1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giaoan tuan 28

18 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • ____________________________

  • T2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT: 28

  • T2 TẬP LÀM VĂN TIẾT: 28

Nội dung

TUẦN 28 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013 T1 ĐẠO ĐỨC TIẾT: 28 GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( Tiết 1) SGK/42 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: 1/Mục tiêu chính: - Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật. - Giáo dục lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM 2/Kĩ năng sống: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật B. Đồ dùng dạy – học: C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Thực hành kĩ năng giữa HK2 Hoạt động 2: Thảo luận (bài tập 1) * Mục tiêu: + HS biết thảo luận về việc làm các bạn nhỏ trong tranh. + KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông + Kĩ thuật dạy học: Nhóm 2 + Phương pháp: Thảo luận nhóm * Cách tiến hành: - HS nhóm 2 quan sát tranh, thảo luận về việc làm các bạn nhỏ trong tranh. - Đại diện các nhóm trình bày – Nhóm khác có ý kiến. - GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn thực hiện được quyền học tập. Hoạt động 3: Hoạt động lớp ( bài tập 2) * Mục tiêu: HS biết giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau. * Cách tiến hành: - HS nêu những việc làm giúp đỡ người khuyết tật - GV kết luận: Các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: Giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến (bài tập 3) * Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình. * Cách tiến hành: - GV lần lượt nêu từng ý, HS bày tỏ thái độ bằng cách vỗ tay / không vỗ tay. GVKL: Ý đúng: a, d Ý sai: b, c Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - Giáo dục HS cần thông cảm, chia sẻ và hòa đồng với các bạn bị khuyết tật trong trường, trong lớp. Giúp đỡ những người khuyết tật phù hợp với khả năng của mình. - Nhận xét tiết học. 17 D. Bổ sung: ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… __________________________ T2,3 TẬP ĐỌC TIẾT: 82,83 KHO BÁU. SGK/ 83 TGDK: 80’ A. Mục tiêu: 1/ Mục tiêu chính: - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. - Hiểu ND: Ai yêu quí đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc (trả lời được các CH 1, 2, 3, 5). HS khá, giỏi trả lời đựoc CH4. 2/Kĩ năng sống: - Kĩ năng tự nhận thức: Giáo dục HS biết chăm chỉ lao động. B. Đồ dùng dạy -học: GV:Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc. C.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra giữa kì. Hoạt động 2: Dạy bài mới Hoạt động 2.1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu – HS nghe, theo dõi sgk. - HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu lượt 1- kết hợp luyện đọc từ khó: làm lụng, đàng hoàng, hảo huyền. Lượt 2- kết hợp giảng từ địa phương: ngơi tay, chuyên cần, qua đời Lượt 3- kết hợp luyện đọc câu dài: Hai ông bà / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.// Bước 2: Luyện đọc đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn – GV theo dõi, sửa sai. - GV gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giảng từ mới có trong sgk và ghi bảng. - GV hướng dẫn đọc đoạn khó: đoạn 1 - Nhóm 2luyện đọc đoạn, GV phân công HS giỏi kèm HS yếu đọc. Bước 3: Cả lớp đồng thanh Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bài - KNS: Kĩ năng tự nhận thức + Kĩ thuật dạy học: Trình bày cá nhân. + Phương pháp: Hoạt động lớp. - HS đọc câu hỏi sgk, đọc thầm đoạn và TLCH. GV nhận xét, chốt ý trả lời của HS: Câu 1: Sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân: hai sương 1 nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sang và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Câu 2: Trước khi mất người cha cho các con biết ruộng nhà có 1 kho báu. Câu 3: Theo lời cha hai người con ra công đào bới để tìm kho báu nhưng không thấy. Cuối cùng họ đành trồng lúa. Câu 4: Mấy vụ liền lúa bội thu vì: đất được làm kĩ do 2 anh em đào bới. Hoạt động 2.3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cách đọc – GV đọc mẫu. 18 - HS luyện đọc ( đọc mời ) - HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - 1 HS đọc lại toàn bài. - Từ câu chuyện Kho báu, các em cần rút ra bài học gì cho mình? ( Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui.) - Về nhà đọc lại bài và TLCH. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… __________________________ T4 TOÁN TIẾT: 136 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 3 _____________________________ T5 CHÀO CỜ TIẾT: 28 ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013 T1 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT: 28 MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN SGK/58 TGDK: 35’ A.Mục tiêu: 1/ Mục tiêu chính: - Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người. - Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà. 2/ Kĩ năng sống: - Kĩ năng ra quyết định: Giáo dục HS biết những việc làm để bảo vệ động vật B. Đồ dùng dạy - học: - HS chuẩn bị 1 số tranh ảnh về loài vật. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Loài vật sống ở đâu? Kể tên một số loài vật và nơi sống của chúng. - Nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Khởi động - Lớp hát bài: “Meo meo, rửa mặt ….” – giới thiệu bài. Hoạt động 3: Làm việc với sgk * Mục tiêu: - HS biết được tên và ích lợi của một số loài vật sống trên cạn ở sgk. Phân biệt vật nuôi và vật sống hoang dã. - Kĩ năng ra quyết định + Kĩ thuật: Quan sát tranh ảnh + Phương pháp: Thảo luận * Cách tiền hành: Bước 1: HS thảo luận theo cặp chỉ và nói tên, ích lợi của các loài vật có trong hình. +Trong các loài vật trong sgk con nào là vật nuôi, con nào là vật sống hoang dã? Bước 2: Đại diện từng cặp lên trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. + H1: Lạc đà – chở hàng – vật nuôi H2: Bò – ăn thịt, chở hàng…- vật nuôi. + H3: hươu nai – sống hoang dã H4: chó – giữ nhà… - vật nuôi. + H5: Thỏ -ăn thịt – sống hoang dã H6: hổ - hoang dã. 19 + H7: gà – ăn thịt – vật nuôi. GV: Hãy kể thêm các loài cây sống trên cạn mà em biết và nêu ích lợi của chúng? * GV kết luận: Có rất nhiều loại cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người và động vật. Ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác. Hoạt động 4: Triển lãm tranh * Mục tiêu: HS trình bày hình ảnh về loài vật sưu tầm được. * Cách tiến hành: - Các nhóm trình bày hình ảnh về loài vật sưu tầm được. - Các nhóm trình bày lên bảng lớp - Đại diện 1 nhóm trình bày về tranh sưu tầm của nhóm (Con vật tên gì? Sống hoang dã hay là vật nuôi) Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - Giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ cây cối. - Tiết sau: Sưu tầm một số loài cây sống dưới nước. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ___________________________ T2 TOÁN TIẾT 137 ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN SGK/ 138 TGDK: 40’ A. Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm. - Bài tập: 1,2/52.VBT B. Đồ dùng dạy học: GV: Các ô vuông như trong sgk. HS: Bảng con, bộ đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét tiết kiểm tra. Hoạt động 2: Ôn tập về đơn vị, chục, trăm. Bước 1: GV gắn lần lượt các ô vuông như trong sgk – HS nêu các đơn vị. - GV yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần (10 đơn vị bằng 1 chục) Bước 2: gắn các hình chữ nhật chia 10 ô vuông nhỏ - theo thứ tự như trong sgk - GV ôn lại cho HS: (10 chục bằng 1 trăm ) - Nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 3: Giới thiệu một nghìn - GV gắn các hình vuông chia thành 100 ô vuông nhỏ như trong sgk và giới thiệu với HS: 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. - GV hướng dẫn HS cách viết 1 nghìn – HS viết bảng con. - GV hướng dẫn HS cách đọc 1 nghìn – HS nối tiếp đọc. * GV kết: Các số 100, 200, 300, … là các số tròn trăm. Hoạt động 4: Thực hành BT1/vbt: viết ( the o mẫu): - HS cá nhân 20 - GV gắn hình và cả lớp đọc số. BT2/vbt: viết ( theo mẫu) - HS cá nhân. 1 HS lên bảng. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: - HS đọc các số từ 100 đến 1000 - HS nhắc lại 10 trăm bằng 1 nghìn. Tiết sau: So sánh các số tròn trăm D. Bổ sung: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. _____________________________ T3 CHÍNH TẢ TIẾT: 55 NGHE – VIẾT: KHO BÁU SGK/85 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT2; BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết đúng. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét tiết kiểm tra GKH2 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe-viết Bước 1: GV đọc bài chính tả lần 1. - 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV hỏi HS nội dung chính của đoạn chính tả. - GV đọc HS viết bảng con các từ khó: quanh năm, cuốc bẫm, mặt trời, làm lụng… Bước 3: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV đọc bài lần 2 – GV đọc câu, cụm từ cho HS viết. - Đọc bài lần 3 – HS nghe dò lại bài. Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/vbt : Điền vào chỗ trống ua hay uơ? - HS cá nhân, 1 HS lên bảng. KQ: huơ, thuở, mùa, chúa. Bài tập 2b/vbt: điền vào chỗ trống ên hay ênh? - HS cá nhân, sửa miệng. KQ: lênh khênh, ngã kềnh, quện, nhện. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập 2a - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. D. Bổ sung: T4 THỂ DỤC TIẾT: 55 21 TRÒ CHƠI: TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH SGV/118 TGDK: 35’ A. MỤC TIÊU: - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Xô, bóng, còi. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Phần mở đầu: - Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp . - Đứng xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai - Đi thường hít thở sâu-Vòng tròn. Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung . - Chơi trò chơi:Tung vòng vào đích. Hoạt động 3: Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Cúi người thả lỏng. - HS cùng GV hệ thống bài . - Giáo viên nhận xét giờ học, giao bài về nhà. D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013 T1 KỂ CHUYỆN TIẾT: 28 KHO BÁU SGK/84 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). B. Đồ dùng dạy – học: C. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Ôn tập Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn theo gợi ý Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các gợi ý của bài. - GV nêu phần nội dung gợi ý của từng đoạn. - GV hướng dẫn mẫu – GV kể theo gợi ý a. Bước 2: GV yêu cầu HS kể lại đoạn theo gợi ý của câu chuyện. - HS kể theo cặp - đại điện các nhóm kể. – GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu. - HS theo dõi, nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Đại diện 2 dãy thi kể cả câu chuyện. 22 - Giáo dục HS biết chăm chỉ học tập. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………. ___________________________ T2 TẬP ĐỌC TIẾT 84 CÂY DỪA SGK/88 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát. - Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên (trả lời được các CH1, CH2; thuộc 8 dòng thơ đầu). HS khá, giỏi trả lời đựoc CH3. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi đoạn thơ hướng dẫn HS đọc. - Bảng phụ viết bài thơ. C. Các hoạt động da- học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi bài: Kho báu. - Nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Dạy bài mới Hoạt động 2.1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu – HS nghe, theo dõi sgk. - HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu lượt 1- kết hợp luyện đọc từ khó: toả, gật đầu, bạc phếch, hũ rượu. Lượt 2- kết hợp giảng từ địa phương: canh. Bước 2: Luyện đọc đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn– GV theo dõi, sửa sai. -GV gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giảng từ mới có trong sgk và ghi bảng. - GV hướng dẫn đọc đoạn khó: đoạn 1 -Nhóm 2luyện đọc đoạn, GV phân công HS giỏi kèm HS yếu đọc. Bước 3: Cả lớp đồng thanh đọc bài thơ. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bài. - HS đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm đoạn và TLCH. - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Câu 1: Các bộ phận cây dừa được so sánh: + Lá / tàu dừa: như bàn tay + Ngọn: như cái đầu của người. + Thân dừa: như tấm áo bạc phếch + Quả dừa: như đàn lợn, hũ rượu. Câu 2: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên: + Với gió: dang tay đón gió, gọi gió cùng múa reo. + Với trăng: gật đầu gọi trăng + Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh + Với nắng: làm dịu nắng trưa 23 + Với đàn cò: hát rì rò cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra. Câu 3: Em thích khổ thơ: …… HS tự trả lời. Hoạt động 2.3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn giọng đọc – GV đọc mẫu. - HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - 1 HS đọc lại toàn bài. - Qua bài thơ cây dừa giống như con người ở điểm nào? (gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.) - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và TLCH bài. D. Bổ sung:………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ___________________________ T3 TOÁN TIẾT: 138 SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM SGK/ 139 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Biết cách so sánh các số tròn trăm. - Biết thứ tự các số tròn trăm. - Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số. - Bài tập: 1,2,3/ 54. VBT B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng ô vuông như trong sgk. Bảng phụ làm bài tập. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - BT2: Đọc, viết – 1 HS Họat động 2: So sánh các số tròn trăm Bước 1: GV gắn các hình vuông biểu diễn các số tròn trăm như trong sgk/139. - yêu cầu HS nêu số tương ứng và so sánh hai số vừa ghi xem số nào bé hơn, số nào lớn hơn – HS phát biểu. - GV kết luận : 200 < 300 ; 300 > 200 ( cả lớp đọc) Bước 2: GV gắn các hình vuông khác và yêu cầu HS so sánh. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1/vbt: Viết (Theo mẫu ). - GV gắn hình vuông và so sánh làm mẫu cho HS. - HS cá nhân. Sửa miệng Bài 2/vbt: - HS làm vbt – 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3/vbt: Số ? - GV vẽ tia số lên bảng – HS nhận xét 2 số liền nhau ( hơn kém nhau 100 đơn vị) - HS cá nhân. 1 HS lên bảng - HS đọc lại các số tròn trăm trên tia số. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc các số tròn trăm ( từ bé đến lớn; từ lớn đến bé.) 24 Tiết sau: Các số tròn chục từ 110 đến 200 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. _______________________________ T4 THỂ DỤC TIẾT: 56 CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU. SGV/ 119 TGDK: 35’ A. MỤC TIÊU: - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Xô, bóng, còi. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Phần mở đầu: - Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp . - Đứng xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai - Ôn bài thể dục phát triển chung . - Trò chơi: Chim bay cò bay. Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. Hoạt động 3: Phần kết thúc - Cúi người thả lỏng. - HS cùng GV hệ thống bài . - Giáo viên nhận xét giờ học, giao bài về nhà. D. BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… _______________________________________________________________ Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 T1 MĨ THUẬT TIẾT: 28 VẼ TRANG TRÍ: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU Có GV dạy ____________________________ T2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT: 28 TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐÊ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. SGK/87 TGDK: 35’ A .Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1). - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? (BT2); điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3). B. Đồ dùng dạy - học: GV: bảng phụ làm bài tập. C. Các hoạt động dạy - học: 25 Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ: Ôn tập Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: Kể tên những loài cây mà em biết theo nhóm. - Thảo luận tổ, trình bày. - GV chốt: có rất nhiều loài cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát và lấy gỗ… a.Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, … b. Cây ăn quả: cam, xoài, vải, … c. Cây lấy gỗ: xoan, lim, dâu, … d. Cây bóng mát: bàng, phượng, … đ. Cây hoa: cúc, đào, mai,… Bài tập 2: Hỏi đáp theo mẫu( làm miệng) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? - GV gọi 2 HS hỏi-đáp theo câu mẫu. + Người ta trồng cam để làm gì? + Người ta trồng cam để ăn quả. - HS thực hành hỏi-đáp theo cặp. - Gọi từng cặp hỏi - đáp trước lớp – Nhóm khác có ý kiến. - GV kết: cây cối có rất nhiều lợi ích cho cuộc sống, chúng ta cần phải bảo vệ chúng. Bài tập 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống: - GV gắn bảng phụ viết sẵn đoạn văn. - GV hướng dẫn yêu cầu bt – HS đọc thầm đoạn văn và điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. - GV kèm HS yếu điền dấu thích hợp – 1 HS lên bảng làm bảng phụ. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. KQ: Thứ tự dấu cần điền: dấu phẩy, dấu chấm, dấu phẩy. * HS nêu lại tác dụng của dấu chấm, dầu phẩy trong câu. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - HS thi kể tên các loài cây. - Ghi nhớ tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy và sử dụng đúng. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ____________________________ T3 TOÁN TIẾT: 139 CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200 SGK/140 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200. - Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200. - Biết cách so sánh các số tròn chục. - Bài tập: 1,3,4/56.VBT B. Đồ dùng dạy - học: GV: Các hình vuông ( biểu diễn trăm), hình chữ nhật ( biễu diễn chục). Bộ lắp ghép hình. - HS: bộ đồ dùng học tập C. Các hoạt động day- học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 26 [...]... đồng hồ đeo tay - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học Tiết sau: Làm vòng đeo tay D Bổ sung: …………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… _ T5 SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT: 28 TỔNG KẾT TUẦN 28 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 29 I Đánh giá hoạt động tuần qua: 1/ Ưu điểm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………... nhạc sĩ Phan Nhân, xem clip/hình ảnh về sông hồ, ếch, cá rô ron B/ĐDDH : Thanh phách C/ Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Lớp hát bài: Kiểm tra bài cũ: Chim chích bông - Kiểm tra một tổ 28 Hoạt động 2: Dạy hát - Giới thiệu bài * HĐNGLL:Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Phan Nhân, xem clip/hình ảnh về sông hồ, ếch, cá rô ron - Thời gian: 10 phút - Nội dung: Giáo viên giới thiệu vài nét về... lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách 1 lần D/ Bổ sung : ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… _ Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013 T1 TẬP VIẾT TIẾT: 28 CHỮ HOA Y SGK/ 87 TGDK: 40’ A Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa Y (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Yêu luỹ tre làng (3 lần) B Đồ dùng dạy – học: GV:... nắn, sửa sai cho HS yếu Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Thi viết chữ hoa Y - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài D Bổ sung: ………………………………………………………………………… T2 TẬP LÀM VĂN TIẾT: 28 ĐÁP LỜI CHIA VUI TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI SGK/ 90 TGDK: 40’ A Mục tiêu: 1/Mục tiêu chính: - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1) - Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu... lên bảng Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại các số từ 101 đến 110 - Nhận xét tiết học D Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… _ T4 THỦ CÔNG TIẾT: 28 LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( tiết 2) SGK/ 241 TGDK: 35’ A Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay - Làm được đồng hồ đeo tay Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ đeo tay Đồng hồ cân đối * HĐNGLL: Thi đọc ca... Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập 1a - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai D Bổ sung: ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… T5 ÂM NHẠC TIẾT: 28 HỌC HÁT: BÀI CHÚ ẾCH CON SGK/ 24 TGDK: 35’ A/ Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1) - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp * HĐNGLL:Giới . _______________________________________________________________ Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 T1 MĨ THUẬT TIẾT: 28 VẼ TRANG TRÍ: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU Có GV dạy ____________________________ T2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT: 28 TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT. _____________________________ T5 CHÀO CỜ TIẾT: 28 ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013 T1 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT: 28 MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN. TUẦN 28 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013 T1 ĐẠO ĐỨC TIẾT: 28 GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( Tiết 1) SGK/42 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: 1/Mục

Ngày đăng: 24/01/2015, 03:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w