1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng kiến thức liên môn dạy học giáo dục công dân

21 3,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Số phách do Phòng GD&ĐT ghi 1. Tên sáng kiến: Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu tích hợp việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7 - Tuy nhiên kinh nghiệm có thể áp dụng cho các khối lớp và một số bộ môn có liên quan như Địa lí, Lịch sử ,Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Trọng Điệp Giới tính: Nam Ngày – tháng – năm sinh: 18 – 11 - 1980 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Cẩm Chế. Điện thoại: 0944 212 455 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Cẩm Chế Địa chỉ: Xã Cẩm Chế - Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203 817 185 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012- 2013 HỌ TÊN TÁC GIẢ ( KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến"Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7". Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề. 2 Phần 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Lí do viết sáng kiến Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích: - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục - Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn; - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 7 nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy , song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn GDCD. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường 3 chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học , tôi lựa chọn đề tài "Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7" 2 . Quan niệm về dạy học liên môn: - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện. Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. 4 3. Tiến hành khảo sát thực tiễn. Trong năm học 2012- 2013, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 7 khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 14 lớp 7: " Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên" với những nội dung khảo sát - Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người. - Trực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở nước ta. - Nguyên nhân của môi trường ngày bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt. Kết quả đạt được như sau Lớp Sĩ số Tỉ lệ Giỏi % Khá % TB % Yếu % 7A 41 13 31,7 15 36,5 13 31,8 0 0 7B 41 9 22 18 42 14 36 0 0 7C 42 11 26,2 18 42,9 13 30,9 0 0 Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra. Thứ hai về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng " Trung bình chủ nghĩa" là an toàn. Thứ ba về phía phụ huynh học sinh họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học tốt được các môn như Toán, Lí, Hóa còn các môn còn lại, kể cả môn GDCD cùng chung số phận đó là chỉ cần biết là đủ, không cần giỏi 4. Phương pháp tích hợp kiến thức liên m ôn trong một bài học cụ thể Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 4.1. Các nguyên tắc tích hợp - Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc 5 - Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng - Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống - Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập - Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực của người học. 4.2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài học. Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện các bước sau: 4.2.1 Khái quát bố cục của bài học Bài học được chia làm 3 phần Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện Phần 2: Nội dung bài học Phần 2 được chia làm 4 nội dung nhỏ: - Nội dung thứ nhất: Khái niệm môi trường và TNTN. - Nội dung thứ hai: Thực trạng môi trường Việt Nam và thế giới. - Nội dung thứ ba: Vai trò của môi trường và TNTN. - Nội dung thứ tư: Những biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN Phần 3: Bài tập 4.2.2. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học 4.2.2.1 Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện + Tích hợp với môn Toán 6 Phần thông tin khi cập nhật số liệu mới về bảng diễn biến tỉ lệ phần trăm đất có rừng che phủ, giáo viên cần tích hợp với toán thống kê của lớp 8. Phần này giáo viên giới thiệu và phân tích tỉ lệ % (Chương hai: Hàm số và đồ thị, bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận) + Tích hợp với bộ môn Tin học lớp 6 Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật thông tin, số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che phủ. Công việc này giáo viên phải hướng dẫn học sinh cụ thể để các em chuẩn bị trước ở nhà. Trong trường hợp nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học bộ môn, máy Laptop, mạng Wifi giáo viên có thể tích hợp trực tiếp trên bài giảng của mình để bài giảng sinh động hơn. Ví dụ truy cập trang Web: Thanhnien.net và cho ra kết quả thông tin như sau Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010. Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. + Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9 Khi phân tích nguyên nhân do chiến tranh dẫn đến tỉ lệ % độ che phủ rừng bị giảm tính từ năm 1950 đến nay ( tích hợp cả với số liệu cũ trong sách giáo khoa GDCD 7 bài 14) giáo viên nên tích hợp với môn Lịch sử lớp 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)". Phần tích hợp này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14. Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962. 7 + Tích hợp với môn Địa lí lớp 7 khi phân tích việc du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việc gây ra nhiều vụ cháy rừng. Đốt rừng làm nương rẫy 4.2.2.2. Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên + Tích hợp với môn Địa lí lớp 6 và lớp 7: Môn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất gồm: địa hình, đất, nước, khoáng sản, sinh vật… (trong chương II- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của môi trường tự nhiên Môn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi trường gồm con người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng các công trình đô thị… Tích hợp hai nội dung trên kết hợp với quan sát ảnh, học sinh dễ dàng tìm hiểu được khái niệm thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên Hoạt động 2: Giới thiệu về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó 8 - Tích hợp môn Địa lí lớp 7: Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh tế của con người. Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa, đới nóng… kết hợp với quan sát tranh, học sinh tìm hiểu được thực trạng môi trường ở Việt Nam và trên thế giới Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biển…bị ô nhiễm nặng nề.Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt… Nguyên nhân: - Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, các chất thải công nghiệp và sinh hoạt… 9 Hậu quả là: tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tầng ô-dôn, chết các sinh vật… Nguy cơ thủng tầng Ozon Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTH + Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam 10 [...]... môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh Qua việc áp dụng. .. Trung học cơ sở 2 GDCD - Giáo dục công dân 3 TNTN - Tài nguyên thiên nhiên MỤC LỤC Nội dung Phần 1: Thông tin chung về sáng kiến Tóm tắt sáng kiến Phần 2: Mô tả sáng kiến 1 Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm 2 Quan niệm về dạy học liên môn 3 Khảo sát thực tiễn 4 Phương pháp tích hợp liên môn trong bài học cụ thể 4.1 Nguyên tắc tích hợp 4.2 Các phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong bài học. .. pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn GDCD Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò 2 Khuyến nghị * Đối với nhà trường: - Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như... của học sinh 12 Tranh cổ động của học sinh 13 4.3 Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng dạy trên lớp Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy - Tiêu chí đánh giá: + Học. .. pháp thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong bài học 4.2.1 Khái quát bố cục bài học 4.2.2 Xác định các môn học có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học 4.2.2.1 Phần 1- Tìm hiểu thông tin, sự kiện 4.2.2.2 Phần 2- Tìm hiểu nội dung bài học 4.3 Kết quả vận dụng phương pháp dạy học liên môn vào bài học 5 Giáo án minh họa Phần 3: Kết luận 1 Kết luận 2 Khuyến nghị Trang 1 2 3 4 5 5 5 6... như máy chiếu, máy tính cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa - Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng trong dạy học * Đối với phòng giáo dục - Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa cấp khu tổ chức theo quý để giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm - Cần bổ sung thêm sách tham khảo và sách nâng cao cho giáo viên môn Địa lí Xin chân thành cảm ơn! 20... nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ tốt ( Giỏi) + Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá + Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài - Thực hiện kiểm tra ở cả ba lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả: 92 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên, năm học 2013-2014, kết quả đạt được như sau: Lớp 7A...+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58 " Vai trò của thực vật đối với đời sống con người" Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người + Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96... 0 5 Giáo án minh họa Bài 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( Tiết 1) 1 Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần đạt được 1.1 Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Thấy được thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới 14 1.2 Kĩ năng: - So sánh, liên hệ, phân tích, đánh giá - Hình thành trong học. .. trường xung quanh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên 2 Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kĩ năng hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội KN phê phán, đấu tranh ngăn chặn cái xấu 3 Phương tiện dạy học Máy tính, máy chiếu 4 Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp kích thích . luận Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học. của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn GDCD. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường. SÁNG KIẾN Số phách do Phòng GD&ĐT ghi 1. Tên sáng kiến: Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Trong phạm vi sáng kiến

Ngày đăng: 23/01/2015, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w