1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương_2 pdf

7 499 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 163,67 KB

Nội dung

Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương Từ những di vật khảo cổ học, có thể sơ lược suy ra một số nét của xã hội thời kỳ An Dương Vương như sau: người Âu Lạc vẫn tiếp tục xây dựng nơi ở bằng những ngôi nhà sàn kể những cánh đồng lúa, vẫn mặc theo kiểu đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy, những ngày hội vẫn đội mũ cắm lông chim hay bông lau cao vút trên đầu, vẫn tiếp tục đúc những trống đồng, thạp đồng nổi tiếng, vẫn dùng những vũ khí giáo, lao, rìu lưỡi xéo, rìu gót vuông các loại bằng đồng có trang trí hoa văn hình thuyền, người hoá trang lông chim và động vật hươu nai sinh động và đẹp, v.v Công cụ bằng kim loại đã thay thế những công cụ sản xuất bằng đá. Những lưỡi cày đồng hình lá tìm thấy tại xóm Nhồi (Cổ Loa) khỏe hơn, dày hơn, kích thước lớn hơn tất cả những lưỡi cày đã tìm thấy chứng minh một sức kéo lớn hơn, một năng suất cao hơn, một kỹ thuật tiến bộ hơn trong nông nghiệp. Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của đồ sắt. Phàn lớn dấu vết sát tìm thấy trong các di chỉ khảo co học không còn rõ hình dáng công cụ vì sắt chóng gỉ và đã gỉ thì rất mau mất nguyên dáng-một mặt là bằng chứng cho một bước tiến lớn trong sức sản xuất, mặt khấc là bằng chứng để cải chinh nhận thức có phần phổ biến từ lâu là Việt Nam mới có sắt từ thời thuộc Hán và do người Hán truyền bá sang. Sắt bước vào đời sống con người thời đó đã cắm một cái mốc quan trọng trong lịch sử. Sức sản xuất tăng lên, kéo theo một loạt những biến đổi lớn trong xã hội Âu Lạc, mà hiện vật khảo cổ đã là minh chứng hùng hòn. Nếu ở cuối thời Hùng Vương sự cách biệt giàu nghèo đã có (1 Sự khác biệt về số lượng những vật chôn theo trong các ngôi mộ ở Đông Sơn trong lần khai quật năm 1970 đã phản ánh rõ ràng điều này), thì ở thời An Dương Vương sự phân hóa giai cấp càng rõ nét. Điều này không chỉ là suy luận. Những chứng cớ về một quân đội thường trực lớn mạnh, những dấu tích của một công trình quân sự- thành Cổ Loa-độc đáo, to lớn đã chứng minh cho điều nòi trên. Kho tên đồng hàng vạn chiếc tìm thấy ở Cầu Vực (Cổ Loa) là một phát hiện khảo cổ học hiếm thầy không những trong nước mà cả trên thế giới. Những đầu mũi tên đồng 3 cạnh tương đối lớn về kích thước và khá đặc biệt về kiểu dáng này là cơ sở tốt để giải thích câu chuyện truyền thuyết về nỏ thần. Hầu như mọi người đều chấp thuận ý kiến cho rằng chuyện nỏ thần phản ánh sự xuất hiện một loại vũ khí mới rất lợi hại có thể bắn một lúc nhiều mũi tên, hoặc ít nhất là cải tiến một thứ vũ khí có tác dụng sát thương cao. Việc sản xuất vũ khí cũng có tổ chức quy mô, đội quân thường trực được trang bị chính quy hơn hẳn thời trước. Kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu cũng có một bước tiến mới đồng thời với việc xây thành phòng ngự. Việc xây dựng thành quách và sự xuất hiện chiến thuật chiến đấu phòng ngự trong thành rất phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới: bên trong thì mâu thuẫn giai cấp đã nảy sinh mạnh mẽ, bên ngoài thì sức ép bành trướng của xâm lược nước ngoài tăng lên. Thành Cổ Loa với dấu tích hiện còn là một tòa thành vào loại lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cho tới nay, chúng ta chưa phân tách bạch được đoạn nào, phần nào được đắp thời Vua Thục, đoạn nào, phần nào do các đời sau tu bổ hay làm thêm. Nhưng những lát cắt thành đã cung cấp chứng cớ để có thể thừa nhận: về cơ bản những lũy thành quanh co hiểm trở vốn là cấu trúc của tòa thành xưa. Từ đấy có thể nhận thấy một tổ chức quân đội khá mạnh “giỏi cung nỏ, thạo thủy chiến”. Quân đội này đã chặn đứng được những cuộc tiến công quân sự của Triệu Đà, buộc họ Triệu phải viện tới những âm mưu xảo quyệt mới chiếm được cơ đồ Âu Lạc (1 Truyền thuyết nỏ thần kể nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc là do hoạt động gián điệp của Trọng Thủy lấy cắp được lẫy nỏ thần của vua Thục. Sử kỷ chép: “Cao Hậu chết tức bãi binh, Triệu Đà nhân lúc đó uy hiếp biên cảnh và lấy của cải đút lót khiến Âu Lạc thần phục”. Như vậy cả truyền thuyết lẫn sử sách đều thống nhất việc Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc là không phải do một thắng lợi quân sự). Trong mấy chục năm tồn tại của nước Âu Lạc (2 Chúng tôi lấy năm kết thúc của nước âu Lạc là 180 (hoặc 179) trước Công nguyên bằng vào Sử ký: “Cao Hậu chết tức bãi binh, Triệu Đà nhân lúc đó uy hiếp biên cảnh và lấy của cải đút lót khiến Âu Lạc thần phục) kề vai sát cánh bên nhau, người Âu và người Lạc đã xây dựng một nước giàu mạnh, phát triển trên cơ sở bền vững của hàng nghìn năm thời kỳ Hùng Vương. Nước Âu Lạc đã bước hẳn vào thời đại sắt, tình hình phân hóa giai cấp đã rõ nét hơn, đã xuất hiện nhà nước thực sự, đã có quân đội thường trực mạnh, gồm bộ binh, thủy binh, đã biết xây dựng thành quách vững chắc. 1.Tóm lại, mấy năm nghiên cứu đã có thể cho phép chúng ta sơ bộ chấp thuận một số kết luận cơ bản về thời kỳ lịch sử An Dương Vương và quan hệ giữa thời kỳ này với thời kỳ lịch sử Hùng Vương như sau: -Quan hệ Hùng-Thục là quan hệ nội bộ của người Việt. Không thể coi việc mất ngôi thủ lĩnh của Hùng Vương như kết quả của một sự mất nước của Hùng Vương. Cả hai thời kỳ lịch sử Hùng Vương và An Dương Vương đều có thể đặt chung trong thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước. -Nền văn minh sông Hồng đã phát triển cao hơn một bước trong thời kỳ Thục An Dương Vương. Sự xuất hiện đồ sắt, sự phân hóa giai cấp đã sâu hơn trong xã hội, sự xuất hiện một quân đội thường trực chính quy với một kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu có công sự, sự ra đời một nhà nước thật sự là nhưng mối quan hệ nhân quả chằng chéo, nhưng dù sao những yếu tố mới đâm chồi nảy lộc trong thời kỳ lịch sử An Dương Vương này đều đã được ươm từ thời kỳ lịch sử Hùng Vương trước nó. -Di tích thành Cổ Loa và kho mũi tên đồng Cầu Vực là chứng tích của một bước nhảy vọt về kỹ thuật quốc phòng. Thời kỳ lịch sử An Dương Vương ngắn ngủi đã có thể được coi như bước chuyển mình của hàng nghìn năm lượng biến của thời Hùng Vương. -Sự giao lưu văn hóa với bên ngoài đã có và có từ lâu trước thời Âu Lạc nhưng ảnh hưởng của các văn hóa khác chưa đậm nét và chưa hề làm thay đổi bộ mặt văn hóa bản địa đẫ sâu rễ bền gốc. 2.Một báo cáo tổng kết 3 năm nghiên cứu chưa phải là những kết luận đầy đủ về thời kỳ lịch sử An Dương Vương tuy ngắn ngủi nhưng rất phức tạp. Trên cơ sở những kết luận đã tạm thời rút ra được, chúng ta lại thấy phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu một số vấn đề: -Nguồn gốc tộc Thục còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Phải tiến tới có kết luận nào đó về yếu tố Âu trong văn hóa Âu Lạc. Những kết luận đó sẽ củng cố vững chắc hơn những điều chúng ta đã chấp thuận cho tới nay, rằng quan hệ Thục-Hùng là quan hệ láng giềng, văn hóa Tây Âu và Lạc Việt vốn có nhiều điểm tương đồng và nước Âu Lạc chính là sự sáp nhập của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt. -Văn hóa Đông Sơn cần được nghiên cứu kỹ về thời gian tồn tại, địa bàn phân bố và những nét khác biệt của các loại hình địa phương. Hiểu biết cặn kẽ về những điểm này sẽ kiểm tra giả thuyết “đặt cả hai thời kỳ Hùng Vương và An Dương Vương vào chung một thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước”. Văn hóa Đông Sơn không những là văn hóa của thời Hùng Vương, thời An Dương Vương mà còn là văn hóa của người Việt cho tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. -Sự kiện Vua Thục thay thế Vua Hùng trị dân lập nước Âu Lạc là một biến động xã hội lớn. Nhà Triệu xâm chiếm và nô dịch nước Âu Lạc cũng là một cuộc thay đổi triều đại quan trọng. Nhưng về mặt văn hóa vật chất, hầu như không có mấy đổi thay. Sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Đông Sơn phải chăng là phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc? Chính điều đó đòi hỏi phải giải thich tính chất của sự thay đổi trên lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, đặc biệt là ở thời Triệu Đà, nghĩa là phải giải thich rô hơn nguyên nhân sự sụp đổ của cơ đồ nhà Thục. Ở góc độ khảo cổ học bằng vào những di tích văn hóa vật chất thì thời đại đầu tiên của lịch sử Việt Nam rõ ràng phải được cắm mốc cuối ở ngày thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cho nên để giải quyết tốt những vấn đề về thời kỳ lịch sử Hùng Vương-An Dương Vương, người nghiên cứu không thể không phóng tầm mắt tới những năm đầu của thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Chỉ có thế mới mong rằng trong những năm sắp tới, công cuộc nghiên cửu lịch sử và khảo cổ thời Bà Trưng-Bà Triệu sẽ được đẩy mạnh hơn trước . Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương Từ những di vật khảo cổ học, có thể sơ lược suy ra một số nét của xã hội thời kỳ An Dương Vương. sơ bộ chấp thuận một số kết luận cơ bản về thời kỳ lịch sử An Dương Vương và quan hệ giữa thời kỳ này với thời kỳ lịch sử Hùng Vương như sau: -Quan hệ Hùng- Thục là quan hệ nội bộ của người Việt việc mất ngôi thủ lĩnh của Hùng Vương như kết quả của một sự mất nước của Hùng Vương. Cả hai thời kỳ lịch sử Hùng Vương và An Dương Vương đều có thể đặt chung trong thời đại bắt đầu dựng nước

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w