1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ của NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP

91 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 757,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ LIÊN HIỆP, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tên sinh viên: ĐỖ THỊ HƯƠNG Chuyên ngành đào tạo: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Lớp: K55 - KTNNB Niên khóa: 2013 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS.NGUYỄN THỊ HẢI NINH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương, nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Hương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vậy nên: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, những thầy cô đã giúp tôi hoàn thiện kiến thức ở Đại học cùng những kỹ năng trải nghiệm trong cuộc sống và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Nguyễn Thị Hải Ninh - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Liên Hiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Hương ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Hiện nay, ngày càng nhiều các hộ nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, hay dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện này việc thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu, có ý nghĩa lớn trong tạo việc làm tăng thu nhập, đời sống hộ dân được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế: tự cấp, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ ….Thấy được tầm quan trọng đó Đảng và nhà nước đã phê duyệt và ban hành rất nhiều chính sách, chương trình về nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông thôn. Liên Hiệp là một xã thuộc huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội, nằm gần trung tâm công nghiệp lớn phía Tây Hà Nội, là cửa ngõ thủ đô giao thương với thành phố lớn nhất miền Bắc. Những năm gần đây, kinh tế xã Liên Hiệp đã có những bước phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên; cơ sở hạ tầng của xã đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã không ngừng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy Liên Hiệp đã và đang được chú trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao giá trị cho sản phẩm nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập tạo điều kiện cho những người dân làm giàu trên mảnh đất quê nhà. Xuất phát từ lý do đó tôi chọn đề tài “Vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sống của hộ nông dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn xã Liên Hiệp và vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn xã nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu: một số vấn đề lý luận và thực tiễn về iii ngành nghề phi nông nghiệp; tìm hiểu, đánh giá vai trò sản xuất phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sống. Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn về tình hình ngành nghề phi nông nghiệp ở Việt Nam, kinh nghiệm về ngành nghề phi nông nghiệp của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành nghề phi nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn xã Liên Hiệp bao gồm: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tôi đưa ra các phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. Về kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài đã tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, vai trò của phi nông nghiệp ảnh hưởng tới đời sống – thu nhập của hộ nông dân xã. Qua điều tra cho thấy ngành nghề chủ yếu ở xã là chế biến tinh bột, sau đó là các ngành nghề làm mộc, cơ khí và các ngành nghề khác. Từ những số liệu có được, chế biến tinh bột sắn và làm mộc tạo thu nhập chủ yếu cho người lao động. Tuy có tính chất thời vụ, sản xuất 5 tháng/năm nhưng chế biến tinh bột sắn có giá trị sản xuất và thu nhập lao động cao nhất, gấp 7 lần giá trị sản xuất của các ngành nghề khác. Hiệu quả sản xuất các ngành của hộ chuyên lớn hơn rất nhiều so với hộ kiêm. Hầu hết, các hộ sản xuất ngành nghề chiếm tỷ lệ nhỏ lao động thuần nông, chủ yếu họ tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Đối với những hộ nông nghiệp, ngoài tham gia sản xuất nông nghiệp hộ còn làm thuê cho những hộ sản xuất ngành nghề. Những hộ sản xuất ngành nghề còn thuê thêm lao động bên ngoài với số lượng tương đối lớn. Bình quân mỗi hộ chuyên ngành nghề thuê 2,53 lao động thường xuyên và 1,9 lao động thời vụ, hộ kiêm ngành nghề thuê 0,7 lao động thường xuyên và 0,5 lao động thời vụ. Điều tra phân tích cho rằng hộ phi nông nghiệp luôn có kết quả sản xuất lớn, hiệu quả sản xuất rõ ràng sau đó đến hộ kiêm và hộ thuần nông kết quả ít khả quan. iv Thu nhập của hộ phi nông nghiệp đạt cao nhất và đạt 7.321 triệu đồng, hộ kiêm có tổng thu nhập là 4.117,518 triệu đồng, xấp xỉ bằng 1 nửa so với hộ phi nông nghiệp. Đối với hộ thuần nông nghiệp, thu nhập chỉ có từ các hoạt động trồng trọt chăn nuôi nên giá trị không cao. 1.059,888 triệu đồng là giá trị tổng thu nhập từ các hộ thuần nông. Sản xuất ngành nghề ở Liên Hiệp không chỉ góp phần đa dạng hóa thu nhập mà còn đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ sản xuất ngành nghề. Thu nhập của hộ cao làm cho đời sống cư dân trong thôn ngày càng được cải thiện về vật chất và tinh thần. Để phát triển hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở xã Liên Hiệp, đề tài đề xuất một số giải pháp: giải pháp về nguồn lực, giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất, giải pháp về kỹ thuật và khoa học công nghệ, giải pháp về thị trường, giải pháp về đất đai. v MỤC LỤC L I C M NỜ Ả Ơ i L I C M NỜ Ả Ơ ii TÓM T T KHÓA LU NẮ Ậ iii M C L CỤ Ụ vi DANH M C B NGỤ Ả vii DANH M C CÁC CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ viii T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 1 1.1 Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1 1.2 M c tiêu nghiên c u c a t iụ ứ ủ đề à 3 1.2.1 M c tiêu chungụ 3 1.2.2 M c tiêu c thụ ụ ể 3 1.3. Câu h i nghiên c uỏ ứ 3 1.4 i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 3 1.4.1 i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 3 1.4.2 Ph m vi nghiên c uạ ứ 4 PH N II C S LÝ LU N VÀ TH C TI N V VAI TRÒ C A NGÀNH NGH Ầ Ơ Ở Ậ Ự Ễ Ề Ủ Ề PHI NÔNG NGHI P N THU NH P VÀ I S NG C A H NÔNG DÂNỆ ĐẾ Ậ ĐỜ Ố Ủ Ộ 5 2.1 C s lý lu n v vai trò c a ng nh ngh phi nông nghi p n thu nh p ơ ở ậ ề ủ à ề ệ đế ậ v i s ng c a h nông dânàđờ ố ủ ộ 5 2.1.1. Các v n liên quan n ng nh ngh phi nông nghi pấ đề đế à ề ệ 5 2.1.2 V n liên quan n i s ng – thu nh pấ đề đế đờ ố ậ 12 2.1.3 Vai trò c a s n xu t phi nông nghi p i v i thu nh p v i ủ ả ấ ệ đố ớ ậ àđờ s ng c a h nông dânố ủ ộ 15 2.2 C s th c ti n v vai trò c a s n xu t phi nông nghi p i v i thu nh pơ ở ự ễ ề ủ ả ấ ệ đố ớ ậ v i s ng c a hàđờ ố ủ ộ 18 2.2.1 Kinh nghi m c a m t s n c trên Th Gi i v phát tri n ng nh ệ ủ ộ ố ướ ế ớ ề ể à ngh phi nông nghi p.ề ệ 18 2.2.2 Th c tr ng phát tri n ng nh ngh phi nông nghi p t i Vi t Namự ạ ể à ề ệ ạ ệ 21 2.3 B i h c kinh nghi m rút ra cho t ià ọ ệ đề à 24 PH N III C I M A BÀN VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UẦ ĐẶ ĐỂ ĐỊ ƯƠ Ứ 27 3.1 c i m a b n nghiên c uĐặ để đị à ứ 27 3.1.1 i u ki n t nhiênĐề ệ ự 27 3.1.2 c i m kinh t - xã h iĐặ để ế ộ 29 3.2 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 43 3.2.1 Ph ng pháp ch n i m nghiên c uươ ọ để ứ 43 3.2.2 Ph ng pháp thu th p s li uươ ậ ố ệ 43 3.2.3. Ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 45 3.2.4 Ph ng pháp phân tích s li uươ ố ệ 45 3.2.5 H th ng các ch tiêu nghiên c uệ ố ỉ ứ 45 46 PH N IV K T QU NGHIÊN C U VÀ TH O LU NẦ Ế Ả Ứ Ả Ậ 47 4.1 Th c tr ng phát tri n s n xu t ng nh ngh phi nông nghi p c a xã ự ạ ể ả ấ à ề ệ ủ Liên Hi pệ 47 4.2 Vai trò c a ng nh ngh phi nông nghi p i v i thu nh p v i s ng ủ à ề ệ đố ớ ậ àđờ ố c a h nông dân xã Liên Hi p.ủ ộ ệ 48 4.2.1 Thông tin chung v h i u traề ộđ ề 48 4.2.2 Th c tr ng s n xu t ng nh ngh c a h i u traự ạ ả ấ à ề ủ ộđ ề 51 vi 4.2.3 Vai trò c a ng nh ngh phi nông nghi p i v i các ho t ng ủ à ề ệ đố ớ ạ độ s n xu t kinh doanh c a hả ấ ủ ộ 57 4.2.4 Vai trò ng nh ngh phi nông nghi p i v i i s ngà ề ệ đố ớ đờ ố 62 4.2.5 Vai trò c a ng nh ngh i v i thu nh pủ à ềđố ớ ậ 68 4.3 Y u t nh h ng n vi c phát tri n ng nh ngh phi nông nghi pế ốả ưở đế ệ ể à ề ệ 73 4.3.1 Tác ng c a t ch c o n thđộ ủ ổ ứ đ à ể 73 4.3.2 Tác ng c a ng nh nghđộ ủ à ề 74 4.4 M t s gi i pháp nh m phát tri n phi nông nghi p xãộ ố ả ằ ể ệ ở 75 PH N V K T LU N VÀ KI N NGHẦ Ế Ậ Ế Ị 78 5.1. K t lu nế ậ 78 5.2 Ki n nghế ị 79 5.2.1 i v i nh n cĐố ớ à ướ 79 5.2.2 i v i chính quy n a ph ngĐố ớ ề đị ươ 80 5.2.3 i v i h gia ìnhĐố ớ ộ đ 80 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 82 DANH MỤC BẢNG B ng 3.1: Tình hình s d ng t ai xã Liên Hi p n m 2013ả ử ụ đấ đ ệ ă 31 B ng 3.2: Tình hình dân s v lao ng c a xã Liên Hi pả ố à độ ủ ệ 32 B ng 3.3: Tình hình c s v t ch t k thu t c a xã Liên Hi pả ơ ở ậ ấ ĩ ậ ủ ệ 34 B ng 3.4: Tình hình s n xu t tr ng tr t c a xã 3 n m quaả ả ấ ồ ọ ủ ă 37 B ng 3.5: Tình hình s n xu t ch n nuôi c a xã qua 3 n mả ả ấ ă ủ ă 38 B ng 3.6: T ng doanh thu c a xã Liên Hi p qua 3 n mả ổ ủ ệ ă 42 B ng 3.7: Ph ng pháp thu th p thông tin s c pả ươ ậ ơ ấ 44 B ng 4.1: Các ng nh ngh có ch y u Liên Hi p n m 2013ả à ề ủ ế ở ệ ă 47 B ng 4.2: M t s thông tin c b n v nhóm h i u tra xã Liên Hi pả ộ ố ơ ả ề ộđ ề ở ệ 50 B ng 4.3: S tham gia s n xu t ng nh ngh c a hả ự ả ấ à ề ủ ộ 52 B ng 4.4: Tình hình s n xu t c a h phân theo ng nh nghả ả ấ ủ ộ à ề 53 B ng 4.5. Tình hình s n xu t theo lo i hả ả ấ ạ ộ 55 B ng 4.6: K t qu - hi u qu s n xu t ng nh tr ng tr t c a h n m 2013ả ế ả ệ ả ả ấ à ồ ọ ủ ộ ă 57 B ng 4.7: K t qu , chi phí v k t qu s n xu t ng nh ch n nuôi c a hả ế ả à ế ả ả ấ à ă ủ ộ 58 B ng 4.8: Tình hình lao ng v vi c l m c a nhóm h i u traả độ à ệ à ủ ộđ ề 60 B ng 4.9: Tình hình chi tiêu c a nhóm h i u traả ủ ộđ ề 63 B ng 4.10: M c tham gia các ho t ng gi i trí c a ng i dânả ứ độ ạ độ ả ủ ườ 66 B ng 4.11: T i s n ph c v cho sinh ho t c a hả à ả ụ ụ ạ ủ ộ 66 B ng 4.12: Thu nh p c a h i u tra theo ng nh n m 2011 – 2013ả ậ ủ ộđ ề à ă 68 B ng 4.13: Thu nh p c a h i u tra theo lo i hả ậ ủ ộđ ề ạ ộ 68 B ng 4.14: C c u thu nh p c a h i u traả ơ ấ ậ ủ ộđề 71 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CC Cơ cấu CN-TTCN-XD Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CP Chi phí DT Diện tích HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kĩ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội GTSX Giá trị sản xuất NN-CN-DV Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ TN Thu nhập TNHH Thu nhập hỗn hợp TM-DV Thương mại - Dịch vụ XNHT Xí nghiệp Hương Trấn viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế vùng nông thôn, vai trò sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp dường như không được chú trọng. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, hay dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông thôn dần theo hướng xóa bỏ tình trạng thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa, phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản phẩm. Trong điều kiện đó việc thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu, có ý nghĩa lớn lao trong tạo việc làm tăng thu nhập, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp một mặt thu hút lao động dư thừa ở nông thôn, phát triển thị trường nông thôn, tăng giá trị gia tăng cho nông nghiệp, mặt khác nó còn là giải pháp có hiệu quả để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng đô thị hóa. Việc phát triển các hoạt động phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề thu hút vốn và nguồn lực trong dân. Giúp cho nền kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất hướng tới sự phát triển toàn diện của người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm sản xuất phi nông nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế: tự cấp, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ; trong khu vực 1 [...]... TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN 2.1 Cơ sở lý luận về vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đến thu nhập và đời sống của hộ nông dân 2.1.1 Các vấn đề liên quan đến ngành nghề phi nông nghiệp 2.1.1.1 Sản xuất phi nông nghiệp Phi nông nghiệp có thể được hiểu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ Hoạt động phi nông nghiệp là công nghiệp, ... triển ngành phi nông nghiệp của địa phương 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đến thu nhập đời sống của hộ nông dân - Phân tích thực trạng phát triển ngành phi nông nghiệp của các hộ nông dân của xã Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội - Đánh giá vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đến thu nhập, đời sống tới các hộ nông dân của. .. xuất nông nghiệp và trong các ngành dịch vụ; trong dịch vụ nông nghiệp có dịch vụ cung ứng vốn, dịch vụ chế biến, bảo quản và 9 tiêu thụ nông nghiệp Phi nông nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp: để phát triển khu vực nông thôn thì phải phát triển toàn bộ các ngành nghề phi nông nghiệp lẫn nông nghiệp và nông nghiệp làm tiền đề để cho phi nông nghiệp phát triển và ngược lại phi nông nghiệp. .. triển phi nông nghiệp, đề tài: Vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sống của hộ nông dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”, được tôi lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp của mình 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng và ảnh hưởng của ngành nghề phi nông nghiệp ở xã Liên Hiệp đến thu nhập và đời sống của các hộ nông dân, từ... dân nông thôn mới chuyển đổi sang ngành nghề mới phi nông nghiệp Thu nhập trong nhiều trường hợp không phải là lí do đế chuyển từ thuần nông sang bán nông hay phi nông nghiệp Sự chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp diễn ra chậm và gián tiếp, tức là người ta sẽ làm đồng thời công việc thuần nông và phi nông cho đến khi họ có đủ kinh nghiệm và niềm tin thì họ mới chuyển sang nghành nghề phi nông. .. từ nông nghiệp chiếm 71%, thu nhập ngoài nông nghiệp chiếm 29% giá trị thu nhập bình quân của một hộ thì đến năm 1990 thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 15% còn lại 85% là thu nhập ngoài nông nghiệp 2.2.2 Thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tại Việt Nam Lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sản xuất cho đời sống ở nông thôn Cùng với nông nghiệp, ... nghiệp vụ này góp phần vào sự phát triển mạng lưới dịch vụ đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn 2.1.1.2 Đặc điểm sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn Phi nông nghiệp rất đa dạng về ngành nghề về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Các ngành nghề phi nông nghiệp thường hoạt động đan xen nhau, bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển Công nghiệp nông thôn hoạt động trong các ngành. .. thần của người dân phong phú hơn, từ đó góp phần làm cho nông thôn văn minh, giàu đẹp hơn 2.2 Cơ sở thực tiễn về vai trò của sản xuất phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sống của hộ 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên Thế Giới về phát triển ngành nghề phi nông nghiệp - Trung Quốc 18 Trung Quốc là một nước có nhiều nghề truyền thống phát triển từ xa xưa đã nổi tiếng với các sản phẩm nghề dệt, nghề. .. các hộ làm nghề -Hộ kiêm (nhóm II): là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp, buôn bán -Hộ chuyên (nhóm III): là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc, vận tải, chế biến nông sản, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp … Hoạt động trong các ngành nghề ngoài nghề trồng trọt và chăn nuôi • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong hộ nông dân:... khu vực phi nông nghiệp là ổn định, công việc và thu nhập chắc chắn hơn so với lao 17 động nông nghiệp Tóm lại, phi nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động và nâng cao thu nhập ở nông thôn, hạn chế việc di chuyển lao động ở nông thôn ra thành thị một cách quá mức Việc phát triển các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, . THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN 2.1 Cơ sở lý luận về vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đến thu nhập và đời sống của hộ nông dân 2.1.1 đến ngành nghề phi nông nghiệp 2.1.1.1 Sản xuất phi nông nghiệp Phi nông nghiệp có thể được hiểu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ. Hoạt động phi nông nghiệp là công nghiệp, . nghiệp. Phi nông nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp: để phát triển khu vực nông thôn thì phải phát triển toàn bộ các ngành nghề phi nông nghiệp lẫn nông nghiệp và nông nghiệp làm

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Văn Khỏe 2010. “Giải pháp phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển sản xuất tiểu thủ côngnghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
5. Trần Thị Ngoan 2005. “ Tác động của ngành nghề đến nông nghiệp, nông thôn ở thôn Vân Chàng – xã Nam Giang, huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của ngành nghề đến nông nghiệp, nôngthôn ở thôn Vân Chàng – xã Nam Giang, huyện Nam Trực – tỉnh NamĐịnh
1. Bộ NN & PTNT, (1998) ngành nghề nông thôn Việt Nam (1997), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
2. Nguyễn Điền (1997), CNH nông nghiệp nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thị Kim Phượng 2008. “Nghiên cứu sự thay đổi thu nhập và đời sống của hộ nông dân mất đất canh tác để xây dựng khu công nghiệp ở xã Lạc Đạo – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên Khác
6. UBND TP Hà Nội – Sở kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w