sang kien kinh nghiem tin 8

30 239 1
sang kien kinh nghiem tin 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Hoà Hưng LỜI NGỎ ♦♦♦♦♦♦ “ Phương pháp dạy học tích cực” là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Theo định hướng của ngành giáo dục Việt Nam, luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy để người dạy và người học ngày càng chủ động, tích cực hơn trong việc truyền thụ và tiếp nhận tri thức. Qua thời gian công tác giảng dạy ở trường trung học cơ sở, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế ở trường trung học cơ sở Hoà Hưng – Huyện Cái Bè. Nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp các em chủ động tìm tòi kiến thức trong học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo cho các em, nên tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Tin học 8. Với đề tài nghiên cứu này, trong điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế cho nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tuy vậy, với sự tập trung nghiên cứu kết hợp kinh nghiệm công tác bản thân đã rút ra được những kinh nghiệm, những bài học về cách thức thực hiện. Qua đề tài này một lần nữa bản thân xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo nhà trường, các thầy, cô giáo bộ môn cùng với các em học sinh giúp cho tôi hoàn thành được đề tài này. Cuối cùng rất mong được sự đóng góp chân thành của quí thầy cô, quý đồng nghiệp, Tôi chân thành cám ơn. Hoà Hưng, ngày 28 tháng 01 năm 2013 Trần Nguyễn Minh Đăng GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 1 Trường THCS Hoà Hưng Tên đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIN HỌC 8 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/. Lý do chọn đề tài: Trong cuộc sống hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực ngày càng nhiều. Nhận thấy tầm quan trọng của nó nên trong những năm gần đây, bộ môn Tin học đã được giảng dạy rộng rãi ở hầu hết các trường trung học cơ sở trên cả nước. Ngành giáo dục Việt Nam mong muốn các em học sinh được tiếp cận, tìm hiểu, ứng dụng các tính năng hiện đại và có lợi ích vô cùng to lớn của công nghệ thông tin. Tuy nhiên vì một số lý do mà bản thân người giáo viên lẫn học sinh vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tốt môn này. Bản thân môn Tin học được xếp vào các môn tự chọn nên khi giáo viên giảng dạy cũng chưa đầu tư đúng mức như các môn chính khoá; học sinh thì học chiếu lệ, thiếu đam mê. Một số nội dung giảng dạy tương đối trừu tượng, khá khó hiểu so với sức học hiện tại của các em. Một số trường sắp xếp thời gian học môn này trái buổi nên dẫn đến tính trạng các em vắng nhiều Từ những cơ sở, nhận thức như trên, cộng với một số kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được qua những năm tham gia giảng dạy bộ môn Tin học nói chung và Tin học 8 nói riêng, tôi xin đóng góp một sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Tin học 8”. Bởi vì tiết học tích cực là điều mà người giáo viên phải tạo ra cho học sinh trong học tập, có như thế các em mới tích cực, hăng say tìm tòi, khám phá; qua đó góp phần nâng cao chất lượng trong giáo dục; xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc và hình thành thói quen học tập tốt cho các em sau này. II/ Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp giáo viên tìm ra phương pháp phù hợp truyền thụ kiến thức với mọi đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Giúp cho học sinh có động cơ trong học tập, qua đó tạo sự hứng thú để tiến tới tự giác trong học tập. Khi đó chúng ta giúp các em hình thành phương pháp học tập tốt. GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 2 Trường THCS Hoà Hưng Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, khắc phục lối truyền thụ một chiều, thụ động, triệt tiêu sự sáng tạo của học sinh. III/ Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn: Trong giảng dạy Tin học 8, đa số giáo viên chỉ chú trọng đến việc giảng dạy hết kiến thức của sách giáo khoa, cho học sinh thực hành theo các bài tập có sẵn mà không chú ý đến việc học sinh sẽ nắm vững được bao nhiêu kiến thức trong đó; nhất là đối với mảng kiến thức lớn và rất khó đối với học sinh lớp 8: Lập trình Pascal. Từ đó đa số giáo viên lẫn học sinh đều ngán ngại khi tiếp xúc với kiến thức này; khó truyền thụ lẫn khó tiếp thu do các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Tin học 8” có thể giúp cho giáo viên lẫn học sinh vượt qua được những khó khăn này; giúp cho các em ở các trình độ khác nhau cũng có thể tiếp cận, tìm hiểu những kiến thức khó; xoá bỏ tâm lý ngán ngại khi học tập môn này. Qua đó có thể rèn luyện và tăng cường khả năng tự học của học sinh. IV/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Cách vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Tin học 8 2) Khách thể nghiên cứu: Vì đối tượng nghiên cứu là Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Tin học 8 do vậy, chủ thể tác động trực tiếp vào đối tượng này chính là giáo viên bộ môn Tin học, ngoài ra còn có khách thể khác tác động vào đối tượng nghiên cứu là các em học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường và đặc biệt là tâm huyết của người thầy… cũng liên quan đến đối tượng này. V/ Giả thuyết nghiên cứu: Việc lười biếng, ham chơi không học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh, trong tiết học thì không mạnh dạng phát biểu, kiến thức tóan học thì khô khan khó tiếp thu, có nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học toán, không đam mê học toán, học toán không có phương pháp, học hoài mà khó thuộc lý thuyết toán học, không biết vận dụng lý thuyết toán học vào bài tập, vào thực tế trong cuộc sống. Cũng có thể là sự chủ quan của giáo viên trong giảng dạy, xem nhẹ sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, coi đây là một bài giảng năm nào cũng giảng chỉ cần giảng rõ ràng cho học sinh nắm và cho bài tập áp dụng là xong. GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 3 Trường THCS Hoà Hưng Cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, thiếu máy tinh đẩ thực hành, phòng ốc nhỏ hẹp gây ra một số khó khăn trong việc học tập, nhất là khi thực hiện phương pháp nhóm. VI/ Phương pháp nghiên cứu: 1) Các phương pháp chủ yếu: 1.1) Phương pháp điều tra trắc nghiệm. 1.2) Phương pháp trò chuyện có mục đích. 2) Các phương pháp hỗ trợ: 2.1) Phương pháp nghiên cứu tư liệu. 2.2) Dạy học thực tiển trên lớp để rút ra kinh nghiệm 2.3) Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. * Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Tin học của các giáo viên ở trường trong những năm học trước và vốn kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được một số vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài. VII/ Giới hạn nghiên cứu: 1) Về không gian: Học sinh khối lớp 8 tổng cộng là 207 học sinh của trường THCS Hoà Hưng. Giáo viên bộ môn Tin học trường trung học cơ sở Hoà Hưng, và tham khảo một số giáo viên bộ môn Tin ở các trường bạn. 2) Về thời gian: Trong bốn năm học sau: * Năm học 2009-2010 - Tìm tài liệu có liên quan đến đề tài, xây dựng đề cương - Tiến hành điều tra học sinh lớp 8 của trường THCS Hoà Hưng ( Học sinh các lớp là lớp đại trà) * Năm học 2010-2011 - Tìm tài liệu có liên quan đến đề tài, hoàn chỉnh đề cương. Thực hiên viết đề tài. - Áp dụng đề tài vào giảng dạy học sinh khối lớp 8 của trường THCS Hoà Hưng và tiến hành điều tra, đánh giá rút kinh nghiệm. - Trao đổi nội dung và phương pháp của đề tài với đồng nghiệp trong trường. * Năm học 2011-2012 GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 4 Trường THCS Hoà Hưng - Tiến hành chỉnh sửa một số nội dung không cần thiết của đề tài rồi tiếp tục áp dụng đề tài vào giảng dạy, tiến hành điều tra. - Trao đổi nội dung và phương pháp với các đồng nghiệp. * Năm học 2012-2013 - Tiếp tục áp dụng đề tài trong giảng dạy, tiến hành điều tra kết quả học kỳ I và hoàn chỉnh đề tài. Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I) Cơ sở lý luận của đề tài: Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Như chúng ta đã biết năm học 2011-2012 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là năm thứ hai thực hiện phương pháp dạy học tích cực, năm thứ sáu của cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD & ĐT, năm thứ tư thực hiện chỉ thị của Bộ GD & ĐT về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục tiêu chủ yếu là làm sao tạo nên môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, đảm bảo sự gần gũi, gắn bó với nhân dân, xã hội, phụ huynh, học sinh, luôn tạo được sự thoải mái, bình yên, phấn khởi cho từng học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả cao Ngày nay, với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước là: Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hoá các loại hình giáo dục-đào tạo và xã hội hoá giáo dục, thì hoạt động dạy - học ở từng trường phải đặt đúng vị trí chức năng để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, để thực hiện tốt việc đổi mới phướng pháp dạy học thì bản thân mỗi thầy cô giáo phải tự chủ động tìm tòi GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 5 Trường THCS Hoà Hưng những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh thì mới đạt được kết quả cao. II) Cơ sở thực tiển: Tin học 8 là một nội dung học mà đa số học sinh THCS sau khi đã trải qua đều cho rằng khó học nhất trong tất cả các môn mà các em đã học. Chính vì vậy đa số giáo viên khi tham gia giảng dạy luôn cố gắng tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất theo từng nội dung bài học, theo từng đối tượng học để có thể đạt kết quả tốt nhất. Ở góc độ là một giáo viên tham gia giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy ngành giáo dục chúng ta đang hướng tới việc “lấy người học làm trung tâm”; luật giáo dục cũng đã quy định : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nhưng dường như chúng ta chưa thật sự sẵn sàng, chưa có được sự chuẩn bị đầy đủ để làm tốt công việc này. Nếu trong các tiết học có nội dung khó như lập trình Pascal ở bộ môn Tin học 8 thì giáo viên cần phải có sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo để có thể vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm khơi gợi niềm đam mê, khả năng sáng tạo của học sinh; qua đó góp phần xây dựng phương pháp học tập, kỹ năng chiếm lĩnh tri thức thật sự chứ không chỉ thụ động tiếp thu. Để cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” chứ không phải là tâm lý lo sợ, nhàm chán. III) Khảo sát đánh giá thực trạng: Qua quá trình giảng dạy, tôi theo dõi và nhận thấy các em còn rất khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức. * Đây là bảng khảo sát khả năng vận dụng kiến thức của các em học sinh khối 8 trong việc thực hành lập trình Pascal: Năm học Tổng số HS Tự lập trình được chương trình mới Lập trình lại chương trình đã được học Không thể viết hoàn chỉnh chương trình Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 2009 -2010 207 6 2,9 84 40,6 117 56,5 GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 6 Trường THCS Hoà Hưng * Bảng khảo sát điểm thi cuối học kỳ II môn Tin (bao gồm lý thuyết + thực hành) của học sinh khối 8 như sau: Năm học Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 2009 -2010 207 25 71 64 47 Năm học 2008-2009 điều tra ở giai đoạn học kỳ II, qua số liệu cho thấy các em thực sự rất thích học môn Toán chiếm tỉ lệ thấp chỉ có 10.6%, hơn phân nữa số học sinh xem môn Toán là bình thường. Từ đó, kết quả điểm thi của môn Toán cuối năm cũng còn thấp chỉ chiếm 8.2% giỏi, còn yếu kém thì 62.9%. Tiểu kết: Để thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành đưa ra thì mỗi giáo viên chúng ta phải xây dựng kế hoạch giảng dạy như thế nào để thu hút được học sinh, làm sao cho học sinh ham thích môn học của mình, tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi các em để từ đó các em cảm nhận được kiến thức phổ thông là rất cần thiết cho cuộc sống sau này. CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI. I. Thực trạng: Học sinh vùng nông thôn ít được quan tâm đầu tư cho việc vui chơi giải trí lành mạnh, trong xã thì chưa có nhà văn hóa, khu công viên Vì vậy, chơi game là hình thức tốt nhất để các em lựa chọn trong lúc đi học. Từ đó các em bị lôi cuốn bởi những trò chơi hấp dẫn, đầy bạo lực dần dần quên đi sự học hành. Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh vui chơi càng có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các trò chơi nó giáo dục nhân cách của một con người. Bản thân là một giáo viên dạy môn Toán bậc THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “Sợ-ngại” học và cho rằng là môn học khô khan dễ nhàm chán. Chính GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 7 Trường THCS Hoà Hưng vì lý do đó mà tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình nhằm để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi Toán học vào những giờ giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần. Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức trò chơi Toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đoán nhận kiến thức một cách bất ngờ. II. Cách tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán: 1) Những điều cần thiết khi tổ chức trò chơi trong tiết dạy Toán: a) Về giáo viên: Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn luật chơi rõ ràng, là trung tâm thu hút học sinh tham gia và là trọng tài của các trò chơi. Giáo viên phải có những phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em. Lời nói phải thật rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây sự chú ý, tạo sự hấp dẫn và pha trộn hài hước trong mỗi trò chơi. Nhằm tác động tình cảm, tâm lý đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Biết phân phối hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết (cơ mặt, tay, chân, ) để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và hóa thân vào trò chơi một cách tự nhiên. Sau mỗi trò chơi phải có tổng kết, thưởng phạt phân minh để gây cảm xúc hào hứng cho học sinh. Tuy nhiên, đây là trò chơi chủ yếu phục vụ cho các em nắm bắt được kiến thức của tiết dạy, cho nên giáo viên tránh xử phạt đối với đội thua, người thua, mà nên tập trung tuyên dương, khen thưởng đối với đội thắng, người thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần cho các em một cách kịp thời, kích thích sự hưng phấn, hào hứng học tập cho học sinh. Tránh tổ chức trò chơi quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lờp học lân cận. Thời gian tổ chức trò chơi không quá 10 phút b) Đối với học sinh: Nghiêm túc chấp hành luật chơi, chơi nhiệt tình, không gian lận trong quá trình chơi, thể hiện tinh thần đồng đội. 2) Chọn lựa trò chơi: Giáo viên phải biết chọn lựa trò chơi cho phù hợp với bài dạy về cả nội dung và thời lượng. GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 8 Trường THCS Hoà Hưng Xác định được mục tiêu của trò chơi. Qua trò chơi giáo dục được kĩ năng gì?, phẩm chất gì? và tiếp thu được kiến thức gì? Đây là đều quan trọng nhất để chúng ta tiến hành trò chơi. Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu – kém ngoài cuộc. Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng về tính giáo dục về phẩm chất, nhân cách, kiến thức, kĩ năng học tập. 3) Hướng dẫn cách chơi: Trước hết, giáo viên ổn định các đội chơi, người chơi cho phù hợp, cân đối lực lượng giữa các đội. Giới thiệu trò chơi, cách chơi: Đây là khâu rất quan trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi. Có những trò chơi hơi khó thì giáo viên phải cho chơi thử trước. Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình. Song, phải đảm bảo nề nếp, không ồn ào. 4) Giới thiệu trò chơi và cách thức tổ chức trò chơi: 4.1 Trò chơi mang tên “ SỰ SẮP XẾP NGẪU NHIÊN”. * Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài “ĐỊNH LÝ” trong chương trình hình học lớp 7. Từ đây, có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lý, tính chất, ôn tập chương trong chương trình học từ lớp 7; 8; 9. Chuẩn bị: Các mẫu giấy hoặc các bảng phụ giáo viên ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “Thì”. Cách chơi: Tổ chức bóc thăm chọn ra 2 cặp đội cùng chơi (Ví dụ như: cặp thứ nhất là đội 1 và 2, cặp thứ hai là đội 3 và 4) * Đội 1: điền nội dung sau từ “Nếu * Đội 2: điền nội dung sau từ Thì ” Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 và một tờ giấy của đội 2 xem mệnh đề có đúng không? Cặp nào có nhiều mệnh đề đúng thì cặp đó thắng. * Ví dụ: Bài 2: “ QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU”. Đội 1 Đội 2 Nếu đường xiên có hình chiếu lớn hơn Thì lớn hơn. GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 9 Trường THCS Hoà Hưng Thì có hình chiếu lớn hơn. Thì hai hình chiếu bằng nhau. Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được mệnh đề đúng chính là những định lý hay là những tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em có một trận cười sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học toán. 4.2 Trò chơi mang tên “ XÂY TƯỜNG” . * Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trong các tập số: N; Z; Q; R, tùy theo từng bài mà giáo viên đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai tờ giấy có kẻ sẵn các viên gạch và ghi đề bài toán trên từng viên gạch. Hình minh họa: Đội 1: 3 1− 4 3 3 5 7 2 − 5 3 8 7 Đội 2: Cắt mẫu giấy thành những viên gạch (bằng những viên gạch ban đầu), số lượng tùy theo giáo viên tính xây tường cho mỗi đội, tất cả các mẫu giấy này đều có keo 2 mặt dán mặt sau ( hoặc dùng nam châm nếu là bảng sắt) Cách chơi: Tổ chức bốc thăm chọn ra 2 đội chơi. Mỗi thành viên đều có ít nhất một viên gạch, thành viên của mỗi đội lần lượt cầm từng viên gạch xây chồng lên trên theo qui tắc là tổng hoặc hiệu hoặc nhân, hoặc chia, theo yêu cầu của giáo viên. Hình minh họa (xem thêm bài tập 53 trang 30 sách giáo khoa toán 6 tập 2.) Tác dụng: Trò chơi này giúp các em vận dụng bài đã học tính toán nhanh nhẹn chính xác, mang tính đồng đội mới chiến thắng. 4.3 Trò chơi mang tên “ AI NHANH HƠN” . * Trò chơi này được sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần tổ chức trò chơi là một yêu cầu khác nhau. GV: Trần Nguyễn Minh Đăng 5 4− 7 6 3 4 − 2 11 4 7− 11 1 10 [...]... năm 20 08 đến 2010 và học kì I năm học 2011-2012 như sau: (Bảng 3) Năm học 20 082 009 20092010 20102011 20112012 Lớp 63 ; 71 ; 81 ; 92 63 ; 71 ; 81 ; 92 63 ; 71 ; 81 ; 92 63 ; 71 ; 81 ; 92 Tổng số HS Rất thích học toán Số Tỉ lệ lượng Thích học toán Bình thường Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 170 18 10.6 27 15.9 125 73.5 170 37 21 .8 48 28. 2 85 50.0 169 53 31.3 62 36.7 54 32.0 165 62 37.6 65 39.4 38 23.0... năm học 20 08- 2009 chỉ có 10.6% đến học kỳ I năm học 2011-2012 tăng lên 37.6% * Điểm thi học kỳ: (Bảng 4) Tổng Năm số Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Lớp học HS Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ lượng lệ lượng lệ lượng lệ lượng lệ 20 08- 63; 71; 170 14 8. 2 20 11 .8 29 17.1 107 62.9 2009 81 ; 92 2009- 63; 71; 170 18 10.5 28 16.5 28 16.5 96 56.5 2010 81 ; 92 2010- 63; 71; 169 32 18. 9 40 23.7 33 19.5 64 37.9 2011 81 ; 92 2011-... 40/20 08/ CT-BGDĐT ngày 22/7/20 08 của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/20 08 của Bộ GD & ĐT Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDLTƯĐTN ngày 19 /8/ 20 08 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo TS: Phạm Vĩnh Phúc 6/ 2005 22/7/200 8 22/7/200 8 19 /8/ 200... 2.−3 = ? N − 5 − 18 = ? H 13 − 19 = ? L 3 1 = ? 3 4 16 5 19 13 −5 3 E 16 − 17 = ? 17 32 O 1.3. 8 = ? 2 4 9 V 7 36 = ? 6 14 15 − 84 11 − 1 6 3 =? 1 = ? 0 = ? G 49 35 U 7 I 6 7 29 Hai bảng kết quả Hình minh họa 6 7 Đội 1: −1 5 6 Đội 2: 7 8 9 −1 3 8 9 −1 2 1 2 − 36 49 -1 1 2 11 −1 2 0 3 0 -1 9 8 -1 GV: Trần Nguyễn Minh Đăng Trường THCS Hoà Hưng −1 5 −1 3 − 36 49 9 -1 3 8 * Cách chơi: Giáo... giáo khoa, sách giáo viên toán 7 2003 3 Sách giáo khoa, sách giáo viên toán 8 2004 4 Sách giáo khoa, sách giáo viên toán 9 2005 5 Sách bài tập toán 6 2002 6 Sách bài tập toán 7 2003 7 Sách bài tập toán 8 2004 8 Sách bài tập toàn 9 2005 9 10 Một số vần đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán Tài liệu tập huấn đổi mới phương 28 Tên tác giả Phan Đức Chính (tổng chủ biên) Phan Đức Chính (tổng chủ biên)... viên bộ môn tạo được niềm tin cho các em, các em cảm thấy an toàn hơn, thân thiện với thầy cô và bạn bè hơn Qua đó, đã góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục đề ra Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận: Để thực hiện thành công các trò chơi toán học ở khối lớp 6,7 ,8, 9 cần thực hiện tốt những bài học kinh nghiệm như sau: 1 Giáo... 2 3 1  1 0  1 Tính:   ;  −  ; ( − 0,69) ; 1  ; ( − 3).( − 3); 58 : 5 6 và các đáp án tương ứng: 2 1 1  16  2  ;− ,1; ;−27;25 4 8 9  3 4.10 Trò chơi mang tên “ CHẠY TIẾP SỨC” Trò chơi này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi với chủ đề tìm x hay giải phương trình và sử dụng được cho tất cả các khối 6,7 ,8, 9 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các bài tập tìm x, hay giải phương trình,... 11 .8 29 17.1 107 62.9 2009 81 ; 92 2009- 63; 71; 170 18 10.5 28 16.5 28 16.5 96 56.5 2010 81 ; 92 2010- 63; 71; 169 32 18. 9 40 23.7 33 19.5 64 37.9 2011 81 ; 92 2011- 63; 71; 165 37 22.4 47 28. 5 36 21 .8 45 27.3 2012 81 ; 92 Từ kết quả điều tra cho thấy: Năm học: 2009-2010 nhà trường đẩy mạnh cuộc vận động “xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tổ chức được nhiều phong trào vui chơi giải... chức trò chơi của đài truyền hình, sách giáo khoa 6,7 ,8, 9 Tham khảo ý kiến, phương pháp tổ chức trò chơi của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp Điều tra kết quả học tập của các em học sinh trong và ngoài trường Thực nghiệm dạy 3 năm học (2009-2010 đến 2010-2011 và học kỳ I năm học 2011-2012) ở khối lớp 63 ; 71 ; 81 ; 92 trường trung học cơ sở Mỹ Lương Đánh giá kết quả... đó việc góp ý lẫn nhau về chuyên môn còn hạn chế Người dân nơi đây sống bằng nghề nông, chậm phát triển, ít quan tâm đến việc học hành của con cái 2/ Thực trạng: Học sinh lớp 63 ; 71 ; 81 ; 92 của trường năm học 20 08- 2009, các em chưa thật sự ham thích học toán (tỉ lệ: 10.6% bảng1), còn trốn tiết giờ học toán, kết quả điểm thi cuối năm trên trung bình còn thấp, dưới trung bình còn nhiều (tỉ lệ 62.9% . trên, cộng với một số kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được qua những năm tham gia giảng dạy bộ môn Tin học nói chung và Tin học 8 nói riêng, tôi xin đóng góp một sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng. lớp để rút ra kinh nghiệm 2.3) Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. * Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Tin học của các giáo viên ở trường trong những năm học trước và vốn kinh nghiệm của. trong quá trình dạy học môn Tin học 8 2) Khách thể nghiên cứu: Vì đối tượng nghiên cứu là Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Tin học 8 do vậy, chủ thể tác động

Ngày đăng: 23/01/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Như chúng ta đã biết năm học 2011-2012 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là năm thứ hai thực hiện phương pháp dạy học tích cực, năm thứ sáu của cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD & ĐT, năm thứ tư thực hiện chỉ thị của Bộ GD & ĐT về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục tiêu chủ yếu là làm sao tạo nên môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, đảm bảo sự gần gũi, gắn bó với nhân dân, xã hội, phụ huynh, học sinh, luôn tạo được sự thoải mái, bình yên, phấn khởi cho từng học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả cao...

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan