1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Mỹ Thuật 5

27 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 436,5 KB

Nội dung

TUẦN 5: MĨ THUẬT BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I. Mục tiêu: - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. - Biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật. II. Chuẩn bị: - SGK, tranh ảnh các con vật -Đất nặn, bảng con giấy báo III. Các hoạt động dạy - học: Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (3-4p) - Chấm điểm bài thực hành vẽ khối hộp và khối cầu. - Nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B - 4-5 HS nộp bài . 2. Bài mới. (15-18p) a. Giới thiệu bài (1p). - GV giới thiệu bài – ghi bảng: Nặn con vật quen thuộc. b.Quan sát - nhận xét (3-5P) - Ch HS quan sát các tranh ảnh về các con vật +H: Kể tên các con vật trong tranh ? mỗi con vật có những bộ phận nào? +H: Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về hình dáng giữa các con vật? +H: Ngoài các con vật trong tranh ảnh, em còn biết những con vật nào nữa? - Yêu cầu HS nêu tên con sẽ chọn để nặn, con vật đó có những đặc điểm, màu sắc gì? - Gọi HS trả lời, GV hướng dẫn cách nặn: + Nhớ lại hình dáng đặc điểm con vật sẽ nặn + Chọn màu đất nặn cho con vật + Nhào kĩ đất cho mềm,dẻo trước khi nặn + Có thể nặn theo hai cách : Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại hoặc nhào đất theo một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật hoàn chỉnh ( Tạo dáng đi, đứng , chạy, nhảy ) - Cho HS quan sát con vật đã được chuẩn bị. c.Thực hành.(13-15p) -Yêu cầu HS nặn con vật ưa thích. - Nhắc HS giữ vệ sinh chung, không nhào đất trực tiếp lên mặtt bàn - GV theo dõi giúp đỡ những HS cong lúng túng chưa xácdịnh dược các bộ phận của con vật sẽ nặn, tỉ lệ giữa các bộ phận * Tiêu chí đánh giá; +Nặn được con vật ưa thíc, cân đối giữa các bộ phận, tạo được đúng dáng của con vật ( đi , nằm, chạy, nhảy ) - Yêu cầu HS trưng bày bài theo nhóm con vât, gọi HS nhận xét – GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B. - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - Quan sát tranh, nêu tên các con vật trong tranh. - Đại diện, một số HS nêu đặc điểm các con vật. - HS nêu con vật sẽ chon để nặn. - Lắng nghe. - HS nặn theo nhóm. - 3-4 HS nhắc lại tiêu trí đánh giá, trình bày bài theo nhóm. - Nhận xét – đánh giá bài của bạn. 3. Củng cố - dặn dò. (2-3p) - Nhắc lại bài học, các bước tiến hành nặn con vât. + H: Khi nặn cần lưu ý giữ vệ sinh như thế nào? - Nhắc chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí. - Nhận xét – đánh giá tiết học; Vệ sinh tay. o0o TUẦN 6: MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ : VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu: - HS nhận biết được vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục - HS biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết đối xứng qua trục. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết đối xứng trang trí. II. Chuẩn bị: - Một số bài có hoạ tiết đối xứng qua trục. - Vở thực hành, bút chì, thước kẻ, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (4-5p) - Chấm điểm bài thực hành “Nặn con vật ”. - Nhận xét – đánh giá bài làm của học sinh. - 3-4 HS chưa hoàn thành bài ở tiết trước nộp bài để GV đánh giá 2. Bài mới. (18-20p) a. Giới thiệu bài. (1p). - GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục. b. HĐ1: Quan sát nhận xét -GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng phóng to và đặt câu hỏi gợi ý: + Họa tiết hình này giống hình gì? + Họa tiết nằm trong khuôn hình nào? + So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục . - Gọi HS trả lời. GV kết luận: Các họa tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. *HĐ 2: Cách vẽ -Cho HS xem hình gợi ý SGK, nêu nhận xét vè cách vẽ các hoạ tiết đối xứng qua trục. - GV kết luận: + Vẽ hình chung và kể đường trục chính. + Vẽ phá những nét chính của hoạ tiết. + Vẽ chi tiết và sửa hình cho cân đối. + Vẽ màu theo ý thích. Các phần đối xứng nhau của hoạ tiết cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt. *HĐ3: Thực hành - Cho HS thực hành vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc. - HS thực hành - GV quan sát hướng dẫn bổ sung. - Nhắc HS chọn hoạ tiết đơn giản. -HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát hình minh họa, thảo luận theo nhomsb trả lời các câu hỏi để nắm được đặc điểm của cách trang trí đối xứng qua trục. - HS thảo luận nêu cách vẽ đối xứng qua trục. - 3-4 HS nhắc lại cách vẽ. - HS chọn họa tiết và trang trí trong vở thực hành mỹ thuật 3. Củng cố dặn dò (3-5p) * GV chọn một số bài hoàn thành để nhận xét và đánh giá, nêu điều đạt được và chưa đạt được trong bài vẽ. - Nhắc những HS chưa thực hiện xong tiếp tục hoàn thành ở nhà. - Nhắc chuẩn bị bài sau: -Nhận xét – đánh giá tiết học. o0o TUẦN 7: MĨ THUẬT VẼ TRANH: ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - Hs hiểu biết về an toàn giao thông và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài. -Vẽ được tranh về an toàn giao thông theo cảm nhận riêng. - Giáo dục hs có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về an toàn giao thông, một số biển báo giao thông, bài vẽ của hs lớp trước. - SGK, Vở tập vẽ, bút màu III. Các hoạt động dạy - học: Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC ( 3-5p) - Chấm điểm bài thực hành: vẽ đối xứng qua trục . - Gv nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B. -3-4 HS nộp bài để GV đánh giá 2. Bài mới. (20-22p) a. Giới thiệu bài ( 1p). - GV giới thiệu bài – ghi bảng: Vẽ tranh : Đề tài an toàn giao thông. b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung đề tài.(4-6p) - Cho HS quan sát tranh ảnh về an toàn giao thông, gợi ý để HS nhận xét về: + Cách chọn nội dung về đề tài an toàn giao thông. + Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này. + Khung cảnh chung. . + Nêu những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn thông ở tranh ảnh, từ đó tìm được nội dung cụ thể để vẽ các hình ảnh để vẽ tranh. c. Cách vẽ tranh. (10-14p ) - Cho hs quan sát một số tranh trong SGK và đọc mục 2 /22. - Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ tranh, GV kết luận: + Sắp xếp các hình ảnh: Người và phương tiện giao thông, cảnh vật cần có chính có phụ sao cho hợp lí, chặt chẽ và rõ nội dung. + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. d.Thực hành – đánh giá(2-3p) - Yêu cầu HS vẽ tranh vào Vở thực hành hoặc giấy A3. - GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá: + Bài vẽ đúng nội dung đề tài : 3 đ. + Bố cục rõ ràng: 3đ. + Phối màu hợp lý: 3 đ. + Đặt được tên cho tranh: 1đ - Hết thời gian thực hành, yêu cầu Hs đính bài vẽ theo nhóm. Gv nhận xét – đánh giá các bài theo 2 mức A hoặc B. - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát tranh mẫu, thảo luận M4 trả lời các câu hỏi gợi ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -1 HS đọc mục 2/22, lớp quan sát các tranh minh hoạ. - 2-3 HS nêu cách vẽ. - HS làm việc các nhân vẽ bài theo ý thích. - Tham gia đánh giá - nhận xét – bài vẽ của bạn theo các tiêu chí. 3. Củng cố dặn dò. (2-3p) * Liện hệ thực tế: Khi tham gia giao thông tất cả mọi người và các phương tiện phải thược hiện đúng luật ATGT để tránh tai nạ cho bản thân và cho người khác. - Nhắc tiếp tục hoàn thành bài thực hành; Chuẩn bị bài sau: Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Nhận xét – đánh giá tiết học o0o TUẦN 8 : MỸ THUẬT VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I. Mục tiêu: - Hs nhận biết được các vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ. - Hs biết cách vẽ và vẽ hình gần giống mẫu. - Hs thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ khác nhau - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ có dạng hình trụ, hình cầu của hs lớp trước. - SGK, giấy vẽ, bút chì tẩy III. Hoạt động trên lớp. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC. (3- 4p) - GV đánh giá BT về nhà của tiết trước: Vễ tranh đề tài: An toàn giao thông. - GV nhận xét đánh giá theo 2 mức: A hoặc B. - 3-4 Hs nộp bài. 2. Bài mới. (20-22p) a. Gv giới thiệu bài: (1 p ) - Gv: Đưa một số mẫu hình trụ, hình cầu để giới thiệu bài- ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu b. Các hoạt động: *HĐ1: Quan sát, nhận xét: ( 3-5 p ) - Gv giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ đã chuẩn bị để hs quan sát, tìm ra các đồ vật, các loại quả có dạng hình trụ, hình cầu. - GV gợi ý hs cách trình bày mẫu sao cho bố cục đẹp *HĐ2: Hướng dẫn hs cách vẽ. (5-7p ) - GV yêu cầu hs quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho hs cách vẽ: + Các em so sánh giữa tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của mẫu, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu. - GV vẽ lên bảng từng khối riêng biệt để gợi ý hs cách vẽ hình khối trụ và hình khối cầu. * Vẽ hình khối trụ: Bước 1: Vẽ khung hình của khối hộp. Bước 2. Xác định tỉ lệ các mặt của khối trụ . Bước 3. Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng. Bước 4. Hoàn chỉnh hình. * Vẽ hình khối cầu: Bước 1: Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông Bước 2. Vẽ các đường chéo và đường ngang, trục dọc của khung hình . Bước 3. Lấy các điểm đối xứng qua tâm. Bước 4. Dựa vào các điểm, vẽ các hình bằng nét thẳng rồi sửa thành nét cong đều. - Gv gợi ý hs các bước tiếp theo. + So sánh giữa 2 khối về vị trí, tỉ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ cho đúng hơn. + Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt. - Hs nhắc lại ghi tên bài vô vở. - Hs quan sát chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt của mẫu. - Hs quan sát và nêu các bước vẽ từng khối ( Trụ và cầu ). -Lắng nghe, + Hoàn chỉnh bài vẽ. * HĐ3: Thực hành: ( 13-15 p) - GV đặt mẫu để Hs vẽ- Lưu ý HS : + Khi vẽ hình, cần quan sát và so sánh để xác định đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu. + Nhìn thấy mẫu ở hướng nào thì vẽ như thế. - Nhắc hs chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn giản ( vẽ bằng 3 độ đậm nhạt chính). - Gợi ý và giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa Xác định được khung hình. - Gv đánh giá một số bài để lấy cơ sở nhận xét. - HS vẽ bài theo yêu cầu và gợi ý của GV. - Hs nộp bài để Gv đánh giá 3.Nhận xét - đánh giá. ( 3-4 p) - Gv gợi ý, nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt, chưa tốt. - yêu cầu HS nhắc lại quy trình vẽ khối trụ khối cầu. - Dặn hoàn thành bài vẽ ở nhà đối với những HS chưa hoàn thành. * Dặn chuẩn bị bài sau : Sưu tầm về điêu khắc cổ * Gv nhận xét chung tiết học. o0o TUẦN 9 : MỸ THUẬT BÀI : VẼ THEO MẪU- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu: - Học sinh biết một số điêu khắc cổ Việt Nam. - Hs cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam, ( tượng tròn, phù điêu tiêu biểu ) - Hs yêu quí và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc II. Đồ dùng dạy học. - Tranh ảnh một số tác phẩm điêu khắc của địa phương: Tượng nhà mồ; - SGK, Vở thực hành mỹ thuật. III. Hoạt động trên lớp. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (3-5 p). - GV chấm điểm bài thực hành ở nhà : Mẫu có dạng hình trụ, hình cầu. - Nhận xét - đánh giá các bài vẽ theo hai mức A hoặc B - 3-4 HS nộp bài để GV chấm điểm. 2. Bài mới: (18-20p ) a.Giới thiệu bài (1p) - Gv giới thiệu bài, ghi bảng: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. b.Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ (8-10p) - Yêu cầu làm việc N4, quan sát hình minh họa SGK/ thảo luận để nêu xuất xứ, nội dung, chất liệu của điêu khắc cổ Việt Nam? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét – kết luận: + Xuất xứ: Các tác phẩm điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa + Nội dung đề tài: Thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú sinh động. + Chất liệu: Thường được làm bằng những chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất nung, *Một số số tác phẩm tiêu biểu - nổi tiếng. (8-10p) - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa/ , thảo luận N4 trả lời các câu hỏi: + Tên của bức tượng hoặc phù điêu? + Bức tượng, phù điêu hiện đang được đặt ở đâu? - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát hình minh họa, đọc thông tin SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - 3HS nhắc lại các chất liệu tạo lên các tác phẩm điêu khắc. - HS quan sát tranh minh họa. thảo luận N4. + Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì? + Em hãy tả sơ lược và cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét – kết luận: Các tác phẩm điêu khắc cổ thường có ở đình, chùa, lăng tẩm, + Điêu khắc cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, góp cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bản sắ dân tộc. +Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm, điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả . 3. Củng cố - Dặn dò. (4-5p ) - Cho HS quan sát các tác phẩm điêu khắc của địa phương mà GV đã chuẩn bị. - Yêu cầu HS kể tên các tác phẩm điêu khắc ở địa phương mà em biết? - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí đối xứng qua trục. - Nhận xét -đánh giá tiết học. o0o TUẦN 10: MĨ THUẬT BÀI : VẼ TRANG TRÍ - TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu. - Hs nắm được cách trang trí đối xứng qua trục. - Hs vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục. - Hs yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bài trang trí đối xứng qua trục. - SGK, bút chì, thước kẻ, màu vẽ, vở vẽ. III. Hoạt động dạy học. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (3-4p) - H: Nêu một số nét cơ bản về điêu khắc cổ? - H: Kể ten một số tác phẩm điêu kgắc cổ mà em biết? - GV nhận xét đánh giá theo 2 mức A hoặc B. -2HS trả lời. Lớp nhận xét- bổ sung. 2. Bài mới. (20-22p) a. Giới thiệu bài-(1p) - GV giới thiệu – ghi tên bài: Vẽ trang trí - trang trí đối xứng qua trục. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài. * HĐ1: Quan sát, nhận xét. (3-5p) - Y/c hs quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông, ở SGK/32 và giới thiệu một số hoạ tiết đối xứng qua trục đã chuẩn bị, thảo luận: - H:Nhận xét họa tiết hai bên trục đối xứng? -H: Mỗi hình có thể kẻ tối thiểu bao nhiêu trục đối xứng? - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV tóm tắt: Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối. Khi trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm, cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều. * HĐ 2: Cách trang trí đối xứng. (3-5p) - GvVẽ phác lên bảng hình gợi ý cách vẽ để hs nhận ra các bước trang trí đối xứng. -Yêu cầu Hs nêu các bước trang trí đối xứng? - GV nhận xét – ghi bảng: + Kẻ đường trục. - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát hình minh họa SGK/32 và các hình trang trí đối xứng được GV chuẩn bị - Thảo luận để nhận ra đặc điểm của trang trí đối xứng - HS nhắc được các ý tóm tắt của GV - HS quan sát hình minh họa và thảo luận nêu các + Tìm hình mảng và hoạ tiết. + Vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục. + Tìm, vẽ màu vào hoạ tiết và nền (có đậm, có nhạt). *HĐ3: Thực hành (10-12p) - Yêu cầu HS vẽ bài vào vở tập vẽ. - GV theo dõi giúp đơữ những HS chưa xác định được trục đối xứng ; lựa chọn họa tiết -Đính tiêu trí đánh giá lên bảng: + Bài vẽ có cân đối với trang giấy không.? +Họa tiết ở hai bên trục đối xứng có giống nhau không + Màu sắc của bài trang trí có hài hòakhông? - GV và HS nhận xét đánh giá theo 2 mức A hoặc B bước tiến hành vẽ trang trí đối xứng. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS nhắc lại các bước vẽ đối xứng. - HS vẽ bài trong khoảng thời giang 10-12p, trình bày bài vẽ theo tổ 3.Củng cố dặn dò. (2-3p) - Yêu cầu HS nhắc lại các bước trang trí đối xứng qua trục. - GV chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp để làm đồ dùng dạy học - Dặn chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh : Đề tài ngày nhà Giáo Việt Nam. - Nhận xét - đánh giá tiết học o0o TUẦN 11 : MỸ THUẬT. VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM I. Mục tiêu. -HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh. - HS vẽ được tranh về đề tài: Ngày Nhà giáo Viêït Nam. - Giáo dục HS lòng yêu quý và kính trọng thầy, côc giáo. II. Chuẩn bị. - Một số tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam. - Hình ảnh gợi ý cách vẽ. - Bút chì, màu, vở thực hành. III. Các hoạt động dạy - học Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- KTBC (3-4p) - Chấm điểm bài thực hành về nhà của tiết 10 (vẽ đối xứng qua trục) - GV nhận xét ưu – khuyết điểm của từng bài, đánh giá các bài theo hai mức A hoặc B. 3-4 HS nộp vở thực hành để GV chấm điểm. 2- Bài mới . (36-37p) a. Giới thiệu bài. (1p) -GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ tranh đề tài: Ngày nhà giáo Việt Nam. b. Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài.(4-6p) - Yêu cầu HS kể lại những hoạt động kỉ niện ngày Nhà giáo Việt Nam mà em biết ?. - GV nhận xét và đưa ra các đề tài: Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của Nhà trường được tiến hành hàng năm vào ngày 20/11; Hs tặng hoa cho thầy cô giáo nhận dịp 20/11; quang cảnh đông vui nhộn nhịp của sân trường trong đêm văn nghệ chào mừng ngày 20/11. - Yêu cầu HS chọn nội dung đề vẽ tranh. -GV xếp những HS có chung nội dung thành một nhóm . * Giới thiệu một số bức tranhvà hình tham khảo trong SGK để HS nhận ra cách vẽ, GV l?n lượt đưa các hình minh họa các bước vẽ: - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS làm việc cá nhân nêu nội dung mình chọn. -Quan sát tranh và lắng nghe. + Vẽ hình ảnh chính trước. + Hình ảnh phụ vẽ sau. + Vẽ màu theo sở thích, phù hợp và tươi sáng. * Lưu ý HS: Không vẽ quá nhiềuhình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà. c. Thực hành.(16-18p) - Yêu cầu HS vẽ tranh theo nhóm,GV đến từng nhóm gợi ý thêm cho HSvề cách sắp xếp hình ảnh và tô màu, đặt tên cho tranh. * Nhận xét –đánh giá: - GV đưa ra tiêu chí đánh giá: + Bài vẽ có cân đối với trang giấy không, đủ mảng chính- mảng phụ chưa? + Màu sắc hài hòa, phù hợp không? + Có đúng theo nội dung – đề tài không? - GV đánh giá theo hai mức A hoặc B - Dựa vào các hình minh họa để nêu các bước vẽ tranh. - HS vẽ tranh theo nhóm ( Cùng chung nội dung). - Trình bày bài theo nhóm. Dựa vào các tiêu chí đánh giá, nhận xét và đánh giá sản phẩn của bạn. 3.Cũng cố, dặn dò (3-5p) Yêu cầu HS về nhà tiếp tục vẽ đối với những HS chưa hoàn thành trên lớp. - Chuẩn bị bài sau: Mẫu vẽ có hai vật mẫu. - Nhận xét – đánh giá tiết học O0O TUẦN 12 : MỸ THUẬT BÀI : VẼ THEO MẪU- MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU I. Mục tiêu: - Học sinh biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạc ở hai vật mẫu. - Học sinh vẽ được hình gần giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. II. Đồ dùng dạy học. - Mẫu vẽ (hai vật mẫu), hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của học sinh lớp trước, SGK, giấy vẽ, bút chì tẩy III. Hoạt động trên lớp. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (3-5 p). - GV chấm điểm bài thực hành ở nhà : Vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Nhận xét - đánh giá các bài vẽ theo hai mức A hoặc B - 3-4 HS nộp bài để GV chấm điểm. 2. Bài mới: (15-17p ) a. Giới thiệu bài: ( 1 p ) - GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Mẫu vẽ có hai vật mẫu b. Hướng dẫn quan sát và vẽ . * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: (3-4 p ) - Giáo viên cho HS quan sát các bài vẽ mẫu (Mẫu cân đối và mẫu không cân đối); các mẫu trong SGK/38: + Nêu tỉ lệ chung giữa chiều cao và chiều ngang của Mẫu? + Xác định vị trí và ước lượng tỉ lệ của từng vật mẫu? + Đặc điểm về hình dáng của các vật mẫu? + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu? * HĐ 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. (4-5p) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu, gợi ý để HS nắm được các bước vẽ: +B1: Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiều cao, chiều ngang) - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát tranh và đưa ra nhận xét về tỉ lệ , bố cục , độ đậm nhạt của từng hình. - HS nêu các bước tiến hành vẽ mẫu có hai vật mẫu theo các hình gợi ý. +B2: Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét thẳng. +B3: Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu. +B4: Phác các mảng đậm, nhạt. +B5: Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ (có thể vẽ màu) * HĐ 3: Thực hành. - GV đặt mẫu, yêu cầu HS vẽ trong thời gian (8-10p) “ Cái chai và quả cam” - GV gợi ý – giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa xác định được khung hình chung cho cả khối và từng mẫu vật hoặc phân chia khung hình * HĐ 4: Nhận xét - đánh giá. ( 3 p) - Giáo viên gợi ý, nhận xét, xếp loại bài vẽ theo các tiêu chí: + Bố cục đã cân đối với trang giấy- phân chia khoảng cách ? + Hình, nét vẽ đã rõ ràng – tỉ lệ giữa hình vẽ và vật mẫu? + Đậm nhạt – màu sắc đã hài hòa chưa? - Giáo viên nhận xét – khen ngợi những HS có bài vẽ tốt. - HS vẽ bài vào vở tập vẽ hoặc giấy A4. - trình bày bài theo nhóm. - Nhận xét - đánh giá bài vẽ của bạn theo tiêu chí, gợi ý của GV 3. Củng cố - Dặn dò. (2-3p ) -Yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành vẽ theo mẫu với hai vật mẫu - Dặn chuẩn bị bài sau:Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người; Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tiếp tục vẽ tiếp ở nhà. - Nhận xét đánh giá tiết học. o0o TUẦN 13: MỸ THUẬT BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG - NẶN DÁNG NGƯỜI I. Mục tiêu. - Hs nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động. - Hs nặn được một số dáng người đơn giản. - Hs cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người. II. Chuẩn bị. - Một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động. - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. III. Hoạt động dạy học. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (4-5 p). - Chấm điểm bài thực hành: Vẽ mẫu- Mẫu vẽ có hai vật mẫu. - GV nhận xét ưu khuyết điểm của từng bài, đánh giá theo các mức A hoặc B. - 3-4 HS nộp bài để HS chấm điểm. 2. Bài mới: (15-17p ) a. Giới thiệu bài.(1p) - GV giới thiệu bài ghi bảng: Nặn dáng người. b. Hướng dẫn. * HĐ1: Quan sát, nhận xét.(2-3p) - Y/c hs quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và trả lời các câu hỏi: - H: Nêu các bộ phận của cơ thể con người? - H: Mỗi bộ phận của cơ thẻ con người có dạng hình gì? - H:Nêu một số dáng hoạt động của con người? (đi, đứng, chạy, nhảy, ) -H: Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động? - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát – thảo luận N4, trả lời các câu hỏi gợi ý. - Đại diện các nhóm trình bày. *HĐ 2: Cách nặn (4-5p) - GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho hs quan sát: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối. + Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo, rồi tạo dáng theo ý thích. * HĐ 3: Thực hành (9-10p) - Yêu cầu HS nêu các đề tài định năn. - GV chia HS thành các nhóm có chung ý tưởng để nặn. - Quy định thời gian hoàn thành và trưng bày sản phẩm. - Gọi các nhóm trình bày sản phẩm. Nhận xét, đánh giá - Gv đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm: + Tỉ lệ của hình nặn. + Dáng hoạt động. + Đã thể hiện đúng đề tài lựa chọn? - Gọi HS - GV nhận xét - đánh giá bài của từng nhóm. - HS quan sát và nêu các bước thực hiện nặn - HS nêu tên hình sẽ nặn. - Làm việc theo nhóm, - Trình bày bài theo nhóm. - Nhận xét bài theo các tiêu chí. 3. Củng cố - Dặn dò (2-3p) - Yêu cầu HS nêu lại cách nặn tạo dáng người. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Trang trí đường diềm ở đồ vật. - Nhận xét - đánh giá tiết học. o0o TUẦN 1 4: MỸ THUẬT: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT I.Mục tiêu: - Hs thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật. - Biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật. - Biết hướng suy nghĩ, sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Bài vẽ của hs lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật III. Các hoạt động dạy - học: Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC (2-3p) - Chấm điểm bài tập ở nhà: Nặn dáng người. - Nhận xét ưu khuyết điểm của từng bài – đánh giá theo A hoặc B -5-7 HS nộp bài để đánh giá 3. Bài mới. (20-22p) a.Giới thiệu bài (1p) - GV giới thiệu bài, ghi bảng: Trang trí đường diềm ở đồ vật. b. Quan sát, nhận xét.(p) - GV: Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK. - Yêu cầu HS thảo luận nêu lên vẻ đẹp của đường diềm ở một số đồ vật theo câu hỏi gợi ý: + H: Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào? + H: Khi được trang trí bằng đường diềm hình dáng của các đồ vật ntn? - HS nhắc lại tên bài, ghi vở. - HS quan sát – nghe giới thiệu. - Thảo luận N4 trả lời các câu hỏi. - Đại diện một số nhóm trình bàu kế quả, lớp nhận xét - bổ sung. - HS nhắc lại. [...]... hành : - GV gợi ý cách vẽ hình và cách trang trí : + Tìm hình dáng chung cho cổng trại và lều trại - HS vẽ bài vào Vở + Vẽ màu theo theo ý thích, xong không nên sử dụng quá thực hành mỹ thuật nhiều màu - Yêu cầu HS làm việc cá nhân , lựa chọn đề tài và vẽ bài trong - 5- 7 HS nộp bài để Vở thực hành mỹ thuật đánh giá - GV thu một số bài đánh giá + H: Nêu các bước tiến hành trang trí lều trại ? + Nhắc... hoạ tiết vở + Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền d Thực hành - đánh giá sản phẩm - HS tham gia đánh giá - Yêu cầu HS vẽ bài vô Vở thực hành mỹ thuật bài của bạn theo các - GV nhắc HS vẽ theo từng bước – giúp đỡ nhứng HS còn lúng tiêu chí túng trong việc xác định vị trí, chọn hoạ tiết * Nhận xét, đánh giá (5phút) - GV đưa ra tiêu chí đánh giá: + Cách bố cục (hài hoà, cân đối) + Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp)... tươi sáng.(Tô màu theo ý thích) d Thực hành -Nhận xét đánh giá: - Yêu cầu HS tiến hành vẽ tranh vô vở thực hành mỹ thuật - HS vẽ tranh theo - Gv theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng trong việc xác nhóm cùng chung đề định những hình ảnh chính của bức tranh theo đề tài đã chọn tài - Hết thời gian thực hành, Yêu cầu HS đính bài vẽ theo nhóm - GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá: - HS đánh... bóng trong bài vẽ, thể hiện đúnh hướng sáng - Yêu cầu HS trính bày bài vẽ theo nhóm - GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B - Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bài thực hành ở nhà ( Đói với nhứng HS chưa hoàn thành tại lớp) - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Xem tranh : Bác Hồ đi công tác - Nhận xét – đánh giá tiết học o0o -TUẦN 25: MỸ THUẬT: XEM TRANH: BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I Mục... III Các hoạt động dạy - học: Các hoạt Hoạt động của Hoạt động của giáo viên động học sinh - Chấm điểm bài thực hành vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc - 3 -5 HS nộp vở thực ba vật mẫu hành mĩ thuật để GV 1.KTBC + H: Nêu các bước tiến hành vễ theo mẫu ( Mẫu vẽ có hai đánh giá ( 3-5p) hoặc ba vật mẫu) - 1 HS nêu các bước vẽ - GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B -Lớp nhận xét - bổ sung 2 Bài mới a... hoạt Hoạt động của Hoạt động của giáo viên động học sinh - Đánh giá bài thực hành vẽ theo mẫu (mẫu vẽ có hao hoặc 3 vật - 2-3HS nộp bài 1 KTBC mẫu) (3-5p) - GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B 2 Bài mới a Giới thiệu bài (1p) (20 -22p) - Gv giới thiệu bài, ghi bảng: Tập nặn tạo dáng: Đề tài ngày hội - GV giới thiệu bài, ghi b.HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài. (5- 6p) vở - Yêu cầu HS kể một số lễ... tham gia nhận xét sản nhận xét – đánh giá, tuyên dương HS có bài nặn tốt phẩm của bạn - Nhắc HS tiếp tục nặn và tạo dáng ở nhà ( đối với những HS chưa hoàn thành) - Dặn chuẩn bị bài sau: Trang trí đầu báo tường - Nhận xét – đánh giá tiết học -o0o - TUẦN 32:MỸ THUẬT BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT( VẼ MÀU) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách so sánh, quan sát nhận ra đặc điểm của... -o0o -TUẦN 21 4: MỸ THUẬT BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG- ĐỀ TÀI TỰ DO I Mục tiêu: - HS có khả năng quan sát biết cách nặn các hình khối - HS nặn được hình người, đồ vật, con vật và tạo dáng theo ý thích - Kích thích sự ham thích - sáng tạo và cảm nhận vẻ đẹp của HS II Chuẩn bị: - Sưu tầm một số tượng, đồ gốm; đồ mĩ nghệ, một số đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như:... bài sau: Đất nặn, giấy báo cũ, thước kẻ, dao… - Nhận xét – đánh giá qtiết học o0o TUẦN 29: MĨ THUẬT TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI I Mục tiêu - Hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội - Biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài - Lồng ghép giáo dục lòng yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán địa phương II Đồ dùng dạy học - Đất nặn và dụng cụ để nặn... phẩm, -Gọi HS tham gia đánh giá, GV nhận xét – đánh giá giá sản phẩm theo 2 mức A hoặc B - Nhắc những HS chưa xong tiếp tục hoàn thành bài ở nhà 3.Củng cố - Yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành trang trí đường diềm trên đồ vật dặn dò - Nhắc chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh theo đề tài: Quân Đội (2 - 3p) - Nhận xét – đánh giá tiét học -o0o -TUẦN 15 : MĨ THUẬT VẼ TRANH : ĐỀ TÀI . sau:Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người; Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tiếp tục vẽ tiếp ở nhà. - Nhận xét đánh giá tiết học. o0o TUẦN 13: MỸ THUẬT BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG - NẶN DÁNG NGƯỜI I động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1. KTBC. (3- 5p) - GV chấm điểm bài thực hành: Tập nặn tạo dáng. - Nhận xét - đánh giá theo các mức : A + , A, B. - 3 -5 HS nộp bài để GV đánh giá. -. động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC (2-3p) - Chấm điểm bài tập ở nhà: Nặn dáng người. - Nhận xét ưu khuyết điểm của từng bài – đánh giá theo A hoặc B -5- 7 HS nộp bài để đánh giá 3.

Ngày đăng: 22/01/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w