1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiết 117+118: ông giuốc-đanh mặc lễ phục

7 4K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 103 KB

Nội dung

HS: Ông Giuốc đanh tin ngay và nói: “Tôi đã bảo không mà, bác may thế được rồi” rồi lảng sang chuyện khác hỏi về bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không?. Như vậy ông Giuốc đanh chỉ là một

Trang 1

Giáo viên: Vũ Thị Xoan Đơn vị: Trường THCS Chư Êwi – Cưkuin – Đăk Lăk

Tiết 117 +118:

Văn bản:

ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC (Trích Trưởng giả học làm sang)

(Mô-li-e)

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức:

- Tiếng cười chế giễu “trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn

2 Kĩ năng:

- Đc phân vai kịch bản văn học

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật

3 Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính khiêm tốn trong cách sống thường ngày.

B CHUẨN BỊ:

1 GV: Soạn bài kĩ, sưu tầm các bài báo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2 HS: Soạn bài kĩ trước khi đến lớp, sưu tầm tài liệu về tác giả tác phẩm.

3 Phương pháp và kĩ thuật dạy hoc:

- Đàm hoại, phân tích, bình giảng, gợi mở, đọc diễn cảm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

- Kĩ thuật: Động não, trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày một phút,

C TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Đi bộ ngao du có lợi ích gì theo Ru–xô?

3 Bài mới:

GV: Hướng dẫn học sinh đọc chú thích về tác giả trong SGK.

HS: Đọc

GV: Nêu vài nét về tác giả?

HS: - Tác giả: Mô-li-e (1622-1673) là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp

thế kỉ XVII.

- Chuyên viết và diễn hài kịch gay ra tiếng cười vui tươi lành mạnh

hoặc chấm biếm chế giễu thói hư tật xấu của con người trong xã hội

Pháp.

GV: Mô-li-e (Jăng Baptixtơ Pôcơlanh) (1622-1673) sinh ra ở Paris, trong

một gia đình tư sản làm hầu cận nhà vua Ông là một trong những nhà văn

lỗi lạc nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp và của cả nền văn học Pháp Hài

kịch của Môlie, từ ba thế kỷ nay vẫn được nhân dân Pháp và nhân dân thế

giới ham thích và ca ngợi Ngay từ khi Môlie còn sống, Boalô, nhà phê

bình và nhà lý luận của chủ nghĩa cổ điển, đã nhận định rằng tên tuổi của

Môlie là vinh quang lớn nhất của thế kỷ XVII

Mô-li-e là người sáng lập nền hài kịch dân tộc Pháp

Môlie là một trong những tên tuổi vinh quang nhất của chủ nghĩa cổ điển

Pháp Là một nhà viết hài kịch, một diễn viên, một nhà dàn cảnh, một nhà

đạo diễn, ông đã suốt đời hy sinh tận tụy cho nghệ thuật chân chính, lấy

cái cười để cải tạo xã hội Lúc ông còn sống, tên tuổi ông là một sự đe dọa

đáng sợ cho những thế lực phản động, cho Nhà Thờ lúc bấy giờ

I Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Trang 2

Ngày 10-8-1673, trong đêm diễn vở "Người bệnh tưởng" với vai diễn

nhân vật chính, Mô-li-e đã kiệt sức, gục ngã và qua đời Ông đã cống hiến

trọn đời mình cho đến phút cuối cùng vì nghệ thuật và khát vọng công

bằng, đẹp đẽ của loài người

- Các tác phẩm chính

+ Lão hà tiện, Tác tuýt (1664), Đông gioăng (1665) Anh ghét đời

(1666),Những bà thông thái(1672) Người bệnh tưởng (1673) Trưởng giả

học làm sang (1670)

GV: Em biết gì về văn bản “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”?

HS: - Văn bản được trích từ vở kịch “Trưởng giả học làm sang” vở kich

có 5 hồi, văn bản là lớp kịch kết thúc hồi

- Nhân vật trung tâm: Ông Giuốc-đanh

GV: Hướng dẫn cách đọc.

Giọng Giuốc-đanh : Giàu có, ngu ngơ, lại háo danh, dễ bị lừa

Giọng phó may, thợ phụ : Khéo léo, chiều khách, nịnh hót nhưng trong

bụng lại biết rõ và coi thường vị khách sộp nhưng ngu ngốc này

GV: Đọc mẫu

HS: Đọc phân vai

GV: Nhận xét cách đọc

GV: Cho HS tìm hiểu từ khó trong SGK.

GV: Tóm tắt vở kịch

Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài 40,

con một nhà buôn giàu có Tuy dốt nát, quê kệch, nhưng ông muốn học

đòi làm sang Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh hót để moi

tiền ông Giuốc-đanh không tán thành tình yêu của con gái là Luy-xin với

chàng Clê-ông chỉ vì chàng chẳng phải là quý tộc Cuối cung, nhờ mưu

mẹo của Cô-vi-en là đầy tớ của mình, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ

Nhĩ Kỳ đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông Giuốc -đanh ưng thuận.

GV: Văn bản thuộc thể loại gì?

HS: Thể loại hài kịch

GV: Nêu vài nét về thể loại hài kịch?

HS: Hài kịch - một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành

động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm chế

giễu, phê phán cái xấu, lố bịch, lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra

khỏi đời sống xã hội.

Nó là thể loại đối lập với bi kịch Hài kịch kết thúc nhất thiết phải có hậu,

vui vẻ Hài kịch của Mô-li-e nói chung, vở Trưởng giả học làm sang nói

riêng, được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển.

GV: Hãy xác định bố cục của đoạn trích?

HS: Gồm 2 cảnh:

Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và phó may.

Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tay thợ.

CHUYỂN TIẾT 118

GV: Ông Giuốc đanh bắt đầu cuộc đối thoại bằng trạng thái ntn ?

HS: Ông Giuốc đanh sắp phát khùng lên

GV: Vì sao ông Giuốc đanh lại sắp phát khùng lên ?

II Đọc và tìm hiểu chung:

1 Đọc, chú thích:

2 Thể loại:

- Hài kịch

3 Bố cục:

III Tìm hiểu nội dung văn bản:

Trang 3

HS: Vì bộ lễ phục bị mang đến châm, vì đôi bít tất lụa chật và dễ rách,

vì đôi giầy khiến ông đau chân.

GV: Như vậy cuộc đối thoại giữa ông Giuốc đanh với bác phó may xoay

quanh sự việc gì?

HS: Xoay quanh những sự việc:

+ Đôi bít tất chật

+ Bộ tóc giả

+ Lông đính mũ

+ Bộ lễ phục

GV: Sự việc nào là chủ yếu?

HS: Bộ lễ phục là điều quan tâm duy nhất của ông Giuốc- đanh

GV: Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự

phát hiện đó chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?

HS: Chiếc áo may ngược hoa => Chứng tỏ ông còn tỉnh táo để nhìn nhận

vấn đề.

GV: Bác phó may có phản ứng ntn trước phát hiện của ông Giuốc đanh?

HS: Bác phó may nói những người quí phái đều mặc áo ngược hoa và

đưa ra 2 đề nghị: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi

mà” và “xin ngài cứ việc bảo”

GV: Điều bác phó may nói có đúng không?

HS: Đây chỉ là những lời bịa đặt của bác phó may để lấp liếm sai sót

của mình

GV: Ông Giuốc đanh có thái độ ra sao trước những lời lẽ đó của bác

phó may?

HS: Ông Giuốc đanh tin ngay và nói: “Tôi đã bảo không mà, bác may

thế được rồi” rồi lảng sang chuyện khác hỏi về bộ lễ phục ông mặc có

vừa vặn không?

GV: Em có nhận xét gì về bộ lễ phục của ông Giuốc đanh ?

HS: Đó là bộ lễ phục may không đúng quy cách sang trọng vì nó không

phải màu đen mà lại may ngược hoa.

GV: Vậy tại sao ông Giuốc đanh lại chấp nhận bộ lễ phục như thế ?

HS: Vì ông thích sang trọng nhưng lại không có hiểu biết gì về cách ăn

mặc sang trọng.

GV: Kịch tính, mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện ở điểm nào?

HS: Gây cười ở chỗ: Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động

của ông chủ có tiền trở thành bị động trước sự ma mãnh của bác phó may

lừa lọc.

GV: Em có nhận xét gì về nhân vật ông Giuốc đanh trong tình huống

này?

HS: Là người kém hiểu biết, thiếu khả năng đánh giá, dễ bị lừa.

GV: Ai may áo cũng phải may hoa hướng lên trên Bác phó may chẳng

biết vì dốt, là do sơ suất hay cố tình biến ông Giuốc đanh thành trò cười

lên may ngược hoa Ông Giuốc đanh chưa phải là mất hết tỉnh táo đã

phát hiện áo may hoa ngược thế mà chỉ cần bác phó may “vụng chèo

khéo chống” bịa ra những lí lẽ là ông Giuốc đanh thuận ngay Như vậy

ông Giuốc đanh chỉ là một hình nộm, một con rối do người khác điều

khiển, giật dây, dễ dàng bị bác phó may lừa bịp mang ra làm trò cười

GV: Khi phát hiện ra bác phó ăn bớt vải ông Giuốc đanh phản ứng thế

nào ?

1 Ông Giuốc-đanh và bác phó may:

- Ông Giuốc-đanh là người: + Kém hiểu biết, thiếu khả năng đánh giá, dễ bị lừa

Trang 4

HS: Giuốc-đanh chỉ trích nhẹ nhàng

GV: Bác phó may gỡ thế bí bằng cách nào?

HS: Phó may không thể biện bạch đành ngượng nghịu chống chế và

nhanh chóng đánh trống lảng sang chuyện thử áo.

GV: Ông Giuốc đanh có phản ứng như thế nào trước sự hành động này

của bác phó may

HS: Ông Giuốc đanh lập tức chuyển ngay sang việc thử bộ lễ phục và

không đả động đến việc ăn bớt vải của bác phó may nữa.

GV: Tại sao ông Giuốc đanh lại nhanh chóng quên đi việc làm xấu của

bác phó may như vậy ?

HS: Vì ông đang rất háo hức muốn thử bộ lễ phục sang trọng.

GV: Qua tình huống này em thấy ông Giuốc-đanh là người như thế nào?

HS: Thích sang trọng, muốn học đòi làm sang

GV: Em có nhận xét gì về cách ứng phó này của bác phó may ? cách

ứng phó đó cho thấy bác phó may là người ntn?

HS: Đó là nước cờ cao tay đánh trúng vào tâm lí của ông Giuốc đanh

đang muốn học đòi làm sang => bác phó may là người thông minh,

khôn khéo, lọc lừa.

GV: Cách đối phó này của bác phó may có tác dụng gì?

HS: Việc này có tác dụng làm ông chủ quên đi chuyện thợ may ăn giẻ, thợ

vẽ ăn hồ, mặt khác, làm cho chuyện kịch lại phát triển sang sự kiện mới,

để lại có tình tiết mới gây cười khi tính cách học làm sang của ông

Giuốc-đanh lại bộc lộ.

GV: Trong đoạn trích này xung đột kịch, diễn biến kịch không căng

thẳng Thông qua nhân vật hài là ông Giuốc đanh giúp ta hình dung: thói

học đòi bắt chước đã biến đổi con người sâu sắc biết chừng nào Sự sáng

suốt bỗng chốc trở lên mù quáng Đúng hoá thành sai sai hoá thành đúng

rối tinh lên không còn biết đâu là chân lí nữa

HS: Đọc đoạn ông Giuốc đanh mặc lễ phục GV: Em hình dung ra cảnh tượng như thế nào trên sân khấu lúc đó?

HS: Em hình dung thấy một khung cảnh hết sức sôi động trên sân

khấu: Trong tiếng nhạc rộn ràng, cả đám thợ xúm lại vây quanh ông

Giuốc đanh, kẻ thì lột quần , kẻ thì lột áo của ông ra rồi mặc bộ lễ phục

cho ông trước mắt khán giả Còn ông Giuốc đanh sau khi mặc lễ phục

thì đi lại , quay trước , quay sau để phô diễn bộ quần áo mới Ông giống

như một con rối nhảy múa theo tiếng nhạc.

GV: Nếu là một khán giả trực tiếp chứng kiến tình huống kịch này em

có cảm nhận ntn ?

HS: Đó là một tình huống hài hước và nhân vật chính đã thể hiện sự lố

lăng, gàn dở của mình.

GV: Cảnh 1 của lớp kịch được khép lại trong tiếng nhạc rộn ràng với

những hình ảnh lố lăng, gàn dở của ông trưởng giả dốt nát nhưng lại

thích sang trọng, thích học đòi để mở ra cảnh 2 : Cảnh ông Giuốc đanh

và tay thợ phụ

GV: Yêu cầu HS đọc lại cảnh 2

GV: Em có nhận xét gì về không khí sân khấu so với cảnh 1?

HS: Không khí ở cảnh 2 vui nhộn hơn.

+ Thích sang trọng, học đòi làm sang, trở thành nạn nhân của thói học đòi

- Bác phó may là người thông minh, khôn khéo, lọc lừa…

=> Mô-li-e tài tình trong việc lật ngược tình thế giữa hai nhân vật để gây cười cho khán giả

Trang 5

GV: Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào?

HS: Giữa ông Giuốc– đanh và tay thợ phụ.

=> Giuốc – đanh chỉ đối thoại với một người nhưng thực chất là cả lớp

thợ phụ.

GV: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc đanh với đám thợ phụ diễn ra xung

quanh việc gì?

HS: Ông Giuốc đanh và đám thợ phụ nói về địa vị của ông ta.

GV: Tay thợ phụ gọi Giuốc-đanh là gì?

HS: Tay thợ phụ tâng bốc địa vị xã hội của Giuốc đanh gọi là “Ông lớn”.

GV giảng: Tác giả chuyển cảnh một cách tự nhiên khéo léo Khi ông mặc

xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ xưng là “Ông lớn” ngay, khiến ông

cứ tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là hiễn nhiên trở thành quý phái

GV: Về việc này, phép tăng cấp được sử dụng như thế nào?

HS: Ông lớn => Cụ lớn => Đức ông.

GV: Có phải hắn thực lòng kính trọng ông chủ?

HS: Đây là cách moi tiền của một ông chủ ngu ngốc Thực chất không

mảy may kính trọng.

GV: Từ đó em hiểu gì về đám thợ phụ này?

HS: Đó là cánh thợ láu cá, ma ranh, lợi dụng kiếm chác.

GV: Ông Giuốc đanh có những lời nói , việc làm gì trước những lời nói

của đám thợ phụ?

HS: Ông nói: Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy (thưởng tiền)

- “Cụ lớn” ồ, ồ, cụ lớn! “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm

thường đâu nhé.(thưởng tiền)

- Lại “đức ông” nữa à Ta là đức ông kia mà!(thưởng tiền)

GV: Những lời nói ,việc làm đó của ông Giuốc đanh cho em biết điều

gì?

HS: Ông vô cùng sung sướng, hãnh diện ông nghĩ vì mình ăn mặc theo

lối quí phái nên mới được tôn trọng như thế và ông liên tục thưởng tiền

cho đám thợ phụ sau mỗi lần chúng đổi cách xưng hô.

GV: Em hiểu ntn về những câu nói riêng của ông Giuộc đanh?

HS: Những câu nói này của ông chứng tỏ ông vẫn nhận ra việc túi tiền

của mình cứ vơi dần sau mỗi lần tôn xưng của đám thợ phụ Nhưng ông

cũng sẽ vẫn tiếp tục cho tiền nếu chúng gọi ông là tướng công.

GV: Theo em điều đáng mỉa mai đáng cười ở chi tiết này là gì?

HS: Kẻ háo danh được khoác danh hão mà cái danh hão cũng phải mua

bằng tiền.

GV: Cánh thợ phụ tôn ông Giuốc đanh là “ông lớn” rồi cụ lớn rồi thành

Đức ông chỉ nhằm mục đích kiếm lợi còn ông Giuốc đanh cứ moi tiền ra

để thưởng cho những tiếng gọi đó, cách xưng hô đó Em nhận đánh giá

như thế nào về các nhân vật này?

HS: Ông Giuốc đanh: hám danh, khao khát làm quý tộc đến mức mù

quáng, kệch cỡm.

Tay thợ phụ: Ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền

GV: Vậy là nếu ở cảnh thứ nhất sự lừa bịp đã thành công vì các sự học

đòi biến con người ông Giuốc đanh thành một thứ mồi ngon của nó thì

cảnh thứ 2 sự tâng bốc đã thắng vì những danh tiếng hão huyền mà con

người thường mơ ước khát khao Hai cánh màn sân khấu khép lại kết

thúc lớp 5 hồi II của vở kịch “Trưởng giả học làm sang” nhưng không

2 Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ:

Trang 6

khép lại được những trận cười thú vị hướng về Đức ông xúng xính trong

bộ lễ phục may ngược hoa đi đi, lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của

dàn nhạc! Chân tướng một trưởng giả học làm sang vừa ngu dót vừa háo

danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh hiện ra

thật rõ nét Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có Nó đã tạo nên tiếng cười

sảng khoái cho khán giả Sau tiếng cười đó sẽ là những suy ngẫm về

những trò lố bịch đã được trình diễn trên sân khấu Đây đúng là sân khấu

cuộc đời

GV: Theo em lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những tình huống

nào?

HS: - Cười ông Giuốc đanh ngu dốt và thói học đòi làm sang đã biến

ông thành trò hề, tèo cười để rồi bị lợi dụng kiếm chác.

- Khán giả cười khi thấy ông giuốc đanh ngớ ngẩn tưởng rằng

phải mặc áo may ngược hoa mới là sang

- Móc tiền ra mãi để mua mấy danh hão.

- Buồn cười nhất là tận mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Giuốc

đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo để mặc cho bộ lễ phục lố lăng (màu

áo không phải của lễ phục, may ngược hoa) họ vẫn vênh vang ta đây là

quý phái.

GV: Nhân vật ông Giuốc đanh mặc lễ phục trên sân khấu làm em liên

tưởng đến nhân vật văn học nào?

HS: Vị hoàng đế trong truyện “ Bộ quần áo mới của hoàng đế” của nhà

văn An-đéc-xen.

GV: Từ tiếng cười được tạo ra trong lớp kịch này em hiểu gì về nhà viết

kịch Môlie?

HS: Căm ghét lối sống trưởng giả học đòi làm sang Có tài phát hiện và

trình bày những hiện tượng lố bịch của người đời Tạo tiếng cười sảng

khoái cho người nghe Góp phần tẩy rửa đã phá cái xấu.

GV: Theo các em vì sao người Việt Nam có thể hiểu và cười chế giễu

được thói trưởng giả học đòi làm sang của người nước ngoài?

HS: Thảo luận nhóm và trả lời:

Vì đó là thói xấu chung của mọi người.

Tất cả mọi người không đồng tình với thói xấu này.

Thường cười những thói xấu của nhân loại để hoàn thiện mình.

GV: Nêu vài nét nghệ thuật?

HS: - Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói,

hành động.

- Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuận kịch được thể hiện sinh

động, hấp dẫn, gây cười.

GV: Nêu ý nghĩa văn bản?

HS: Kể về việc ông Giuốc-đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê

phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.

GV: Cho HS rút ra phần tổng kết.

HS: Đọc nghi nhớ tại lớp.

- Ông Giuốc đanh: hám danh, khao khát làm quý tộc đến mức mù quáng, kệch cỡm

- Tay thợ phụ: Ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền

3 Thái độ của Mô-li-e:

- Căm ghét lối sống trưởng giả học đòi làm sang

- Có tài phát hiện và trình bày những hiện tượng lố bịch của người đời

IV Tổng kết:

Trang 7

* Ghi nhớ: SGK

D CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:

- Phân tích các chi tiết gây cười trong vở kịch?

- Bài học gì rút ra cho lớp thanh niên thời nay của đất nước ta?

- Dặn dò: Dặn học sinh học bài, chuẩn bị bài mới “Lựa chon trật tự từ trong câu(tt)”.

RÚT KINH NGHIỆM:

………@&?………

Ngày đăng: 25/01/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w