Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
105,5 KB
Nội dung
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính Là một nước với truyền thống lúa nước hàng ngàn năm, cùng với kinh nghiệm canh tác lâu đời, đã đưa nước ta từ một đất nước thuần nông phát triển thêm các ngành nghề, dịch vụ khác phục vụ cho nông nghiệp. Từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ, có những lúc dân ta đói ăn, nhu cầu ăn uống được cấp bởi viện trợ của các nước anh em để tiếp tục cuộc kháng chiến. Và sau hơn 30 năm giải phóng chúng ta đã thay đổi hoàn toàn. Từ một đất nước phải nhập khẩu gạo hoàn toàn giờ chúng ta đã đủ cho tiêu dùng trong nước, không những vậy mà còn dư để xuất khẩu đi các nước khác, trong đó có cả Mĩ. Để có sự thay đổi phi thường đó chính là nhờ vào nội lực của đất nước ta, cùng với đó là sự chỉ đạo đúng đắn, chính xác của chính phủ để đất nước có sự “thay da đổi thịt” đó.Trong đó có các chính sách về xuất khẩu gạo của chính phủ. Vậy liệu chúng ta đã thực hiện nó thế nào? Đã tốt hoàn toàn chưa? Còn phải chỉnh sửa gì hay không? Nhóm chúng tôi xin đề cập tới “ Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo” số: 109/2010/NĐ-CP của chính phủ để chúng ta hiểu rõ hơn về việc thực hiện chính sách của chính phủ ta thế nào. 1.2Mục tiêu nghiên cứu. • Mục tiêu chung: Tìm hiểu về tình hình thực hiện nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách. • Mục tiêu cụ thể: - Khái quát một số lí luận có liên quan, hệ thống hóa một số chính sách có liên quan và tác động tới tình hình thực hiện chính sách. - Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách - Đánh giá tình hình thực hiện chính sách, hiệu quả và một số hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và nâng cao khả năng thực hiện thành công chính sách. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, cùng các tác nhân có liên quan tới quá trình xuất khẩu gạo. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Lãnh thổ Việt Nam + Phạm vi thời gian : từ 2010 tới nay. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp xử lý thông tin - Phương pháp thống kê mô tả. II.NỘI DUNG 2.1 Các khái niệm có liên quan. 2.1.1 Khái niệm về Chính sách, Chính sách nông nghiệp Khái niệm Chính sách: Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế- xã hội.chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, của một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội . Khái niệm Chính sách nông nghiệp: Là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện sự tác động của CP vào lĩnh vực sản xuất NN theo những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định. 2.1.2 Khái niệm về nghị định, nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định: Là văn bản do Chính phủ ban hành, được sử dụng với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật. Là văn bản chính sách, Nghị định được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh về quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Là văn bản áp dụng pháp luật, ban hành nhằm áp dụng luật trong việc thành lập, sáp nhập, phân chia, giải thể các cơ quan thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nghị đinh xuất khẩu gạo: là văn bản pháp luật được ban hành nhằm quy định nhiệm vụ, quyền hạn cùng các tổ chức gắn liền với quyền và trách nhiệm ấy về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại. Cùng với những quy định về một số các hoạt động trong: nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo. 2. Quy định của Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo: Theo nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo: “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại (sau đây gọi chung là gạo). 2. Hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu gạo 1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Những trích dẫn trên cho chúng ta thấy, Nghị định đã quy định các đối tượng áp dụng cũng như phạm vi điều chỉnh của Nghị định đến các đối tượng có liên quan. Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn các bên có liên quan thực hiện việc kinh doanh xuất khẩu gạo một cách cụ thể theo các trình tự nhất định để cả bên thực hiện và bên tham gia có thể hiểu rõ. 2.2 HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN: -Thông tư quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của chính phủ; Số: 08/2011/TT-NHNN Thông tư quy định về phạm vi , đối tượng áp dụng, điều kiện cho vay xuất khẩu gạo, trách nhiệm của các ngân hàng thương mại và các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước và tổ chức thực hiện. -Thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; Số: 44/2010/TT-BCT Thông tư quy định về việc đăng kí hợp đồng xuất khẩu gạo, thực hiện hợp đồng tập trung, quy định về việc thuê kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo và điều khoản thi hành. -Thông tư hướng dẫn về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu; Số: 89/2011/TT-BTC Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc căn cứ tính giá, phương pháp tính giá, phương pháp khấu trừ và điều kiện áp dụng các phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu. 2.3. TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH: 1.CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH Có thể nói, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được phổ biến, giáo dục kịp thời, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, phù hợp từng đối tượng, từng địa bàn như: Tuyên truyền miệng, thông qua câu lạc bộ pháp luật, qua hệ thống truyền thông…, nhất là hình thức sân khấu hóa là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách có hiệu quả. Thực hiện Nghi định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về việc kinh doanh xuất khẩu gạo. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, Bộ Tài chính Việt Nam đã tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, nhất là với các cơ quan truyền thông tổ chức nhiều hoạt động (tọa đàm, đối thoại, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức ), phát sóng các phóng sự, đăng tải những bài viết nhằm tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách về kinh doanh xuất khẩu gạo tới thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.1. Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ - Nâng cao trình độ quản lý và xử lý các sai phạm xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách cho cán bộ viên chức thông qua việc tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ. -Do có nhiều nội dung thay đổi về chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như Thuế xuất khẩu, gói giải pháp của Quốc hội, Chính phủ về gia hạn miễn, giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc tuyên truyền phổ biến chính sách thông qua lớp tập huấn giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các quy định mới thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực thi chính sách thuế, hưởng gói giải pháp về thuế được đầy đủ đồng thời tránh sai sót, rủi ro trong quá trình kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. Qua đó giải đáp, trả lời vướng mắc cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. 1.2. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phải được thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện. Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và thiết thực, hiện nay, các cấp Ủy đảng đã liên tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo về công tác này, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức để xác định rõ trách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương chú trọng xây dựng pháp luật theo đúng và thể hiện rõ ràng các chủ trương, chính sách của Đảng; để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống xã hội, bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đã liên tục tuyên truyền, phổ biến cho mọi tầng lớp nhân dân; và đã phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể và các cơ quan thông tấn, báo chí cũng nghiệm của các nước khác để từng bước đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác này. 1.3. Đẩy mạnh tuyên truyền qua phương tiện truyền thông Thông qua webside của Chính phủ, Bộ, đơn vị trực thuộc….,internet, báo, đài, truyền hình các văn bản chính sách đã được tuyên truyền phổ biến rộng rãi. Cụ thể như: Bộ Công thương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tuyên truyền thông tin nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về những vấn đề quản lý trong ngành Công thương. Các chủ trương chính sách của Bộ, ngành cũng sẽ được hai cơ quan hợp tác thúc đẩy tuyên truyền rộng rãi. Bộ Công Thương và Đài truyền hình Việt Nam nhất trí tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến các thông tin về đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong công nghiệp, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội.Đồng thời, các bên cùng hợp tác phản ánh kịp thời các thông tin về công tác điều hành bảo đảm cung cầu, ổn định giá cả và phát triển thị trường trong nước, về công tác biên mậu, tình hình thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Xúc tiến thương mại thị trường trong nước”, thông tin về kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại…. Mặt khác, Bộ và Đài THVN sẽ cùng đẩy mạnh tuyên truyền về công tác điều hành các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử và các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác trong công nghiệp, thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. 2. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Mục đích của công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ các nội dung và hoạt động của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về để đánh giá về tình hình thi hành trên địa bàn cả nước. Qua đó đưa công tác này từng bước đi vào nề nếp và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách. Yêu cầu: - Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch được triển khai đồng bộ trên địa bàn cả nước; xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, ngành của địa phương. - Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng, ban, ngành của thành phố trong quá trình thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. - Đảm bảo các điều kiện về nhân lực và kinh phí thực hiện các nội dung của kế hoạch. 2.1.Bộ Công thương a) Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, tiến hành đàm phán với các nước có nhu cầu nhập khẩu, ký kết các biên bản thỏa thuận về xuất khẩu gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài. b) Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh của thương nhân; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền. c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này. 2.2.Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn a) Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất lượng, năng suất cao; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường. b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các Tổng Công ty Lương thực Nhà nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bình ổn thị trường nội địa, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này. c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc chỉ đạo mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất lúa theo chính sách hiện hành và quy định tại Nghị định này. d) Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo; ban hành quy chuẩn chung về kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và hướng dẫn thực hiện trên phạm vi cả nước từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. 2.3. Bộ Tài chính a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, quy định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu đối với thương nhân xây dựng, mở rộng, hiện đại hóa kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp bình ổn giá gạo theo quy định của pháp luật hiện hành. c) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng, giá, thị trường xuất khẩu và kết quả xuất khẩu gạo của từng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. 2.4.Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất lúa, bảo đảm cơ cấu giống, chỉ đạo việc cung ứng vật tư, kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu của thị trường; kiểm tra hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thóc, gạo trên địa bàn; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống kho chứa, cơ sở xay xát thóc, gạo trên địa bàn; chỉ đạo việc mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất và mua thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước. b) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch thóc, gạo trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo. c) Chỉ đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa từng vụ trên địa bàn theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn trong việc chấp hành quy định và tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này. d) Tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân địa phương thực hiện sản xuất lúa theo quy hoạch và định hướng chung của Nhà nước để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thóc, gạo. 3. PHÂN CẤP TRONG TRIỂN KHAI [...]... vay kinh doanh xuất khẩu gạo của các ngân hàng thương mại 2.4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH: Thực hiện Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo của Chính phủ, Bộ công thương ban hành Thông tư 44/2010/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 109/2010/NĐCP về kinh doanh xuất khẩu gạo -Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ Từ quy định. .. người sản xuất Khi có nhu cầu xuất khẩu gạo, Nhà nước có thể bán ra một phần lượng lúa dự trữ này cho các công ty Các doanh nghiệp cũng có thể thuê hệ thống kho chứa này để dự trữ lúa trong khi chờ hợp đồng xuất khẩu Thứ ba, để cải thiện cơ chế thu mua gạo xuất khẩu, cũng như thay đổi cơ chế vận hành của ngành hàng lúa gạo, cần áp dụng chính sách quy định kinh doanh xuất khẩu gạo là hoạt động kinh doanh. .. hiện nay Thứ nhất, Nhà nước nên cân nhắc lại việc duy trì cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn định khối lượng gạo xuất khẩu, và cách thức phân bổ chỉ tiêu cho hợp đồng xuất khẩu tập trung Để cân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo để tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm lại lợi ích kinh tế cho nông dân và đồng thời bảo đảm giá lương thực phù hợp cho khu vực... để thực hiện kinh doanh xuất khẩu lúa, gạo hàng hoá được thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng - Thương nhân vay vốn để kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo, ngoài việc thoả mãn các điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành còn phải được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo - Trong trường hợp giá thóc, gạo hàng hoá trên thị... hoạt động kinh doanh có điều kiện Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đạt một quy mô vốn nhất định, phải có hệ thống kho chứa, nhà máy xay xát chế biến ở một ngưỡng tối thiểu, có đầu tư phát triển vùng lúa nguyên liệu riêng trong quan hệ liên kết dọc với người sản xuất mới được phép kinh doanh xuất khẩu gạo Cũng cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp này phải xuất khẩu gạo với thương hiệu riêng của mình để... xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang được các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định Tính đến cuối tháng 8, các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã được các doanh nghiệp đăng ký với VFA là 1,6 triệu tấn, trong đó chúng ta đã thực xuất 1,28 triệu tấn Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp trong thời gian qua được cho là do khách hàng nước ngoài ép giá khi ký hợp đồng Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. .. các doanh nghiệp sẽ mua vào 2.5 ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA CHÍNH SÁCH: Chính phủ hạn chế xuất khẩu khiến giá gạo trong nước giảm xuống chẳng khác nào đã xử ép bà con nông dân sản xuất gạo Theo lý thuyết kinh tế, khi nước xuất khẩu muốn hạn chế việc tăng giá gạo nội địa do tác động của sự gia tăng giá gạo quốc tế thì có thể áp dụng cơ chế thuế xuất khẩu hoặc hạn ngạch Cơ chế thuế xuất khẩu. .. nhiều doanh nghiệp thương mại tham gia xuất khẩu gạo như là các nhà trung gian Sự lệ thuộc của các doanh nghiệp xuất khẩu vào hệ thống cung ứng gạo đã tạo ra một cơ chế thu mua, chế biến thông qua nhiều tầng trung gian nên lợi nhuận của nông dân bị giảm Về mặt kỹ thuật, quy trình chế biến gạo xuất khẩu dựa trên dự trữ gạo nguyên liệu, sau đó phối trộn,lau bóng, sấy và phân cấp theo hợp đồng xuất khẩu. .. cương vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong khu vực, giá trị GDP ngành xuất khẩu gạo góp một phần không nhỏ trong tổng GDP của cả nước Một trong các chính sách có tác động lớn tới thị trường lúa gạo nói chung và hệ thống Marketing trong ngành hành gạo nói riêng đó là chính sách xuất khẩu gạo Qua nghiên cứu trên ta thấy rằng chính sách đã đem lại không ít thành công cho ngành xuất khẩu lúa gạo nói riêng... chứ không phải là Nhà nước (thông qua thu nhập từ thuế xuất khẩu) và nông dân (nhờ giá tăng) Rõ ràng là cơ chế phân giao chỉ tiêu xuất khẩu hiện nay không tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và cũng không tạo ra lợi ích tối đa cho Nhà nước và người sản xuất Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không bị ràng buộc về điều kiện năng lực vốn, bảo đảm vùng nguyên liệu, quy . tặng gạo. 2. Quy định của Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo: Theo nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo: “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định. Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định. dẫn Nghị định 109/2010/NĐ- CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. -Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ. Từ quy định