Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
97,5 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi PHẦN I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm học : 2012-2013 Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi 1- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trên Thế giới hiện nay cách mạng khoa học- kỹ thuật phát triển rất nhanh, có nhiều phát minh to lớn trên mỗi lĩnh vực kinh tế . Đứng trước tình hình phát triển kinh tế của Thế giới, đất nước chúng ta cần có những con người phát triển toàn diện như: có đức, có tài, năng động sáng tạo , biết vận dụng những thành tựukhoa học – kỹ thuật vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam . Để có những nguồn lực đó ngành giáo dục chúng ta có một nhiệm vụ rất nặng nề là phải đào tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ nhân cách , phẩm chất và năng lực của người công dân để đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện nay trong nhà trường tình hình giáo dục đạo đức của học sinh có chiều hướng đi xuống . Đây là nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến uy tín sự nghiệp của ngành giáo dục chúng ta và cũng là mối đe dọa cho tương lai của đất nước sau này . Là người giáo viên đang trực tiếp đứng lớp nói chung , bản thân tôi nói riêng cần có những biện pháp giáo dục học sinh như thế nào ?. Để phù hợp với từng đối tượng và từng lứa tuổi để các em để dàng nhận thức , từ đó hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả cao. 2- LỊCH SỬ ĐỀ TÀI : Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường của trường THCS có một vị trí chiến lược quan trọng giúp cho các em có một phẩm chất đạo đức tốt, có lý tưởng sống cao đẹp cống hiến sự nghiệp của mình, để làm giàu cho quê hương đất nước. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng hiện nay còn một phần chỉ chú trọng về chất lượng giảng dạy mà còn xem nhẹ vấn đề giáo dục ý thức đạo đức học sinh, còn bản thân giáo viên bộ môn chỉ quan tâm đến công tác giảng dạy là chủ yếu mà quên đi vai trò của mình là nhà làm công tác giáo dục , vì vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh. Trong xã hội đất nước có câu “ Tiên học lễ, Hậu học văn”, do đó là người giáo viên với lương tâm nghề nghiệp chúng ta phải làm tròn tốt hai nhiêm vụ quan trọng là vừa làm công tác giảng dạy phải phối hợp tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.Đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức học sinh, có giáo dục đạo đức học sinh tốt thì học sinh mới nhận thức được việc học tập của mình và nhận ra được vai trò , vị trí của bản thân mình trong tương lai của đất nước . Có như vậy mới giúp cho học sinh phát triển toàn diện vừa có đức , vừa có những tri thức để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 3- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Tìm ra những giải pháp phối hợp vừa giảng dạy , vừa giáo dục đạo đức học sinh, nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục , góp phần vào việc đào tạo ra những con người vừa có đức , vừa có tri thức , góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước sau này. 4- PHẠM VI ĐỀ TÀI: a- Đối tượng: Học sinh cá biệt trường THCS Thạnh Phước. b- Phạm vi: Học sinh lớp 9 2 trường THCS Thạnh Phước. c- Địa điểm, thời gian: - Địa điểm : Trường THCS Thạnh Phước. Năm học : 2012-2013 Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi - Thời gian: từ 15 tháng 8 năm 2012 đến 30 tháng 3 năm 2013. Năm học : 2012-2013 Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi PHẦN II NỘI DUNG CÔNG VIỆC Năm học : 2012-2013 Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi 1- THỰC TRẠNG: Lứa tuổi học sinh trong nhà trường THCS là lứa tuổi hiếu động , đây là lứa tuổi thường học hỏi và bắt chước điều lạ mang tính chất kiểu cách của người lớn. Do đó học sinh dể dàng bị ảnh hưởng của tác động môi trường xung quanh, đặc biệt là những môi trường gần gũi với các em như : Gia đình, nhà trường , đặc biệt là xã hội bên ngoài. Mỗi học sinh trong nhà trường THCS có một nhân cách , cá tính khác nhau do đó giáo dục đạo đức học sinh trong nhà rất là khó . Đặc biệt là giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. Là giáo viên được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 9 2 , tôi rất lo âu vì theo số liệu thống kê đầu năm học lớp với tổng số là 29 học sinh, trong đó có 04 học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp . Với số liệu nêu trên nếu không có biện pháp giáo dục đạo đức các em đúng đắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách các em học sinh trong lớp , ảnh hưởng đến Nội qui, nề nếp của nhà trường . Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt và hoàn tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm , tôi đán đo suy nghĩ tìm cho mình một phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt như thế nào để đạt hiệu quả cao. Qua tìm hiểu thực tế ở địa phương , thực tế ở các anh, chị, em ở đồng nghiệp và kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành , qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Theo tôi phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao là:Chúng ta phải gần gũi với học sinh, thực hiện tốt các tiêu chuẩn của trường học thân thiện , học sinh tích cực. Từ đó xem các em như là người thân của mình , cởi mở tìm hiểu những cá tính, tâm tư , nguyện vọng, hoàn cảnh , những nguyên nhân đưa đến cá tính của từng học sinh. Từ đó tìm ra những biên pháp giáo dục cụ thể phù hợp với từng đối tượng. 2- NỘI DUNG GIẢI QUYẾT: Như chúng ta đã biết thời gian học tập của các em ở trường là rất ít , phần lớn thời gian là các em ở gia đình và xã hội chiếm rất nhiều lượng thời gian do đó gia đình và xã hội là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức của các em học sinh. Trong những năm gần dây kinh tế của đất nước có bước phát triển lớn , đời sống người dân ngày được nâng lên, nhu cầu xã hội tương đối đầy đủ đây là điều kiện tốt để cho các em học tập. Tuy nhiên những điều kiện thuận lợi đó đưa các em đến con đường hư hỏng nếu không có sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội . Vậy nhà trường, gia đình và xã hội góp phần rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức học sinh. Qua tìm hiểu thực tề bản thân và gia đình của các em học sinh cá biệt. Phần lớn học sinh là con gia đình khá giã, do sự cưng nhiều của gia đình, hoặc do kinh doanh, làm việc không có thời gian quan tâm, gần gũi , kiểm tra việc học tập của các em mà chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất của con mình mà không tìm hiểu việc làm của con. Ngoài ra còn có một vài trường hợp gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn lo bương chỉ làm lụng vất vã không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình mà chỉ giao khoáng cho nhà trường hoặc do có thể do ảnh hưởng nếp sống thiếu văn hóa trong gia đình , ngoài việc không được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình các em bị sự lôi cuốn , cám dỗ bởi những những trò chơi hay các tệ nạn như : chơi điện tử , bida , hút thuốc , uống rượu…. Đả và đang xâm nhập vào học đường mà chính quyền địa phương chưa có những biện pháp giải quyết triệt để., Năm học : 2012-2013 Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi Do đó giáo dục đạo đức học sinh cá biệt không chỉ một thân giáo viên chủ nhiệm làm được mà cần phải có sự kết hợp chặt chẻ ba môi trường giáo dục : nhà trường , gia đình và xã hội. 3- NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ: Muốn thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt có hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm phải có tinh thần yêu nghề , mến trẻ làm tròn tốt hai nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh, phải có những biện pháp giáo dục thường xuyên , lâu dài, tiến hành từ những việc làm đơn giản cho đến những việc làm khó hơn. a- Hình thành nhân cách cho học sinh: Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh cá biệt, người giáo viên cần phải gương mẫu về chuẩn mực tác phong và ngôn phong, mối quan hệ trong gia đình , đồng nghiệp , mối quan hệ đối vơi những người xung quanh và kể cả mối quan hệ giữa thầy và trò… Vì thầy , cô giáo là hình ảnh tốt đẹp trong tâm hồn của học sinh “ Cô giáo như mẹ hiền”mỗi một cử chỉ, hành động, lời nói của thầy, cô để học sinhkinh1 trọng và cũng là vấn đề quan trọng hình thành nhân cách đạo đức của học sinh trong giao tiếp . Do đó là người làm công tác giáo dục dù bận trăm công nghìn việc, dù bị ảnh hưởng các yếu tố nào đi nữa chúng ta không thể nào trút giận lên học sinh hoặc có những lời nói , cử chỉ thiếu tế nhị sẽ làm cho các em mất khả năng tin tưởng và thầy , cô , hình ảnh người thầy cô không để các em kính trọng nữa thì việc giáo dục đạo đức của các em khó mà đạt được hiệu quả. Vì nhân cách của giáo viên và mối quan hệ giáo viên với môi trường xung quanh là điều kiện rất tốt để chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. b- Phân tích tính cá biệt của học sinh: Học sinh cá biệt trong nhà trường có nhiều biểu hiện thường gặp như: thường xuyên trốn học, đánh nhau, tác phong và ngôn phong chưa phù hợp với học sinh, thường xuyên không làm bài , không thuộc bài , mất trật tự trong giờ học , vô lễ… c- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tính cá biệt của từng học sinh. d- Mức độ vi phạm của học sinh từ đó có biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp: sau đây là một số trường hợp giáo dục cụ thể - Trường hợp 1: Học sinh có những biểu hiện trốn học thường xuyên, đối với trường hợp này chúng ta cần phải tím hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc trốn học của học sinh. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy nguyên nhân học sinh trốn học phần lớn là do: + Các em chán học một môn học hoặc sợ một thầy cô nào đó không dám đến lớp. + Do sự cưng chiều của gia đình , không có thời gian quan tâm việc học của các em, mà chỉ cung cấp những nhu cầuve62 tiền bạc, đua đòi của các em để gọi là sự bù đắp quan tâm của mình… + Sự lôi cuốn , quyến rủ của bạn bè…. Chúng ta đưa ra hàng loạt những nguyên nhân xem các em trốn học là do những nguyên nhân nào từ đó chúng ta có biên pháp giáo dục phù hợp . Nếu các em trốn học do chán học một môn học hoặc sợ thầy cô,… việc giáo dục đối với nguyên nhân này chúng Năm học : 2012-2013 Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi ta phải kết hợp với giáo viên bộ môn để xem xét lại phương pháp dạy và mối giao tiếp giữa thầy và trò để giúp các em trở lại lớp. Nếu các trốn học do sự quyến rủ , lôi cuốn của bạn bè và do sự cưng chiều của gia đình . Đối với trường hợp này việc giáo dục các em phải kết hợp với gia đình xem xét lại cách giáo dục của gia đình và kết hợp với địa phương , theo dõi những tụ điểm các em thường đến để có biện pháp giải quyết triệt để các điểm đến này. - Trường hợp 2: - Học sinh vi phạm thường xuyên không thuộc bài chúng ta cũng từng bước tiến hành tìm hiểu qua những nguyên nhân. Qua tìm hiểu thực tế các em không thuộc bài thường xuyên là do: +Trí nhớ chậm phát triển +Không hiểu bài + Nhà xa trường, về nhà phụ giúp gia đình không có thời gian để học tập ở nhà …. Nếu như các em không thuộc bài do chậm trí nhớ và không hiểu bài , chúng ta phải phối hợp với giáo viên giảng dạy , tìm phương pháp giảng dạy và biện pháp cụ thể để khích lệ việc học của các em. Nếu như không thuộc bài do phụ giúp gia đình không có thời gian để học , đối với trường hợp này chúng ta phối hợp với gia đình tạo điều kiện , sắp xếp công việc cho các em có thời gian để học. Trường hợp 3: Các em thường xuyên gây mất trật tự trong giờ học . Đối với trường hợp này chúng ta làm công tác tư tưởng, cởi mở, trò chuyên chỉ cho các em thấy tác hại của việc nói chuyện, gây mất trật tự trong giờ học sẽ không hiểu bài , làm ảnh hưởng đến việc học tập của lớp , làm ức chế việc giảng dạy của thầy ,cô…… Phương pháp tiến hành : Phân công các em làm một công việc gì đó ở trong một tập thể để các em thấy được vai trò của mình như phân công cho các em làm tổ trưởng hoặc lớp phó trật tự…… Có như vậy các em mới có thể khắc phục khuyết điểm của mình để lảm tròn nhiệm vụ được phân công. * Tóm lại: Việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tính cá biệt ở các em và phương pháp giáo dục phải mềm dẽo đôi khi cũng phải cương quyết nhưng cần phải khéo léo, tế nhị, tôn trọng nhân cách của các em và phối hợp chặt chẻ ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội thì kết quả giáo dục đạo đức các em mới đem lại hiệu quả. e- Biện pháp xử lý : Đối với học sinh cá biệt , các em thường có những cá tính thể hiện mạnh mẽ ở những nơi đông người, thường làm nổi những việc làm của mình để cho mọi người chú ý hoặc có những phản kháng mạnh mẽ những việc làm sai trái của mình , có thể có những hành vi vô lễ… Là giáo viên làm công tác giáo dục chúng ta cần tìm hiểu rõ tâm lý của học sinh, tìm hiểu cá tính của các em mà có thái độ xử lý đúng đắn trước những việc làm sai trái của các em. Trước đây việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt giáo viên xử phạt mạng tính áp đặt , độc đoán . Người giáo viên dùng nhiều hình thức xử phạt nặng nề từ nhẹ đến đến Năm học : 2012-2013 Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi nặng, từ ít đến nhiều trước tập thể lớp để các em nhận khuyết điểm của mình . Với hình thức giáo dục học sinh như thế là nguyên nhân dẫn đến sự phản nộ của học sinh. Vì các em bị xúc phạm nặng nề về nhân cách và thân thể. Chính vì thế sau khi xử lý mức độ vi phạm của các em không chỉ dừng lại mà có thể vi phạm ở mức độ cao hơn , dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước được như các em trốn học, cặp bè bạn lập thành băng nhóm…. Mà giáo giáo dục thợi đại, công an thường đăng tin. Do đó hình thức xử phạt trong giáo dục trước đây làm sai quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước . Chúng ta nên nhớ rằng bản thân mình là người làm công tác giáo dục , việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt không phải là một ngày , một bữa là xong mà nó là một quá trình giáo dục lâu dài và thường xuyên.Do đó chúng ta cần phải kiên trì , có thái độ mềm dẽo đúng đắn để các em nhận thức được các khuyết điểm của mình mà có hướng khắc phục sữa chữa . Việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt không thể mang tính chất độc đoán mà cần phải có sự phối hợp chặt chẻba môi trường giáo dục: Gia đình , nhà trường và xã hội, tùy theo mức độ vi phạm mà ta tiến hành từng bước + Vi phạm lần 1: Nhắc nhở , cho các em bày tỏ những nguyên nhân dẫn đến vi phạm của mình. + Vi phạm lần 2: Giáo viên phải trao đổi riêng với học sinh , để các em thấy được những việc làm sai trái của mình và những tác hại của việc làm của mình làm ảnh hưởng đến bản thân , gia đình , nhà trường và xã hội. + Vi phạm lần 3 : Phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục học sinh và có hình thức kỹ luật tích cực đối với học sinh. f- Quan tâm của giáo viên: Đối với học sinh cá biệt chúng ta cần phải: + Quan tân gần gũi , thường xuyên theo dõi những việc làm của các em để có những biệp pháp kịp thời ngăn chặn, giúp các em sửa sai. + Mỗi ngày theo dõi sỉ số lớp và ghi nhận mọi vắng trể của các em. + Tạo điều kiện cho các em hòa nhập vào tập thể như các em tham gia vào các phong trào thi đua của lớp, của trường, Đoàn , đội , ở địa phương ( nếu có). + Động viên , khuyến khích những việc làm tốt . + Tuyên dương , khen thưởng kịp thời khi các em có sự chuyển biến tích cực, có như thế các em mới tự tin, phấn khởi để khắc phục sửa chữa những khuyết điểm . Tránh trường hợp sát phạt , cô lập các em , làm cho các em có những mặc cảm với bạn bè, các em mất khã năng tự tin khi sửa chữa những khuyết điểm của mình. g- Công tác phối hợp với gia đình và học sinh: Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình văn hóa, xóm làng sẽ yên vui, gia đình là một môi trường sống của các em từ lúc sinh ra và lớn lên. Cho nên gia đình cũng là một nhân tố rất lớn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triền nhân cách đạo đức của các em. + Nếu các em sống trong gia đình được sự quan tâm giáo dục tốt các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngược lại nếu sống trong gia đình cha mẹ có sự bất đồng , nề nếp gia đính Năm học : 2012-2013 Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi xáo trộn, không được sự quan tâm , chăm sóc giáo dục các em sẽ nẩy sinh ra những thói hư tật xấu . + Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta phải đi tìm hiểu thực tế gia đình học sinh. Trao đổi về vấn đề học tập , đạo đức của các em. Nếu gia đình của các em có hoàn cảnh khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của các em , chúng ta nhờ sự giúp đỡ của nhà trường, chính quyền địa phương…. + Trao đổi tình hình đạo đức, học tập của các em thông qua phiếu liên lạc, các lần họp phụ huynh học sinh định kỳ của nhà trường hoặc thư mời. + Tổ chức các kỳ họp phụ huynh học sinh để tạo sự gắn bó giữa nhà trường và gia đình , tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức học sinh. +Tổ chức những buổi sinh hoạt tìm hiểu những giải pháp về vấn đề giáo dục đạo đức học tập của các em. + Lập kế hoạch hàng tháng đi thăm hỏi gia đình học sinh , đặc biệt là với gia đình học sinh có hoàn cành khó khăn và học sinh cá biệt. +Nếu chúng ta làm tốt công tác giáo dục phối hợp gia đình học sinh, học sinh có có sự chuyển biến rõ rệt về đạo đức. h- Phối hợp với hoạt động nhà trường: Nhà trường là ngôi nhà thứ hai của học sinh , mọi hoạt động của nhà trường là điều kiện để các em hình thành và phát triển nhân cách , điều kiện để các em có đầy đủ nghị lực ,sức khỏe, tri thức… Vững tin vào tương lai của mình , để giáo dục đạo đức học sinh tốt, giáo viên còn phải làm tốt công tác phối hợp với các hoạt động nhà trường cụ thể như: + Tổ chức cho các em vui chơi, giải trí thông qua các buổi ngoại khóa, thông qua hoạt động này các em có điều kiện giao lưu, học hỏi + Hướng dẫn cho các em tiến hành các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, thảo luận trao đổi những thắc mắc, giải quyết một số vấn đề thông qua hoạt động giúp các em thấy rỏ trong cuộc sống cần có sự hợp tác , gần gũi với nhau mới hoàn thành tốt công việc. +Các hoạt động hướng nghiệp , hoạt động này giúp các em định hướng nghề nghiệp , từ đó có thái độ học tập đúng đắn . +Việc giáo dục đạo đức các em phối hợp với hoạt động nhà trường sẽ gúp các em phát tiển toàn diện về đạo đức , trí tuệ , thể chất , thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. +Nhằm hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa để chuẩn bị cho các em tiếp tục bước vào trường trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . j-Phối hợp với chính quyền địa phương : - Hiện nay xung quanh môi trưởng giáo dục của chúng ta có rất nhiều tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào trường học , đây là một nguy cơ đe dọa đến phẩm chất đạo đức học sinh . Do đó giáo viên muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức chúng ta cần phải phối hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp cụ thể triệt để những triệt để những tệ nạn ãnh hưởng xấu đến phẩm chất đạo đức học sinh cụ thể : - Nhờ chính quyền địa phương có biện pháp xữ lý nghiêm minh với những tựu điểm : cờ bạc , rượu chè , bi da , banh bàn , phim ảnh đồi trụy … ảnh hưởng đến tư tưởng, nhân cách các em . Năm học : 2012-2013 Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi - Kết hợp với chính quyền địa phương có biện pháp giáo dục và xử lý cụ thể với chính quyền địa phương các em đã xa lầy vào tệ nạn xã hội . - Nhờ chính quyền địa phương có biện pháp cụ thể cho những gia đình thiếu văn hóa và không có trách nhiệm nuôi dạy con cái và có hành vi ngược đãi con cái làm ảnh hưởng đến tư tưởng , đạo đức … của các em. - Chính quyền địa phương có những chương trình gương người tốt việc tốt , gương gia đình văn hóa , … qua bản tin , đái phát thanh , truyền hình , diễn hành …… thông qua các hoạt động trên của chính quyền địa phương nhằm giáo dục ý thức người dân trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái , góp phần cho giáo viên có những thuận lợi trong việc làm công tác giáo dục của mình . * Tóm lại : Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở trường THCS cần phải phối hợp nhiều các biện pháp giáo dục, các biện pháp giáo dục cần phải tiến hành nhuần nhuyễn khéo léo , tế nhị và phối hợp tốt ba môi trường giáo dục : gia đình , nhà trường và xã hội , có như vậy mới đạt hiệu quả cao . 4/ kết quả đạt được : Với đề tài “ Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở trường THCS” qua việc tìm hiểu thực tế địa phương , qua việc học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp , tham khảo tài liệu tâm lí lứa tuổi học sinh THCS và kinh nghiệm bản thân nhiều năm công tác trong nghành giáo dục tôi đã tìm hiểu cho mình một phương pháp giáo dục đạo đức mới , mang tính thực tiển để áp dụng váo việc giảng dạy và giáo dục . Qua việc thực hiện biện pháp nêu trên tôi thấy học sinh có chuyển biến rõ rệt về tác phong và ngôn phong, đặc biệt với học sinh cá biệt cũng qua việc thực hiện biện pháp giáo dục này càng gần gũi gắng bó , yêu mến tôi làm cho tôi càng yêu thương các em hơn,cảm thấy mình trẻ lại và càng yêu nghề hơn . Sau đây là bảng thống kê kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp giáo dục mới . Giai đoạn Sỉ số Hạnh kiểm - Tỉ lệ % Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Đầu năm 29/17 17 58,6 08 27,6 04 13,8 00 00 HKI 29/17 21 72,4 06 20,7 02 6,9 00 00 HKII 29/17 24 82,8 05 17,2 00 00 00 00 Với kết quả đạt được như trên tôi rất phấn khởi và tự tin vào biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt của mình . Tuy nhiên tôi cũng cần phải học hỏi thêm nhiều ở những đồng nghiệp có những biện pháp hay, càng tham khảo tài liệu nhiều hơn về tài liệu tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS để có biện pháp gióa dục đạo đức học sinh tốt và hoàn thiện hơn , để đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục , đưa sự nghiệp của nghành giáo dục ngày càng phát triển . Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc làm công tác chủ nhiệm . Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài Năm học : 2012-2013 Trang 10 [...]... chủ nhiệm của tôi sau này Năm học : 2012-2013 Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi PHẦN III KẾT LUẬN Năm học : 2012-2013 Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Kim Chi 1 Tóm lược giải pháp : Muốn giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS đạt kết quả tốt , chúng ta cần tìm hiểu tâm sinh lý học sinh , tìm hiểu hững nguyên nhân dẫn đến tính cá biệt ở các em học sinh Trong quá trình giáo dục... GD& ĐT coi trọng và tổ chức hội thảo giữa các trường về : + Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh + Các hoạt động ngoài giờ + Cung cấp tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi ở các cấp học * Đối với Sở GD& ĐT Mở các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên trong các độ tuổi , nếu như giáo viên có nhu cầu Năm học : 2012-2013 Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2012-2013 Nguyễn Thị Kim Chi Trang... nhị , cần phải phối hợp nhiều biện pháp giáo dục , các biện pháp giáo dục cần phải phù hợp , phải đúng quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Muốn thực hiện việc làm trên chúng ta phải từ bỏ cách giáo dục độc đoán , sát phạt , cô lập học sinh như trước đây mà chúng ta cần phải tìm hiểu rỏ hoàn cảnh gia đình học sinh , tìm rỏ nguyên nhân dẫn đến tính cá biệt và cần phối hợp chặt chẻ ba... những biện pháp nêu trên , tôi nhận thấy qua quá trình giáo dục học sinh có những chuyển biến rỏ về phẩm chất đạo đức , các em có ý thức học tập cao hơn , kết quả đây làm một vấn đề rất cần thiết để các em có ý thức ở cấp học cao hơn và củng là hành trang để giúp các em có đầy đủ phẩm chất , nghị lực , vững tin bước vào đời góp phần xây dựng quê hương đất nước 2 Kiến nghị : * Đối với phòng GD& ĐT coi . học sinh, trong đó có 04 học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp . Với số liệu nêu trên nếu không có biện pháp giáo dục đạo đức các em đúng đắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách các em học sinh. tích tính cá biệt của học sinh: Học sinh cá biệt trong nhà trường có nhiều biểu hiện thường gặp như: thường xuyên trốn học, đánh nhau, tác phong và ngôn phong chưa phù hợp với học sinh, thường. đề giáo dục đạo đức học tập của các em. + Lập kế hoạch hàng tháng đi thăm hỏi gia đình học sinh , đặc biệt là với gia đình học sinh có hoàn cành khó khăn và học sinh cá biệt. +Nếu chúng ta