1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu thi tuyển công chức 2015 môn kiến thức chung

47 14,6K 89

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 274 KB

Nội dung

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghịquyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ t

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

HỘI ĐỒNG THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2015

TÀI LIỆU ÔN TẬP

THI TUYỂN CÔNG CHỨC

(Môn kiến thức chung)

Long An, tháng 12 năm 2014

Trang 2

Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1 Khái niệm

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thốngbao gồm các cơ quan nhà nước có vị trí, tính chất, chức năng nhiệm vụ và quyềnhạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thểthống nhất, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định

Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtheo Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2013) gồm có:

- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Chủ tịch nước;

- Chính phủ;

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân;

- Chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trựcthuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tươngđương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thànhphường và xã; quận chia thành phường

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập

2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam

a Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Trang 3

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dânchủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quankhác của Nhà nước.

b Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước

Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểutrung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc,lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng làlực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyếtđịnh của mình (Điều 4 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013)

c Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.(Điều 8 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013)

d Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam

Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc (Điều 5 Hiến pháp 1992 sửa đổi

bổ sung năm 2013)

e Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý

xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật (Điều 8 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sungnăm 2013)

II VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1 Quốc hội

a Vị trí, chức năng của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm Quốc hội họp mỗi năm hai

kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập

b Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

Trang 4

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghịquyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụQuốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hộithành lập;

- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước;

- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửađổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụchi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giớihạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sáchnhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhànước;

- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toánNhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịchHội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu

cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chínhphủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hộiđồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc,Nhân dân và Hiến pháp;

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn;

- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan kháctheo quy định của Hiến pháp và luật;

Trang 5

- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định đại xá;

- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoạigiao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương vàdanh hiệu vinh dự nhà nước;

- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩncấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gianhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòabình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế vềquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các điều ước quốc

tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định trưng cầu ý dân

c Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội

+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịchQuốc hội và các Ủy viên

+ Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chínhphủ

+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗi khoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụQuốc hội mới

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;

+ Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiếnpháp, luật, pháp lệnh;

+ Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhànước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

+ Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật,

Trang 6

nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại

kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyếtcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

+ Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủyban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốchội;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịchHội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cửquốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước;

+ Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghịquyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiếnpháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đólàm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

+ Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vịhành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốchội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

+ Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tìnhtrạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

+ Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

+ Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyềncủa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội

2 Chủ tịch nước

a Vị trí, chức năng của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hộihết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoámới bầu ra Chủ tịch nước

b Nhiệm vụ và quyền hạn Chủ tịch nước

Trang 7

- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hộixem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh đượcthông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyếttán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hộiquyết định tại kỳ họp gần nhất;

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủtướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhândân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyếtcủa Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bốquyết định đại xá;

- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhànước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch,trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồngquốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấptướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dânViệt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốchội công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghịquyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục

bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụQuốc hội không thể họp được công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nướchoặc ở từng địa phương;

- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử, triệu hồi đại sứđặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấpđại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trìnhQuốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc

tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứthiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước

3 Chính phủ

Trang 8

a Vị trí chức năng của Chính phủ

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hànhcủa Quốc hội

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trướcQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

- Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ,các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệmtrước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báocáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo

sự phân công của Thủ tướng và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụđược phân công Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chínhphủ được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng lãnh đạo công tác của Chínhphủ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trướcThủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phâncông phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể

về hoạt động của Chính phủ

b Nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ

- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốchội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự

án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốchội;

- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học,công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạngkhẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng,tài sản của Nhân dân;

Trang 9

- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốchội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán

bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức côngtác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chống quanliêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểmtra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luậtđịnh;

- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyềncông dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủyquyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứthiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốchội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợiích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quantrung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình

4 Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ

+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcPhó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ;

Trang 10

phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhànước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

+ Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ướcquốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ướcquốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết củaChính phủ và Thủ tướng Chính phủ

b Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và làngười đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngangbộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổchức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vựctrong phạm vi toàn quốc

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về nhữngvấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý

5 Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

a Toà án nhân dân

- Vị trí chức năng của Tòa án

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp

Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luậtđịnh

- Nhiệm vụ của Tòa án

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Nguyên tắc xét xử của Tòa án

Trang 11

+ Việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừtrường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

+ Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêmcấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hộithẩm

+ Toà án nhân dân xét xử công khai Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bímật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niênhoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân

có thể xét xử kín

+ Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợpxét xử theo thủ tục rút gọn

+ Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

+ Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm

+ Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp củađương sự được bảo đảm

- Tổ chức hoạt động của Tòa án

+ Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ củaQuốc hội Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa

án khác do luật định

+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Chế độ báo cáo côngtác của Chánh án các Tòa án khác do luật định

+ Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩmphán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định

- Hệ thống Tòa án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Toà án nhân dân tối cao;

+ Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Các Toà án quân sự;

+ Các Toà án khác do luật định

b Viện Kiểm sát nhân dân

- Vị trí chức năng Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp

Trang 12

Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Việnkiểm sát khác do luật định.

- Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

- Tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

+ Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm

kỳ của Quốc hội Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Việntrưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểm sát viên do luật định

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báocáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Chế độ báo cáo công tác của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định

+ Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thốngnhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sátviên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân

6 Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt do luật định

a Hội đồng nhân dân

- Vị trí chức năng của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diệncho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhândân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quannhà nước cấp trên

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng đểphát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh

Trang 13

tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đốivới cả nước

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động củaThường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhândân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương

Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hộiđồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó; nhữngnghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấptrên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn

- Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hànhchính sau đây:

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);+ Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định

Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của Hội đồng nhândân

Nhiệm kỳ mỗi khoá của Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm, kể từ kỳhọp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồngnhân dân khoá sau

Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồngnhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp Khi Hội đồng nhândân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhândân tiếp tục làm việc cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Thườngtrực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khoá mới

Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ

đó quá hai nhiệm kỳ liên tục

Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ banthường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc

Trang 14

thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ banthường vụ Quốc hội

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân

+ Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:

*Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh

tế - xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển

đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tưtheo phân cấp của Chính phủ;

** Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công ở địa phương và thông qua cơ chếkhuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển cácthành phần kinh tế ở địa phương; bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh củacác cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật;

** Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triểnkhai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phươngtrong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồngnhân dân quyết định;

** Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngânsách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;

** Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mứchuy động vốn theo quy định của pháp luật;

** Quyết định phương án quản lý, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ởđịa phương;

** Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thamnhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

*Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, đàotạo; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiệncho các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa phương;

Trang 15

** Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, thôngtin, thể dục thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá ở địaphương; biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động vănhoá, thông tin, thể dục thể thao ở địa phương theo quy định của pháp luật;

** Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, sử dụnglao động, giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của ngườilao động, bảo hộ lao động; thực hiện phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhândân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thanh niên, thiếu niên

và nhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; giáo dục truyềnthống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; biện pháp ngănchặn việc truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục vàphòng, chống các tệ nạn xã hội, các biểu hiện không lành mạnh trong đời sống

xã hội ở địa phương;

** Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh;biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ và chăm sóc người già, người tàntật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiệnchính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng, chống dịch bệnh và pháttriển y tế địa phương;

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối vớithương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công vớinước; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và xoá đói, giảmnghèo

* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định chủ trương, biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, pháthuy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để pháttriển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phươngtheo quy định của pháp luật;

** Quyết định biện pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống và khắc phụchậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môitrường ở địa phương theo quy định của pháp luật;

** Quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêuchuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành

Trang 16

hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêudùng

*Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ kết hợp quốc phòng, an ninhvới kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ xây dựng lựclượng dự bị động viên ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòngngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương

* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số, bảođảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân

và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳnggiữa các tôn giáo trước pháp luật; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương theo quy địnhcủa pháp luật

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

** Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tàisản của cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân theo quy định của pháp luật

* Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thườngtrực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷban nhân dân, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồngnhân dân, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu

Trang 17

Hội đồng nhân dân và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làmnhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật;

** Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dânbầu;

** Phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấptỉnh, cấp huyện; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyênmôn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo hướng dẫn của Chính phủ;

** Quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương phù hợp với yêu cầuphát triển và khả năng ngân sách của địa phương; thông qua tổng biên chế hànhchính của địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;

** Quyết định chính sách thu hút và một số chế độ khuyến khích đối vớicán bộ, công chức trên địa bàn phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương;quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã,phường, thị trấn trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ;

** Thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hànhchính để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định; quyết định việc đặt tên, đổi tênđường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định củapháp luật;

** Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷban nhân dân cùng cấp, nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấphuyện;

** Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhândân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, trình Uỷ ban thường

vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành;

** Phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc giảitán Hội đồng nhân dân cấp xã

* Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn chung và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đôthị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theophân cấp của Chính phủ;

** Thông qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, quy hoạch tổngthể về xây dựng và phát triển đô thị để trình Chính phủ phê duyệt;

** Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông,phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị;

Trang 18

** Quyết định biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sốngdân cư đô thị.

+ Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện:

* Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ trương,biện pháp về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ởđịa phương;

** Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và biện pháp phát huy mọi tiềm năng củacác thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanhcủa các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật;

** Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triểnkhai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trườnghợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dânquyết định;

** Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thuỷlợi và biện pháp bảo vệ đê điều, công trình thuỷ lợi, bảo vệ rừng theo quy địnhcủa pháp luật;

** Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thamnhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và pháttriển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quyhoạch chung;

** Quyết định biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện để phát triển sựnghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao tại địa phương;

** Quyết định biện pháp giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị cáccông trình văn hoá, nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnhtheo phân cấp;

** Quyết định biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương;

Trang 19

** Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng,chống dịch bệnh; chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nươngtựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạchhoá gia đình;

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh,bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước; biện phápthực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói,giảm nghèo

* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huysáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống củanhân dân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phươngtheo quy định của pháp luật;

** Quyết định biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng, chống vàkhắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt ở địa phương;

** Quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêuchuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hànhhàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêudùng

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trangnhân dân và quốc phòng toàn dân; bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự,xây dựng lực lượng dự bị động viên, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chínhsách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân

ở địa phương; biện pháp kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế vớiquốc phòng, an ninh;

** Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, antoàn xã hội; biện pháp đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi viphạm pháp luật khác ở địa phương

* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Trang 20

** Quyết định các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vàvùng còn nhiều khó khăn;

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, chínhsách tôn giáo theo quy định của pháp luật

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

** Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tàisản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân theo quy định của pháp luật

* Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thườngtrực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷban nhân dân, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồngnhân dân, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểuHội đồng nhân dân và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làmnhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật;

** Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dânbầu;

** Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷban nhân dân cùng cấp, nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;

** Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhândân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, trình Hội đồng nhândân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;

** Thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định

* Hội đồng nhân dân quận thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn chung và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Trang 21

** Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;

** Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông; phòng,chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị;

** Quyết định biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống nhândân trên địa bàn

* Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn chung và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Thông qua quy hoạch tổng thể về xây dựng và phát triển của thị xã,thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh để trình Uỷ ban nhândân cấp trên trực tiếp phê duyệt;

** Quyết định kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị xã,thành phố thuộc tỉnh;

** Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng,chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị của thị xã, thành phốthuộc tỉnh;

** Quyết định biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống nhândân trên địa bàn

* Hội đồng nhân dân huyện thuộc địa bàn hải đảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn chung và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định các biện pháp để xây dựng, quản lý, bảo vệ đảo, vùng biểntheo quy định của pháp luật;

** Quyết định các biện pháp để quản lý dân cư trên đảo và tổ chức đờisống nhân dân trên địa bàn;

** Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.+ Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã:

* Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện

những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộihàng năm; kế hoạch sử dụng lao động công ích hàng năm; biện pháp thực hiệnchương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và chuyển đổi

cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch chung;

** Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn

Trang 22

quyết toán ngân sách địa phương; các chủ trương, biện pháp để triển khai thựchiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quyđịnh của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhândân quyết định;

** Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đấtđược để lại nhằm phục vụ các nhu cầu công ích của địa phương;

** Quyết định biện pháp xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác,kinh tế hộ gia đình ở địa phương;

** Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các côngtrình thuỷ lợi theo phân cấp của cấp trên; biện pháp phòng, chống, khắc phục hậuquả thiên tai, bão lụt, bảo vệ rừng, tu bổ và bảo vệ đê điều ở địa phương;

** Quyết định biện pháp thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông,cầu, cống trong xã và các cơ sở hạ tầng khác ở địa phương;

** Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thamnhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, bảo vệ tài nguyên, môi trường, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vàohọc tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học; tổchức các trường mầm non; thực hiện bổ túc văn hoá và xoá mù chữ cho nhữngngười trong độ tuổi;

** Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhiđồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giáo dục truyền thống đạođức tốt đẹp; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngăn chặn việc truyền bávăn hoá phẩm phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng, chống các tệnạn xã hội ở địa phương;

** Quyết định biện pháp phát triển hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dụcthể thao; hướng dẫn tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các ditích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định củapháp luật;

** Quyết định việc xây dựng, tu sửa trường lớp, công trình văn hoá thuộcđịa phương quản lý;

** Quyết định biện pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh, xử lý rác thải, phòng,chống dịch bệnh, biện pháp bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý; biện phápthực hiện chương trình y tế cơ sở, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;

Trang 23

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh,bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, thực hiệncông tác cứu trợ xã hội và vận động nhân dân giúp đỡ gia đình khó khăn, ngườigià, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; biện pháp thực hiện xoá đói,giảm nghèo

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; xâydựng lực lượng dân quân, tự vệ và quốc phòng toàn dân; thực hiện nhiệm vụ hậucần tại chỗ; thực hiện chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với cáclực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo đảm giữ gìn an ninh, trật tự công cộng, antoàn xã hội; phòng, chống cháy, nổ; đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm vàcác hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn

* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảođảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân

và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;

** Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phương theo quy định của pháp luật

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

** Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tàisản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương;

** Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân theo quy định của pháp luật

* Trong việc xây dựng chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

** Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhândân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

Ngày đăng: 24/01/2015, 07:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quốc hội 11, Luật Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 Khác
3. Quốc hội 10, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 Khác
4. Quốc hội 10, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 Khác
5. Bộ Nội vụ, Thông tư 01/2011/TT-BNV, Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính Khác
6. Học viện Chính trị - Hành chính , Giáo trình Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà nội, 2009 Khác
7. Học viện Hành chính, Tài liệu bồi dưỡng chương trình chuyên viên, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà nội 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w