1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng anh lớp 7 trường thcs

24 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,79 MB

Nội dung

d.Kiểm tra: qua kết quả kiểm tra chất lượng học sinh, giáo viên tự nhận xét đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thủ thuật dạy từ vựng và đề ra những giải phápphù hợp hơn... - Định hướng đ

Trang 1

A/ MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Trong giai đoạn đất nước đang đổi mới, hòa nhập cùng thế giới việc học ngoạingữ là rất quan trọng với tất cả mọi người chúng ta Nó giúp chúng ta có thể hộinhập cùng sự phát triển nhanh chóng của thế giới về mọi mặt Về bản thân, tôi nhậnthấy việc học ngôn ngữ ngoài việc nắm vững kiến thức về hệ thống ngữ pháp điềukhông kém phần quan trọng để giúp học tốt ngoại ngữ đó là vốn từ vựng Nhưng đểhọc và dạy từ vựng như thế nào cho thật hiểu quả đó là lý do tôi chọn đề tài này

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội vàlà tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của một quốc gia Vì giáo dục cung cấp nhân lựcvà nhân tài cho xã hội Đặc biệt trong thời đại ngày nay, công nghệ khoa học kỹthuật đang phát triển rất nhanh Nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế Để lĩnhhội được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốcgia phát triển đòi hỏi chúng ta phải có trình độ ngoại ngữ nhất định Mà tiếng anh làngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao lưu quốc tế hữu hiệu nhất Vì thế, Tiếng Anhlà môn học không kém phần quan trọng đối với thế hệ trẻ đặc biệt thế hệ học sinh

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lựcđổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh trong hoạt động học tâp Và trong dạy học ngoại ngữ , những địnhhướng đổi mới này càng đúng vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắmcác phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chínhnăng lực giao tiếp của mình Giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của việc dạy và họcngoại ngữ ở nhà trường phổ thông Điều này có nghĩa là giáo viên phải phối hợp rènluyện đồng thời cả bốn kĩ năng ngoại ngữ cho các em học sinh Nhưng để thực hànhbất kì kĩ năng nào đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng cần thiết

Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng Anh đối với học sinh THCS hoàn toànkhông đơn giản, nhất là đối với học sinh lớp 7 Đối với học sinh khối 7, tiếng Anh làmột môn học mới lạ Đa số các em cảm thấy việc học từ vựng rất khó học và mauquên do hệ thống phát âm và chữ viết khác tiếng mẹ đẻ

Trang 2

Từ đó dẫn đến việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng Vậy làm thếnào để giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâuhơn và có thể sử dụng vốn từ học được trong giao tiếp Đây là lý do tôi quyết định

nghiên cứu “Một số thủ thuật dạy từ vựng tiếng Anh 7 trường THCS Tân Hưng”.

2 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 7A1 trường THCS Tân Hưng

- Quá trình học tập của học sinh

- Cơ sở vật chất của nhà trường

- Sự quan tâm của BGH trường về việc dạy và học của giáo viên và họcsinh

- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với việc học của con em mình

- Phương pháp phương pháp giảng dạy trong dạy học môn Tiếng anh củađồng nghiệp

3/ Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian : lớp 7A1 trường THCS Tân Hưng

-Thời gian : Tuần chuyên môn thứ 2 đến tuần chuyên môn thứ 30 năm học

2009 – 2010

+ Tuần : 2 – 9: cơ sở lí luận thu thập thông tin

+ Tuần : 10 – 20: tìm hiểu thực trạng của việc nghiên cứu

+ Tuần : 21 – 30: điều tra kết quả

4/ Phương pháp nghiên cứu:

* Đọc tài liệu:

Nghiên cứu thu tập các tài liệu có liên quan đến đề tài Nhờ đó, định hướngđược nội dung của đề tài, hiểu rõ vấn đề nghiên cứu và giải quyết vần đề với những

tư liệu tương đối chính xác

* Điều tra:

a.Dự giờ: Qua dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài trường và đúc kết ra

được một số kinh nghiệm dạy từ vựng

b.Thực nghiệm: thực nghiệm của bản thân qua các bài dạy trên lớp, áp dụng

một số thủ thuật dạy từ vựng trong mỗi tiết dạy và tự đánh giá hiệu quả của các thủthuật đó

Trang 3

c.Đàm thoại: Qua các cuộc họp tổ, thảo luận về những vấn đề khó trong

phương pháp giảng dạy tiếng Anh và phương pháp dạy từ vựng mới

d.Kiểm tra: qua kết quả kiểm tra chất lượng học sinh, giáo viên tự nhận xét

đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thủ thuật dạy từ vựng và đề ra những giải phápphù hợp hơn

Trang 4

B.NỘI DUNG

1/ Cơ sơ lý luận:

- Hiện nay, trong nhà trường trung học, trung học phổ thông giáo dục học

sinh trở thành một người toàn diện, có đủ trí thức và phẩm chất tốt nhằm đáp ứngyêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sựnghiêp công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó bất kì môn học nào cũng cótầm quan trọng của nó, riêng đối với bộ môn tiếng Anh cũng có vai trò lớn vận dụngkiến thức đã học vào cuộc sống và mọi lĩnh vực khác

- Theo Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của quốchội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trung học đã khẳng định là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thôngmới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn bộ thế hệ trẻ em” Vì thế mà việc đổimới phương pháp dạy và học là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được thống nhất theo một tưtưởng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự dẫn dắt, tổ chức củagiáo viên, học sinh tự tìm tòi và phát hiện kiến thưc mới, từ đó vận dụng linh hoạtvào cuộc sống thực tế

- Luật giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “ phương pháp giáo dục phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho ngườihọc năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

- Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT, ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo cũng có nêu: “phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đăc điểâm đối tượng học sinh, điều kiện củatừng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hơp tác; rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, niềm vui,hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”

- Như vậy hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là tích hoá hoạt độângcủa học sinh nhằêm hình thành cho học sinh tư duy cho tích cực, đôc lập sáng tạo,nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, suy diễn có hệ thống và lôgíc.Hình thành cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào đời sống và các môn họckhác

Trang 5

2/ Cơ sở thực tiễn

a.Thuận lợi:

Nội dung chương trình SGK tiếng Anh 7 bao gồm các chủ điểm gần gủi vớicuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú của các em học sinh Vì vậy, một số họcsinh rất yêu thích môn học và tự hình thành cho mình phương pháp học từ vựng hiệuquả Cụ thể các em trong lớp 7A1 thường hay sử dụng thời gian trong ngày để học từvựng và làm bài tập môn tiếng Anh Điều này chứng tỏ các em đã ý thức được tầmquan trọng của từ vựng trong việc học ngoại ngữ và có ý thực muốn nắm bắt và sửdụng được ngoại ngữ

Ngoài ra sách còn được thiết kế với nhiều tranh ảnh màu, rõ nét, sinh động vàphù hợp với nội dung của từng bài Do đó, khoảng 60% học sinh lớp 7A1 hứng thú vàthích tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp Hơn nữa, tranh ảnh minh họa còn hổ trợcho giáo viên trong việc dạy từ vựng và thiết lập tình huống giao tiếp cho học sinhtrong hoạt động học tập

Có không ít học sinh đầu tư cho môn học, tự giác học tập, tích cực tham giaphát biểu ý kiến xây dựng bài và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức ( từvựng, cấu trúc) đã thu được vào thực hành giao tiếp

- Trường có giáo viên tâm huyết với nghề, kiến thức vững vàng, hiểu biết vềphương pháp dạy học mới, có tay nghề khá giỏi Do đó, bản thân được học hỏi kinhnghiệm giảng dạy và những sáng kiến qua dự giờ, trao đổi, thảo luận

- Bản thân được phân công giảng dạy tiếng Anh 7 theo chương trình mới nămnăm liên tục nên ít nhiều đã đút kết được một số kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt cóchú ý đến phương pháp dạy từ vựng Hơn nữa, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tựbồi dưỡng nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng đầu tư soạngiảng theo phương pháp mới, luôn suy nghĩ cố gắng thiết kế hoạt động học tập chohọc sinh theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo, đặc biệt luôn phân loại và sửdụng thủ thuật dạy từ vựng cho hầu hết mỗi tiết dạy Sau đó, tự rút kinh nghiệm chobản thân để có giải pháp thích hợp cho tiết học sau tốt hơn

- Trường có ba máy cassette, học sinh thường xuyên làm quen với giọng đọc củangười bản xứ

- Trường có riêng phòng máy chiếu và hệ thống âm thanh tốt nên thuận lợi chogiáo viên cần giảng dạy giáo án điện tử

Trang 6

- Giáo viên tự sưu tầm, làm thêm đồ dùng dạy học cho hầu hết mỗi tiết dạy đểthực hiện tốt việc dạy từ vựng, gây hứng thú, óc tò mò và phát huy tính chủ động củahọc sinh.

- Một số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em và tạo chocác em một góc học tập riêng

- Một số em học sinh được làm quen với môn tiếng Anh từ lúc còn là học sinhcấp I nên một phần hỗ trợ việc học hiện tại của các em

b/ Khó khăn:

Mặc dù đã được làm quen với tiếng Anh 6, nhưng vẫn còn không ít học sinhchưa quen với cách học tiếng Anh hiệu quả, thậm chí có em không có thói quen họctừ vựng ở nhà cho nên vốn từ vựng tiếng Anh 6 của các em rất hạn chế Vì vậy, các

em vẫn còn cảm thấy khó khăn khi tiếp thu bài mới tiếng Anh 7 và dần dần các emcàng cảm thấy sợ học tiếng Anh hơn, không tự tin tham gia vào hoạt động học tập vàrất sợ mắc lỗi khi nói và sử dụng từ vào thực hành giao tiếp

Một số học sinh còn nhút nhát, rụt rè, ngại phát biểu và chưa hết mình thamgia vào hoạt động học tập dẫn đến các em không phát huy được kĩ năng vận dụngvốn từ đã học vào ngữ cảnh giao tiếp Điều đó có thể làm các em dễ quên, không ghinhớ từ lâu

Một số em còn ham chơi, chưa ý thức học tập cao Thêm vào đó phụ huynhkhông quan tâm sâu sắc đến việc học thậm chí xem thường việc học của con emmình Nên các em ít chú trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ vựng tiếngAnh Bên cạnh đó, một số em có học từ vựng nhưng chỉ theo hình thức học vẹt,không biết vận dụng vào ngữ cảnh thực tế

Do tuổi các em còn nhỏ, một số em chưa ý thức được tầm quan trọng và lợi íchcủa việc học ngoại ngữ đối với tương lai của bản thân nên các em còn lơ đễnh tronghọc tập ở lớp cũng như ở nhà Các em chỉ học đối phó thậm chí một số ít không sợđiểm kém

-Bản thân giáo viên tuy có sưu tầm và tìm tòi tài liệu chuyên môn nhưng vẫncòn hạn chế về các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy từ vựng Tuy có ápdụng thủ thuật dạy từ vựng ở hầu hết mỗi tiết dạy nhưng hiệu quả chưa cao

Trang 7

Đôi khi sử dụng thủ thuật không phù hợp Giáo viên thường gặp khó khăntrong việc dạy từ trừu tượng và chưa thiết lập tình huống, ngữ cảnh phù hợp để họcsinh tham gia đoán nghĩa của từ một cách hiệu quả.

-Trường chưa có bộ tranh Tiếng anh 7 nào do đó chưa đủ đáp ứng cho mỗi tiếtdạy, không thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới

 Những khó khăn nêu trên là những biểu hiện về dạy và học từ vựng tiếngAnh 7 trường THCS Tân Hưng Từ thực trạng trên, với cương vị là một giáo viên dạybộ môn tiếng Anh, tôi đặt ra nhiệm vụ cho mình là nghiên cứu và đổi mới phươngpháp dạy từ vựng tiếng Anh 7 đạt hiệu quả Thực tế cho thấy chất lượng dạy họctiếng Anh và khả năng vận dụng kiến thức vào giao tiếp của học sinh sẽ không đượccải thiện nếu như vẫn tiếp tục duy trì dạy từ vựng theo lối: thầy cung cấp từ và ngữnghĩa, học sinh ghi nhận và tiếp thu Hơn nữa cách dạy học đó đã quá lạc hậu vàkhông còn đáp ứng được yêu cầu dạy học ngoại ngữ trong thời kỳ mới

3/ Nội dung vấn đề:

*Để giúp học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú học từ vựng, ghi nhớ từ nhanhhơn, lâu hơn, có thể sử dụng vốn từ mới học vào thực hành tại lớp trôi chảy và chủđộng huy động vốn từ đã tích lũy được để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử vàứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp Thì vấn đề đặt ra đối với giáo viêntrong quá trình soạn giảng và dạy từ vựng là:

Chọn từ để dạy

Sử dụng những thủ thuật phù hợp để làm rõ nghĩa từ

Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu từ mới

Sử dụng phối hợp các kĩ năng trong khi giới thiệu từ mới

* Biện pháp và quá trình thực hiện:

1/ Chọn từ để dạy:

Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới Song không phải từmới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xemxét những câu hỏi sau:

a/ Từ chủ động hay bị động?

Trang 8

-Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhậnbiết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.

-Từ bị động (passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu vànhận biết được khi nghe và đọc

Ex 1: Unit 12 Let’s eat ! – tiết 73 (A1) trang114, từ mới cần dạy là: pork, stall, spinach, cucumber, papaya, durian, neither, either.

Từ chủ động: pork, spinach, cucumber, papaya, durian

Từ bị động: stall, neither, either

Ex 2: Unit10 Health and hygiene –tiết 62 (A1) trang 99, từ mới cần dạy ở tiết này là: harvest, helpful, yourself, iron, own, candy, stay up late, forget, probably, nearly.

Từ chủ động: harvest, helpful, iron, candy, stay up late, forget

Từ bị động: own, yourself, probably, nearly

Ex 3 : Unit13 Activities tiết 80(A1) trang 129, từ mới cần dạy ở tiết này là: Skateboarding, roller–skating, rollerblading, survey, result, choice, eventhough, surprisingly.

Từ chủ động: Skateboarding, roller–skating, rollerblading, survey, choice Từ bị động: result, eventhough, surprisingly

 Cách dạy hai loại từ này có khác nhau Từ chủ động liên quan đến 4 kĩnăng: nghe-nói-đọc-viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn,đặc biệt là cách sử dụng Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhậnbiết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng Giáo viên cần xác địnhxem sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động Với từ bị động,giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa (tra từ điển hoặc đoán từqua ngữ cảnh)

b/ Học sinh đã biết từ này chưa?

Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ mình cần dạy haykhông Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và cũngcó thể bị quên bằng nhiều lí do khác nhau

Trang 9

Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và mất thời gian, giáoviên có thể dùng những thủ thuật nhằm phát hiện xem các em đã biết những từ đó

chưa và biết đến đâu Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như: eliciting,

brainstorming, network,… trước khi giới thiệu từ mới.

Ex: Unit 13 Activities Period 80 (A1) trang 129, giáo viên ôn lại từ đã học bằng

thủ thuật network.

2/ Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ:

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm giảng dạy trên lớp, bản thânđã rút ra được một số thủ thuật làm rõ nghĩa từ như sau:

a)Dùng trực quan: đồ vật thật (realia), tranh ảnh (picture), hình vẽ phát họa (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ (mime) …có tác dụng mạnh mẽ đến

hứng thú học tập của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn

Ex 1: Unit 5 Work and play– B1 trang 56: giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc

tranh photo để giới thiệu các từ sau:

volleyball table tennis

Trang 11

Ex 2: Unit 7 The world of work – B2 trang 72: giáo viên sử dụng tranh để giới

thiệu các từ sau:

Buffalo(n) Chicken coop (n)

Buffallo shed (n)

Feed (v)

Trang 12

Pig (n)

Ex 3: Unit 9 At home and away A 2 trang 87, 88: Giáo viên sử dụng tranh vẽ

hoặc sưu tầm từ sách báo, tạp chí hay truy cập từ internet để dạy các từ sau:

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w