Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
368,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC 3.2.1.1. Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn 12 3.1.1.2 Chất lượng lao động nông thôn 13 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng, là một trong những điểm mấu chốt trả lời cho câu hỏi: Ai là người chế tạo và vận hành máy móc, công nghệ? Ai tạo ra giá trị sản phẩm, các giá trị? Khi nền kinh tế càng phát triển, tốc độ đầu tư, kinh doanh càng quay nhanh, trình độ sản xuất của xã hội càng tiến nhanh từ nền kinh tế tự động hoá tới nền kinh tế tri thức thì sự đòi hỏi với lực lượng lao động càng cao. Hiện nay, Việt Nam có 45,3 triệu lao động, trong đó ¾ lao động ở nông thôn. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn chứa đựng nhiều mảng yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có tới 63% lực lượng lao động nông thôn trong tổng số 78% lao động cả nước chưa qua đào tạo. Người dân nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập thấp, trình độ hiểu biết hạn chế. Do đó để nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra:” chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50%, đưa tỷ lệ đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010,” thì chiến lược phát triển đất nước của Nhà nước đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, khả năng cũng như cơ hội có việc làm cho lao động nông thôn, từ đó có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động, đảm bảo cho nền nông nghiệp và khu vực nông thôn phát triển toàn diện, bền vững. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành phân tích “Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn” 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Thảo luận thực tiễn chính sách này ở trên thế giới và nước ta - Đề xuất định hướng nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: 24/10-13/11/2008 - Không gian: Khu vực nông thôn Việt Nam - Chủ đề: Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn. 1.4. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin qua: Sách, tạp chí, internet 1.5. Phương pháp phân tích chính sách - Dịch chuyển tài nguyên: Dùng mô hình để phân tích giá và sự dịch chuyển lao động nhằm xem xét sự thay đổi về giá, lao động ở khu vực thành thị và nông thôn. - Chi phí, lợi ích: Xem xét phần chi phí bỏ ra và lợi ích thu được của các đối tượng được đào tạo và của toàn xã hội. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm - Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại tài nguyên trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). 3 - Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó. (Giáo sư: Phạm Minh Hạc, 2001). - Đào tạo: Là các hoạt động nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho ngừơi lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động, để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. (PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, 2004). - Phát triển: Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức(PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, 2004). - Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực nguồn nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn. 2.2. Đặc điểm chính sách - Gắn liền với các đặc điểm khu vực nông thôn: đất đai, dân số, trình độ, phong tục tập quán Do đó cần phải kết hợp với các chính sách khác mới thành công. - Nông thôn có những nét đặc thù với màu sắc riêng, do đó chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần có những nhóm chính sách riêng biệt tác động thúc đẩy cho sự phát triển các vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng khó khăn. - Thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn: Năng suất lao động trong nông nghiệp nhìn chung tăng chậm hơn các ngành kinh tế khác nên thu nhập không cao bằng dân cư làm việc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.Nhà nước cần hỗ trợ nông dân nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức sản xuất hiệu quả. 4 2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách - Ngân sách nhà nước:Việt nam là một quôc gia đang phát triển nhu cầu về vốn và nguồn lực là rất lớn, vi vậy nguồn vốn nhà nước đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế - Dân số: Dân số nước ta ngày một tăng nhanh trong khi đó hệ thông cơ sở hạ tầng và sự phát triển của nền kinh tế không đáp ứng kịp nhu cầu đó. - Sức ép từ quá trình hội nhập kinh tế:Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế việt nam từng bước tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu về lao động trình độ cao ngày càng gay gắt, đặt ra sức ép lớn đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Lao động khu vực nông thôn chiếm phần đông, chủ yếu là lao động nông nghiệp.Do đó cần phải có kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng nhóm đối tượng. - Hệ thống trường học, cơ sở dạy nghề còn hạn chế, phương pháp đào tạo nặng về lý thuyết, chậm cải tiến, việc hỗ trợ cần rất nhiều nguồn lực, cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước. - Mục tiêu của nhà nước ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách: Cũng giống như các chính sách khác, chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhà nước với tư cách là chủ thể hoạch định và thực thi chính sách. - Tính không đồng đều của nông nghiệp, nông thôn: Thể hiện ở trình độ kinh tế kéo theo trình độ kĩ thuật không đồng đều giữa các vùng. Điều này gây khó khăn cho viêc xác định cơ chế hỗ trợ đào tạo như thế nào cho phù hợp. 2.4 Công cụ và cơ chế tác động 2.4.1. Công cụ tác động - Ban hành các văn bản, nghị định, nghị quyết về việc hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn. Nó phản ánh các quan điểm, phương pháp của 5 Cao LI, CF Thấp Trung bình Bậc học, tg học LI CF 0 Nhà Nước trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn. - Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Chương trình quốc gia giải quyết việc làm: Mục tiêu của Chương trình là cho lao động vay vốn với lãi suất thấp để tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề. - Đầu tư của Nhà nước thông qua các tổ chức hoặc hỗ trợ trực tiếp cho nông dân: Nhà nước hỗ trợ cho các trường tiểu học, trung học, phổ thông trung học, trung cấp dạy nghề Hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân thông qua chương trình khuyến nông, các kinh phí cho các lớp học nâng cao kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh nông nghiệp, hỗ trợ các hình thức hợp tác liên kết của nông dân về tín dụng. 2.4.2. Tác động của chính sách * Tác động tới cá nhân, gia đình và xã hội. Về khía cạnh kinh tế của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Phạm vi cá nhân và gia đình 6 Từ đường chi phí (CF) ta thấy: Chi phí cho bậc học thấp < Bậc học trung bình < Bậc học cao Hay chi phí cho giáo dục và đào tạo theo bậc học và thời gian ngày càng tăng. Từ đường lợi ích (LI) cho thấy: Lợi ích bậc học thấp < Bậc học trung bình < Bậc học cao Hay lợi ích của quá trình đào tạo ngày càng tăng theo bậc học và thời gian. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi ích lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Vì vậy đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư có lãi. - Phạm vi xã hội Từ đường chi phí (CFXH) cho thấy: Chi phí cho bậc học thấp < Bậc học trung bình < Bậc học cao Hay chi phí cho giáo dục và đào tạo theo bậc học và thời gian ngày càng tăng. Cao LI, CF Thấp Trung bình0 7 Từ đường lợi ích (LIXH) cho thấy: Lợi ích của quá trình đào tạo tăng nhưng tăng chậm dần. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi ích. Nguyên nhân: - Do chính sách đãi ngộ, khả năng thu hút của nền kinh tế nước ta còn quá kém nên dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, số người được đào tạo lớn hơn số việc làm mà nền kinh tế tạo ra. - Những người lao động sau một thời gian không tìm được việc làm thì hạ mục tiêu chấp nhận làm việc không cần những kiến thức và kĩ năng được đào tạo. Như vậy có thể nói việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đem lại lợi ích cho cả cá nhân, gia đình, tổ chức đào tạo và toàn xã hội. * Tác động tới dịch chuyển tài nguyên Mô hình phân tích lao động khi không có chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn: 8 P L L 0 L 2 L’ 2 P B B DL 2 SL 2 S’L 2 P L L 0 L 1 L’ 1 P A A DL 1 S’L 1 P W P W SL 1 Thành thị Nông thôn Do dân số nước ta phần lớn sống ở nông thôn, lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn nên cung lao động ở nông thôn (đường S L2 ) cao hơn cung lao động ở thành thị (S L1 ) Các khu công nghiệp, các công ty, nhà máy, trụ sở, các khu vui chơi giải trí,… lại tập trung nhiều ở thành thị nên thành thị là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn ở nông thôn. Về mặt bằng chung thì đời sống của cư dân thành thị cao hơn ở nông thôn. Ở nông thôn lại chưa tạo được ra nhiều công ăn việc làm. Đường cầu về lao động ở thành thị (đường D L1 ) sẽ cao hơn đường cầu lao động ở nông thôn (đường D L2 ) Giá lao động ở thành thị sẽ cao hơn ở nông thôn (Hình vẽ). Cụ thể, giá lao động ở khu vực thành thị là P A còn ở nông thôn là P B nên nếu không có sự can thiệp chính sách của Nhà nước, lao động ở nông thôn sẽ ra thành thị để kiếm việc làm, làm cho đường cung lao động ở thành thị dịch chuyển từ S L1 sang S’ L1 . Làm cho giá lao động ở nông thôn tăng lên và giá lao động ở thành thị giảm xuống (hình vẽ), đến khi nào giá lao động ở nông thôn bằng với giá lao động ở thành thị (Pw) thì sẽ không còn sự dịch chuyển này.(Giá lao động thành thị giảm từ P A xuống Pw và giá lao động ở nông thôn tăng từ P B lên Pw). Khi có sự tác động của chính sách tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn 9 P L L 0 L 2 L' 2 P B Nông thôn B DL 2 SL 2 P L L 0 L 1 P A Thành thị A DL 1 SL 1 D’L 2 P A Khi có chính sách để phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn thì chất lượng lao động ở khu vực nông thôn sẽ tăng lên, đường cầu lao động ở nông thôn sẽ dịch chuyển theo hướng tăng, làm cho giá lao động ở khu vực này tăng lên. Khi đường cầu dịch chuyển đến một mức nào đó sẽ làm cho giá lao động ở khu vực nông thôn sẽ bằng giá lao động ở khu vực thành thị. Như vậy, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ tác động làm cho giá lao động ở khu vực nông thôn tăng lên, nhiều người sẽ có việc làm hơn; đồng thời, giá lao động ở khu vực thành thị không bị giảm xuống và làm giảm lượng lao động di cư từ nông thôn lên thành thị, giảm sự quá tải của thành thị như hiện nay. III. THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 3.1. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một số nước trên thế giới Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Để phát triển nguồn nhân lực của mình, các nước châu Á đã thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 3.1.1 Hàn Quốc Từ năm 1993, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch là sẽ tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật từ 98.800 người lên 248.500 người năm 2010, trong đó 10% số nhân tài nghiên cứu cấp tiến sỹ được bồi dưỡng thành nhân tài cấp cao có trình độ hàng đầu thế giới. Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) với mức chi lên tới 2,61% GDP (năm 2000). Hàn Quốc cũng rất tích cực thực hiện các biện pháp thu hút nhân tài nước ngoài, Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng áp dụng các biện pháp thu hút lưu học sinh và cán bộ nghiên cứu sau tiến sỹ nước ngoài; số lưu học sinh nước ngoài được Hàn Quốc cấp học bổng năm 10 [...]... khâu hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay cần chú ý đào tạo cả các kỹ năng bổ sung cho nguồn lao động 22 IV KẾT LUẬN 4.1 Kết luận Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng Việc xem xét bản chất, cơ sở khoa học của chính sách là yêu cầu cần thiết trong việc phân tích chính sách Cơ sở hỗ trợ. .. định chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải quan tâm đầy đủ đến các khía cạnh đó mới đảm bảo việc thực thi chính sách thành công Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn là một chính sách phù hợp tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật cho đội ngũ tiền lao động và lao động, thu hẹp dần về khoảng cách trình độ, mức sống giữa khu vực. .. điểm chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - Chủ thể chính sách: Nhà nước có vai trò lãnh đạo đất nước Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện quan điểm và triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng - Mục tiêu của chính sách bao gồm cả khiá cạnh kinh tế, chính trị, xã hội + Kinh tế: Tạo điều kiện cho người lao động, tổ chức sản xuất ở nông thôn. .. thị và nông thôn Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn cần có sự phối hợp đồng bộ với các chính sách khác ở địa phương (chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách giải quyết việc làm…), phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của nhà nước Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc đào tạo không để ý đến nhu cầu của địa phương, nhu cầu của nền kinh tế thì việc đào tạo. .. nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn * Các giải pháp về tổ chức và chỉ đạo thực hiện Cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ và cơ quan hữu quan, chỉ đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát đội ngũ, xây dựng nhu cầu cụ thể về lao động và phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng ở Trung ương và địa phương * Các giảp pháp củng cố và tăng cương hệ thống cơ sở đào tạo. .. lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc Trong đó lao động tri thức được coi là vốn nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực nông thôn cần phải có hướng đi phù hợp nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu đặt ra 4.2 Đề xuất Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển. .. hỗ trợ ở khu vực nông thôn Nhưng bên cạnh đó, nó sẽ tác động làm giảm sức ép về dân số, giảm tình trạng quá tải ở khu vực thành thị; góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, an ninh trật tự xã hội được tăng cường 3.5 Phân tích và nhận xét Xét về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay, thì chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn có những tác động đến cả đời sống của dân cư ở khu vực. .. hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ làm thâm hụt một lượng ngân sách của nhà nước Để có ngân sách hỗ trợ này chính phủ phải tăng nguồn thu thuế hoặc sẽ phải giảm bớt đầu tư cho các lĩnh vực khác Tác động tới khu vực thành thị và khu vực nông thôn Thành thị P Nông thôn P S1 S’ S1’ S PA PW A’ PW A PB B B’ D D1’ D’ D1 0 Q’ Q Q 20 0 Q1 Q1’ Q - Ở nông thôn: Làm chất lượng lao động nông thôn tăng,... phần tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập, mức sống cho vùng nông thôn 3.3 Thực tiễn chính sách Thực tiễn chính sách nguồn nhân lực ở Việt Nam chia thành 4 nhóm lớn: - Nhóm 1: Nhóm chính sách tập trung vào chiến lược hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông: Nhóm chính sách này nhằm nâng cao trình độ văn hoá cơ bản cho người lao động để từng bước làm cơ sở cho đào tạo lao động kỹ thuật Với sự hỗ trợ. .. sách Cơ sở hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở Việt Nam góp phần nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật cho nguồn nhân lực nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng tiến bộ Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, thể hiện sự tham gia vào tổ chức kinh tế khu vực và thế giới ( APEC, . Đặc điểm chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - Chủ thể chính sách: Nhà nước có vai trò lãnh đạo đất nước. Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể. nền nông nghiệp và khu vực nông thôn phát triển toàn diện, bền vững. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành phân tích Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực. lao động ở khu vực nông thôn sẽ bằng giá lao động ở khu vực thành thị. Như vậy, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ tác động làm cho giá lao động ở khu vực nông thôn tăng