PHÒNG GD&ĐT KHÁNH VĨNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Khánh Bình, ngày 30 tháng 08 năm 2012 KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2012 – 2013 Căn cứ chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo “về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013”. Căn cứ chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 22/08/2011 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Căn cứ công văn số 30/PGD&ĐT ngày 21/8/2012 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2012 – 2013. Xuất phát từ những yêu cầu, hoàn cảnh thực tế trong nhà trường và của địa phương. Thực hiện chủ đề năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”. Nay trường THCS Liêng Trang xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2012 – 2013 với những nội dung cụ thể như sau: I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 1. Thuận lợi : Đội ngũ làm công tác chủ nhiệm hầu hết là các giáo viên trẻ có sức khoẻ tốt nhiệt tình công tác, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức quần chúng trong, ngoài nhà trường có sự chỉ đạo thống nhất của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, của ngành cấp trên thể hiện sự quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ giáo dục của địa phương. 2. Khó khăn: Đội ngũ GVCN về nhận thức, quan điểm chưa đồng bộ, dẫn đến sự phối hợp giáo dục học sinh đôi khi chưa chặt chẽ và kịp thời. Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên sự quan tâm đến học tập của con em chưa đúng mức. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Tỷ lệ gia đình đông con cao nên chưa có điều kiện tốt cho con em đi học. Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, trường phải học 2 ca, 2 cơ sở nên gặp khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh. Thực hiện cuộc vận động "Hai không", yêu cầu đánh giá học sinh nghiêm túc, đúng quy chế sẽ tác động không nhỏ đến tư tưởng của một số học sinh học lực yếu, kém ý thức chưa cao có thể dẫn đến tình trạng bỏ học, đây là trở ngại không nhỏ đến công tác duy trì sỹ số và Giáo dục học sinh cá biệt. II/ NỘI DUNG TRỌNG TÂM. 1. Tiếp tục quán triệt thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức thực hiện việc tích hợp giảng dạy nội dung đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. 2. Tiếp tục thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh gây gổ mang tính chất bạo lực ở trong và ngoài trường học; tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động văn hóa, thể thao ngoại khóa và công tác y tế trường học. 3. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục chính trị, văn hoá, văn nghệ, giáo dục truyền thống. 5. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Tổ chức xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương. - Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường. Phối hợp giữa nhà trường và công an xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học. - Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý vào thời gian đầu năm học, sau kỳ nghỉ tết và nghỉ hè. 7. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 52/2007/CT-BGD&ĐT về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; Tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về an toàn giao thông nhằm hưởng ứng Tháng an toàn giao thông. 8. Tổ chức quán triệt các quy định về vệ sinh trường học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp. Phòng chống các dịch, bệnh trong trường học, cong vẹo cột sống, cận thị, mắt hột, lao, sởi, sốt rét, sốt xuất huyết, giun sán, , tai nạn thương tích, suy dinh dưỡng, tác hại của thuốc lá, rượu bia, phòng tránh giảm nhẹ thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu. 9. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và truyền thông về giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tham gia và tổ chức các hội thảo tập huấn các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ y tế trường học. 10. Đẩy mạnh thực hiện công tác tư vấn tâm lý và tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đối với học sinh cuối cấp. III/ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM. 1. Các chỉ tiêu toàn diện: - Duy trì sĩ số : 95 % 2 - Tỷ lệ lên lớp thẳng : 86 % - Tỷ lệ lên lớp sau thi lại : 98 % - Tỷ lệ tốt nghiệp THCS : 100 % 2. Chỉ tiêu xếp loại hạnh kiểm, học lực: Lớp Sĩ số Học lực Hạnh Kiểm Giỏi Khá TB yếu kém Tốt Khá TB Yếu 6A1 31 9,6 25,8 64,5 0 0 64,5 35,4 0 0 6A2 35 0 14,2 51,4 34,2 0 62,8 37,1 0 0 6A3 33 0 12,1 60,6 27,3 0 60,6 30,3 9,1 0 6A4 35 0 15,3 50,3 34,2 0 57,6 42,4 0 0 6A5 36 0 8,3 55,5 36,1 0 63,9 36,1 0 0 6A6 37 0 8,8 91,2 0 0 58,8 41,2 0 0 7A1 34 10 75 15 0 0 87,9 12,1 0 0 7A2 36 5,5 41,7 41,7 5,6 0 62,8 37,2 0 0 7A3 38 0 7,9 57,9 34,2 0 86,8 13,2 0 0 7A4 37 0 13,5 67,6 18,9 0 81,1 18,9 0 0 7A5 38 0 9,2 60,5 30,3 0 65,6 33,7 0,7 0 7A6 37 0 8,1 62,2 35,1 0 54,1 27,0 16,2 0 8A1 34 8,8 29,4 41,2 0 0 68,8 31,2 0 0 8A2 34 0 17,6 76,5 5,9 0 52,9 47,1 0 0 8A3 34 0 8,8 82,4 8,8 0 58,8 41,2 0 0 8A4 35 0 8,6 82,9 8,6 0 58,8 44,1 0 0 8A5 33 0 9,1 60,6 30,3 0 69,7 30,3 0 0 8A6 31 0 6,5 61,3 32,3 0 64,5 32,6 3,1 0 9A1 31 6,5 29 64,5 0 0 69,9 30,1 0 0 9A2 32 0 9,4 81,2 3,1 0 43,7 50 0 0 9A3 32 0 10,3 89,7 0 0 58,6 41,4 0 0 9A4 30 0 13,3 80 6,7 0 53,3 46,7 0 0 IV/NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ. 1. Tổ chức đợt sinh hoạt đầu năm học trong phạm vi lớp học, trường học và địa phương với chủ đề “Nói không với hành vi bạo lực” nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về việc kiên quyết phê phán, bài trừ hành vi đánh nhau. Tổ chức cho học sinh và tập thể lớp học ký cam kết không tham gia gây gổ đánh chửi nhau, không mang theo và sử dụng hung khí, vật dễ cháy nổ gây thương tích và hỏa hoạn đến trường. 2. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương để huy động sức mạnh của toàn xã hội. Gắn kết việc phòng ngừa, ngăn 3 chặn tình trạng học sinh đánh nhau với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua và công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. 3. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo Kế hoạch số 453/KH-BGDĐT ngày 30/7/2010 về việc tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở Trung học cơ sở trên toàn quốc. 4. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và chính quyền địa phương để quản lý, phòng chống những tác động xấu của trò chơi trực tuyến (game online) đối với học sinh. 5. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đưa âm nhạc dân ca, các bài hát về Đội về ngành giáo dục, trò chơi dân gian vào nhà trường. Tổ chức cho học sinh tham gia lao động tổng vệ sinh xung quanh khuôn viên trường và các trường tiểu học lân cận. CÁC GIẢI PHÁP a. Đối với tổ chuyên môn: - Xây dựng kế hoạch giao cho từng giáo viên bộ môn quản lý, giúp đỡ học sinh trong học tập, tăng cường bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém. - Chủ động trong việc phối hợp với hội phụ huynh, các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả. b. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: - Xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý giáo dục tập thể của lớp. Xây dựng các giải pháp, biện pháp quản lý nề nếp của lớp hàng ngày. - Chủ động trao đổi với đồng nghiệp, trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của học sinh. - Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách đội, tổ chức Đoàn thể trong nhà trường để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. - Thường xuyên gần gũi, tâm sự với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng em. Xây dựng các biện pháp vận động giúp đỡ học sinh, đảm bảo duy trì sĩ số được giao đến cuối năm. - Quản lý tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tập thể dục giữa giờ, công tác trực nhật vệ sinh, công tác lao động, tham gia học tập rèn luyện thân thể, các phong trào thể dục thể thao, văn hóa nghệ của lớp. c. Đối với giáo viên bộ môn. - Lên lớp đúng giờ, kiểm diện học sinh hàng ngày trong từng tiết học, có biện pháp nhắc nhở uốn nắn học sinh kịp thời. - Chủ động xây dựng nội dung kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo học sinh trong bộ môn, khối lớp mình phụ trách. 4 - Chủ động tìm hiểu những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay nghỉ học, tìm hiểu những học sinh ít nói, ít giao tiếp để có biện pháp giúp đỡ các em tham gia học tập. - Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trong những bài giảng, tránh gây căng thẳng không khí nặng nề trong tiết học. d. Đối với nhà trường và các đoàn thể. - Cần có sự phối hợp, kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong, ngoài nhà trường với tổ chủ nhiệm, tổng phụ trách đội trong thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. - Tích cực tổ chức các đợt thi đua theo các chủ đề trong năm học, nhằm xây dựng không khí thi đua sôi nổi trong dạy & học; Với phương châm: Học vui , vui học. Cần phối hợp với chuyên môn nhà trường trong các kỳ hội giảng, tạo sự đồng bộ trong quá trình dạy học. - Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh nhằm tạo sự gắn kết giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Bố trí thời gian thích hợp và lên kế hoạch cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm được đi thực tế đến gia đình học sinh tạo sự hiểu biết, gần gũi giữa thầy và trò để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. - Phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, đội thiếu niên tổ chức tốt công tác kế hoạch nhỏ, các hoạt động từ thiện để giáo dục nhân cách học sinh. - Cần coi trọng công tác tổng kết, sơ kết đánh giá kịp thời công bằng nhằm thúc đẩy động cơ thi đua trong dạy và học; Đồng thời làm tốt công tác điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Chú trọng việc làm hồ sơ chủ nhiệm theo đúng quy chế, cập nhật các thông tin vào các loại hồ sơ, tránh hình thức, đối phó. đ. Cơ cấu tổ chức. - Hiệu trưởng - Tổ trưởng tổ chủ nhiệm. - Phó Hiệu trưởng - Tổ phó tổ chủ nhiệm. - Tổng phụ trách đội - Tổ phó tổ chủ nhiệm. - GVCN các lớp – Thành viên. - Tổ chủ nhiệm 02 tháng họp 01 lần. Họp bất thường khi có công việc cấp bách. IV. KẾ HOẠCH TỪNG THÁNG. 1. Tháng 8 – 2012: 1.1. Chủ điểm: “Chào mừng năm học mới và truyền thống nhà trường”. 1.2. Nội dung: - Công tác tổ chức. Hoàn chỉnh bộ máy hoạt động của lớp. - Xây dựng nội quy, nền nếp học tập ở trường, ở nhà. Xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp. Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của nhà trường. 5 - Đánh giá kết quả hoạt động tháng 8. 2. Tháng 9 - 2012: 2.1. Chủ điểm: "Chào mừng mùa thu khai trường – an toàn giao thông" 2.2. Nội dung: - Tổ chức hát các bài hát về mùa thu khai trường. Tuyên truyền và hướng dẫn về an toàn giao thông khi tới trường. - Họp phụ huynh, GVCN tìm hiểu làm quen với gia đình học sinh. - Phát động thi đua chào mừng đại hội liên đội, đại hội Đoàn… Triển khai thu các loại quỹ của lớp, của trường. - Triển khai các nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức công nhận chuyên hiệu “an toàn giao thông” cho đội viên. - Đánh giá kết quả hoạt động tháng 9 3. Tháng 10- 2012: 3.1. Chủ điểm: "Chăm ngoan, học giỏi" 3.2. Nội dung: - Cho Học sinh tìm hiểu các ngày chủ điểm: 20/10. Xây dựng và tổ chức thi Chúng em hát và kể chuyện Bác Hồ. - Giáo dục tính kế hoạch trong học tập, trong sinh hoạt cho học sinh. Tiếp tục xây dựng, củng cố các nền nếp hoạt động cho Học sinh – đội viên. Chú trọng công tác lao động tu sửa, cải tiến cảnh quan lớp học. - Phát động thi đua chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Hoàn thành thu 50% quỹ các loại. Đánh giá kết quả hoạt động tháng 10. 4- Tháng 11- 2012: 4.1 Chủ điểm: "Uống nước nhớ nguồn – Tôn sư trọng đạo". 4.2. Nội dung: - Tổ chức tốt phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN với các nội dung: Học tập, văn hoá, văn nghệ, TDTT. Giáo dục truyền thống tôn sư, trọng đạo. - Tổ chức tốt hoạt động thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11. - Hoàn thành quỹ Bảo hiểm y tế học sinh. - Tiếp tục công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chuẩn bị tốt kiến thức cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9. - Đánh giá kết quả hoạt động tháng 11. 5- Tháng 12. 2012: 6 5.1. Chủ điểm: "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" 5.2. Nội dung: - Giáo dục truyền thống Quân đội và truyền thống dựng nước – giữ nước của dân tộc Việt Nam. - Tiếp tục các hoạt động thi đua, lao động tu sửa, cải tạo cảnh quan môi trường. Phối hợp tích cực với các tổ chức: Đoàn TN, hội cha mẹ, hội PN, hội cựu chiến binh.Tổ chức hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khoá theo chủ đề. - Đánh giá kết quả hoạt động tháng 12. 6- Tháng1, 2- 2013: 6.1. Chủ điểm: "Mừng đảng, mừng xuân." 6.2. Nội dung: - Giáo dục tri thức về Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. - Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết học kỳ I; Trên cơ sở đó có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp. - Tổ chức tốt kỳ nghỉ tết nguyên đán đúng kế hoạch, an toàn, tiết kiệm. - Tăng cường tổ chức cho GVCN đi thực tế. Tổ chức thực hiện chuyên hiệu “Thầy thuốc nhỏ tuổi” 27/2. Hoàn thành thu quỹ đợt 2, đảm bảo 100% kế hoạch. Đánh giá kết quả hoạt động tháng . 7- Tháng 3- 2013: 7.1. Chủ điểm: "Xây dựng đội vững mạnh để Tiến bước lên đoàn" 7.2. Nội dung: - Phối hợp với đoàn TN tổ chức cho Học sinh tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của đoàn. - Tổ chức thi đua với các nội dung vui chơi học tập phong phú, hấp dẫn Học sinh. Tổ chức tốt nề nếp, công tác lao động, cải tạo CSVC trường lớp. - Tổ chức cho Học sinh–đội viên hoạt động nhân dịp 26.3. Hội thi nghi thức. Đánh giá kết quả hoạt động tháng 3. 8- Tháng 4- 2013: 8.1. Chủ điểm : "Hòa bình và hữu nghị" 8.2. Nội dung: - Ôn lại truyền thống tự hào của dân tộc, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tổ chức tốt đợt thi đua giành nhiều điểm tốt với hình thức "Tiến về Sài Gòn" 7 - Chú ý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, công tác Giáo dục học sinh cá biệt. Tổ chức tốt công tác dạy thêm, học thêm đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đánh giá kết quả hoạt động tháng 4. 9- Tháng 5- 2013. 9.1. Chủ điểm : "Ngàn hoa dâng Bác". 9.2. Nội dung: - Ôn lại những tri thức về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ; Đặc biệt là những tình cảm của Bác giành cho thiếu niên và nhi đồng - Tổ chức tốt công tác tổng kết năm học đúng lịch, chính xác, công bằng - Phối hợp với đoàn xã chuẩn bị tốt kế hoạch cho Học sinh hoạt động hè tại địa phương. - Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 19/5. 10.Tháng 6,7- 2013. 10.1. Chủ điểm : "Hè, vui khỏe, bổ ích". 10.2. Nội dung: - Tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế thiếu nhi 01.6; ôn lại truyền thống kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7. - Đề xuất với xã Đoàn, chi Đoàn thôn thực hiện kế hoạch ôn tập văn hóa; rèn cho Học sinh hoạt động hè tại địa phương. - Xem xét đánh giá tình hình hoạt động và rèn luyện đối với học sinh có học lực, hạnh kiểm yếu; lập danh sách đề nghị hiệu trưởng phê duyệt và xét cho lên lớp. Công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách học sinh. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với đặc điểm nhà trường và tình hình địa phương là rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện sẽ có những vướng mắc và được điều chỉnh cho phù hợp. Mọi thành viên của nhà trường đều có quyền và trách nhiệm tham gia đề nghị điều chỉnh, thực hiện trên tinh thần “ Tất cả vì học sinh thân yêu” để góp phần thúc đẩy hoạt động của nhà trường, tiến tới hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. 8 . chức. - Hiệu trưởng - Tổ trưởng tổ chủ nhiệm. - Phó Hiệu trưởng - Tổ phó tổ chủ nhiệm. - Tổng phụ trách đội - Tổ phó tổ chủ nhiệm. - GVCN các lớp – Thành viên. - Tổ chủ nhiệm 02 tháng họp 01 lần. Họp. phối hợp, kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong, ngoài nhà trường với tổ chủ nhiệm, tổng phụ trách đội trong thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. - Tích cực tổ chức các đợt thi đua theo các chủ đề. Nam. - Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết học kỳ I; Trên cơ sở đó có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp. - Tổ chức tốt kỳ nghỉ tết nguyên đán đúng kế hoạch, an toàn, tiết kiệm. - Tăng