nhận thể hiện các chức năng khác nhau dưới những vai trò khác nhau.  Môi giới hải quan: Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu để khao báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.  Khi là đại lý của chủ hàng Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như giao nhận hàng, lập bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan… trên cơ sở của hợp đồng ủy thác  Người gom hàng Trong hoạt động vận tải bằng container đường biển thì khâu gom hàng là không thể thiếu được để biến lo hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) nhằm tối đa hóa việc tận dụngsức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi giữ chức năng người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.  Khi là người chuyên chở: Người giao nhận trực tiếp kí kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chuyên chở hàng hóa cho một quãng đường nhất định. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người 7 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Nếu người giao nhận không trực tiếp thực hiện việc chuyên chở thì khi đó người giao nhận đang đóng vai trò là người thầu chuyên chở. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. 1.2.3 Nghĩa vụ - quyền hạn: Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao hàng có những quyền và nghĩa vụ sau đây: - Nguời giao hàng được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghió vụ của mình theo hợp đồng - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Bên cạnh đó, khi giữ những vai trò khác nhau thì người giao nhận sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ khác nhau  Khi là đại lý của chủ hàng Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: - Giao hàng không đúng chỉ dẫn - Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. - Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan - Chở hàng đến sai nơi quy định - Giao hàng cho người không phải là người nhận - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng 8 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân - Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế - Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.  Khi là người chuyên chở: Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp - Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá - Do chiến tranh, đình công - Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.3 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển 1.3.1 Container đường biển 1.3.1.1 Sự ra đời và phát triển của vận tải container Container là kết quả của quá trình đơn vị hóa hàng hóa từ những kiện, thùng, bó… thành những đơn vị lớn hơn để tiện cho việc xếp dỡ, vận chuyển, và có thể tái sử dụng nhiều lần. Quá trình container hóa tạo ra năng suất lao động cao và hiệu quả kinh tế lớn cho ngành vận tải. 1.3.1.2 Các công cụ trong quy trình vận tải bằng container đường biển  Công cụ vận chuyển Container bằng đường biển: Công cụ vận chuyển container đường biển chủ yếu là các loại tàu container: - Tàu bán Container (Semi - Container Ship): Loại được thiết kế để có thể vừa chuyên chở container vừa có thể chở các loại hàng hóa khác. - Tàu chuyên dụng (Full Container Ship): Loại tàu chủ yếu dùng để chuyên chở Container, được thiết kế để các boong và hầm tàu xếp được nhiều hàng Container và vận chuyển một cách an toàn. Trong đó có hai loại chính: + Tàu LO – LO (Lift on – Lift off): Loại tàu mà container khi xếp lên tàu sẽ được xếp theo chiều thẳng đứng. 9 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân + Tàu RO – RO (Roll on – Roll off): Loại tàu mà container khi xếp lên tàu sẽ được xếp theo chiều nằm ngang (tàu há mồm).  Công cụ xếp dỡ Các cần cẩu thường được dùng trong xếp dỡ container lên xuống tàu: - Cần cẩu giàn (Gantry Grane): Loại cần cẩu cố định được lắp đặt trên tàu. - Cần cẩu di động: Loại cần cẩu di động được trên bánh hơi hay đường ray. - Cần cẩu cố định…  Bến, bãi container - Cầu tàu (Whart): nơi tàu Container đỗ để xếp dỡ container. - Bãi container (Container Yard): nơi chứa - giao nhận – vận chuyển container bao gồm: + Thềm, bến tàu (Apron): Là nơi lắp đặt cần cẩu, phía trên cầu tàu, nằm giữa cầu tàu và bãi chờ. + Bãi chờ (Stacking Yard): nơi để container chuẩn bị xếp hoặc vừa dỡ từ tàu xuống. - Trạm giao nhận, đóng gói hàng lẻ (Container Freight Station – CFS): nơi xếp dỡ, giao nhận, đóng gói hàng lẻ vận chuyển bằng container. - Trạm giao nhận container rỗng (Container Deport): nơi giao nhận container rỗng và Chassis. - Cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Deport – ICD): nơi chứa, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa có thể nằm trong khu vực nội địa. ICD có cơ quan hải quan với các thủ tục thông quan và hoạt động như một cảng nên còn gọi là cảng khô (Dry Port). 1.3.2 Cách thức đóng hàng vào container đường biển: Theo tập quán quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong, kẹp chì container, người gửi hàng phải chịu tất cả chi phí đó cũng như các chi phí có liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà lại gửi theo phương thức hàng lẻ. Chính vì vậy, khi nhận container của người gửi, người chuyên chở không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên trong container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng. Bởi vậy, họ sẽ không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật dẫn tới việc gây tổn thất cho hàng hóa, công cụ vận tải. Tình hình đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở. Do đó, khi đóng hàng vào container cần lưu ý các vấn đề sau 1.3.2.1 Ðặc điểm của hàng hóa chuyên chở Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng container 10 [...]... 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển: Qui trình xuất khẩu cơ bản chung sau đây áp dụng cho các loại hình gia công, sản xuất – xuất khẩu, kinh doanh… Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển Nhận và kiểm tra chứng từ về hàng hóa XK - - Liên hệ book tàu và lấy container rỗng Đóng hàng vào container Làm... địa điểm giao nhận hàng Thuê xe và chuẩn bị hàng sẵn sang để xuất Đem các chứng từ cần thiết để làm thủ tục đăng kí tờ khai Mang hàng đến kho tại cảng làm thủ tục để đưa hàng vào kho, nhận phiếu tiếp nhận hàng - Mời hải quan kiểm hóa xuống kiểm hàng (nếu lô hàng bị kiểm) - Thanh lý tờ khai 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: 15 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD:... Certificate) + Phiếu thông báo hàng đến (Notice arrival) + Thư chỉ dẫn của người gửi hàng (Shipper’s letter of intruction) 19 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S Ngô Thị Hải Xuân CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN 3.1 Thông tin về lô hàng nhập khẩu (Phụ lục đính kèm hàng nhập khẩu) Lô hàng này đuợc nhập theo hợp đồng kinh tế số 13-039... người nhận hàng ở nơi đến nếu là trường hợp nhận lẻ – giao lẻ (LCL/LCL) Hoặc người chuyên chở sẽ nhận hàng lẻ từ nhiều chủ hàng cần gửi cho một người nhận tại điểm đến, hàng sẽ được đóng đầy vào cả container và sẽ giao nguyên container cho người nhận ở nơi đến nếu là trường hợp nhận lẻ – giao nguyên (LCL/FCL) 13 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S Ngô Thị Hải Xuân CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH... người nhận hàng sau khi nhận nguyên container từ người gửi và giao lẻ cho từng người nhận tại kho CFS ở nơi đến nếu là trường hợp nhận nguyên – giao lẻ (FCL/LCL)  Hàng lẻ, hay hàng consol - LCL (Less Than Container) Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong một container Người chuyên chở nhận lẻ hàng hóa từ người gửi hàng ở nơi đi, đóng vào container và giao hàng. .. trả lại cho ta phiếu giao nhận cont - và tờ khai gốc Đem phiếu giao nhận cont, phiếu hạ rỗng đưa cho nhà xe container để chạy vào - cảng chở cont về kho công ty là hoàn tất qui trình hàng nhập FCL 2.2.3.2 Đối với hàng lẻ, hay hàng consol - LCL (Less Than Container) Mang lệnh giao hàng đến phòng thương vụ cảng để đóng tiền in phiếu xuất kho 17 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển - GVHD: Th.S Ngô... hải quan XK Nhận và giao Thực xuất Thanh lý tờ Giao cho B/L cùng các trình giao nhận hàng xuất khẩu là hàng nguyên container người vận khai và vào 2.1.1 Quy - FCL chứng từ khác sổ tàu tải (Full Container Load) cho bên NK Nhận hợp đồng từ phòng kinh doanh, và các chứng từ về hàng hóa xuất khẩu Chọn hãng tàu phù hợp và liên hệ book tàu, container Nhận book từ hãng tàu, đem book xuống bãi container để... đường biển GVHD: Th.S Ngô Thị Hải Xuân Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển Thông báo từ hãng tàu Xuất trình các chứng từ hợp lệ lên hãng tàu Nhận lệnh giao hàng Làm thủ tục hải quan NK Nhận và chở Thanh lý tờ Mời hải quan Xác định vị hàng ra khỏi khai xuống kiểm tra trí cảng (nếu hàng thuộc container Thông thường bất kì qui trình nhập khẩu hàng phải theo loại hình nào cũng phải diện hóa... gởi hàng bằng container đường biển  Hàng nguyên container - FCL (Full Container Load) Hàng nguyên container là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container Người chuyên chở nhận nguyên container từ người gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên container đó cho người nhận hàng ở nơi đến nếu là trường hợp nhận nguyên – giao nguyên (FCL/FCL) Hoặc... xếp hàng hóa vào container cần lưu ý những yêu cầu kỹ thuật sau đây: - Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container - Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong container - Gia cố hàng hóa trong container - Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động - Chống hiện tượng hàng hoá bị nóng, hấp hơi 12 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S Ngô Thị Hải Xuân 1.3.3 Các phương thức gởi hàng bằng container . Quy t định 149 /2005/QĐ - TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. 3 Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biển GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân - Quy t dịnh của bộ trưởng bộ giao thông. Nghĩa vụ - quy n hạn: Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao hàng có những quy n và nghĩa vụ sau đây: - Nguời giao hàng được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực. nhiệm về: - Giao hàng không đúng chỉ dẫn - Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. - Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan - Chở hàng đến sai nơi quy định - Giao

Ngày đăng: 28/01/2015, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w