- Ghi tựa bài b Luyện đọc * Đọc mẫu: lời kể khoan thai, rành mạch, giọng ông: ôn tồn, hiền hậu, hồ hở khi chia quà cho các cháu thân mật, ấm áp, khi hỏi các cháu ăn đào có ngon không?. -
Trang 1KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 29
(từ ngày 18 /03 đến ngày 22 /03/2013)
Những quả đàoNhững quả đàoCác số từ 111 đến 200Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
GD KNS
THMT + KNS + TT HCM
Những quả đàoCác số có 3 chữ sốNhững quả đàoLàm vòng đeo tay (TT)
Cây đa quê hương
Chữ hoa A (kiểu 2)Luyện tập
Một số loài vật sống dưới nước GD KNS
6
22/03
Chính tả
ToánTập làm văn
HĐTT
123
Hoa phượngMét
Đáp lời chia vui Nghe – trả lời câu hỏi
GD KNS
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2013
Trang 2TẬP ĐỌC NHỮNG QUẢ ĐÀO I) Mục đích yêu cầu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
* GD KNS:
- Tự nhận thức.
_ Xác định giá trị bản thân.
II) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
- HS HTL bài thơ, trả lời câu hỏi:
+ Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
- Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh SGK hỏi:
+ Tranh vẽ những gì?
Hôm nay các em sẽ đọc truyện “ những quả
đào” Qua truyện này, các em sẽ thấy các bạn
nhỏ trong truyện được ông mình cho những
quả đào rất ngon đã dùng những quả đào đó
như thế nào?
- Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: lời kể khoan thai, rành mạch, giọng
ông: ôn tồn, hiền hậu, hồ hở khi chia quà cho
các cháu thân mật, ấm áp, khi hỏi các cháu ăn
đào có ngon không? Ngạc nhiên khi hỏi Việt vì
sao không nói gì, cảm động phấn khởi Việt có
tấm lòng nhân hậu Giọng Xuân hồn nhiên,
nhanh nhảu; Vân: ngây thơ; Giọng Việt: lúng
Trang 3- Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
- Đọc từ khó: cái vò, làm vườn, hài lòng, nhận
xét, tiếc rẻ, thơ dại, nhân hậu, thốt Kết hợp giải
nghĩa các từ ở mục chú giải Giải thích thêm
các từ: nhân hậu( thương người đối xử có tình
nghĩa với mọi người)
+ GV giải nghĩa từ
+ Cái vò: (đồ dựng bằng đất nung, miệng tròn,
thân phình ra, đáy thót lại)
+ Hài lòng: (vừa ý, ưng ý)
+ Thơ dại: ( còn bé quá, chưa biết gì)
+ Thốt: ( bật ra thành lời một cách tự nhiên)
- Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Người ông dành những quả đòa cho
ai?
* Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với
những quả đào?
- Cô bé Xuân làm gì với những quả đào?
- Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?
- Việt đã làm gì với quả đào?
* Câu 3:
- Ông nhận xét gì về Xuân?
- Ông nói gì về Vân? Vì sao ông nói như vậy?
- Ông nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy?
* Câu 4: Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ
- Xuân đem hạt đào trồng vào một cái Vò
- Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm
- Việt dành quả đào cho Sơn bị ốm Sơn không nhận, cậu đặt quả đào ở bàn
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu
vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn
- Phát biểu
Trang 4D) Luyện đọc lại
- 2 nhóm HS phân vai thi đọc lại câu chuyện
- Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
- HS nhắc lại tựa bài
+ Qua câu chuyện em cần học ở nhân vật nào?
- GDHS: Thương yêu và giúp đỡ tất cả mọi
người
5) Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về luyện đọc lại bài Xem bài mới
- Thi đọc theo vai
- Nhắc lại
- Phát biểu
TOÁN CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I) Mục tiêu
III) Hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
Trang 5234
…
112113114
…
- Một trăm mười hai
- Một trăm mười ba
- Một trăm mười bốn
…
* Viết và đọc số 111
- HS xác định số trăm, chục, đơn vị, cho biết
cần điền chữ số thích hợp nào, viết số điền vào
+ Nêu tên số, HS lấy các hình vuông( trăm)
các HCN( chục) và đơn vị( ô vuông) để được
hình ảnh trực quan của số đã cho
- HS thao tác trên đồ dùng trực quan các số
154 Một trăm năm mươi bốn
Trang 6- Bài b, c dành cho HS khá giỏi
* Bài 3: Điền dấu
- Về nhà xem lại bài
- Xem bài mới
(Tiết 2) I) Mục tiêu
- Biết: mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng
* Tích hợp môi trường.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh
* GD KNS:
Trang 7- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với người khuyết tật.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong VBT
- Cờ, xanh, đỏ
- Tranh ảnh nói về giúp đỡ người khuyết tật
III) Hoạt động dạy học Tiết 2
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
+ Chúng ta cần làm gì đối với người khuyết
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học đạo
đức bài: Giúp đỡ người khuyết tật
- Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Tình huống: Đi học vè đến đầu làng thì
Thủy và Quân gặp một người bị hỏng mắt
Thủy chào “ chúng cháu chào chú ạ” Người
đó bảo: “ chú chào các cháu” Nhờ các cháu
giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với
Quân liền bảo: “ Về nhanh để xem phim hoạt
hình trên ti vi cậu ạ” Nếu em là Thủy, em sẽ
làm gì khi đó? Vì sao?
- HS thảo luận theo cặp
- HS trình bày
=> Kết luận: Thủy nên khuyên bạn cần chỉ
đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến nhà
- Giúp đỡ người khuyết tật
- Chúng ta cần quan tâm giúp đỡ người khuyết tật
- Giúp đỡ tùy theo khả năng của mình
- Nhắc lại
- Thảo luận
- Trình bày
- Thảo luận nhóm
Trang 8những việc làm phù hợp để giúp đỡ người
khuyết tật
=> Kết luận chung: Người khuyết tật chịu
nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều
khó khăn trong cuộc sống Cần giúp đỡ người
khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự
tin vào cuộc sống Chúng ta cần làm những
việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ
4) Củng cố
- HS nhắc lại tựa bài
+ Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ người
khuyết tật?
- GDHS: Yêu mến và giúp đỡ mọi người nhất
là người khuyết tật để họ không cảm thấy cô
đơn
5) Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài
- Xem bài mới
- Bước đầu tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt
- HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện
* GD KNS:
- Tự nhận thức.
_ Xác định giá trị bản thân.
II) Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi tóm tắt 4 đoạn câu chuyện
III) Hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
- HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu
chuyện
- Hát vui
- Kho báu
- Kể chuyện
Trang 9- Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học kể
chuyện bài: Chuyện quả đào
- Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn kể chuyện
* Tóm tắt nội dung từng đoạn câu chuyện
- HS đọc yêu cầu và mẫu
- Đã có tóm tắt nội dung đoạn 1( chia đào),
đoạn 2( chuyện của Xuân) Dựa theo cách đó,
các em tóm tắt nội dung các đoạn còn lại
- HS phát biểu
- Nhận xét ghi bảng
Đoạn 1: Chia đoạn (quà của ông)
Đoạn 2: Chuyện của Xuân (Xuân làm gì với
quả đào; Xuân ăn đào như thế nào?)
Đoạn 3: Chuyện của Vân (cô bé ngây thơ;
Vân ăn đào như thế nào?)
Đoạn 4: Chuyện của Việt (Việt đã làm gì với
quả đào; tấm lòng nhân hậu)
* Kể từng đoạn câu chuyện
- HS nhắc lại tựa bài
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét ghi điểm
- GDHS: Chăm chỉ học và biết yêu thương
giúp đỡ mọi người
5) Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể lại câu chuyện
- Xem bài mới
- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị
Trang 10- Các bài tập cần làm là: bài 2, 3 Bài 1 dành cho HS khá giỏi.
II) Đồ dùng dạy học
- Bộ toán thực hành GV + HS
- Bảng nhóm
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
III) Hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
Đọc số2
2
33
45
234235
- Hai trăm ba mươi bốn
- Hai trăm ba mươi lăm
* Viết và đọc số 234
- Yêu cầu HS xác định số trăm, chục, đơn vị,
cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số
- Ghi bảng
- HS nêu cách đọc; nhắc HS chú ý 2 chữ số
cuối để suy ra cách đọc số có 3 chữ số
VD: bốn mươi ba
Hai trăm bốn mươi ba
- Tương tự hướng dẫn HS làm các số còn lại
- Nêu tên số: “ hai trăm mười ba” yêu cầu HS
lấy các hình vuông( trăm) các HCN (chục) và
đơn vị( ô vuông) được hình trực quan cuả số đã
Trang 11a) Bốn trăm linh năm
b) Bốn trăm năm mươi
c) Ba trăm mười một
d) Ba trăm mười lăm
e) Năm trăm hai mươi mốt
g) Ba trăm hai mươi hai
* Bài 3: Viết (theo mẫu):
Sáu trăm bảy mươi ba
Sáu trăm bảy mươi lăm
Bảy trăm linh năm
Tám trăm
Năm trăm sáu mươi
Bốn trăm hai mươi bảy
Hai trăm ba mươi mốt
Ba trăm hai mươi
Chín trăm linh một
Năm trăm bảy mươi lăm
Tám trăm chín mươi mốt
8209119916736757058005604272313209015758914) Củng cố
- HS nhắc lại tựa bài
Trang 12viết số cho đúng.
5) Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài
- Xem bài mới
CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) NHỮNG QUẢ ĐÀO I) Mục đích yêu cầu
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn
- Làm được bài tập 2 a/ b
II) Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
- Bảng lớp ghi sẵn bài chính tả
III) Hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp
2) kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
- HS viết bảng lớp các từ: dang tay,hủ rượu,
bạc phếch, tàu dừa
- Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học chính
tả bài: Những quả đào
- Ghi tựa bài
- HS viết bảng con từ khó, kết hợp phân tích
tiếng các từ: làm vườn, thơ dại, Xuân, Vân,
Việt
* Viết chính tả
- Lưu ý HS: tên riêng và chữ đầu câu viết hoa
Cách ngồi viết, cầm viết, để vở cho ngay ngắn
Trang 13* Bài 2 a: HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn: các em chọn vần inh / in để điền
- HS nhắc lại tựa bài
- HS viết bảng lớp các lỗi mà lớp viết sai
- Biết cách làm vòng đeo tay
- Làm được vòng đeo tay Các nan làm vòng tương đối đều nhau Dán( nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay Các nếp có thể chưa phẳng, chưa đều
- HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay Các nan đều nhau Các nếp gấp phẳng Vòng đeo tay
có màu sắc đẹp
II) Đồ dùng dạy học
- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy
- Quy trình làm vòng đeo tay
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
Trang 14HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
- KT sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học thủ
công bài: Làm vòng đeo tay
- Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn quan sát, nhận xét
- Giới thiệu vòng đeo tay bằng giấy và hỏi:
+ Vòng đeo tay được làm bằng gì?
+ Có giấy màu gì?
- Gợi ý: Muốn giấy đủ độ dài để làm vòng đeo
tay phải nối các nan giấy lại
* Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Cắt thành các nan giấy
+ Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt
thành các nan giấy rộng 1 ô
- Bước 2: Dán nối các nan giấy
Dán nối các nan giấy cùng màu thành một
nan giấy dài 50 ô đến 60 ô, rộng 1 ô, làm 2 nan
như vậy
- Bước 3: Gấp các nan giấy
+ Dán đầu của 2 nan như (H1) gấp nan dọc đè
nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan (H2)
Sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc như
(H3)
+ Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến
hết nan giấy Dán phần cuối của 2 nan lại được
sợi dây dài( H4)
- Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
+ Dán hai đầu sợi dây vừa gấp, được vòng
đeo tay bằng giấy (H5)
- HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy
- Quan sát giúp đỡ HS
4) Củng cố
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS: yêu thích sản phẩm của mình và giữ
Trang 15- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương
- Trả lời được các câu hỏi: 1, 2, 4 HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3
II) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc ngắt nghỉ
III) Hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi:
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh và hỏi:
+ Tranh vẽ những gì?
- Ở làng quê Việt Nam, ngoài cây tre còn có
một loại cây rất phổ biến là cây đa một loại
cây thân to, rễ chùm, toả bóng mát nên rất gần
gũi với trẻ em Bài học hôm nay sẽ cho các em
thấy cây đa gắn bó với trẻ em ở làng quê như
thế nào?
- Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn
giọng những từ ngữ: gắn liền, không xuể, chót
vót, nổi lên, quái lạ, gẩy lên, hóng mát, hợn
Trang 16* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
- Đọc từ khó: gắn liền, thời thơ ấu, cổ kính,
không xuể, cột đình, chót vót, rễ cây, quái lạ, li
kì, tưởng chừng, gẩy lên, ánh chiều Kết hợp
giải nghĩa các từ ở mục chú giải
+ GV giải nghĩa từ
+ Thời thơ ấu: lúc còn là trẻ con
+ Cổ kính: cũ và có vẻ trang nghiêm
+ Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung
quanh
+ Li kì: lạ và hấp dẫn
+ Tưởng chừng: nghĩ như là, ngỡ là
+ Lững thững: (đi) chậm, từng bước một
- Đọc đoạn: chia đoạn
Đoạn 1: từ đầu … đang cười đang nói
Đoạn 2: phần còn lại
HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn
- Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu
nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang
nói.//
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc nhóm (CN, từng đoạn)
- Nhận xét tuyên dương
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết
cây đa đã sống rất lâu?
* Câu 2: Thân cây được tả bằng những hình
ảnh nào?
- Cành cây được tả bằng những hình ảnh nào?
- Ngọn cây được tả bằng những hình ảnh nào?
- Rễ cây được tả bằng những hình ảnh nào?
* Câu 3: Hãy nói đặc điểm của cây đa mỗi bộ
phận bằng một từ? (Dành cho HS khá giỏi)
* Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn
thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
- Là một tòa cổ kính, chín mười đứa
bé bắt tay nhau ôm không xuể
- Lớn hơn cột đình
- Chót vót giữa trời xanh
- Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ
- Thân cây rất to
- Ngọn cây rất cao
- Rễ cây ngoằn ngoèo
- Ngồi hóng mát ở gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng; đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh
Trang 17- Chốt lại ý của bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê
hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê
- HS nhắc lại tựa bài
+ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả
với quê hương như thế nào?
- GDHS: yêu quê hương và chăm chỉ học để
giúp cho quê hương mình ngày càng giàu đẹp
5) Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc lại bài
- Xem bài mới
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I) Mục tiêu
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để
so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000)
- Các bài tập cần làm: bài 1, 2 (a), 3 (dòng 1) Bài 2 (b, c), 3 (dòng 2, 3) dành cho học sinh khá giỏi
II) Đồ dùng dạy học
- Bộ toán thực hành GV + HS
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2
- Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại tựa bài