1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp cung cấp ngữ liệu mới khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh trung học cơ sở

71 660 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 574 KB

Nội dung

MỤC LỤC Mục lục Phần thứ nhất: Lý do chọn đề tài Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp cung cấp ngữ liệu mới khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh Trung học cơ sở 2.2. Những khuynh hướng học sinh học từ mới và những khó khăn của học sinh trong khi học từ mới 2.3. Tìm hiểu thực trạng về khuynh hướng học từ mới của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây. 2.4. Cách thức giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong việc học từ vựng Phần thứ ba: Kết luận Phụ lục: Vui học tiếng Anh qua thơ Tài liệu tham khảo Trang Phần thứ nhất LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc học từ mới là một phần rất quan trọng trong việc học hỏi bất cứ một ngôn ngữ nào. Đặc biệt việc học từ mới tiếng Anh đối với học sinh Trung học cơ sở lại càng quan trọng hơn vì từ mới là một phần cấu tạo nên câu và nó sẽ là mọi nền tảng vững chắc tạo đà cho các em trong các năm học sau này. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc hướng dẫn học sinh học tốt từ vựng. Đặc biệt là những giáo viên mới ra trường và công tác ở các trường không thuận lợi. Bởi vì nếu chúng ta dạy từ vựng cho học sinh mà học sinh chỉ hiểu nghĩa, chỉ nhận biết mặt chữ thì việc học từ vựng chưa có hiệu quả. Tôi đã mạnh dạn làm đề tài nghiên cứu này với hi vọng tìm được những tài liệu và kinh nghiệm hữu ích của những người đi trước để giúp cho bản thân và những ai đọc tài liệu này. Từ đó sẽ có một hướng giúp học sinh học từ vựng có hiệu quả hơn và giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc học môn tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở Hà Tây. Trong phần nghiên cứu này tôi muốn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc học từ vựng của học sinh. Bên cạnh đó giới thiệu một vài phương pháp dạy từ vựng mà tôi rất tâm huyết cùng với những kinh nghiệm dạy từ mới của giáo viên và kinh nghiệm học từ mới của bản thân. Tôi hy vọng rằng mình có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả dạy môn tiếng Anh. Mục đích của việc tìm hiểu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng học từ mới của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây. Qua đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học từ mới hiệu quả hơn. Tìm hiểu một số nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc học từ mới của học sinh. Trong đề tài này tôi muốn hệ thống lại những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, mô tả thực trạng về đặc điểm học từ mới của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây và đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao việc học từ mới có hiệu quả hơn. Phần thứ hai NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp cung cấp ngữ liệu mới khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh Trung học cơ sở 2.1.1. Cơ sở lí luận Phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh là một khoa học, vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết là tất yếu, quyết định tư cách của bộ môn. Muốn đưa ra nội dung và phương pháp dạy học và cung cấp ngữ liệu mới đạt hiệu quả chúng ta cần phải dựa trên những tiền đề lý thuyết làm cơ sở khoa học. a) Cơ sở ngôn ngữ học Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có khả năng hoạt động trong câu. Hay nói cách khác từ là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có tính độc lập, tự do, xuất hiện trong lời nói và có chức năng cú pháp là thành phần của câu hay là câu của một thành phần. Từ là một tín hiệu ngôn ngữ bao gồm hai thành phần âm thanh và ý nghĩa. Hai phần này có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người. Như vậy từ là cơ sở hay vật liệu cơ bản để xây dựng ngôn ngữ, mỗi con người có có được một ngôn ngữ nào đó chính là họ tập hợp được những từ, hay nói cách khác là họ có một vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Do vậy, từ vựng chính là vốn từ của một ngôn ngữ. Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội dung ngữ nghĩa) mà mỗi cá nhân tích luỹ được trong ký ức của mình. Vốn từ ở từng người cụ thể không ai giống ai. Vốn từ nhiều hay ít, đa dạng hay đơn giản tuỳ thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự tiếp xúc giao lưu văn hoá ngôn ngữ của từng người. Vốn từ được tích luỹ trong đầu óc con người không phải là một mớ hỗn tạp và được tổ chức thành một hệ thống liên tưởng nhất định. Có thể nói từ ngữ phải được tồn tại trong đầu óc con người như là một hệ thống thì mới được tích luỹ nhanh chóng và được sử dụng một cách dễ dàng. Dựa vào tần số sử dụng từ trong đời sống, người ta chi vốn từ thành vốn từ tích cực và vốn từ thụ động. Trong tiếng Anh, sự phân định từ loại nghĩa là xếp tất cả các từ của một ngôn ngữ thành những lớp, những nhóm căn cứ vào đặc trưng ngữ pháp của chúng. Phát triển và mở rộng vốn từ cho học sinh cần mở rộng theo từ loại như danh từ, động từ, tính từ… Tính hệ thống của ngôn ngữ nói chung, của từ nói riêng là cơ sở để xây dựng phương pháp mở rộng vốn từ. Dạy từ ngữ còn tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ, trong quan hệ với hiện thực khách quan. Dạy từ ngữ không thể xem xét từ một cách cô lập, riêng lẻ mà phải thấy được mối quan hệ với các từ khác. Có nghĩa là dạy từ phải tính đến quan hệ ý nghĩa của từ với các từ khác bao quanh, các chức năng khác nhau. Do đó, khi giảng dạy từ, phải đặt nó trong mối quan hệ với các từ xung quanh trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy, chúng tôi chọn tính hệ thống của từ làm cơ sở lý luận cho đề tài của mình. Khi có một vốn từ nhất định, muốn sử dụng được vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp học sinh phải hiểu, phải nắm chắc được nghĩa từ. Việc nắm, hiểu từ là thước đo kĩ năng sử dụng từ ngữ của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần gắn hoạt động của từ và đưa vào trong ngôn bản. Bởi vì, trong giao tiếp nghĩa của từ không đơn thuần chỉ là nghĩa khái quát mà nó còn gắn với tâm lí người sử dụng. Đó là nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm nghĩa mà các em tiếp nhận nó mang sắc thái tình cảm và gắn với hoạt động. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng thành phần nghĩa này. Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái của từ. Y nghĩa biểu vật của từ là nghĩa ứng với sự vật hiện tượng, trạng thái, tính chất được từ gọi tên. Ý nghĩa biểu vật quy định phạm vi sự vật nưmà từ dùng để biểu hiện. Có những từ có ý nghĩa biểu vật chật hẹp, chỉ ứng với một sự vật hiện tượng duy nhất trong thực tế. Song có những từ có ý nghĩa biểu vật lại có tính khái quát lớn, bao hàm một phạm vi sự vật to lớn. Có những từ có nhiều ý nghĩa biểu vật, tức là từ đó ứng với nhiều loại sự vật trong hiện thực. Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ thành ý nghĩa biểu vật và có ý nghĩa biểu vật sẽ có ý nghĩa biểu niệm tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm sẽ là những hiểu biết mà từ gợi ra về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất. Những hiểu biết về thuộc tính, đối tượng, tổng hợp tất cả các thuộc tính đó tạo thành nội dung khái niệm. Mỗi thuộc tính đó được phản ánh trong nghĩa biểu niệm của từ thành một nét nghĩa. Và mỗi nét nghĩa như vậy có thể có mặt trong ý nghĩa biểu niệm của từ. Yù nghĩa biểu thái là nhân tố cảm xúc dễ chịu, sợ hãi, khó chịu… hay nhân tố thái độ trọng, khinh, yêu, ghét mà từ gợi ra cho người nói và người nghe. Sự vật hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ là những sự vật hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng với một tên gọi, con người thường gởi kèm cách đánh giá của mình mà chính mình lắm khi cũng không tự biết. Dạy từ không chỉ dạy ý nghĩa định danh (gọi tên), mà phải vươn tới dạy cho học sinh nắm những tri thức mà loài người đã nhận thức được qua các khái niệm, lồng vào đó còn có những sắc thái tình cảm khác. b) Cơ sở tâm lý ngôn ngữ học Tâm lý ngôn ngữ học là một khoa học liên ngành, nghiên cứu hoạt động tâm lý trong quá trình sử dụng ngôn ngữ và hình thành ngôn ngữ ở con người. Muốn sử dụng từ ngữ trong hoạt động giao tiếp thì đầu tiên người sử dụng phải có năng lực từ ngữ, nghĩa là phải có một vốn từ phong phú, đa dạng được sắp xếp một cách có khoa học. Nghiên cứu quá trình phát triển vốn từ, tâm lý ngôn ngữ học hiện đại cho thấy từ tích luỹ trong đầu óc chúng ta theo mối liên tưởng nào đó. Nói về sự liên tưởng các từ, khi kích thích gần nghĩa sẽ đo được phản ứng như nhau. Còn khi thay đổi kích thích thì không đo được phản ứng. Chúng ta thực sự nắm nghĩa của từ khi chúng ta nắm được hệ thống các mối quan hệ, nắm được sự đối lập trong quá trình sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hiện tượng tâm lý nàycó vai trò rất quan trọng trong giảng dạy ngữ liệu mới. Chúng ta có thể làm giàu kiến thức ngôn ngữ cho học sinh dựa trên quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ thông qua các hoạt động giao tiếp. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn a) Đối với giáo viên Đa số giáo viên đều mong muốn giờ dạy của mình thành công. Thấy được ý nghĩa và tác dụng của việc cung cấp ngữ liệu mới. Việc dạy của giáo viên được tiến hành một cách có kế hoạch, mang tính chủ động qua các giờ dạy và học. Có không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học bộ môn, kiến thức vững vàng, có tay nghề khá và nhạy cảm trước những đòi hỏi mới của xã hội đã có nhiều giờ dạy tốt. Về nhận thức: Phần lớn giáo viên chưa nhận thức được vai trò, vị trí của việc ứng dụng ngữ liệu mới vào việc thực hành phát triển các kỹ năng thông qua hoạt động giao tiếp. Nhiều giáo viên cho rằng việc củng cố lại ngữ liệu mới chỉ là phần phụ nên chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra việc lĩnh hội ngôn ngữ của các em; dần đần quên đi phương pháp củng cố lại kiến thức trong việc phát triển các kỹ năng thông qua các hoạt động giao tiếp nhằm kích thích sự quan tâm và hứng thú của các em vào bài học và vô hình chung đã làm mất đi niềm đam mê của mình vào môn học vốn rất được ưa chuộng từ trước đến nay và là một phương tiện hữu hiệu trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, sự chuyển giao khoa học công nghệ cũng như việc nối vòng tay lớn với bạn bè năm châu trên toàn thế giới. Về năng lực: Khả năng ngôn ngữ của giáo viên còn hạn chế và vốn từ của bản thân giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh phát triển tính tích cực của mình. Cách dạy của nhiều giáo viên trong việc cung cấp ngữ liệu mới còn nhiều đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo viên. Về phương pháp: Giáo viên chưa xác định được phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh ứng dụng kiến thức ngôn ngữ đã học vào việc phát triển các kỹ năng trong thực tế đời sống của các em. Không nắm chắc mục đích, tác dụng, cấu tạo, qui trình của từng loại kỹ năng, cho nên không có cách hướng dẫn học sinh luyện tập thích hợp và đạt hiệu quả cao. b) Đối với học sinh Khả năng vận dụng lý thuyết đã học vào làm bài tập, sử dụng trong giao tiếp còn yếu. Vốn từ của học sinh chưa phong phú về số lượng, còn khiếm khuyết về chất lượng. Nên khi vận dụng vào trong các bài tập thực hành giao tiếp còn lúng túng. Hiện nay số học sinh người dân tộc thiểu số theo học tại trường trung học cơ sở Hà Tây rất thụ động, có kết quả học tập không cao, những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân phải kể đến là kỹ năng giao tiếp của các em còn thấp. Kỹ năng giao tiếp của các em được hình thành một cách tự phát trong môi trường sống hơn là kết quả của quá trình giáo dục tích cực. Đặc biệt không để cho các em yếu kém có cảm giác thấy mình bị thầy cô gạt ra ngoài rìa lớp học kể cả một số em “ngồi nhầm lớp”. Qua 8 năm công tác ở trường tôi nhận thấy học sinh học yếu môn tiếng Anh rất nhiều. Việc học yếu này do nhiều yếu tố tác động, đa số các em là con em dân tộc thiểu số, gia đình và bản thân các em chưa ý thức được việc học, việc đến trường; còn các em học sinh người Kinh thì là con em của những gia đình nghèo vào xã Hà Tây làm ăn sinh sống, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, ngoài giờ đến trường các em còn phải phụ giúp gia đình, không có thời gian học bài và chuẩn bị bài. Chính vì vậy mà các em thường hay vắng học và không học bài. Môn Tiếng Anh không khó lắm nhưng đòi hỏi phải chuyên cần, chịu khó và không thể học dồn vào một thời gian ngắn mà phải học liên tục không thể để mất kiến thức và hổng kiến thức. Các em phần lớn học yếu do tiếp thu kiến thức chậm và hay nghỉ học nhiều nên bị hổng kiến thức. Khi đã học yếu thì các em học yếu thì các em rất chán nản và muốn bỏ học. Do đó người giáo viên cần phải khéo léo để giúp các em thêm tự tin vào việc học ở trường nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng. Cần tạo không khí học tập thoải mái vui vẻ, tích cực để giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác ôn bài, học bài ( nhất là đối với học sinh yếu kém). 2.2. Những khuynh hướng học sinh học từ mới và những khó khăn của học sinh trong khi học từ mới. 2.2.1.Học thuộc lòng từ. Với cách học này chúng ta thường thấy học sinh học “go” là đi, “ school” là trường, “no” là không, “table” là bàn, “ chair” là ghế Những khó khăn chúng ta thường thấy là học sinh dễ quên và các em thường lắp ghép từ theo cảm tính như nghĩa tiếng Việt như “ eat morning” nghĩa là ăn sáng, hoặc “ no table”, “ She is a girl beautiful” 2.2.2.Học từ bằng cách học thuộc lòng nguyên câu, học thuộc bài đàm thoại. Ví dụ: I’m going to school. Học sinh có thể hiểu nghĩa của câu trên là “ Tôi đang đí đến trường”. Nhưng khi chúng ta hỏi từ “ go” nghĩa là gì và nó có chức năng gì trong câu thì các em lại không biết. Nghĩa là các em chỉ nhận biết nghĩa của từ khi đọc hết câu thôi. 2.2.3. Viết từ nhiều lần. Chúng ta thường thấy học sinh học từ bằng cách viết từ vào những tờ giấy hoặc trên bảng. Việc học như thế này giúp học sinh nhớ từ khi viết, khi đọc và hiểu nghĩa của từ. Nhưng chưa chắc các em đã sử dụng được những từ này khi nói và khó có thể nhận ra từ này khi nghe bởi vì có một số từ trong tiếng Anh có cách phiên âm đọc khác nhau mặc dù chúng được viết giống nhau. Ví dụ: banana / b’nan/ Khi viết học sinh chúng ta sẽ được viết được, nhưng khi đọc rất ít em đọc đúng như phiên âm /b’nan/. Hoặc là các em viết được từ nhưng khi đọc các em lại đọc dấu nhấn sai chỗ làm cho chức năng trong câu và nghĩa của từ đó khác đi. Ví dụ: present / ‘preznt/ (n) present / pri’zent/ (v) 2.2.4. Đọc theo cách đọc tiếng Việt . Chúng ta thường thấy một học sinh chúng ta đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt. Ví dụ: polite (adj) Các em thường đọc là /po-li-te/ thay vì đọc đọc theo phiên âm là /p‘lait/ Cách đọc này giúp cho học sinh chúng ta biết đúng chính tả trong văn viết và hiểu nghĩa của từ mới khi đọc. Nhưng khi sử dụng để nói các em dễ lẫn lộn giẵ cách đọc tiếng Anh chuẩn và cách đọc riêng của các em theo thói quen đọc giống tiếng Việt. Điều này gây khó khăn cho các em khi diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu trong văn nói. 2.2.5. Học từ trong từ điển. Điều này sẽ làm cho học sinh khó khăn khi sử dụng từ vì nghĩa của từ thường nằm trong tình huống, ngữ cảnh. Hơn nữa thứ tự của từ trong tự điển thì được sắp xếp theo vần từ A đến Z nhưng trong óc con người từ không theo trật tự ấy. 2.3. Tìm hiểu thực trạng về khuynh hướng học từ mới của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây. 2.3.1. Tình hình thực tế ở trường Trung học cơ sở Hà Tây. a)Khuynh hướng học từ mới của học sinh và những trở ngại trong việc học môn tiếng Anh của học sinh. Khuynh hướng học từ mới của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây: Qua điều tra 240 em ở 4 khối 6, 7, 8 và 9 tôi nhận được kết quả sau: Câu hỏi: Em thường học từ mới bằng cách nào? Thu được kết quả qua bảng sau: Bảng 1: STT Vấn đề điều tra Biểu hiện cách học của học sinh. Số HS Tỉ lệ % 1 Cách học từ mới Viết nhiều lần Đọc thuộc lòng Học thuộc lòng nguyên câu Đọc như đánh vần tiếng Việt Học từ trong từ điển 94 72 50 12 12 39% 30% 21% 5% 5% Những trở ngại mà các em gặp phải khi học theo các cách trên: Với những cách học trên của học sinh và theo phân tích trong chương trình một thì học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây gặp những trở ngại như sau: - 96 em học từ mới bằng cách viết từ nhiều lần thì vốn từ của các em rất nhiều tuy nhiên các em thường gặp khó khăn trong khi nói và đây là tình trạng chung của học sinh Việt Nam. - 72 em học từ mới bằng cách đọc thuộc lòng từng từ. Các em đọc chuẩn và hiểu được người ta nói tiếng Anh với mình khi giao tiếp, nhưng các em sẽ lúng túng khi viết, và tất nhiên sẽ sai lỗi chính tả. - 50 em học từ bằng cách học thuộc lòng nguyên câu. Cách học này phổ biến ở những thập niên 50 – 60. Nếu có chỉ học thuộc lòng nguyên câu thì chưa đủ vì bản chất của ngôn ngữ là sáng tạo chứ không chỉ là lặp lại một cách máy móc. - 24 em đọc theo cách đánh vần tiếng Việt. Các em này sẽ gặp rắc rối vì khi muốn diễn đạt cho người khác hiểu thì các em sẽ nhầm lẫn cách đọc chuẩn vì cách đọc theo thói quen của tiếng Việt hay tiéng mẹ đẻ của các em. b) Khuynh hướng dạy từ mới của giáo viên và kết quả gây hứng thú với học sinh. Khuynh hướng dạy từ mới của giáo viên Qua dự giờ tham khảo cách dạy của các cô trường Trung học cơ sở Hà Tây và các trường trên địa bàn huyện Chưpăh tôi nhận thấy: Cũng như cách dạy truyền thống từ trước đến nay, hầu như giáo viên ở trường Trung học cơ sở cũng dạy từ mới bằng cách ghi một bên tiếng Anh, một bên tiếng Việt, ghi phiên âm, ghi chức năng của từ. Rồi cho học sinh đọc từ mới, đọc bài và cứ lặp đi, lặp lại nhiều như vậy trong mọi chi tiết dạy từ mới làm cho học sinh không cảm thấy thích thú khi học và điều này thể hiện trong kết quả phiếu điều tra. Kết quả khảo sát khi tôi đặt câu hỏi: Trong các giờ học Tiếng Anh thầy cô dạy phần nào em thích nhất? Bảng 2: STT Vấn đề điều tra Biểu hiện cách học của học sinh. Số HS Tỉ lệ% 1 Giờ học Các kỹ năng 120 50% hứng thú Phần trình bày ngữ liệu mới Language Focus/Grammar Practice 48 72 20% 30% 2.3.2. Những nguyên nhân tác động đến phương cách học từ mới và hứng thú học từ mới của học sinh. a) Nguyên nhân chủ quan. Học sinh ở cấp Trung học cơ sở bước đầu học môn tiếng Anh cho nên các em có rất nhiều bỡ ngỡ và các em chưa biết phát huy hết khả năng của mình, trong việc nghiên cứu một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Điều kiện cơ sở vật chất trang bị b) Nguyên nhân khách quan. Sở dĩ kết quả học sinh không thích học phần từ mới hơn những phần khác trong bài theo tôi có một nguyên nhân là do đa số các thầy cô phương pháp dạy là dịch ra tiếng Việt. Điều này làm cho giờ dạy từ mới trở nên tẻ nhạt vì giáo viên thường ít tạo được những ấn tượng đặc biệt cho học sinh trong khi giới thiệu từ mới. Học sinh không thường được kích thích sự tò mò về từ vựng mới sắp học. Và tất nhiên nó không tạo cho học sinh những hứng thú khi học từ mới. Bên cạnh đó trường Trung học cơ sở Hà Tây đa số là giáo viên tuổi nghề không cao. Các thầy cô đa số là giáo viên mới ra trường chưa am hiểu nhiều phong tuc tập quán của đồng bào địa phương. Đặc biệt là sự hạn chế về ngôn ngữ dẫn đến việc giao tiếp, khai thác để truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Trong giảng dạy do thời gian hạn hẹp nên giáo viên chưa chú ý và chưa thường xuyên tái hiện củng cố kiến thức cũ để xây dựng kiến thức mới có hệ thống mà chủ yếu tập trung chú ý trình tự của một tiết dạy, hơn nữa do học sinh tiếp thu kiến thức chậm nên phần lớn thời gian tiết học dành cho phần lý thuết của bài học, ít thời gian luyện tập có hướng dẫn rèn luyện kỹ năng vận dụng giải bài tập vận dụng ngữ liệu đã cung cấp trước đó cho học sinh. Mặt khác các thầy cô giáo chưa có kế hoạch phù hợp cho việc lấp những kiến thức hẫng hụt ở lớp dưới để tạo tạo điệu kiện cho học sinh có cơ sở nắm kiến thức mới. Với những lý do trên thiết nghĩ cần phải tìm ra một giải pháp để giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn để các em học hiệu quả hơn phần từ mới phần cơ bản để học một ngôn ngữ. Từ vựng trong từ điển thì được sắp xếp theo vần từ A – Z nhưng trong óc con người thì không theo trật tự ấy. 2.4. Cách thức giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong việc học từ vựng. 2.4.1. Đối với giáo viên bộ môn Tiếng Anh a) Một số yêu cầu khi dạy bộ môn Tiếng Anh Với những khó khăn trên của học sinh giáo viên cần có nhiệm vụ giúp học sinh có hứng thú học từ mới, làm thế nào để trong phương pháp dạy của mình giáo viên có thể giúp học sinh nhớ từ mới hữu ích nhất. Nếu chúng ta dạy từ mới bằng cách viết một bên tiếng Anh một bên tiếng Việt trên bảng, và cứ lặp đi lặp lại như vậy, thì tiết học từ mới nhàm chán, không hề gây được ấn tượng gì cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp trong khi dạy từ mới, để tạo hnứg thú cho học sinh, giúp học sinh tập trung vào bài. Đồng thời giúp các em khắc sâu vào trí những hình tượng về từ mới được giới thiệu trong giờ học để các em có thể nhớ từ nhiều hơn và lâu hơn. Đặc biệt là phải giúp các em sử dụng được những từ chúng ta vừa dạy trong khi nói hoặc viết. Trong khi dạy từ mới giáo viên nên kết hợp đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hăng say phát biểu tạo tâm thế học sinh tốt cho các em, để các em có ấn tượng tốt về giờ học và các em sẽ dễ dàng nhớ được những từ vừa học. Bên cạnh việc dùng nhiều phương pháp để giải nghĩa của từ, thiết nghĩ chúng ta cũng nên giải thích rõ chức năng ngữ pháp của từng từ. Vì đây là một cách thức rất hữu hiệu để giúp cho học sinh hiểu rõ và sử dụng được từ này khi sáng tạo nên những câu mới. Thêm vào đó khi giới thiệu từ mới giáo viên nên đưa ra những ví dụ có sử dụng từ này để học sinh hiểu được từ này được sử dụng như thế nào trong tiếng Anh. Để các em nắm vững và sử dụng được từ mới này khi sáng tạo nên câu mới. Có những từ mới mà chúng ta không thể tách rời khi dạy cho học sinh, mà phải dạy trong cụm từ, trong ngữ cảnh. Và giáo viên cần phải giải thích rõ điều này cho học sinh. Khi giới thiệu từ mới xong giáo viên nên kiểm tra việc nắm bài của học sinh bằng cách đưa tình huống để học sinh sử dụng từ vừa học để tái tạo lại những câu trong bài. Hoặc nếu trình độ lớp khá hơn chúng ta có thể yêu cầu học sinh đặt câu có từ vừa học. Việc làm này vừa kiểm tra việc sử dụng từ vừa học của học sinh kết hợp với việc ôn từ đã học trong các bài trước. Và đặc biệt là khuyến khích học sinh dùng từ mới để thực hành nói tiếng Anh trong lớp. Sơ đồ dưới đây toát lên tầm quan trọng của việc thực hành luyện tập tiếng Anh: - The Process of Vocabulary Expansion: presented practice + Unknown > Passive Vocabulary >Active Vocabulary looked up in dictionaries Besides, there is always an oppsite process regularly occurring in the language learner’s memory. little practice no practice + Active Vocabulary >Passive Vocabulary >Unknown [...]... học sinh cấp Trung học cơ sở học tốt môn Tiếng Anh Cuối cùng tôi luôn tâm niệm rằng tôi sẽ thực hiện được những điều tôi đề cập đến nhân vật khuynh hướng học từ mới của học sinh và một số khó khăn của học sinh trong khi học từ mới Tôi cũng đưa ra những biện pháp giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn trên Những ý kiến đề xuất Tôi rất mong muốn giáo viên dạy bộ môn Anh văn ở trường THCS kết hợp nhiều phương. .. hợp nhiều phương pháp trong khi giới thiệu từ mới cho học sinh để giờ dạy từ mới luôn làm cho học sinh hứng thú Người Việt Nam chúng ta học ngoại ngữ trong điều kiện không có môi trường tiếng Vì vậy khi dạy từ mới cho học sinh giáo viên cần hướng dẫn cho các em thực hành sáng tạo nên câu mới với những từ chúng ta vừa dạy nhằm giúp học sinh mạnh dạn diễn đạt ý kiến của mình bằng tiếng Anh Làm được như... bằng tiếng Anh và nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt Vì đây là cách duy nhất biến từ mới thành từ chủ động của mình Ngày nay, bộ môn Tiếng Anh đã trở thành một môn học hết sức quan trọng trong các trường Trung học nói chung và các trường Trung học cơ sở nói riêng Cùng với các môn học khác, bộ môn Tiếng Anh đã góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tự nhiên và xã hội phù hợp với. .. lượt xoá từng từ (phần tiếng Anh) để lại phần tiếng Việt hay tranh ảnh + Giáo viên chỉ vào phần tiếng Việt hay tranh và hỏi học sinh: “What’s this in English?” Khi tất cả các từ tiếng Anh đã được xoá hết, giáo viên chỉ vào từ tiếng Việt hay tranh theo trật tự lộn xộn và yêu cầu học sinh đọc từ đó bằng tiếng Anh Nếu có thời gian, yêu cầu học sinh lên bảng và viết lại bằng tiếng Anh (không được xem sách... bằng tiếng Anh Đây là cách thức tốt nhất để giúp học sinh ghi nhớ từ mới một cách hữu hiệu Bên cạnh đó giáo viên nên sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt trong giờ học Và tùy trình độ của lớp mà giáo viên cho học sinh thực hành tiếng Anh như thế nào cho phù hợp để việc dạy từ mới của chúng ta đạt chất lượng cao Bên cạnh đó giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra một số khác biệt nhỏ của tiếng Anh của... từ mới trên lớp bằng cách đóng lại bài đối thoại mở Nghĩa là chúng ta để trống một vài từ mới trong bài để học sinh nhớ và điền từ đó vào trong khi đóng vai trò lại bài đối thoại Hoặc trình độ của lớp khá hơn giáo viên có thể cho học sinh tình huống mới của bài bằng tiếng Việt để học sinh nói bằng tiếng Anh -Như vậy chúng ta có thể vừa kiểm tra việc học sinh hiểu nghĩa của từ vừa biết được học sinh. .. lượng học bộ môn Tiếng Anh của học sinh ở các trường Trung học cơ sở không đều nhau, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa do đó học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây không thể tránh khỏi thực trạng này Do ảnh hưởng của nền kinh tế còn lạc hậu, đời sống của đại bộ phận nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, phương tiện thông tin thiếu thốn; mặt khác do ảnh hưởng của cách học truyền thống, các em học. .. phương pháp dạy từ hoặc thay đổi cách dạy từ trong mỗi tiết để làm cho giờ học sống động hơn Tránh tình trạng làm cho học sinh nhàm chán giờ học từ mới Tôi không dám chắc rằng đề tài nghiên cứu này là cách hoàn hảo để giúp học sinh học tốt phần từ mới nhưng đó là quan điểm của tôi Trong khi viết đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng rằng tôi có thể đóng góp một chút tâm huyết của mình trong việc giúp học. .. nghĩa Việc này giúp chúng ta biêté rằng học sinh có htể hiểu được nghĩa của từ hay không và khuyến khích học sinh nghe được từ được sử dụng trong tiếng Anh a6) PHƯƠNG PHÁP GỢI MỞ Là một phương pháp dùng để lôi cuốn cự chú ý học tập của học sinh vào những gì chúng ta đang học bằng cách đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nói lên những gì chúng biết Hay nói cách khác học sinh sẽ nhớ từ này lâu hơn vì giáo viên... có một số trường hợp nghĩa của từ và ngữ pháp giữa hai thứ tiếng Anh này cũng có sự khác nhau 2.4.2 Những phương pháp dạy từ mới để gây hứng thú cho học sinh a) Các phương pháp giới thiệu từ a1) DÙNG VẬT THẬT Đây là một thủ thuật hữu hiệu để dạy từ mới và thủ thuật này thích hợp để giới thiệu cho học sinh những từ mới chỉ đồ vật trong lớp, quần áo, bộ phận trong cơ thể, hoặc là những từ chỉ những đồ . nhất: Lý do chọn đề tài Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp cung cấp ngữ liệu mới khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh Trung học cơ sở 2.2. Những. biện pháp góp phần nâng cao việc học từ mới có hiệu quả hơn. Phần thứ hai NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp cung cấp ngữ liệu mới khi giảng dạy tiếng anh đối với. dung và phương pháp dạy học và cung cấp ngữ liệu mới đạt hiệu quả chúng ta cần phải dựa trên những tiền đề lý thuyết làm cơ sở khoa học. a) Cơ sở ngôn ngữ học Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ

Ngày đăng: 24/01/2015, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w