Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
215,5 KB
Nội dung
Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” BÁO CÁO ĐỀ DẪN “HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRẺ” Người viết: Nguyễn Minh Tứ Bí thư Chi đoàn giáo viên Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các thầy giáo cô giáo, thưa toàn thể các đồng chí. Năm học 2012-2013 trường THPT Đồ Sơn có 74 cán bộ giáo viên công nhân viên, trong đó có 64 giáo viên trực tiếp giảng dạy thì có đến 32 giáo viên có tuổi đời dưới 30 và còn đang sinh hoạt trong chi đoàn giáo viên nhà trường. Như vậy có thể thấy đội ngũ giáo viên trẻ đang chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số giáo viên trong trường, điều đó có thuận lợi là các đồng chí có nhiều sức khỏe, nhiệt huyết, có sự cầu tiến và sôi nổi trong các hoạt động tập thể của nhà trường. Tuy nhiên, đứng về khía cạnh chuyên môn, xét về chất lượng giảng dạy thì đa số các đồng chí giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên sâu và hạn chế về mặt phương pháp trong công tác giảng dạy. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 khẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại hóa vào quá trình dạy – học ” Kết luận số 242- TB/T.Ư ngày 15/04/2009 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TƯ 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Rà soát lại toàn bộ chương trình SGK phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học”. Năm học 2012-2013 Trang 1 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại” Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các thầy giáo cô giáo, thưa toàn thể các đồng chí. Khó có thước đo nào đánh giá chính xác khả năng, năng lực giảng dạy của một người thầy. Tuy nhiên kết quả học tập của học sinh cũng phần nào phản ánh đúng hiệu quả của quá trình dạy và học. Chúng ta đều hiểu là muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thì trước hết phải có một đội ngũ giáo viên thực sự có chất lượng, việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên phải được làm đồng bộ, toàn diện và thường xuyên, đặc biệt là tập trung vào đội ngũ giáo viên trẻ vì giáo viên trẻ là tương lai của nhà trường và quan trọng, xét về tuổi đời, tuổi nghề và kinh nghiệm giảng dạy thì đội ngũ giáo viên trẻ đều còn thiếu. Trong những năm gần đây, trường THPT Đồ Sơn đang ngày càng có những bước phát triển mới, tạo được uy tín và dần khẳng định được vị thế của ngôi trường có bề dày truyền thống trên 40 năm. Đội ngũ giáo viên không ngừng phát triển cả về lượng và chất. Việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên trẻ được nhà trường xác định là một chiến lược phát triển lâu dài và rất quan trọng. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm học 2012-2013, Ban giám hiệu đã giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên trẻ. Chi đoàn giáo viên trường THPT Đồ Sơn luôn xác định rõ nhiệm vụ và vai trò của mình trong việc góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho các đồng chí giáo viên trẻ, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, cùng góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường. Đứng trước nhiệm vụ thực tế đó, BCH chi đoàn cũng đã nhiều lần họp, cùng thảo luận và trăn trở để tìm hướng giải quyết. Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Cấp ủy chi bộ và Ban giám hiệu, đặc biệt là đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chi đoàn giáo viên đã tổ chức Hội thảo với Năm học 2012-2013 Trang 2 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” chuyên đề: “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ”. Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá đúng thực trạng giảng dạy của các đồng chí giáo viên trẻ, nêu ra những mặt mạnh và hạn chế của giáo viên trẻ; từ đó cùng góp ý và thảo luận để tìm hướng tháo gỡ những điểm hạn chế, đề xuất ra những hướng giải quyết để nâng cao chất lượng cho các đồng chí giáo viên trẻ. Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận của các đồng chí giáo viên trẻ trong CĐGV, các tham luận đều tập trung vào các vấn đề xung quanh việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho các đồng chí giáo viên trẻ. Hội thảo được tổ chức trong thời điểm nhà trường đang đón đoàn thực tập sư phạm của trường ĐHHP nên hy vọng qua Hội thảo các em giáo sinh thực tập cũng rút ra được những kinh nghiệp quý báu cho bản thân, tích lũy thêm những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích trước khi các em chính thức bước vào nghề dạy học. Hội thảo được tổ chức đúng vào dịp cao trào của các hoạt động kỉ niệm chào mừng ngày QTPN 8/3; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 nên chắc chắn những kết quả tích cực mà Hội thảo mang lại sẽ càng trở nên có ý nghĩa hơn. Do đặc thù của chi đoàn là đa bộ môn nên không thể đi sâu để đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của từng bộ môn mà Hội thảo sẽ đi theo hướng khái quát hóa, đóng góp ý kiến để tìm hướng đi chung nhất cho tất cả các môn, mỗi đồng chí sẽ vận dụng những ý kiến đó vào cho từng bộ môn mình giảng dạy. Trong Hội thảo này tôi đề nghị các đồng chí giáo viên sôi nổi thảo luận đưa ra các ý kiến đóng góp cho Hội thảo, các ý kiến đóng góp cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau đây: 1. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài dạy ( như kĩ năng soạn giáo án; kĩ năng sử dụng dồ dùng thiết bị và thí nghiệm trong dạy học; các kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào trong bài dạy ) 2. Những kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm ( cách giải quyết các tình huống sư phạm; kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ). Ngoài ra, còn các ý kiến khác để nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên trẻ như kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, kinh nghiệm ôn và luyện thi đại học, kĩ Năm học 2012-2013 Trang 3 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” năng ra đề kiểm tra sẽ được viết thành các tham luận và đưa vào trong cuốn kỷ yếu Hội thảo để các đồng chí tham khảo. Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các thầy giáo cô giáo, thưa toàn thể các đồng chí. Hội thảo của chúng ta rất vinh dự khi nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo nhà trường, của các thầy cô là Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và các đồng chí đại biểu khách mời nên tôi hy vọng chúng ta sẽ tận dụng được chất xám của tập thể, sẽ đóng góp ý kiến sôi nổi và thẳng thắn để đem lại thành công cho Hội thảo. Cuối cùng, xin kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn! Năm học 2012-2013 Trang 4 Trng THPT Sn Hi tho Nõng cao cht lng ging dy cho i ng giỏo viờn tr THAM LUN Một số vấn đề về đổi mới phơng pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá Ngời viết: Trần Thị Hiền- Giáo viên Địa lí Trong nhng nm gn õy vic thc hin i mi phng phỏp ging dy v i mi kim tra ỏnh giỏ ó tr thnh mt ũn by mnh m lm thay i ỏng k cht lng hc tp ca hc sinh trong nh trng. Phng phỏp ging dy l mt trong nhng yu t quan trng v nh hng rt ln n cht lng giỏo dc. Mt phng phỏp ging dy khoa hc, phự hp s to iu kin giỏo viờn v hc sinh phỏt huy ht kh nng ca mỡnh trong vic truyn t, lnh hi kin thc v phỏt trin t duy. Phng phỏp ging dy khoa hc s lm thay i vai trũ ca ngi thy ng thi to nờn s hng thỳ, say mờ v sỏng to ca ngi hc. Thc t cho thy bc tranh chung v phng phỏp ging dy hin nay l tp trung vo k nng t duy phõn tớch, ngha l dy cho hc sinh cỏch hiu cỏc khỏi nim, tho lun theo phng phỏp nh sn, loi b nhng hng i khụng ỳng, tỡm ra cõu tr li ỳng nht. Bờn cnh ú phng phỏp thuyt trỡnh (thy ging, trũ ghi) vn chim u th. Phng phỏp ny ó lm hn ch s phỏt trin ca t duy sỏng to ú l tp trung vo khỏm phỏ cỏc ý tng, phỏt trin thnh nhiu gii phỏp, tỡm ra nhiu phng ỏn tr li ỳng thay vỡ ch cú mt. Phng phỏp ny cng dn n s th ng ca hc sinh trong vic tip cn tri thc. S th ng ny l nguyờn nhõn to cho hc sinh trỡ tr, ngi c ti liu, ngi tranh lun, thiu kh nng thuyt trỡnh, li t duy v thiu tớnh sỏng to Hc sinh cũn quan nim rng ch cn hc nhng gỡ giỏo viờn ging trờn lp l . Ngoi ra s th ng ca cỏc em cũn th hin qua phn ng i vi bi ging ca giỏo viờn trờn lp. Cỏc em chp nhn tt c nhng gỡ giỏo viờn trỡnh by. S giao tip trao i thụng tin trong lp hc hu nh ch mang tớnh mt chiu. Bờn cnh ú thc t hin nay vic kim tra ỏnh giỏ (KTG) cha thc s cú s chuyn bin tớch cc, KTG vn ph bin s dng phng phỏp c. Nm hc 2012-2013 Trang 5 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” Việc kiểm tra miệng, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì vẫn kiểm tra theo lối thuộc bài, áp đặt theo mẫu soạn sẵn, chưa phát huy được tính sáng tạo của người học, học sinh chưa có điều kiện thể hiện chính kiến của mình. Từ thực tế trên cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Đổi mới phương pháp giảng dạy yêu cầu người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết để nâng cao vai trò của mình trong việc kích thích trí tò mò của học sinh, phát triển năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học sinh. Vì thế cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, phân hoá được trình độ, nhận thức của học sinh, cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá bởi nó có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với phương pháp dạy học. Vậy việc đổi mới giảng dạy và kiểm tra đánh giá được thực hiện như thế nào trong một tiết dạy cụ thể? Đối với người thầy - Không có nhận thức đúng thì người thầy khó có thể đủ quyết tâm để đổi mới PPDH trong hoàn cảnh hiện nay. Trước hết, GV bộ môn phải có nhu cầu thay đổi PP soạn giảng, biết “đoạn tuyệt” với những cách dạy lạc hậu không còn phù hợp với thời cuộc. Thầy cô không chỉ là người dẫn đường giúp các em học sinh (HS) đọc và nghiên cứu SGK mà còn hướng cho HS tìm hiểu bài, thảo luận nhóm, tìm tư liệu để xây dựng bài mới. Ở trên lớp GV giống như một vị chỉ huy - thầy cô là người trực tiếp hướng dẫn HS phương pháp học tập mới, biết tổ chức tiết học phát huy tối đa tính tích cực của HS. - Để phát huy tính chủ động sáng tạo và tập thói quen tự ghi chép cho HS trong giờ học, qua kinh nghiệm thực tế cho thấy người GV cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố sau: Nắm vững chương trình nội dung SGK, chuẩn bị tốt bài giảng. Tùy thuộc vào sĩ số lớp, điều kiện phòng học để chia nhóm trong lớp (mỗi nhóm tối thiểu từ 2 đến 4 Năm học 2012-2013 Trang 6 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” hoặc 6 đến 8 HS). Chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học như: Phiếu học tập, giáo án điện tử, máy chiếu, bảng phụ, nam châm, tư liệu, tranh ảnh… - Trong quá trình thực hiện giảng dạy: đưa ra hệ thống câu hỏi hợp lý, câu hỏi có vấn đề hoặc đưa ra các dạng bài tập để HS suy nghĩ, trả lời hoặc làm bài. Từ đó GV đánh giá được trình độ nhận thức của HS. Hướng dẫn các nhóm thảo luận và đưa ra nhận xét kết luận. GV chốt lại và bổ sung nội dung để các em tự ghi bài theo từng phần”.Đối với phần củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá, GV tổ chức các hình thức gameshow như ô chữ, đố vui, tìm từ khóa hoặc ứng dụng bài tập… để HS khắc sâu kiến thức đã học với tinh thần “Vui để học”. Riêng phần hướng dẫn về nhà GV phân công tìm tư liệu, hình ảnh cho tiết học sau của từng nhóm ở các môn xã hội, các dạng bài tập ở môn tự nhiên… Vai trò của người học Trước đây HS học theo lối thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào GV, các em chỉ biết nghe GV giảng và chép theo những gì GV trình bày. Đôi khi các em cũng tham gia xây dựng bài mới nhưng không có thói quen thảo luận, làm việc nhóm, chủ yếu là cá nhân và tự phát. Để thực hiện tốt tiết học, thầy cô phải giúp các em thay đổi “guồng máy học tập”. Chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ là chính sang học tập tích cực chủ động, sáng tạo. Do vậy đối với các em học sinh cần tự học ở nhà, trước khi đến lớp HS đọc bài mới trong SGK, gạch dưới những ý chính, trả lời một số câu hỏi gợi ý của GV hoặc câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn. Nếu có thắc mắc thì ghi lại bảng câu hỏi để vào lớp trao đổi nhóm hoặc hỏi thầy cô. Mỗi nhóm tự phân công từng cá nhân sưu tầm tư liệu hình ảnh hoặc chuẩn bị một câu chuyện của chính bản thân mình hay người khác có liên quan đến bài học để minh họa cho tiết học sau. Có như vậy các em mới chủ động hơn trong việc xây dựng và tiếp thu bài mới. Làm việc nhóm là một cách thức học hiệu quả giúp các em suy nghĩ độc lập và hợp tác với nhau để đưa ra vấn đề, phương châm học tích cực và hiệu quả của các em là “Tai nghe, tay viết, mắt nhìn, óc suy nghĩ”… Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải cải tiến đổi mới đồng bộ về nhiều mặt: chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, Trong đó Năm học 2012-2013 Trang 7 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” việc đổi mới PPGD và KTĐG sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững. Trên đây là một số vấn đề suy nghĩ của các nhân tôi về vấn đề có liên quan tới đổi mới PPDH và KTĐG trong nhà trường. Vì phạm vi đề tài rộng và thời gian, kinh nghiệm chưa nhiều nền chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bản tham luận sâu sắc, chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đồ Sơn, ngày 21 tháng 03 năm 2013 Năm học 2012-2013 Trang 8 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” THAM LUẬN VỀ KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN Người viết: Vũ Thị Trâm – giáo viên môn Văn. Đối với người thầy đứng trên bục giảng, chất lượng, hiệu quả của bài học là mục tiêu quan trọng nhất. Bởi vậy, mỗi thầy cô tâm huyết với nghề luôn luôn không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tìm ra những cách thức để tổ chức hoạt động dạy- học sao cho thật thành công. Một trong những công việc mà mỗi thầy cô giáo thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, có sự đầu tư lớn về thời gian, công sức đó là hoạt động soạn giáo án. Soạn giáo án là một thao tác chuẩn bị cho sự tổ chức hoạt động dạy- học trên bục giảng của thầy cô. Thao tác này có vai trò quan trọng giúp thầy cô xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài học; xác định đúng kiến thức trọng tâm; dự kiến tổ chức các đơn vị kiến thức có trình tự, lớp nang; đồng thời dự kiến các tình huống nhận thức liên quan đến đối tượng học sinh mà mình hướng tới Như vậy, soạn giáo án trước giờ lên lớp sẽ giúp cho người thầy chủ động, linh hoạt hơn trong việc tổ chức hoạt động dạy- học trên bục giảng. Đó là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả dạy- học của cả thầy và trò. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc soạn giáo án, chi đoàn giáo viên chúng tôi đưa ra ý kiến tham luận về vấn đề này để các đồng chí cùng tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng. Với kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến trao đổi thảo luận trước hội thảo. Do tuổi nghề và bề sâu kinh nghiệm chưa nhiều, nên bản tham luận khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng chí. 1. Theo tôi, trước hết kỹ năng soạn bài gồm nhiều kỹ năng bộ phận, có mối quan hệ mật thiết với nhau bao gồm: Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy; Kỹ năng xác định loại bài dạy, nội dung và cấu trúc bài; Kỹ năng xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học( tài liệu tham khảo); Kỹ năng xác định chiến lược hoạt động dạy học cho phù hợp( phương pháp dạy học). Để có một giáo án tốt, người thầy trước hết cần trang bị cho mình những kĩ năng trên. 2. Trước khi soạn bài, giáo viên cần xác định các căn cứ cần thiết như: Năm học 2012-2013 Trang 9 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” - Phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham khảo. - Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị, dạy học. - Đặc điểm, nội dung bài học, tiết học. - Trình độ tiếp thu của học sinh. Trên cơ sở những căn cứ này, giáo viên thiết kế một bài soạn cụ thể. 3. Theo tinh thần đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học ở bậc THPT, việc thiết kế một bài soạn theo tinh thần đổi mới bao gồm: 3.1. Chuẩn bị lập kế hoạch bài học: Ở thao tác này, thầy cô cần phân tích chương trình SGK: Xác định rõ mục đích, yêu cầu của chương trình, đặt bài học cụ thể vào tiến trình chung của cả cấp học để có cái nhìn hệ thống về kiến thức. Xác định nội dung và trọng tâm của bài. Trên cơ sở kiến thức, giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học tương thích với nội dung bài học, dự kiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung; hứng thú, thói quen, kinh nghiệm của học sinh; năng lực, điều kiện, thế mạnh, của giáo viên; cơ sở vật chất của nhà trường. 3.2. Xây dựng kế hoạch bài học: Ở thao tác này giáo viên cần xác định và làm rõ mục tiêu của bài học: về kiến thức, kỹ năng, thái độ; đặt biệt là phải: - Xác định nội dung cơ bản, trọng tâm phù hợp với thời gian. - Xác định các phương pháp, kĩ thuật tiếp cận nội dung đó. - Rất cần thiết phải xác định trình độ xuất phát, đặc điểm tâm lý học tập của đối tượng học sinh. 3.3. Thiết kế các hoạt động dạy học, cần hình dung rõ: Tiến trình bài giảng; Các hoạt động của giáo viên? Các hoạt động của học sinh? Mục tiêu mong muốn của mỗi hoạt động; Tương ứng với mỗi hoạt động cần tài liệu học tập và phương tiện học tập nào; Tạo ra khả năng học tập bằng các tài liệu học tập, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức học tập phù hợp, có hiệu quả; Xác định và dự kiến kiểm tra đánh giá. 3.4. Trình bày bài soạn: Tuỳ theo bộ môn, giáo viên thực hiện theo mẫu quy định thống nhất. Trong đó cần chú ý những điểm cơ bản sau: Năm học 2012-2013 Trang 10 [...]... 25 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên Do thời gian và năng lực có hạn nên những vấn đề đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót Tôi rất mong lĩnh hội được những ý kiến đóng góp của các đồng chí trong hội thảo Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đồ Sơn, ngày 19 tháng 03 năm 2013 Năm học 2012-2013 Trang 26 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng... toàn thể các đồng chí trong Chi đoàn giáo viên! Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được gửi lời chào, lời chúc sức khỏe tới các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu cùng toàn thể Hội thảo Chúc Hội thảo thành công rực rỡ! Thưa Hội thảo! Hoạt động chuyên môn là một hoạt động vô cùng quan trọng trong nhà trường, trong đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn luôn được Ban giám hiệu cùng các đồng chí trong... tham luận không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội thảo để bản tham luận được hoàn thiện hơn Cuối cùng, một lần nữa, tôi xin kính chúc sức khỏe các quý vị đại biểu Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Tôi xin trân trọng cảm ơn! Năm học 2012-2013 Trang 32 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÁCH... năng sống, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội đang nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm Sau đó tôi lập kế hoạch và soạn giáo án chi tiết Để làm được điều này, trên cơ sở các kiến thức, tư liệu đã có do sự chuẩn bị công phu, cẩn thận cho các bài giảng đại trà trên lớp, tôi sưu tầm thêm Năm học 2012-2013 Trang 31 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho... pháp dạy học Xin ý kiến đóng góp của hội của để bản tham luận của tôi được hoàn chỉnh hơn Năm học 2012-2013 Trang 22 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên THAM LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỖ TRỢ DẠY HỌC Người viết: Trần Thị Thu Hiền – giáo viên môn Lịch Sử Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa Hội thảo Ngày nay, khi công nghệ thông... thầy cô giáo để bản tham luận được đầy đủ và hữu ích hơn Cuối cùng xin kính chúc Quý vị đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe và công tác tốt Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp Xin trân trọng cảm ơn! Năm học 2012-2013 Trang 15 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Người viết: Lưu Minh Dự- chủ nhiệm lớp 10C5 Nghề dạy học... tiếp cận với từng đối tượng Bởi có nhiều học sinh yếu tố gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, lời ăn tiếng nói và lối ứng xử của các em Giáo viên chủ nhiệm cần lập một kế hoạch chủ nhiệm ngay từ đầu năm học có công việc cụ thể trong từng tuần từng tháng, cho học sinh đăng kí thi đua về hạnh Năm học 2012-2013 Trang 16 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ... cao đẳng - Năng lực về môn Tiếng Anh của các em còn yếu Các em học khá giỏi chỉ rơi vào lớp chọn đầu và tập trung thi khối A là chính vì đây là khối thi có nhiều sự lựa chọn về trường cho học sinh Do vậy số lượng học sinh tham dự thi khối D và A1 là không nhiều và trình độ Tiếng Anh không cao Năm học 2012-2013 Trang 27 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo... hơn Và việc giáo dục con trẻ không phải của riêng ai mà của tất cả mọi người, của chung toàn xã hội Xin gửi lời chúc chân thành nhất tới các thầy cô giáo, chúc tất cả các thầy giáo cô giáo luôn mạnh khỏe luôn luôn thành công trong sự nghiệp trồng người Năm học 2012-2013 Trang 18 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên THAM LUẬN SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ... được coi là yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy bậc THPT Trong thực tế những năm gần đây trường THPT Đồ Sơn đã được Sở GD và ĐT Hải Phòng đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang bị các phương tiện dạy học như các bộ thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất, tài liệu tham khảo cho tất cả các môn học đối với giáo viên và học sinh Năm học 2012-2013 Trang 19 Trường THPT Đồ Sơn trẻ” Hội thảo “ Nâng . 3 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ” năng ra đề kiểm tra sẽ được viết thành các tham luận và đưa vào trong cuốn kỷ yếu Hội thảo để các đồng. Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chi đoàn giáo viên đã tổ chức Hội thảo với Năm học 2012-2013 Trang 2 Trường THPT Đồ Sơn Hội thảo “ Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trẻ”. giảng dạy cho các đồng chí giáo viên trẻ. Hội thảo được tổ chức trong thời điểm nhà trường đang đón đoàn thực tập sư phạm của trường ĐHHP nên hy vọng qua Hội thảo các em giáo sinh thực tập cũng rút