1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BẢO HIỂM TIỀN GỬI, BẢO HIỂM TIỀN CẤT TRỮ TRONG KHO VÀ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN

10 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 209,13 KB

Nội dung

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi ( BHTG) đầu tiên trên thế giới được thành lập là Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) hoạt động vào tháng 21934. FDIC ra đời trong hoàn cảnh các vụ đổ vỡ ngân hàng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ.

KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MÔN: KINH TẾ BẢO HIỂM CHỦ ĐỀ: BẢO HIỂM TIỀN GỬI, BẢO HIỂM TIỀN CẤT TRỮ TRONG KHO VÀ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN GVHD: Th.s. Võ Văn Vang NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 3- KTBHI-2 1. Phạm Thị Phương Thảo 37k15.2 2. Trần Bích Trâm 37k15.2 3. Thiều Thị Minh Trang 37k15.2 4. Hồ Tâm Trung 37k15.2 5. Nguyễn Lê Vy 37k15.2 6. Vương Thị Hoàng Anh 37k16.1 7. Nguyễn Thiện Danh 37k16.1 8. Trịnh Thị Mỹ Duyên 37k16.1 9. Phan Võ Nhàn Hạ 37k16.1 10.Phạm Thị Mỹ Hạnh 37k16.1 Đà nẵng, tháng 10 năm 2014 Th.s. Võ Văn Vang Page 1 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 PHẦN 1: BẢO HIỂM TIỀN GỬI I Khái quát về quá trình hình thành, phát triển bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển bảo hiểm tiền gửi trên thế giới Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới. Hoạt động tài chính - ngân hàng luôn gắn liền với sự nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro, một số rủi ro như: rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro mất khả năng thanh toán Chính vì vậy mỗi quốc gia cần phải có tổ chức đứng ra bảo vệ người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng xảy ra đổ vỡ để ổn định tình hình an ninh xã hội. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi ( BHTG) đầu tiên trên thế giới được thành lập là Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) hoạt động vào tháng 2/1934. FDIC ra đời trong hoàn cảnh các vụ đổ vỡ ngân hàng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ. Nhiều quốc gia Châu Á đã xây dựng tổ chức BHTG theo mô hình FDIC như: Hàn Quốc, Philipin, Đài Loan, 2. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Sự hình thành của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) liên quan trực tiếp đến bối cảnh trong nước và quốc tế • Bối cảnh trong nước Vào khoảng những năm 1988 đến 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt, niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa hệ thống tổ chức tín dụng ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về quy mô và phạm vi hoạt động. Các ngân hàng có mức vốn thấp và nợ xấu cao làm cho các hoạt động của ngân hàng chưa thật sự an toàn, tiềm ẩn rủi ro. Với tình hình đó, cần có một tổ chức bảo hiểm tiền gửi ra đời để tạo được lòng tin của công chúng với các tổ chức tín dụng. • Bối cảnh quốc tế Th.s. Võ Văn Vang Page 2 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 đã tác động đến hoạt động của ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình xử lý khủng hoảng tài chính ngân hàng thì BHTG là công cụ tài chính được một số Chính phủ ở Châu Á sử dụng hữu hiệu trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng như lấy lại niềm tin của công chúng. Đồng thời, nhiều quốc gia nhìn nhận rằng nếu có tổ chức BHTG thì có thể tránh cho quốc gia của họ được những cuộc 17 khủng hoảng tài chính. Hơn thế nữa, cũng trong thời kỳ này xu hướng phát triển hệ thống BHTG trên thế giới phát triển mạnh mẽ và xu hướng đó cũng tác động đến Việt Nam. Đứng trước hiện thực đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg ngày 09/11/1999 thành lập tổ chức BHTG (BHTG) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính- ngân hàng và đóng góp vào việc nâng cao niềm tin của công chúng tổ và đi vào hoạt động từ ngày 7/7/2000. Đây là tổ chức duy nhất triển khai hoạt động BHTG tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. BHTGVN là tổ chức thực hiện chính sách BHTG tại Việt Nam. Và BHTG tại Việt Nam là công cụ tài chính được Chính phủ sử dụng để thay mặt Chính phủ bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng. II Khái niệm, bản chất, mục đích vai trò của bảo hiểm tiền gửi 1. Khái niệm: Bảo hiểm tiền gửi ( BHTG): Là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: Tổ chức BHTG là đối tác nhận đóng góp tài chính từ tổ chức tham gia BHTG và có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm đến người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. Tổ chức tham gia BHTG: Là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Theo thông lệ quốc tế, hiện nay trên thế giới có hai Th.s. Võ Văn Vang Page 3 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 xu hướng tham gia BHTG, đó là các tổ chức tham gia BHTG có thể tham gia BHTG một cách bắt buộc hoặc tham gia tự nguyện. Điều này tùy thuộc vào chính sách tài chính – ngân hàng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ở các nước, cho thấy xu hướng phổ biến hiện nay là tham gia BHTG bắt buộc. Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: Là khách hàng có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Người gửi tiền không phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG nhưng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán tiền gửi kể cả tiền lãi tích lũy trên tiền gửi đó trong hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm của tổ chức BHTG có thể là toàn bộ hoặc một phần tiền gửi do chính sách của mỗi quốc gia. 2. Mục đích, vai trò của hoạt động bảo hiểm tiền gửi Mục đích: • Sử dụng công cụ BHTG là nhằm thực hiện chính sách công. Vì vậy, chính sách BHTG của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được thiết kế để bảo vệ số đông người gửi tiền. • Đảm bảo hệ thống tài chính - ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và ngăn chặn đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức BHTG. • Giảm gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ của tổ chức tín dụng và điều này đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho người dân đóng thuế để Chính phủ hỗ trợ giải quyết những ngân hàng phá sản. Vai trò: Vai trò của BHTG thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Th.s. Võ Văn Vang Page 4 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 III . Đối tượng tham gia và các rủi ro được bảo hiểm: 1. Đối tượng tham gia: là các tổ chức tín dụng. Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền gửi. 2. Các rủi ro được bảo hiểm: • Sự phá sản của tổ chức tín dụng: là trường hợp mà các tổ chức tín dụng không thể trả nợ một cách đầy đủ hoặc tổ chức tín dụng không thể tiếp tục kinh doanh vì bị thiếu vốn. • Sự giải thể bắt buộc của tổ chức tín dụng: giải thể bắt buộc là do không tuân thủ các quy tắc, luật lệ của Nhà nước, hoặc có thể do chủ nợ đề nghị tòa án ra lệnh tuyên bố giải thể . • Phải chấp nhậnlệnh thanh lý: cơ quan có thẩm quyền xét thấy tổ chức tín dụng mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng không đúng mục đích đề ra, không muốn tòa án can thiệp mà quyết định thanh lý không cho tổ chức tín dụng hoạt động tiếp. • Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng: là tình trạng tổ chức tín dụng bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh,mất khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Th.s. Võ Văn Vang Page 5 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 • Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của tòa án đối với tổ chức tín dụng: trường hợp tổ chức tín dụng cố ý không thanh toán cho chủ nợ và chủ nợ đệ đơn lên tòa án để bắt buộc tổ chức tín dụng phải tuyên bố phá sản, hay thanh lý để trả nợ. 3. Các trường hợp loại trừ: • Vi phạm nghiêm trọng các quy địng về tiền tệ tín dụng, thanh toán đã nêu trong pháp lệnh ngân hàng của tổ chức tín dụng: nếu tổ chức tín dụng vi phạm các quy định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán dẫn đến phá sản thì công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường. • Giải thể tự nguyện: do cổ đông nhận thấy mục tiêu không đạt được như cam kết ban đầu, hoặc cổ đông muốn thu hồi lại vốn đầu tư. • Ngừng hoạt động: vì chiến tranh, bạo loạn dân sự, nội chiến IV . Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm: 1. Số tiền bảo hiểm : căn cứ vào số dư tiền gửi trong báo cáo số dư tiền gửi mỗi quý của tổ chức tín dụng, bao gồm gốc và lãi của một cá nhân hay tổ chức gửi tiền tại tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi. 2. Phí bảo hiểm: là số tiền tổ chức tín dụng phải trả cho công ty bảo hiểm. Được tính theo công thức sau: Trong đó: P- phí bảo hiểm theo quý m- số dư tiền gửi R- tỷ lệ phí bảo hiểm G- số ngày của 1 quý 365- số ngày trong năm Th.s. Võ Văn Vang Page 6 P= m××G KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 Ví dụ: số liệu của một tổ chức tín dụng năm 2008, quý 2 như sau: - Doanh số tiền gửi: 1000 triệu đồng - Số dư tiền gửi được bảo hiểm: 600 triệu đồng  Như vậy, số tiền bảo hiểm = 600 triệu đồng Nếu tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.15% thì phí bảo hiểm / 1 quý mà tổ chức tín dụng phải nộp cho tổ chức bảo hiểm = V . Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm: Khi xảy ra tồn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, các tổ chức tín dụng phải thông báo các công ty bảo hiểm biết kèm theo giấy tờ: • Giấy yêu cầu bồi thường. • Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm. • Báo cáo thực trạng của tổ chức tín dụng tại thời điểm xảy ra rủi ro. • Lệnh của tòa án, tuyên bố phá sản, giải thể. • Bảng kê danh sách những người gửi tiền chưa được thanh toán toán. Sau khi xem xét các giấy tờ liên quan nếu thấy phù hợp, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người gửi tiền. VI . Thực trạng của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam : Việc tham gia BHTG tại Việt Nam là bắt buộc. Tính đến 31/12/2009 đã có 1.136 tổ chức tham gia BHTG, gồm 3 Ngân hàng thương mại nhà nước, 39 Ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 33 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở pháp lý, năng lực tài chính, trình độ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật… nên BHTGVN hầu như hoạt động theo mô hình chi trả. Các nghiệp vụ chủ yếu là thu phí BHTG, xác định số tiền phải chi trả và chi trả khi có sự kiện BHTG phát sinh; công tác kiểm tra, giám sát khách hàng còn ở mức độ hạn chế; các nghiệp vụ hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG và tham gia thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG hầu như chưa triển khai. Năm 2006, Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ đã điều chỉnh hạn mức chi trả tiền bảo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Với nguyên tắc thận trọng, đúng đối tượng, BHTGVN đã cho vay hỗ trợ tài chính đối với 5quỹ tín dụng nhân dân ( QTDND) gặp khó khăn tạm thời về khả năng thanh khoản với số tiền hơn 7 tỷ đồng. Đến nay 4 trong số 5 QTDND đã phục hồi, trở lại hoạt Th.s. Võ Văn Vang Page 7 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 động bình thường không làm ảnh hưởng đến trật tư an toàn xã hội cũng như hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn. Đặc biệt vai trò của BHTG cũng như niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng rút tiền gửi tại Ngân hàng thương mai (NHTM) cổ phần Á châu (ACB) tháng 10/2003, NHTM cổ phần Phương Nam tháng 7/2005 , NHTM cổ phần nông thôn Ninh Bình tháng 7/2005. BHTGVN cũng là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Tháng 3 năm 2007 BHTGVN lần đầu tiên đã đăng cai và tham gia tổ chức thành công Hội nghị thường niên Ủy ban BHTG khu vực Châu Á lần thứ 5 (ARC5) và Hội thảo quốc tế về BHTG. Nguồn: http://www.vnba.org.vn. PHẦN 2: BẢO HIỂM TIỀN GỬI TRONG KHO VÀ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN Th.s. Võ Văn Vang Page 8 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 I. Đối tượng bảo hiểm: là tiền để tại kho hoặc trụ sở và tiền trong quá trình vận chuyển. Thuật ngữ “ tiền” được hiểu là tiền mặt, các phương tiện thanh toán có giá trị ; séc, biên lai, hóa đơn, trái phiếu II. Phạm vi bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm tiền có thể bao gồm các tổn thất, mất mát, thiệt hại như: • Trên đường vận chuyển, đang được giữ bởi người được bảo hiểm hoặc người đại diện hợp pháp, hoặc gửi bằng đường bưu điện ( tiền mặt, trái phiếu, chứng khoán ngân hàng, séc mở, hóa đơn) • Trong phạm vi cơ sở của người được bảo hiểm trong thời gian kinh doanh • Trong két an toàn của ngân hàng. • Trong nhà của tư nhân, của bất kỳ người được ủy nhiệm nào của người được bảo hiểm • Đối với thẻ bảo hiểm quốc gia sẽ được bảo hiểm trong khi để tại nhà hoặc trên đường vận chuyển đến Cục An toàn xã hội. Các trường hợp loại trừ: • Mất mát không rõ lý do • Sự không trung thực của người làm công không được phát hiện • Tịch thu, quốc hữu hóa có chủ đích của người có thẩm quyền • Thiếu do sai sót, chểnh mảng • Tổn thất do mất giá, do phương tiện không được trông giữ. • Mất tiền xu hoặc các vật có giá trị tương tự trong các máy hoạt động bằng tiền xu. III. Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm: 1. Giá trị bảo hiểm: là số tiền của người được bảo hiểm hoặc thuộc trách nhiệm trông non, quản lý theo luật của người được bảo hiểm. Nếu là tiền trong khi vận chuyển thì nêu rõ số lượng tiền của từng chuyến vận chuyển, bao bì đóng gói, phương tiện đựng tiền, vận chuyển bao nhiêu chuyến/ năm Th.s. Võ Văn Vang Page 9 KINH TẾ BẢO HIỂM KTBHI-2 Việc xác định giá trị bảo hiểm cho tiền trong kho và trong quá trình vận chuyển phụ thuộc vào: giá trị tiền được bảo hiểm. 2. Phí bảo hiểm của tiền cất trữ trong kho: phụ thuộc vào độ an toàn, kết cấu, trọng lượng của phương tiện đựng tiền. Một số phương tiện đựng tiền sau Tỷ lệ phí tối thiểu tương ứng với các loại két sắt A- Kho hay hầm chứa của ngân hàng 0.2% B- Két sắt loại lớn: nặng từ 1.000kg trở lên 0.3% C- Két sắt loại trung bình: 500kg-<1.000kg 0.4% D- Két sắt loại nhỏ: 200kg-<500kg 0.5% E- Két sắt loại rất nhỏ: <200kg 0.8% F- Tiền để tại các quầy giao dịch của ngân hàng. 1.2% 3. Phí bảo hiểm trong quá trình vận chuyển: phụ thuộc vào số lượng tiền vận chuyển trong một chuyến, tổng số tiền vận chuyển trong năm và quãng đường vận chuyển. Phí bảo hiểm tiền trong quá trình vận chuyển = Phí cơ bản + Phí gia tăng Trong đó: Phí cơ bản = tỷ lệ phí cơ bản 1 × số tiền vận chuyển ước tính cho một chuyến cao nhất trong năm Phí gia tăng = tỷ lệ phí gia tăng 2 × tổng số tiền vận chuyển ước tính trong năm Ví dụ: Doanh nghiệp B mỗi tháng 2 lần chở tiền đến ngân hàng nộp. Số tiền cao nhất của một chuyến là 350.000$. Ước tính số tiền vận chuyển cả năm là 8.000.000$. tỷ lệ phí cơ bản là 0.5%, tỷ lệ phí gia tăng 0.035%. Vận chuyển bằng ô tô, có một người mang vũ khí đi kèm.  Phí bảo hiểm = (0.5%× 350.000$) + ( 0.035% × 8.000.000$) = 4.550$ Vậy tổng số phí bảo hiểm doanh nghiệp B nộp/ năm là 4.550$ 1 Tỷ lệ phí cơ bản được quy định trong biểu phí 2 Tỷ lệ phí gia tăng được quy định căn cứ vào số lượng tiền vận chuyển, quãng đường và phương tiện vận chuyến. Th.s. Võ Văn Vang Page 10

Ngày đăng: 23/01/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w