1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ke hoach sinh hoat chuyen mon khoi 2

7 1,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

- Căn cứ vào tình hình thực tế, sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học đã được quy định tại Điều lệ Trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT MANG YANG

TRƯỜNG TH ĐÊ AR

Tổ Khối 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đê Ar, ngày 17 tháng 12 năm 2012

KẾ HOẠCH

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn năm học 2012-2013

Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường

xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013

Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-BGDĐT ngày 17/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2012 - 2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Căn cứ văn bản số 5379/BGDĐT-GDTH ngày 20/08/2012 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với Giáo dục tiểu học ; văn bản số 548/SGDĐT-GDTH ngày 14/05/2012 của Sở GD&ĐT về kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 ; Kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo “v/v xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với cấp Tiểu học huyện Mang Yang”

- Căn cứ vào tình hình thực tế, sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học đã được quy định tại Điều lệ Trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010của Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học

1 - Mục tiêu:

- Thúc đẩy phong trào bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, góp phần tạo sự chuyển biến chất lượng giáo dục thực chất

- Đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học

- Tạo cơ hội giao lưu, học tập về công tác quản lí, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn giữa các tổ chuyên môn ; cơ hội học tập, giao lưu chuyên môn, nghiệp vụ giữa các giáo viên trong nhà trường

2 - Thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 tuần/lần (1 tháng 2 lần trong năm học)

3 - Thời điểm sinh hoạt tổ chuyên môn:

Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần :

+ Lần 1 : Vào thứ tư sau tuần họp tháng của trường (tuần 2)

+ Lần 2 : Vào thứ tư (tuần 4)

4 - Thời lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:

Tùy vào nội dung của mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn mà Tổ trưởng ấn định thời lượng của mỗi lần sinh hoạt đó, nhưng không quá 3 giờ/lần sinh hoạt

5 - Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn:

Tổ trưởng hoặc Tổ phó hay giáo viên trong tổ triển khai nội dung sinh hoạt (Tổ trưởng

có thể phân công cho Tổ phó hoặc giáo viên nghiên cứu Triển khai một số nội dung) ; sau khi trao đổi ý kiến và đi đến thống nhất chung Thư ký tổ ghi biên bản, cả tổ cùng ký tên thực hiện theo biên bản

Trang 2

6 - Quy trình thực hiện:

TUẦN 2 :

+ Sơ kết hoạt động tháng qua, triển khai hoạt động tháng tới, thảo luận phương

hướng tuần 3-4,

+ Trao đổi chuyên môn, (những khó khăn về duy trì sỉ số, về chất lượng, về công tác

phụ đạo về chuyên môn, về hồ sơ giáo viên và hồ sơ học sinh, về những vấn đề khác, những thông báo, những chỉ đạo của cấp trên ,)

+ Kiểm tra bài soạn (Có kí duyệt của tổ trưởng), hồ sơ giáo viên

TUẦN 4 :

+ Sơ kết tuần 3-4,thảo luận phương hướng tuần 1-2 của tháng tới, (chú ý thông báo dự

giờ kiểm tra 1 tiết / giáo viên)

+ Kiểm tra bài soạn, kiểm tra hồ sơ giáo viên

+ Góp ý rút kinh nghiệm sau buổi sinh hoạt chuyên môn

+ Học tập phương pháp giảng dạy đổi mới của những giáo viên có nhiều kinh nghiệm

*Phương pháp :

+ Cần phát huy tốt tính tích cực của tổ viên

+ Sau khi lắng nghe ý kiến của tất cả tổ viên, tổ trưởng phân tích và chọn phương án tối ưu để quyết định chỉ đạo

7 - Một số nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:

a - Sơ kết công tác của tổ chuyên môn trong 2 tuần qua:

- Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống: Đánh giá về việc chấp hành chính

sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành quy chế ngành, quy định của trường, đảm bảo ngày giờ công lao động, tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác ; quan hệ đồng nghiệp ; thái

độ, ý thức phục vụ nhân dân và học sinh ; ý thức và thực hiện chống các biểu hiện tiêu cực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Hoạt động và dạy học: Nội dung giảng dạy, thực hiện phân phối chương trình, dự giờ

thăm lớp (đánh giá về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thực hiện thiết bị dạy học tự làm… ), kết quả học tập của học sinh trong thời gian qua, đặc biệt chú ý đối tượng học sinh yếu, học sinh khuyết tật hòa nhập ; việc kiểm tra, đánh giá một số môn học, hoạt động ngoại khóa…

- Nhận xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của GV và

học tập của học sinh, chú ý công tác vệ sinh học đường, an toàn giao thông…

- Một số công tác giáo dục khác như: Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức lớp những khó

khăn của học sinh trong học tập ; tham khảo những chuyên đề, những sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong đổi mới phương pháp giảng dạy, trong việc soạn bài của giáo viên,…

b - Triển khai các nội dung thực hiện của tổ chuyên môn trong 2 tuần tới:

- Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống: Triển khai các chính sách, pháp luật

của Nhà nước ; quy chế của ngành, quy định của trường, ngày giờ công lao động ; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác ; quan hệ đồng nghiệp ; thái độ, ý thức phục vụ nhân dân

và học sinh ; ý thức và thực hiện chống các biểu hiện tiêu cực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

- Hoạt động dạy và học: (Trao đổi chuyên môn)

* Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, lớp học theo chương trình giáo

dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày

Trang 3

05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và giảm tải do nhà trường quy định Tập trung dạy hai môn Toán và Tiếng Việt Các môn khác dạy hỗ trợ cho môn Toán và Tiếng Việt theo quy định của Phòng GD&ĐT

* Dạy lồng ghép: Đạo đức Hồ Chí minh, nội dung An toàn giao thông, giáo dục môi

trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi…

* Trao đổi thống nhất về mục tiêu, kế hoạch bài học: nội dung, phương pháp hình thức

tổ chức dạy học, đồ dùng dạy học cần thiết cho các tiết học

* Thảo luận bổ sung giảm tải do nhà trường quy định: giảm tải tích hợp các công văn

896, 9890, 5842, chuẩn KTKN cho 2 môn Toán và Tiếng Việt

* Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Thực hiện chuyên đề, thao giảng trong tổ

* Lên lịch dự giờ, thăm lớp

* Trang trí phòng học theo chủ điểm

* Phong trào thiết bị dạy học tự làm của tổ

* Kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, rèn luyện học sinh giỏi, HS năng khiếu (theo lịch của nhà trường đã quy định cụ thể ở một số lớp, một số phân hiệu)

* Hoạt động ngoại khóa xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

c - Thành viên trong tổ trao đổi, góp ý những nội dung trên.

d - Tổ trưởng giải trình những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết của các thành viên trong tổ đồng thời kết luận một số vấn đề cần thống nhất trong tổ.

e - Nêu các ý kiến đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường, chính quyền địa phương Phòng Giáo dục-Đào tạo (Nếu có).

g - Duyệt giáo án (Bài soạn, kế hoạch bài học).

- Tổ trưởng chuyên môn: duyệt giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) hàng tuần cho tất

cả các thành viên trong tổ Nếu giáo viên không có giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) hoặc

có những thực hiện còn qua loa Chiếu lệ thì Tổ trưởng chuyên môn có quyền yêu cầu giáo viên phải soạn lại hoặc soạn bổ sung thêm, kiên quyết không để tình trạng giáo viên lên lớp

mà không có giáo án (kế hoạch bài học, )

- P Hiệu trưởng: kiểm tra lại việc duyệt giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) của Tổ

trưởng, của giáo viên bộ môn 1 lần/ tuần Duyệt giáo án tất cả giáo viên mỗi tháng 1 lần

* Trên đây là toàn bộ kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn của Tổ khối 2 Kính trình lên Ban giám hiệu, Chuyên môn nhà trường phê duyệt và có hướng chỉ đạo cụ thể, bổ sung kế hoạch để tổ chúng tôi đi vào thực hiện sinh hoạt chuyên môn có chất lượng và hiệu quả hơn

Đê Ar, ngày 17 tháng 12 năm 2012

Nguyễn Thị Tú Sương

Trang 4

Tiến trình làm việc

1 – Giới thiệu đại biểu:

Về dự vói buổi sinh hoạt tổ chuyên môn của chúng ta ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu:

- Đ/c: Nguyễn Đình Hưng – Hiệu trưởng nhà trường

- Đ/c: Mai Văn Cường, đ/c Nguyễn Ngọc Anh – Phó Hiệu trưởng nhà trường

- Đại diện 4 tổ khối trưởng của 4 tổ chuyên môn

- Cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo trong tổ

2 – Tuyên bố lý do:

- Kính thưa Ban giám hiệu nhà trường !

- Thưa toàn thể các đ/c giáo viên !

Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường

xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013

Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-BGDĐT ngày 17/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2012 - 2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Căn cứ văn bản số 5379/BGDĐT-GDTH ngày 20/08/2012 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với Giáo dục tiểu học ; văn bản số 548/SGDĐT-GDTH ngày 14/05/2012 của Sở GD&ĐT về kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 ; Kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo “v/v xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với cấp Tiểu học huyện Mang Yang”

- Căn cứ vào tình hình thực tế, sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học đã được quy định tại Điều lệ Trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010của Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học

- Nhằm đánh giá lại công tác tư tưởng, công tác dạy học, học tập kinh nghiệm, phương pháp dạy và học từng bước nâng cao chất lượng học sinh Đó cũng chính là lý do của buổi sinh hoạt chuyên môn ngày hôm nay

3 – Nội dung làm việc:

- Thưa các đ/c

- Sau đây tôi xin thông qua thời gian sinh hoạt của tổ khối 2 trong tháng như sau:

Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần :

+ Lần 1 : Vào thứ tư sau tuần họp tháng của trường (tuần 2)

+ Lần 2 : Vào thứ tư (tuần 4)

- Sinh hoạt tổ chuyên môn lần thứ nhất (Tuần 2 của tháng):

+ Sơ kết hoạt động tháng qua, triển khai hoạt động tháng tới, thảo luận phương hướng tuần 3-4,

+ Trao đổi chuyên môn, (những khó khăn về duy trì sỉ số, về chất lượng, về công tác phụ đạo về chuyên môn, về hồ sơ giáo viên và hồ sơ học sinh, về những vấn đề khác, những thông báo, những chỉ đạo của cấp trên ,)

+ Kiểm tra bài soạn, hồ sơ giáo viên

- Sinh hoạt tổ chuyên môn lần thứ hai (Tuần 4 của tháng):

+ Sơ kết tuần 3-4, thảo luận phương hướng tuần 1-2 của tháng tới, (chú ý thông báo dự

giờ kiểm tra 1 tiết / giáo viên)

+ Kiểm tra bài soạn, kiểm tra hồ sơ giáo viên

Trang 5

+ Góp ý rút kinh nghiệm sau buổi sinh hoạt chuyên môn.

+ Học tập phương pháp giảng dạy đổi mới của những giáo viên có nhiều kinh nghiệm

* Sau đây tôi xin đi vào nội dung cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn ngày hôm nay:

- Trước hết, tôi xin sơ kết công tác của tổ chuyên môn trong 2 tuần qua:

- Về công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống:

- Đa số giáo viên trong tổ chấp hành nghiêm túc chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Chấp hành quy chế của ngành, quy định của trường, đảm bảo ngày giờ công lao động Giáo viên trong tổ đã có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, trung thực trong công tác Quan hệ tốt với đồng nghiệp và người dân xung quanh ; Làm tốt công tác dân vận ở địa phương và đảm bảo được tỉ lệ học sinh đi học đều trong ngày mùa ; nâng cao ý thức phê bình và tự phê bình trong công tác

- Về hoạt động và dạy học:

- Đa số giáo viên trong tổ đảm bảo được nội dung giảng dạy, thực hiện đúng phân phối chương trình Dự giờ thăm lớp, đăng kí dạy tốt đảm bảo chỉ tiêu

- Trong tháng tôt khối cũng đã dự giờ hết số giáo viên trong tổ Nhìn chung về phương pháp dạy học của giáo viên có sự đổi mới và tiến bộ hơn thời gian trước Hình thức tổ chức dạy học cũng được cải thiện hơn ở lớp đơn và lớp ghép Đồ dùng dạy học tự làm cũng được chú trọng và vận dụng có hiệu quả trong các tiết học

- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn có những tồn tại sau:

+ Qua dự giờ cho thấy: Mặc dù phương pháp dạy học đã từng bước cải tiến nhưng chất lượng đại trà của học sinh còn ở mức thấp Học sinh yếu kém, học sinh chưa biết đọc còn chiếm tỉ lệ cao Ý thức của học sinh trong học tập còn thấp, nhiều em còn làm việc riêng trong giờ học chưa chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài

+ Giáo viên chủ nhiệm còn chưa thực sự quan tâm trong việc rèn luyện học sinh yếu, chưa xây dựng được ý thức tập thể cho học sinh

+ Chất lượng của một số bộ hồ sơ giáo viên chưa cao

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập:

- Nhìn chung đa số các lớp đã trang bị đầy đủ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh

- Nhiều em đã có ý thức tự giác trang bị cho mình những đồ dùng học tập cần thiết

- Một số công tác giáo dục khác:

+ Công tác chủ nhiệm lớp: Nhìn chung các lớp đã ổn định nề nếp học tập, nề nếp sinh hoạt và đang từng bước kiện toàn bộ máy hoạt động của lớp Một số lớp học sinh đã nâng cao được ý thức của việc tự giác đến trường, tự giác đi học và giáo viên chủ nhiệm cũng đảm bảo được tỉ lệ học sinh đi học đều hằng ngày

+ Bên cạnh đó, một số lớp cũng chưa làm tốt công tác chủ nhiệm như tạo thói quen cho học sinh tự giác tham gia thể dục đầu giờ trước buổi học và thể dục giữa giờ trong giwof ra chơi Vệ sinh cá nhân học sinh, vệ sinh lớp học, sân trường chưa được sạch

- Trong thời gian qua, các lớp đã lồng ghép giáo dục an toàn giao thông học đường trong các giờ đạo đức, giáo dục an toàn thực phẩm, vệ sinh răng miệng trong các giờ Tự nhiên – Xã hội, các buổi sinh hoạt ngoại khóa

* Vừa rồi tôi đã đánh giá sơ lược những việc làm được và những tồn tại trong thời gian qua Xin mời các đ/c giáo viên trong tổ cho ý kiến

* Nếu như không có ý kiến gì tôi sẽ triển khai các nội dung thực hiện của tổ chuyên

môn trong 2 tuần tới:

Trang 6

- Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống:

- Giáo viên trong tổ chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; quy chế của ngành, quy định của trường, Đảm bảo ngày giờ công lao động Chấp hành tốt sự phân công điều động của cấp trên Nâng cao tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác ; Đối xử tốt với đồng nghiệp và mọi người dân xung quanh ; Nâng cao ý thức thực hiện chống các biểu hiện tiêu cực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Giáo dục học sinh tìm hiểu về ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12

- Hoạt động dạy và học:

- Soạn dạy chương trình tuần 18 Nội dung bài soạn áp dụng công văn, giảm tải do nhà trường quy định, Chuẩn KTKN Tập trung dạy 2 môn Toán và TV Các môn khác dạy hooxd trợ cho môn Toán và Tiếng Việt

- Ôn tập cho học sinh theo đề cương đã duyệt của Chuyên môn

- Tổ chức cho học sinh thi cuối HKI có chất lượng và theo quy định

+ Ngày 24/12/2012 (Thứ hai): Kiểm tra đọc thành tiếng

+ Ngày 25/12/2012 (Thứ ba): Kiểm tra Đọc hiểu + Viết

+ Ngày 26/12/2012 (Thứ tư): Kiểm tra Toán

- Chấm bài theo đáp án và biểu điểm Chấm chính xác, vào điểm kịp thời đúng thông tư

32 và công văn hướng dẫn 1170 Tổng hợp 2 mặt giáo dục (hạnh kiểm và học lực)

- Nộp báo cáo chất lượng và bài thi về Tổ khối vào ngày 27/12/2012

- Công tác giáo dục khác: làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, duy trì tỉ lệ học sinh đi học đều trong thời gian kiểm tra học kì I, trong những ngày mùa

* Sau đây chúng ta cùng Trao đổi về công tác chuyên môn.

* Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, lớp học theo chương trình giáo

dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và giảm tải do nhà trường quy định Tập trung dạy hai môn Toán và Tiếng Việt Các môn khác dạy hỗ trợ cho môn Toán và Tiếng Việt theo quy định của Phòng GD&ĐT

(Hỏi giáo viên trong tổ có vướng mắc gì về việc thực hiện chuẩn KTKN…… quy định của Phòng GD&ĐT không ?)

(Nếu không có gì vướng mắc tiếp tục thảo luận:)

* Dạy lồng ghép: Đạo đức Hồ Chí minh, nội dung An toàn giao thông, giáo dục môi

trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi…

* Trao đổi thống nhất về mục tiêu, kế hoạch bài học: nội dung, phương pháp hình thức

tổ chức dạy học, đồ dùng dạy học cần thiết cho các tiết học

* Thảo luận bổ sung giảm tải do nhà trường quy định: giảm tải tích hợp các công văn

896, 9890, 5842, chuẩn KTKN cho 2 môn Toán và Tiếng Việt

(Môn Toán: Cần bổ sung giảm tải những bài nào ? Môn Tiếng Việt chú trọng vào đọc đúng cho học sinh theo công văn, giảm tải đọc diễn cảm, đọc lời nhân vật, Luyện từ và câu: giảm tải những bài tập nào cho phù hợp…?)

* Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Thực hiện chuyên đề, thao giảng trong tổ.(thao giảng bao nhiêu tiết trong năm, tháng?)

* Lên lịch dự giờ, thăm lớp (cả tổ khối và giáo viên như thế đã hợp lý chưa ?)

Trang 7

* Thảo luận học tập phương pháp dạy và học lớp đơn, lớp ghép (Trong phương pháp lớp ghép cần chú ý về âm lượng của người giáo viên Xây dựng tính tự giác cho học sinh Giao việc cụ thể cho học sinh Không đứng bên nhóm này dạy sang nhóm bên kia Hoạt động giữa các nhóm phải rõ ràng, dứt khoát Tùy theo lượng kiến thức của bài học mà có thể chọn nhóm lớp kiểm tra bài cũ cho phù hợp với thời gian giữa các hoạt động và thời gian quy định của một tiết học Khai thác tính tích cực của học sinh bằng phương pháp gợi mở vấn đáp)

* Trang trí phòng học theo quy định

* Phong trào thiết bị dạy học tự làm của tổ (giáo viên nộp lại những đồ dùng tự làm có thể sử dụng được cho lần sau như thế có hợp lý không ?)

* Kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, rèn luyện học sinh giỏi, HS năng khiếu (theo lịch

của nhà trường đã quy định cụ thể ở một số lớp, một số phân hiệu) (Có thực hiện được không, vướng mắc ở điểm nào? Tổ khối ghi chép những vướng mắc để có ý kiến đề xuất với nhà trường)

* Hoạt động ngoại khóa xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

* Sau khi thảo luận xong mời thành viên trong tổ trao đổi, góp ý những nội dung trên.

* Ghi nhận những ý kiến đóng góp và tổ trưởng giải trình những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết của các thành viên trong tổ đồng thời kết luận một số vấn đề cần thống nhất trong tổ.

4 - Tiếp theo Tổ khối trưởng nêu các ý kiến đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường, Chuyên môn, Phòng Giáo dục-Đào tạo (Nếu có)

5 - Mời lãnh đạo nhà trường có ý kiến chỉ đạo cụ thể

* Tổ chức kiểm tra hồ sơ duyệt giáo án (bước này có thể bỏ qua do đang thanh tra toàn diện)

- Tổ trưởng chuyên môn: duyệt giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) hàng tuần cho tất

cả các thành viên trong tổ Nếu giáo viên không có giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) hoặc

có những thực hiện còn qua loa Chiếu lệ thì Tổ trưởng chuyên môn có quyền yêu cầu giáo viên phải soạn lại hoặc soạn bổ sung thêm, kiên quyết không để tình trạng giáo viên lên lớp

mà không có giáo án (kế hoạch bài học, )

- P Hiệu trưởng: kiểm tra lại việc duyệt giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) của Tổ

trưởng, của giáo viên bộ môn 1 lần/ tuần Duyệt giáo án tất cả giáo viên mỗi tháng 1 lần

6 - Mời ý kiến các tổ khối khác

- Trao đổi, học tập về hình thức sinh hoạt chuyên môn

* Cuối cùng tôi xin thay mặt Tổ khối 2 cảm ơn ý kiến các đ/c là lãnh đạo nhà trường, đại diện tổ chuyên các khối đã đóng góp cho buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ Những thiếu sót trong quá trình sinh hoạt mong các đ/c bỏ qua, tổ chúng tôi sẽ lĩnh hội những ý kiến xác đáng để bổ sung và hoàn thiện hơn ở những buổi sinh hoạt lần sau Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đ/c Mời các đ/c nghỉ

Ngày đăng: 26/01/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w