Ngày nay, trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới, cải tiến hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và thích ứng với sự phát triển chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cùng với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thị trường tài chính quốc tế đang có những thay đổi nhanh chóng và nhảy vọt, đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải liên tục đổi mới. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống, các Ngân hàng thương mại ngày nay đã và đang từng bước tiến hành đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản, kinh doanh ngoại hối,…; mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng,… Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng phát triển đồng thời được tất cả các sản phẩm dịch vụ trên.Mỗi ngân hàng cần lựa chọn chiến lược đa dạng hóa kinh doanh phù hợp với khả năng và mục tiêu phát triển của mình.
Trang 2LỮ PHƯƠNG DUNG
ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐỖ THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn: “Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,trung thực Toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn chưađược công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu tương tự nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả Luận văn
Trang 4gắng của bản thân là sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Đỗ Thị Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp ở ngân hàng TMCP Á Châu đã tạo điều kiện cho tôi cập nhật thông tin, số liệu và tài liệunghiệp vụ để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả Luận văn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐA DẠNG HÓA KINH DOANHCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Tầm quan trọng của đa dạng hóa kinh doanh với ngân hàng thương mại 7
1.1.1 Sự cần thiết phải đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 7
1.1.2 Vai trò của đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 8
1.2 Những vấn đề cơ bản về đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 10
1.2.1 Khái niệm đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 10
1.2.2 Nội dung đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 11
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng thương mại 13
1.3 Điều kiện để các ngân hàng thương mại đa dạng hóa kinh doanh thành công 15
1.3.1 Năng lực tài chính 15
1.3.2 Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ 16
1.3.3 Nguồn nhân lực 17
1.3.4 Uy tín và thương hiệu 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 20
2.1 Thực trạng các điều kiện để Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện đa dạng hóa kinh doanh 20
2.1.1 Năng lực tài chính 20
2.1.2 Trình độ khoa học công nghệ 21
2.1.3 Nguồn nhân lực 23
Trang 62.2.1 Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh 24
2.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ 30
2.2.3 Đa dạng hóa thị trường 52
2.2.4 Đa dạng hóa khách hàng 58
2.3 Đánh giá khái quát về đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu 60
2.3.1 Những thành công đạt được 60
2.3.2 Những hạn chế 65
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 67
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ĐẾN NĂM 2020 72
3.1 Mục tiêu và định hướng đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020 72
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020 72
3.1.2 Định hướng đa dạng hóa kinh doanh Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020 73
3.2 Các giải pháp đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020 74
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện định hướng chiến lược đa dạng hóa kinh doanh .74
3.2.2 Các giải pháp về quản trị điều hành 75
3.2.3 Các giải pháp về phát triển thị trường 77
3.2.4 Các giải pháp về phát triển sản phẩm, dịch vụ 78
3.2.5 Các giải pháp về phát triển khách hàng 81
3.2.6 Các giải pháp về phát triển nguồn lực 86
3.3 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp 90
3.3.1 Về phía Nhà nước 90
3.3.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 91
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng TMCP Á Châu
2 ATM Automated Teller machine Máy rút tiền tự động
3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
5 ROA Return on Asset Tỷ lệ sinh lời bình quân trên tài sản
6 ROE Return on Equity Tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tựcó
7 USD United States Dollar Đô la Mỹ
8 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang 8Bảng 2.2: Phát hành giấy tờ có giá của ACB giai đoạn 2009-2013 26
Bảng 2.3: Vốn huy động của ACB giai đoạn 2008 -2013 27
Bảng 2.4: Đầu tư chứng khoán của ACB giai đoạn 2008-2013 29
Bảng 2.5: Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi của ACB giai đoạn 2008-2013 32
Bảng 2.6: Tổng số tiền cam kết bảo lãnh giai đoạn 2010-2013 38
Bảng 2.7: Tổng giá trị Hợp đồng phái sinh của ACB giai đoạn 2009 – 2013 45
(tính theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng) 45
Bảng 2.8: Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2013 59
Bảng 2.9: Phân tích số dư tiền gửi theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2013 59
Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2009-2013 60
Bảng 2.11 Tăng trưởng thu nhập của ACB từ năm 2008 – 2013 64
BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2008-2013 33
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008-2013 37
Biều đồ 2.3: Tổng tài sản của ACB Leasing giai đoạn 2007-2013 40
Biểu đồ 2.4: Thị phần của ACB Securities giai đoạn 2009-2013 51
Biểu đồ 2.5: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ACB từ năm 2008 - 2013 52
Biểu đồ 2.6: Tổng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2008-2013 64
HÌNH VẼ: Hình 2.1: Các sản phẩm cho vay của ACB 36
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,đòi hỏi các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước muốn tồn tại vàphát triển phải không ngừng đổi mới, cải tiến hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhucầu của khách hàng và thích ứng với sự phát triển chung của nền kinh tế Bên cạnh
đó, cùng với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đangdiễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thị trường tài chính quốc tế đang cónhững thay đổi nhanh chóng và nhảy vọt, đòi hỏi các ngân hàng trong nước phảiliên tục đổi mới Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống, các Ngân hàngthương mại ngày nay đã và đang từng bước tiến hành đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh sang các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản, kinhdoanh ngoại hối,…; mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng,… Tuy nhiên,không phải ngân hàng nào cũng phát triển đồng thời được tất cả các sản phẩm dịch vụtrên Mỗi ngân hàng cần lựa chọn chiến lược đa dạng hóa kinh doanh phù hợp vớikhả năng và mục tiêu phát triển của mình
Trong những năm qua, đa dạng hóa kinh doanh là một trong những mục tiêuquan trọng mà Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tập trung hướng tới,nhằm đạt bước phát triển nhanh và mạnh Xác định được tầm quan trọng của đadạng hóa kinh doanh đối với sự phát triển của Ngân hàng, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu: “Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến
năm 2020” Mục tiêu của tác giả khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa kinh doanh củangân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng đa dạng hóa kinh doanh tại Ngân hàng TMCP ÁChâu, chỉ ra những thành tựu đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại
và nguyên nhân của những tồn tại đó
- Đề xuất những giải pháp tích cực nhằm khắc phục những khó khăn vướng
Trang 12mắc còn tồn tại, từ đó nâng cao hiệu quả đa dạng hóa kinh doanh tại Ngân hàngTMCP Á Châu
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ:Báo cáo thường niên của ACB, bản công bố thông tin của ACB qua các năm, sốliệu của các phòng ban như: phòng Kế toán, phòng Marketing, Khối Khách hàng cánhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, phòng Thông tin và Quản trị…; nguồn dữliệu thu thập được ở bên ngoài: báo chí, mạng Internet, dữ liệu của các ngân hàngthương mại khác…Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn vàđược ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp
Luận văn lấy ý kiến từ các nhân viên đã đang làm tại các phòng ban, các vịtrí khác nhau tại Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua việc thảo luận để đánh giátổng hợp về chất lượng và kết quả đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng
– Phương pháp phân tích dữ liệu:
Với đề tài nêu trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chínhnhư phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp mô tảkhái quát đối tượng nghiên cứu Trong đó phương pháp phân tích – tổng hợp được
sử dụng nhiều nhất
Về nội dung, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:
Trong chương 1 “Một số vấn đề lý luận chung về đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng thương mại”, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn:
Tầm quan trọng của đa dạng hóa kinh doanh đối với ngân hàng thương mại
Trang 13Những vấn đề cơ bản về đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
Điều kiện để các ngân hàng thương mại đa dạng hóa kinh doanh thành côngTrong phần Tầm quan trọng của đa dạng hóa kinh doanh đối với NHTM, tácgiả đã trình bày sự cần thiết phải đa dạng hóa kinh doanh của NHTM và vai trò của
đa dạng hóa kinh doanh của các NHTM
- Sự cần thiết phải đa dạng hóa kinh doanh đối với NHTM:
+ Thị trường đang tiến tới điểm bão hoà hoặc suy thoái, hoạt động kinhdoanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trởnên gay gắt
+ Ngân hàng đang dư thừa nguồn lực và có thể đầu tư phát triển các sảnphẩm dịch vụ mới hoặc mở rộng địa bàn kinh doanh sang các thị trường mới
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, mở rộng khách hàng, tạo cơhội kinh doanh vượt trội
+ Phân tán rủi ro do đầu tư phát triển nhiều hình thức kinh doanh
+ Tạo cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, nắm bắt các công nghệ mới
- Vai trò của đa dạng hóa kinh doanh đối với NHTM:
Đa dạng hóa kinh doanh là chiến lược quan trọng thúc đẩy sự phát triển vànâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, thể hiện trên các khía cạnh: phân tán vàgiảm thiểu rủi ro, đồng thời tăng thu nhập cho các NHTM; nâng cao năng lực cạnhtranh của các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập; giúp các ngân hàng cắt giảmchi phí hoạt động, từ đó giúp các NHTM tăng lợi nhuận
Về những vấn đề cơ bản về đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thươngmại, tác giả đã trình bày khái niệm, nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả đadạng hóa kinh doanh của các NHTM
- Khái niệm: Đa dạng hóa kinh doanh của NHTM được hiểu là sách lược củamột ngân hàng thương mại cùng lúc kinh doanh từ hai ngành nghề trở lên; kinh
Trang 14doanh đa dạng, cung cấp nhiều loại dịch vụ cùng lúc, nhằm mục đích phân tán rủi
ro, đồng thời phát huy tối đa tiềm lực cung ứng, tiềm lực thị trường
- Nội dung đa dạng hóa kinh doanh của NHTM:
+ Đa dạng hóa hình thức kinh doanh
+ Mở rộng mạng lưới kênh phân phối
+ Thị phần và số lượng khách hàng tăng thêm
+ Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Về điều kiện để các ngân hàng thương mại đa dạng hóa kinh doanh thànhcông, tác giả đã trình bày bốn điều kiện cơ bản, gồm có:
Thực trạng đa dạng hóa kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Đánh giá khái quát về đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á ChâuVềthực trạng điều kiện để Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện đa dạng hóa
Trang 15kinh doanh, tác giả phân tích bốn điều kiện sau:
- Năng lực tài chính: ACB đứng thứ 4 trong nhóm các ngân hàng TMCP cóvốn điều lệ cao nhất ACB cũng được đánh giá là ngân hàng có quy mô tài sản lớn,với chất lượng tốt ACB cũng là ngân hàng có khả năng sinh lời và khả năng thanhtoán tốt Như vậy, năng lực tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng, tạo thuận lợicho ACB có nguồn vốn dồi dào nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng
đa dạng hóa
- Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ: Những ưu thế vượt trội trong lĩnhvực công nghệ thông tin giúp ACB mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinhdoanh, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại như chứng khoán, ngoại hối, dịch vụ thẻ,… ;đồng thời phát triển các hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế ngày càngnhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp
- Nguồn nhân lực: ACB rất chú trọng phát triển nhân tố con người Công tácđào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ đến từng nhân viêntrong toàn hệ thống là ưu tiên hàng đầu của ACB Một nguồn lực được trẻ hóa, năngđộng và có trình độ cao là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược đa dạng hóakinh doanh của ACB
- Uy tín và thương hiệu: Trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, ACB
đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường và luôn là một trong nhữngngân hàng dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP của Việt Nam.ACB đã dànhđược nhiều giải thưởng danh giá, gặt hái nhiều thành tích được xã hội công nhận,minh chứng cho sự nỗ lực của ACB trong xây dựng và phát triển ngân hàng theohướng đa dạng hóa, chuyên nghiệp hóa, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững
Về thực trạng đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu, tác giảphân tích trên các nội dung cơ bản như sau:
- Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh: bên cạnh hai lĩnh vực kinh doanh truyềnthống của ngân hàng thương mại là huy động vốn và cấp tín dụng, ACB đã chútrọng phát triển hai lĩnh vực là cung cấp dịch vụ và đầu tư tài chính Trong đó, thu
Trang 16nhập từ cung cấp dịch vụ ngày càng gia tăng
- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ:
+ Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn: ACB nhận tiền gửi của kháchhàng dưới các hình thức: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiếtkiệm, tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng Theo đó, từ năm 2008 đến nay,các sản phẩm tiền gửi của ACB luôn được đổi mới, phát triển nhằm tăng tiện ích vàđáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Với các sản phẩm tiền gửi đa dạng, nguồnvốn huy động của ACB đã không ngừng tăng, đặc biệt trong giai đoạn 2009-2011
+ Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng: bên cạnh các sản phẩm cho vay đadạng (vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay du học, vay thấu chi, vay hỗ trợtiêu dùng tín chấp…), ACB đã phát triển thêm nhiều hình thức cấp tín dụng như bảolãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán…
+ Đa dạng hóa dịch vụ: gồm có các dịch vụ trung gian thanh toán (thanh toántrong nước và thanh toán quốc tế), kinh doanh ngoại hối và các công cụ tài chínhphái sinh, dịch vụ thẻ (thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng), bảo hiểm, chứngkhoán và các dịch vụ khác
- Đa dạng hóa thị trường:
+ Mở rộng mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, đăc biệt là các vùng trọngđiểm và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước
+ Phát triển các kênh phân phối hiện đại: hệ thống máy ATM và máy POS;phát triển hình thức cung ứng dịch vụ qua điện thoại và Internet
- Đa dạng hóa khách hàng: Với định hướng phát triển là ngân hàng bán lẻhàng đầu Việt Nam, bắt đầu từ năm 2011, ACB chủ trương phát triển mảng kháchhàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời tiếp cận một cách có chọn lọc vớicác doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính
Qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã rút ra được những thành công vàhạn chế trong quá trình đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu, cụ
Trang 17thể như sau:
- Những thành công:
+ Các hình thức kinh doanh được mở rộng, đặc biệt là cung cấp dịch vụ vàđầu tư tài chính
+ Các sản phẩm, dịch vụ được phát triển theo hướng ngày càng phong phú
và đa dạng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
+ Mạng lưới hoạt động được phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn quốc+ Hệ thống các kênh phân phối hiện đại không ngừng mở rộng và pháttriển trên phạm vi cả nước
+ Đa dạng hóa kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của ACB
- Những hạn chế:
+ Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp còn khá đơn điệu
+ Về lĩnh vực kinh doanh, mặc dù đã và đang nỗ lực thực hiện chiến lược đadạng hóa kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhưng ACB vẫn tập trung chủ yếu vào haihoạt động truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng
+ Mạng lưới chi nhánh của ACB đều được thiết lập trong nước, chưa có một chinhánh, phòng giao dịch nào ở nước ngoài
+ Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp mới chỉ tập trung vào phục vụ đối tượngkhách hàng là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh của ACB vẫn còn mang tính tự phát,chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể, nhất quán tầm trung dài hạn cùng với
lộ trình cụ thể trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có
+ Khả năng khai thác và phát triển khách hàng còn ở mức thấp
+ Năng lực quản trị, điều hành của bộ máy nhân sự quản lý còn hạn chế
Trang 18+ Hạn chế về tiềm lực tài chính.
+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế
Trong chương 3 của luận văn “Phương hướng và giải pháp đa dạng hóa kinhdoanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020, tác giả trình bảy 3 nội dung cơbản như sau:
Mục tiêu và định hướng đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP ÁChâu đến năm 2020
Các giải pháp đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đếnnăm 2020
Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp
Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà hồi phục chậmchạp, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, Chiến
lược phát triển 2011-2020 kiên trì định hướng phát triển ACB là “Ngân hàng của
mọi nhà” Đến năm 2020, ACB phấn đấu trở thành một trong bốn ngân hàng mạnh
nhất Việt Nam, có quy mô hoạt động tương đương các ngân hàng của khu vực.Định hướng đa dạng hóa kinh doanh của ACB đến năm 2020 bao gồm:
- Tập trung vào hoạt động kinh doanh là lõi là hoạt động ngân hàng thươngmại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu
- Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phânđoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình
- Trong lĩnh vực tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đếnkhách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với cácdoanh nghiệp lớn
- Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB chuyển sang hoạt động hỗ trợkhách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có, cung cấp dịch vụ bán hàng vàbảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng, và thúc đẩy hoạt động tự doanh
Để thực hiện thành công mục tiêu và định hướng như trên, tác giả đã đề xuấtcác giải pháp đa dạng hóa kinh doanh của ACB đến năm 2020 như sau:
Trang 19- Xây dựng và hoàn thiện định hướng chiến lược đa dạng hóa kinh doanh.
- Các giải pháp về quản trị điều hành: nâng cao năng lực quản trị điều hànhcủa đội ngũ lãnh đạo; nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý điều hành
- Các giải pháp về phát triển thị trường: phát triển mạng lưới kinh doanh,tăng cường công tác Marketting để nâng cao thương hiệu
- Các giải pháp về phát triển sản phẩm, dịch vụ: tiếp tục nâng cao chất lượng
và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời phát triển các sảnphẩm dịch vụ mới theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ cao
- Các giải pháp về phát triển khách hàng: xây dựng hệ thống quản lý quan hệkhách hàng nhằm khai thác và phát triển khách hàng; phân phối sản phẩm, dịch vụtới khách hàng
- Các giải pháp về phát triển nguồn lực: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;tăng cường tiềm lực tài chính; đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và Ngânhàng Nhà nước Việt Nam, nhằm giúp Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng và cácngân hàng TMCP nói chung thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh thànhcông
Trang 20LỮ PHƯƠNG DUNG
ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐỖ THỊ HƯƠNG
Trang 22LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
Ngày nay, cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đấtnước, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính – tín dụng đã ra đời và phát triểnmạnh mẽ, góp phần đáng kể thay đổi diện mạo nền kinh tế Cùng với đó, môitrường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các ngân hàng, các tổ chức tàichính – tín dụng muốn tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận cao và có vị thếvững chắc trên thị trường phải không ngừng đổi mới, cải tiến hoạt động nhằm đápứng tối đa nhu cầu của khách hàng và thích ứng với sự phát triển chung của nềnkinh tế Bên cạnh đó, cùng với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thị trường tài chínhquốc tế đang có những thay đổi nhanh chóng và nhảy vọt, đòi hỏi các ngân hàngtrong nước phải liên tục đổi mới, nhằm theo kịp và hòa nhập với thị trường tài chínhkhu vực và quốc tế
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như tiền gửi, tín dụng, dịch vụthanh toán, cùng với sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và nhu cầungày càng cao của khách hàng, các Ngân hàng thương mại ngày nay đã và đang từngbước tiến hành đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác như chứngkhoán, bảo hiểm, quản lý tài sản, kinh doanh ngoại hối,…; mở rộng thị trường và đốitượng khách hàng,… Đây là chiến lược kinh doanh hết sức hữu hiệu nhằm tăng lợinhuận, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng phát triển đồng thờiđược tất cả các sản phẩm dịch vụ trên Mỗi ngân hàng cần lựa chọn chiến lược đadạng hóa kinh doanh phù hợp với khả năng và mục tiêu phát triển của mình
Là một trong những ngân hàng thương mại thuộc khối cổ phần, với xuất phátđiểm thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Thương mại
cổ phần Á Châu (ACB) cũng đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía.Trong những năm qua, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh là một trong những mụctiêu quan trọng mà ACB tập trung hướng tới, nhằm đạt bước phát triển nhanh và
Trang 23mạnh Bên cạnh việc không ngừng đổi mới, cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch
vụ theo hướng ngày càng phong phú và đa dạng, thị trường kinh doanh cũng ngàycàng được mở rộng thông qua mạng lưới kênh phân phối rộng khắp Tuy nhiên, vẫncòn tồn tại nhiều hạn chế trong đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng như: cơ cấuphát triển giữa các loại hình dịch vụ còn chưa hợp lý, chất lượng dịch vụ chưa cao,lợi nhuận của ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào các dịch vụ truyền thống như huyđộng, vốn cho vay … Đứng trước yêu cầu của thực tiễn hoạt động ngành ngân hàngtrong bối cảnh hội nhập, đa đạng hóa kinh doanh là một trong những vấn đề cầnnghiên cứu
Xác định được tầm quan trọng của đa dạng hóa kinh doanh đối với sự phát
triển của Ngân hàng, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đa dạng hóa kinh doanh của
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020” nhằm phân tích thực
trạng, đánh giá những khó khăn, hạn chế còn tồn tại; từ đó đưa ra các giải pháp thiếtthực trong đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu chotới năm 2020
2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa nghiệp vụ và sảnphẩm tại các ngân hàng thương mại, đã có một số tác giả tiếp cận vấn đề này dướinhiều khía cạnh khác nhau Có thể kể đến một vài nghiên cứu tiêu biểu liên quanđến các vấn đề về đa dạng hóa tại các ngân hàng thương mại trong thời gian quanhư sau:
- “Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của tác giả Võ
Kim Thanh, Học viện Ngân hàng, 2001 Luận án đã đề cập đến vấn đề đa dạng hóanghiệp vụ, xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Trên cơ sở phân tích thựctrạng đa dạng hóa nghiệp vụ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, luận án đã đềxuất các giải pháp đa dạng hóa nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh củangân hàng
Trang 24- “Giải pháp đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Thạnh,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2001 Trên cơ sở lý luận về các hình thức huyđộng và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại, luận án đã đề xuất những giảipháp thiết thực nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của Ngânhàng Công thương Việt Nam
- “Đa dạng hóa hình thức tin dụng tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Công Hưng, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, 2006 Luận văn đã hệ thống hóa các hình thức tín dụng của cácngân hàng thương mại Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các hình thức tíndụng tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn đã đềxuất các giải pháp đa dạng hóa hình thức tín dụng tại đơn vị nghiên cứu
- “Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)”, Luận văn thạc sỹ của tác
giả Đặng Hải Chung, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 Luận văn đã nghiêncứu, phân tích thực trạng, rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đề xuấtgiải pháp đa dạng hóa các dịch vụ tài chính tại Ngân hàng VPBank
Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận vấn đề đa dạng hóa kinh doanh tạicác ngân hàng thương mại theo các khía cạnh khác nhau (Đa dạng hóa sản phẩm,nghiệp vụ, dịch vụ tài chính, đầu tư,…), chứ chưa nghiên cứu tổng thể về vấn đề đadạng hóa kinh doanh tại ngân hàng thương mại
Bên cạnh đó, đã có một số công trình khoa học lựa chọn phạm vi nghiên cứu
là Ngân hàng TMCP Á Châu, tiếp cận ở các vấn đề khác nhau như:
- “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Vương Thị Nhung, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, 2011 Luận văn đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải phápnhằm phát triển tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
Trang 25- “Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Ngọc Anh, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, 2010 Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về tín dụng tiêu dùng, luận văn
đã phân tích thực trạng và kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh tíndụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
- “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhântại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, 2008 Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn đã đềxuất các giải pháp mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
- “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu: thực trạng và giải pháp”,
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hà Ninh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
2009 Luận văn đã tiếp cận khía cạnh rủi ro tín dụng, một trong những vấn đề màcác ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu Qua phân tích thực trạng, đánh giánhững thành công đạt được và những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề xuất cácgiải pháp tích cực nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
- “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng TMCP Á Châu”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Minh Sơn,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2012 Tác giả đã lựa chọn nghiên cứu công tácđịnh giá bất động sản, khâu quan trọng trong quy trình, thủ tục cấp tín dụng tại ngânhàng thương mại Trên cơ sở phân tích thực trạng định giá bất động sản thế chấp tạiNgân hàng TMCP Á Châu, luận văn đã kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằmhoàn thiện công tác này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Như vậy, có thể thấy cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cậnnghiên cứu vấn đề đa dạng hóa kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ÁChâu, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 26Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, đồng
bộ trong đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020, trên
cơ sở hệ thống hóa lý luận và đánh giá thực tiễn Để thực hiện mục tiêu đó, luận vănhướng tới thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa kinh doanh củangân hàng thương mại: khái niệm, ý nghĩa, các phương thức và các chỉtiêu đánh giá kết quả đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng đa dạng hóa kinh doanh tại Ngân hàng TMCP ÁChâu, chỉ ra những thành tựu đã đạt được; những khó khăn, vướng mắccòn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó
- Đề xuất những giải pháp tích cực nhằm khắc phục những khó khănvướng mắc còn tồn tại, từ đó nâng cao hiệu quả đa dạng hóa kinh doanhtại Ngân hàng TMCP Á Châu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đa dạng hóa kinhdoanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp
Trang 27Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ:Báo cáo thường niên của ACB, bản công bố thông tin của ACB qua các năm, sốliệu của các phòng ban như: phòng Kế toán, phòng Marketing, Khối Khách hàng cánhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, phòng Thông tin và Quản trị…; nguồn dữliệu thu thập được ở bên ngoài: báo chí, mạng Internet, dữ liệu của các ngân hàngthương mại khác…Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn vàđược ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp
Luận văn lấy ý kiến từ các nhân viên đã đang làm tại các phòng ban, các vịtrí khác nhau tại Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua việc thảo luận để đánh giátổng hợp về chất lượng và kết quả đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng
– Phương pháp phân tích dữ liệu:
Với đề tài nêu trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính nhưphương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp mô tả kháiquát đối tượng nghiên cứu Trong đó phương pháp phân tích – tổng hợp được sửdụng nhiều nhất
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luậnvăn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đa dạng hóa kinh doanh của ngânhàng thương mại
Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Á Châu
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đa dạng hóa kinh doanh của Ngânhàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020
Trang 28CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tầm quan trọng của đa dạng hóa kinh doanh với ngân hàng thương mại
1.1.1 Sự cần thiết phải đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự pháttriển của nền kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cótác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tếthị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thànhđịnh chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế Nhờ hệthống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồnvốn tín dụng to lớn để có thể cho vay Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cũngphát triển các hình thức kinh doanh khác như đầu tư tài chính, cung ứng dịch vụ…
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và nhu cầu ngàycàng đa dạng của khách hàng, nhiều ngân hàng thương mại cả trong nước và trênthế giới đã theo đuổi chiến lược đa dạng hóa kinh doanh Sự cần thiết phải sử dụngchiến lược đa dạng hóa kinh doanh của một ngân hàng thương mại xuất phát từnhững lý do như:
- Thị trường đang tiến tới điểm bão hoà hoặc suy thoái, hoạt động kinhdoanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trởnên gay gắt
Trang 29- Ngân hàng đang dư thừa nguồn lực và có thể đầu tư phát triển các sản phẩmdịch vụ mới hoặc mở rộng địa bàn kinh doanh sang các thị trường mới
- Nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, mở rộng khách hàng, tạo cơhội kinh doanh vượt trội
- Phân tán rủi ro do đầu tư phát triển nhiều hình thức kinh doanh
- Tạo cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, nắm bắt các công nghệ mới Với những lý do trên, đa dạng hóa kinh doanh ngày nay đã trở thành một xuthế phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nếutiếp tục kinh doanh thu lợi nhuận chỉ với hai hoạt động truyền thống là huy độngvốn và cho vay, ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tíndụng Thực tế cho thấy rằng có quá nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới đãphá sản vì cho vay nhưng không thu hồi được nợ Nếu tỷ lệ nợ khó đòi vượt quamức cho phép từ 4-5% tổng dư nợ, các ngân hàng thương mại sẽ không còn lợinhuận và mất dần vốn tự có Do đó, thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanhgiúp các ngân hàng phân tán và giảm bớt rủi ro, tăng thu nhập ngoài lãi tiền vay, từ
đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
1.1.2 Vai trò của đa dạng hóa kinh doanh đối với ngân hàng thương mại
Đa dạng hóa kinh doanh là chiến lược quan trọng thúc đẩy sự phát triển vànâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, thể hiện trên nhữngkhía cạnh sau đây:
- Đa dạng hóa kinh doanh góp phần phân tán và giảm thiểu rủi ro, đồng thờităng thu nhập cho các ngân hàng thương mại Thông qua đa dạng hóa, ngân hàng sẽđầu tư nguồn lực phát triển nhiều loại hình dịch vụ, nhiều lĩnh vực kinh doanh khácnhau, thu được lợi nhuận từ nhiều nguồn, từ đó giảm thiểu rủi ro Có thể lấy ví dụnhư, nếu một ngân hàng thương mại chỉ tập trung phát triển các sản phẩm cho vaytruyền thống (chiếm khoảng 70-80% lợi nhuận) thì khi thị trường có những biếnđộng bất lợi như: suy thoái kinh tế, lãi suất cho vay tăng cao, tâm lý các nhà đầu tư
Trang 30bi quan về triển vọng của thị trường,…, nguồn thu nhập của ngân hàng sẽ giảmmạnh Ngược lại, bên cạnh sản phẩm cho vay truyền thống, nếu ngân hàng thươngmại phát triển đồng thời nhiều dịch vụ cấp tín dụng mới như bảo lãnh, chiết khấu,bao thanh toán, cho thuê tài chính,…, thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên trong khirủi ro được hạn chế Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại cổ phần như:Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam (Viettinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam(Vietcombank),… đã tập trung nghiên cứu, đầu tư và phát triển các loại hình sảnphẩm - dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ tín dụng truyền thống.Kết quả kinh doanhnăm 2013 của nhiều ngân hàng cho thấy đóng góp đáng kể của mảng dịch vụ trong
tỷ trọng lợi nhuận của ngân hàng, nhờ đó giúp bù đắp một phần sự sụt giảm từmảng tín dụng Tiêu biểu như BIDV, doanh thu thuần từ dịch vụ của ngân hàng nàytrong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, đạt 1.212 tỷđồng Tương tự, thu nhập từ phí dịch vụ của Vietcombank cũng tăng 17,2%,Vietinbank tăng 8%…
- Đa dạng hóa kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cácngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập Ngày nay, khi môi trườngcạnh tranh ngày càng gay gắt và các ngân hàng cung ứng dịch vụ với nhiều điểmtương đồng, đa dạng hóa kinh doanh là đòi hỏi tất yếu với hầu hết các ngân hàng.Nếu một ngân hàng cung cấp được cho khách hàng càng nhiều loại hình dịch vụ vớicàng nhiều tiện ích vượt trội, ngân hàng đó sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn Đồng thời,các dịch vụ đó sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển, mang lại lợi nhuận cao hơn Khi đó,khách hàng sẽ được thỏa mãn tất cả các nhu cầu về dịch vụ tài chính thông qua mộtngân hàng và tại một địa điểm
- Đa dạng hóa kinh doanh giúp ngân hàng cắt giảm chi phí hoạt động Thôngqua phát triển nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, các dịch vụ này có thể hỗ trợ nhau,giúp ngân hàng giảm chi phí quản lý và vận hành Có thể lấy ví dụ như, cùng vớiviệc mở tài khoản tiền gửi thanh toán phục vụ các nhu cầu giao dịch về tiền, pháthành các loại thẻ ghi nợ đi kèm tài khoản giúp khách hàng hạn chế việc nộp rút tiền
Trang 31mặt, từ đó giảm chi phí vận chuyển, kiểm đếm tiền Bên cạnh đó, phát triển dịch vụInternet Banking trên tài khoản mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng giao dịchmọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí vận hành, do kháchhàng không phải đến trực tiếp quầy giao dịch Nhờ những tiện ích vượt trội nhưtrên, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cung ứng loại hình dịch vụ này với nhiềutên gọi khác nhau như: VCB-iB@anking của Vietcombank; eMB của Ngân hàngTMCP Quân Đội; Internet banking của Sacombank, Techcombank,
Như vậy, đa dạng hóa kinh doanh thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động củacác ngân hàng thương mại thông qua giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận, giảm chi phí
và nâng cao năng lực cạnh tranh Và thực tế cho thấy rằng, hầu hết các ngân hàngthương mại đều đã và đang từng bước xúc tiến chiến lược đa dạng hóa kinh doanhphù hợp với tiềm lực nội tại và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập
1.2 Những vấn đề cơ bản về đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: “Đa dạng hóa kinh doanh là sách lượccủa một doanh nghiệp cùng một lúc kinh doanh từ hai ngành nghề trở lên; doanhnghiệp áp dụng kinh doanh đa dạng, tham gia vào hoạt động sản xuất và tiêu thụnhiều loại hàng hóa và dịch vụ Trước tiên, cần chọn phương hướng đa dạng hóa vàchọn loại nào để đa dạng hóa thì hữu hiệu hơn, không những chỉ hạn chế ở mở rộngchủng loại sản phẩm, mà còn gồm cả mở rộng phạm vi sản xuất và thị trường Mụcđích của nó là để phân tán nguy cơ, tránh cho thị trường của một loại hàng hóa nào
đó có biến động, ảnh hưởng đến thu lợi và lợi dụng đầy đủ tiềm lực sản xuất, tiềmlực tiêu thụ của thị trường, dùng sản phẩm phụ và tiết kiệm chi phí tiêu thụ”
Như vậy, áp dụng khái niệm đa dạng hóa kinh doanh trên vào hoạt động củangân hàng thương mại, đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại đượchiểu là sách lược của một ngân hàng thương mại cùng lúc kinh doanh từ hai ngànhnghề trở lên; kinh doanh đa dạng, cung cấp nhiều loại dịch vụ cùng lúc, nhằm mục
Trang 32đích phân tán rủi ro, đồng thời phát huy tối đa tiềm lực cung ứng, tiềm lực thịtrường
1.2.2 Nội dung đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
Áp dụng khái niệm như trên, đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thươngmại gồm có các nội dung như sau:
a Đa dạng hóa hình thức kinh doanh
Bên cạnh hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay, ngày nayhoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại được mở rộng dưới nhiều hìnhthức như: cung cấp dịch vụ, đầu tư tài chính, kinh doanh tiền tệ và các công cụ tàichính phái sinh… Trong đó, cung ứng dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao tronglợi nhuận của ngân hàng
b Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ
Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ gồm có:
- Phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ khác nhau để khai thác tối đanguồn lực phục vụ việc cung ứng dich vụ cho khách hàng, đồng thời phântán rủi ro, mở rộng ưu thế kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như: tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳhạn, tài khoản tiền gửi thanh toán, các sản phẩm cho vay tiêu dùng và vay sản xuấtkinh doanh, các ngân hàng thương mại đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu vàtriển khai, cho ra đời hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng như: tiết kiệm có kỳ hạn kèm bảo hiểm, các dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt, dịch vụ chứng khoán, ngân quỹ, quản lý quỹ, cho thuê tàichính, bảo lãnh, … Nhờ đó, số lượng khách hàng liên tục gia tăng, thị phần và vịthế của ngân hàng ngày càng được mở rộng trên thị trường
- Nghiên cứu và triển khai áp dụng các loại hình dịch vụ mới từ những sảnphẩm truyền thống sẵn có dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiệnđại hóa dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế
Trang 33Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ,đặc biệt là công nghệ thông tin, tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều đẩymạnh công tác ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh Và ngànhngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó Thông qua nghiên cứu và triển khaicông nghệ tiên tiến, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc
tế ra đời như: các dịch vụ thanh toán quốc tế, các sản phẩm thẻ nội địa và thẻ quốc
tế, dịch vụ ngân hàng điện tử… Đây là những sản phẩm, dịch vụ hiện đại mang lạilợi ích tối đa cho khách hàng và góp phần thúc đẩy các phương thức thanh toánkhông dùng tiền mặt trong nền kinh tế
c Đa dạng hóa thị trường
Đa dạng hóa thị trường gồm các nội dung sau:
- Mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý: đầu tư mở rộng hoạt động kinhdoanh vào các vùng, miền, quốc gia mới Đây là nội dung quan trọng nhấttrong đa dạng hóa thị trường của ngân hàng thương mại Nhằm mở rộngphạm vi hoạt động và thị phần, các ngân hàng sẽ tiến hành đầu tư cơ sở vậtchất, xây dựng thêm các chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa bản, vùngmiền mới chưa khai thác Phạm vi hoạt động càng rộng, số lượng kênh phânphối càng nhiều thì ngân hàng càng dễ dàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tớikhách hàng Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có xu hướng mở rộng phạm vihoạt động ra ngoài lãnh thổ quốc gia, thông qua việc mở các văn phòng đạidiện hoặc chi nhánh ở nước ngoài Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số ngânhàng thương mại mở chi nhánh ở nước ngoài như Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),…
- Phát triển mô hình kênh phân phối hiện đại Ngày nay, cùng với sự phát triểnnhanh chóng của khoa học công nghệ, bên cạnh hệ thống kênh phân phốitruyền thống (các chi nhánh và phòng giao dịch), các ngân hàng thương mại
đã và đang đầu tư phát triển các mô hình kênh phân phối hiện đại như: máy
Trang 34rút tiền tự động (ATM), đại lý chấp nhận thẻ (POS), Call center, ngân hàngđiện tử,… Việc ứng dụng các mô hình này đã góp phần không nhỏ trong tiếtkiệm thời gian và chi phí hoạt động của ngân hàng, đồng thời tối đa hóa tiệních đối với khách hàng
d Đa dạng hóa khách hàng
Đa dạng hóa khách hàng là việc ngân hàng thương mại mở rộng kinh doanhđối với nhiều đối tượng khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình,… nhằmgia tăng số lượng khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ Bên cạnh việc xácđịnh đối tượng khách hàng mục tiêu chiếm tỷ trọng lớn về đóng góp doanh thu vàlợi nhuận, các ngân hàng thương mại thường mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm,dịch vụ ra nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhằm tăng thị phần và tối đa hóalợi nhuận Trên cơ sở phân loại khách hàng và phân tích đặc điểm từng nhóm kháchhàng, ngân hàng sẽ nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhằmđáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Trên thực tế, tùy vào mục tiêu, định hướng phát triển và nguồn lực hiện có
mà mỗi ngân hàng thương mại sẽ có chiến lược đa dạng hóa kinh doanh riêng Do
đó, rất khó tìm được một hệ thống các tiêu chí đồng bộ và chính xác nhằm đánh giákết quả và hiệu quả đa dạng hóa kinh doanh của một ngân hàng
Từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại, có thể đưa ra một số chỉtiêu cơ bản nhằm đánh giá kết quả đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thươngmại như sau:
- Mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng
Kết quả đa dạng hóa kinh doanh có thể được đánh giá thông qua số lượngdịch vụ và số lượng kênh phân phối gia tăng hàng năm Số lượng dịch vụ gia tăngphản ánh năng lực phát triển và cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại, đồng
Trang 35thời phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu các đối tượng của khách hàng Một ngânhàng chú trọng phát triển càng nhiều các dịch vụ đa dạng phong phú sẽ càng có lợithế cạnh tranh trên thị trường
- Mở rộng mạng lưới kênh phân phối
Để đa dạng hóa kinh doanh đạt kết quả, việc phát triển dịch vụ phải kết hợpvới mở rộng mạng lưới kênh phân phối Do đó, chỉ tiêu số lượng kênh phân phối giatăng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả đa dạng hóa kinhdoanh nói chung và đa dạng hóa thị trường nói riêng Số lượng các chi nhánh,phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm,… càng gia tăng, ngân hàng sẽ càng có nhiều lợi thếtrong việc khai thác dịch vụ, đồng thời hạn chế được khoảng cách về không gian vàthời gian trong cung ứng dịch vụ đến các đối tượng khách hàng
- Thị phần và số lượng khách hàng tăng thêm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá kết quả đa dạng hóa nói riêng vàkết quả hoạt động kinh doanh nói chung của một ngân hàng thương mại Thị phần
và số lượng khách hàng gia tăng hàng năm phản ánh sự phát triển bền vững củangân hàng và vị thế trên thị trường Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, khi môitrường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần và số lượng khách hàng gia tăng thểhiện ngân hàng đó đã đáp ứng tốt được các nhu cầu của khách hàng, từ đó giữ vữngđược lượng khách hàng hiện hữu và phát triển thêm được nhiều khách hàng mới
- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Khi một ngân hàng thương mại thực hiện đa dạng hóa kinh doanh thànhcông, số lượng khách hàng, mạng lưới hoạt động và thị phần của ngân hàng sẽ giatăng, tức là năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng tăng lên Ngược lại, để đánhgiá kết quả đa dạng hóa kinh doanh, có thể dựa trên cơ sở đánh giá khả năng cạnhtranh của ngân hàng, dựa trên các tiêu chí như: thị phần, chất lượng dịch vụ, uy tín,thương hiệu,…
Trang 361.3 Điều kiện để các ngân hàng thương mại đa dạng hóa kinh doanh thành công
1.3.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại chính là khả năng tài chính đểngân hàng thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.Năng lực tài chính của một ngân hàng chính là việc dùng khả năng tài chính để tạo
ra lợi nhuận ổn định và đạt cao hơn các đối thủ khác hoặc cao hơn mức bình quâncủa ngành, hoạt động an toàn và đạt được vị thế tốt hơn trên thương trường Vì hoạtđộng của ngân hàng thương mại gồm: Huy động vốn, tín dụng, đầu tư, hoạt độngthanh toán nên năng lực tài chính của ngân hàng thương mại được thể hiện ở hiệuquả hoạt động kinh doanh trong các mặt hoạt động trên Các chỉ tiêu đánh giá nănglực tài chính của ngân hàng thương mại gồm có:
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là toàn bộ
nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, của các thành viên trong đối tác liêndoanh hoặc các cổ đông trong ngân hàng, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộcnộp lên,… Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của mộtngân hàng Nguồn vốn này ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanhcũng như quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại: Khả năng huy động vốn,khả năng mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang bịcông nghệ
- Quy mô và chất lượng tài sản: Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản sẽ
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại Ngân hàng kinhdoanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán
Vì vậy để tăng trưởng tổng tài sản sẽ không chỉ phụ thuộc vào sự tăng trưởng củatài sản có mà còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của tài sản nợ của ngân hàng
- Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá
hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một ngân hàng thương mại Đứng
Trang 37trên góc độ từ ngân hàng thương mại, thì một ngân hàng thương mại có khả năngsinh lời cao sẽ có khả năng tích luỹ cao, sẽ có điều kiện trang bị, đầu tư công nghệ,
từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách hàng; mặt khác đứng trên góc độnhà đầu tư, người gửi tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy ngân hàng thươngmại đó có thể an toàn do có thể bù đắp rủi ro, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng tổngtài sản
- Đảm bảo khả năng thanh khoản: Khả năng thanh khoản của một ngân hàng
là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng và bù đắp những tổn thấtkhi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánhgiá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng
Năng lực tài chính là yếu tố quyết định tới khả năng thực hiện đa dạng hóakinh doanh của ngân hàng thương mại Một ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu dồidào, với quy mô và chất lượng tài sản tốt sẽ có nguồn tài chính đủ để ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới,
mở rộng mạng lưới hoạt động Khả năng sinh lời cao tạo điều kiện tăng nguồn tíchlũy nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ theo hướng ngày càng tiêntiến Ngoài ra, khi tiến hành đa dạng hóa kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và pháttriển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, khả năng thanh khoản tốt góp phần đảm bảonguồn dự phòng rủi ro và bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình vậnhành Do đó, tăng cường năng lực tài chính vững mạnh là điều kiện quan trọng hàngđầu đối với ngân hàng thương mại trong chiến lược đa dạng hóa kinh doanh
1.3.2 Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiệnđại, các ngân hàng thương mại đều chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đạivào hoạt động kinh doanh Hệ thống core banking (hệ thống quản trị ngân hàng tậptrung) đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng, giúp cải thiện đáng kểhiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro,đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng ; các dữ liệu trong hoạt động được nối
Trang 38mạng trực tuyến giữa các Phòng, Ban tại trụ sở chính, Chi nhánh đảm bảo kiểmsoát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động Ứng dụng công nghệthông tin, đồng thời còn giúp các ngân hàng thương mại hiện đại hóa hệ thống thanhtoán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện íchngân hàng hiện đại, cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng các hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng
Có thể nói, công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính tronghoạt động ngân hàng hiện đại, các giải pháp kỹ thuật công nghệ được lựa chọn phùhợp đã bảo đảm cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hướng, là yếu
tố giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sảnphẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cườngnăng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; đẩynhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh
1.3.3 Nguồn nhân lực
Ngân hàng là một dạng tổ chức đặc thù của nền kinh tế thị trường Hiệu quảkinh doanh và phát triển của nó phụ thuộc rất lớn vào qui mô hoạt động và các nguồnlực của ngân hàng Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò và tầm quan trọng của cácnguồn lực là khác nhau Trong thời kỳ đầu, nguồn vốn vật chất, công nghệ quyết địnhkhả năng cạnh tranh và cung ứng sản phẩm của ngân hàng Tuy nhiên, cùng với sựphát triển của nền kinh tế trí thức và xu thế hội nhập hiện nay, yếu tố quyết định khảnăng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng là chất lượng của nguồn nhân lực Đây làtác nhân chính tham gia quá trình quản lý và vận hành, đề xuất những ý tưởng mới,đồng thời cũng đảm nhận vai trò lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằmnâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Đồng thời, chất lượng nguồn nhân lựctốt cũng góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Đặc biệt, trong đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại, xây dựngnguồn nhân lực có chất lượng tốt là vấn đề cần quan tâm hàng đầu Yêu cầu đối với
Trang 39nguồn nhân lực cần đáp ứng gồm có:
- Có tri thức chuyên sâu ở lĩnh vực chuyên trách và có kiến thức rộng vềcác lĩnh vực khác của kinh tế học trên mặt bằng tri thức hiện tại Đây là yêu cầuđầu tiên đối với tất cả nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và hoạchđịnh chính sách của ngân hàng thương mại Ảnh hưởng tác động của các chínhsách về tiền tệ và ngân hàng vào đời sống kinh tế rất nhanh và có hiệu ứng lantruyền, gây kích thích hoặc cản trở tốc độ phát triển của nền kinh tế Các chínhsách về lĩnh vực tiền tệ không chỉ cần phù hợp với điều kiện cục bộ, ngắn hạn
mà phải có tính ổn định dài hạn trong tầm vĩ mô Điều đó đòi hỏi người nghiêncứu, người hoạch định chính sách phải thực sự làm chủ những tri thức đã có vàluôn hướng tới tri thức mới toàn cầu
- Có khả năng làm việc với công nghệ hiện đại, có khả năng hoạt động sángtạo và phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng trong lao động, thao tác thành thạonghiệp vụ theo chuyên ngành đã được đào tạo Trong hệ thống ngân hàng và thịtrường tài chính, công nghệ thông tin viễn thông được áp dụng đặc biệt rộng rãi ởmọi cấp với mức độ khác nhau Sự liên thông của hệ thống không còn tính theongày tháng mà theo từng giây, phút và độ nhạy cảm của hệ thống có mức độ caohơn rất nhiều so với thời kỳ ngân hàng ghi sổ Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao đối vớingười tác nghiệp, phải có đủ trình độ về nghiệp vụ, ngoại ngữ và chủ động trongcông việc thì mới làm chủ được công nghệ, hoàn thành tốt công việc được giao
- Có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao, để có khả năng thích ứng tốt vớinhững dịch vụ và công nghệ phức tạp, luôn thay đổi Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối vớichiến lược phát triển nguồn nhân lực là phải không ngừng phát triển bản lĩnh nghềnghiệp cho người lao động, phát triển khả năng thích ứng và linh hoạt của nguồnnhân lực
- Có khả năng sáng tạo tri thức mới Các hoạt động trong đa số nghiệp vụ ngânhàng và thị trường tài chính hiện đại là hoạt động có tính trí tuệ cao, sử dụng nhiều
Trang 40hàm lượng chất xám Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay các ngân hàngkhông chỉ dựa vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống, những công cụ thủ công đểcạnh tranh mà họ thường sử dụng và phát triển ra các dịch vụ mới, sản phẩm mới,tìm ra "ngách" thị trường để đầu tư kinh doanh
Yêu cầu về khả năng sáng tạo là yêu cầu cao nhất đối với nguồn nhân lực.Tính sáng tạo của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ hiện có, môitrường làm việc, điều kiện vật chất và tài chính, sự quan tâm đến công việc, ý thứctrách nhiệm với cộng đồng và xã hội, mong muốn tự khẳng định mình và môi trườngkinh tế - xã hội,…
1.3.4 Uy tín và thương hiệu
Thương hiệu góp phần tạo nên giá trị vô hình cũng như giá trị hữu hình vàlợi nhuận cho doanh nghiệp Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, mỗi doanh nghiệpphải có sự chuyển mình để bắt kịp với xu thế mới, vì vậy sự cạnh tranh giữa cácthương hiệu ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn Đối với mỗi ngân hàng,cũng như các doanh nghiệp nói chung, thương hiệu chính là các tên gọi, logo, biểutượng…với màu sắc, kiểu dáng thiết kế riêng, cũng như chất lượng của sản phẩmdịch vụ, các đặc tính vượt trội của sản phẩm dịch vụ đáp ứng thị hiếu, thói quen tiêudùng của khách hàng
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự cạnhtranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố quan trọng nhất là chỗ đứng vững của doanhnghiệp trong lòng khách hàng Do vậy, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thànhbại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp nóichung và ngân hàng thương mại nói riêng
Hiện nay, dịch vụ do các ngân hàng thương mại cung cấp có đặc tính và tiệních tương đối giống nhau Do đó, uy tín và thương hiệu chính là một trong các tiêuchí quan trọng khi khách hàng lựa chọn ngân hàng Các ngân hàng thương mại lâunăm, có uy tín và thương hiệu tốt thường có ưu thế hơn trong việc giữ chân khách