1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lịch sỬ 9 BÌNH ĐỊNH

39 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 475,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu về Bình Định Quê hương tôi giai đoạn 1945-1954 *Thành viên nhóm 5 lớp 9A2 trường Trung Học cơ sở Hoài Hải Giáo viên:Đỗ Thị Việt Hường *Sơ lược về quê hương Bình Định thân yêu 1. Ngô Văn Ri (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Xuân Quan 3. Hồ Ngọc Vũ 4. Nguyễn Hồng Phương 5. Nguyễn Đoàn Nhật Nam Là một tỉnh duyên hải miền Trung Nam bộ, Bình Định phía bắc giáp Quảng Ngãi, tây giáp Gia Lai, nam giáp Phú Yên, đông là biển. Địa hình tỉnh Bình Định đa dạng, có núi, vùng giáp núi, đồng bằng và bãi bồi ven biển. Bình Định có hai con sông: sông An Lão (Lại Giang) và Hà Giao (sông Mạng). Hai con sông này tạo nên những thung lũng dài, hẹp và bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ. Bờ biển Bình Định dài hơn 100km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Tỉnh có suối nước khoáng ở huyện Phú Cát. Bình Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai và Kon Tum. Tàu Thống Nhất dừng ở ga Diêu Trì; sân bay Phú Cát cách Quy Nhơn 30km về phía bắc; cảng biển Quy Nhơn là một cảng biển lớn ở miền Trung Nam Bộ. Bình Định có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ách thống trị của phong kiến và giặc ngoại xâm. Chính đây là quê hương của người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ-nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc, đã từng đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta vào năm 1789. Cũng tại nơi này, từ năm 1885-1888 có phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược do Mai Xuân Thưởng đứng đầu. Năm 1907-1908, có “Phong trào Đồng bào” chống sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp và Chính phủ Nam triều. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Bình Định nổi lên cướp chính quyền ở nhiều huyện và ngày 20-8 giành chính quyền về tay nhân dân ở thành phố Quy Nhơn. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai (1945-1954), Bình Định là địa bàn bị quân Pháp nhiều lần tổ chức tiến công lấn chiếm, nhưng quân và dân tỉnh nhà đã chiến đấu anh dũng, mưu trí bảo vệ vững chắc mảnh đất quê hương. Tiếng bom đánh giặc của chiến sĩ quyết tử Ngô Mây mãi vang vọng núi sông. Suốt trong 9 năm kháng chiến, Bình Định là hậu phương trực tiếp của nhiều chiến trường, nhất là chiến trường Tây Nguyên. Bình Định là một trong những địa phương cung cấp sức người, sức của nhiều cho cuộc kháng chiến, đã giữ vững mạch máu giao thông, trong đó có đường xe lửa. Với thành tích này, Chính phủ đã tặng thưởng cho quân và dân Bình Định Huân chương Độc lập hạng ba. Đặc biệt, trong thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, Bình Định, Quy Nhơn là khu tập kết 300 ngày nên nhân dân nơi đây còn ghi sâu bao kỷ niệm giữa kẻ ở, người đi trong những chuyến tàu bộ đội tập kết ra Bắc. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bình Định là tỉnh khéo sử dụng cả hai quả đấm: Đánh du kích và đánh tập trung. Chiến tranh du kích của quân và dân Bình Định phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đã tiêu hao, tiêu diệt không nhỏ lực lượng địch. Đi đôi với tiến công quân sự, nhân dân Bình Định nổi tiếng trong dấu tranh chính trị. Nhân dân Quy Nhơn đã từng bằng đấu tranh chính trị chiếm đài phát thanh địch, làm chủ thành phố. Đặc biệt, phụ nữ Bình Định đã nhiều lần trực tiếp đấu tranh với bọn lính Mỹ, lính Pắc Chung Hy khi chúng hành quân càn quét; đã chặn đứng xe M.113, công khai vạch tội ác của quân xâm lược, buộc chúng phải đình chỉ càn quét, hãm hiếp, bắt phu, bắt lính, cướp đất, bồi thường những thiệt hại do chúng gây ra. Bình Định là nơi đã sáng tạo ra Chiến dịch tiến công tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Bình Định đang phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Bình Định là vùng đất văn hóa nên nơi này còn lưu giữ nhiều di tích kiến trúc-văn hóa người Chăm, đặc biệt là các thành cổ Trà Bàn, từng là kinh đô của vương triều Chăm Pa; các cụm tháp Chàm có kiến trúc độc đáo như tháp Dương Long, Bành Ít, Cảnh Tiên, Tháp Đôi. Bình Định lại có những đặc sản nổi tiếng gần xa như tơ lụa, yến sào, tôm, cá, gỗ quý, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát, hàng thủ công mỹ nghệ; nhiều món đặc sản được giới sành ăn ưu thích như chim mía, gỏi chinh, nem chua, bánh tráng nước dừa, gié bò với rượu gạo…Do đó, phát triển du lịch được xác định là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh. 1.Vài nét về tình hình Bình Định sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công đã lật nhào ách thống trị của đế quốc, phong kiến, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á đã ra đời. Sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, lần đầu tiên nhân dân Bình Định được sống trong một đất nước độc lập, làm chủ quê hương đất nước mình. Giành được chính quyền là thành quả cao nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Từ đây, chúng ta có chính quyền để xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới. Chính vì vậy, việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân ta lúc này. Cũng giống như cả nước, chính quyền mới ở Bình Định phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Hậu quả của nạn đói năm Ất Dậu (1945) do Pháp, Nhật gây ra đã ảnh hưởng đến Bình Định làm nhiều gia đình thiếu ăn, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa trở nên khan hiếm. Cảng Quy Nhơn cũng vắng bóng tàu thuyền cập bến. Công nhân phần lớn thất nghiệp Những di hại của một nền văn hóa "giáo dục ngu dân" do thực dân phong kiến để lại rất nặng nề: hơn 90% nhân dân bị mù chữ; các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, đĩ điếm, trộm cắp, mê tín dị đoan, ma chay cúng tế đã giảm nhiều sau Cách mạng Tháng Tám, song vẫn là những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Đi liền với những khó khăn về kinh tế - xã hội thì nạn "Thù trong giặc ngoài" đe dọa nghiêm trọng đến chế độ mới, chính quyền mới trong lúc lực lượng quân sự, khả năng phòng thủ của ta còn yếu. Có thể nói Bình Định là một địa bàn chiến lược quan trọng, một tỉnh có tiềm lực lớn về nhân tài, vật lực. Ở đây có cảng Quy Nhơn, có đường sắt, đường quốc lộ nối liền Bắc Nam, có đường 19 lên Tây Nguyên và nối liền với Hạ Lào, Đông Bắc Cămpuchia. Do đó, sau khi gây hấn ở Nam Bộ, thực dân Pháp quyết chiếm Bình Định để có một thế đứng chiến lược ở Trung Đông Dương, chia cắt chiến trường toàn quốc, thu hẹp hậu phương liên khu V. Riêng ở Quy Nhơn, lực lượng quân Nhật còn lại 50 tên để giữ nhà băng và liên lạc với quân Nhật ở bên ngoài. Tàu bè của địch thường xuyên lui tới vùng biển Quy Nhơn để thăm dò tình hình và tìm cách bắt liên lạc với bọn phản động. Trên đất liền, bọn phản động ngấm ngầm hoạt động chống phá cách mạng. Chúng xuyên tạc chế độ dân chủ cộng hòa, nói xấu Cộng sản, Việt Minh và các chủ trương, chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời, đề cao sức mạnh của Đồng minh của thực dân Pháp và các thế lực tay sai của Bảo Đại. Một nhóm người Hoa thân Tưởng tự cho mình là người của phe Đồng minh chiến thắng, nên đã có thái độ quá khích. Họ tổ chức treo cờ, ảnh Tưởng Giới Thạch, cử đại biểu ra Đà Nẵng để chào mừng quân Tưởng. Những hành động quá khích đó đã dẫn đến sự va chạm của người Việt và người Hoa ở một số nơi như Đập Đá, An Thái, Phù Mỹ làm cho tình hình thêm phức tạp. Bình Định là tỉnh có số đông đồng bào theo đạo Thiên chúa. Ở đây, có toà giám mục và nhiều nhà thờ như Đại chủng viện Quy Nhơn, Tiểu chủng viện Lòng Sông (Tuy Phước), Nhà giòng Kim Châu (An Nhơn). Nói chung, giáo dân có tinh thần yêu nước, phấn khởi khi nước nhà đã giành được độc lập, hăng hái tham gia vào công cuộc cách mạng; nhưng một số bị bọn lợi dụng tôn giáo lôi kéo, xuyên tạc, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc nên dẫn đến lưng chừng, do dự, thậm chí có người bi quan với sự nghiệp cách mạng. Đội ngũ cán bộ của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tuy hăng hái, nhiệt tình cách mạng, nhưng quản lý một chính quyền mới, một xã hội mới là công việc hết sức mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, nên không thể tránh khỏi những vấp váp lúng túng, có khi dẫn đến những hành động quá tả hay quá hữu của buổi ban đầu. Trong lúc đó, lực lượng vũ trang còn non yếu, phần lớn cán bộ chỉ huy chưa có hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chiến đấu, trang bị thiếu thốn, chỉ có giáo mác, đại đao, mã tấu, một ít súng trường lấy được của Nhật Từ tình hình thực tế trên, các tổ chức Đảng, cán bộ Đảng viên và nhân dân Bình Định đứng trước những thử thách nghiêm trọng, tưởng chừng như không vượt qua nổi. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định càng thấm thía câu nói của Lênin: "Giành chính quyền đã khó, song việc giữ chính quyền cách mạng trong thời kỳ non trẻ còn khó hơn" Song, nhân dân Bình Định có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có chính quyền mới, có tổ chức Đảng đã dày dạn trong đấu tranh cách mạng, lại được sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân được sống trong những ngày độc lập, tự do trên quê hương đất nước mình, đó là những thuận lợi cơ bản, những nhân tố quan trọng để nhân dân Bình Định vượt qua những khó khăn thử thách. Cũng như cả nước, Cách mạng Tháng Tám đã đem lại cho Bình Định thế và lực mới. Khi thế cách mạng của nhân dân lên cao chưa từng thấy. Chính trong điều kiện đó, Đảng bộ và nhân dân Bình Định càng ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình: ''Già, trẻ, trai, gái, triệu người như một chạy đua với thời gian, ra sức phát triển lực lượng, xây dựng và bảo vệ chế độ mới" Hơn lúc nào hết, thời gian đối với nhân dân Bình Định lúc này là lực lượng là điều kiện cần thiết để ứng phó với mọi tình thế. 2. Củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới a. Kiện toàn bộ máy chính quyền cách mạng, củng cố cơ sở Đảng, phát triển các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang. Để đưa đất nước ra khỏi nguy cơ "ngàn cân treo sợi tóc", sau Cách mạng Tháng Tám, ngày 25.11.1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị: "Kháng chiến kiến quốc" nêu rõ những nhiệm vụ trước mắt là: "Phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân". Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính phủ, đầu tháng 9.1945, Tỉnh ủy lâm thời Bình Định và Ủy ban Việt Minh, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời đã họp để xem xét tình hình. Dựa vào 6 nhiệm vụ cấp bách của cả nước do Hồ Chủ tịch đề ra trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3.9.1945, và căn cứ vào thực tế ở địa phương, Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Bình Định là: Nghiêm chỉnh chấp hành các nhiệm vụ của Trung ương đề ra, củng cố chính quyền các cấp, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, phát động quần chúng trấn áp bọn phản cách mạng, nhanh chóng ổn định tình hình, cải thiện đời sống nhân dân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 1. Đây là những chủ trương quan trọng, vừa đáp ứng tình hình trước mắt, vừa chuẩn bị đối phó lâu dài với chiến tranh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải củng cố nhà nước về mặt pháp lý và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Ngày 22.11.1945, chính phủ ra sắc lệnh tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, cơ quan lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp trong cả nước. Ngày 23.12.1945, Bình Định đã tiến hành bầu cử Quốc hội2. Số đại biểu Quốc hội của tỉnh Bình Định được bầu là 12 vị. Cuộc tổng tuyển cử được tiến hành theo chế độ phổ thông đấu phiếu, không phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo, dân tộc, hễ là công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Bình Định từ thành thị cho đến nông thôn, từ miền núi cho đến miền biển được cầm lá phiếu bầu cử những người đại diện của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Không khí cuộc bầu cử như một ngày hội lớn, thể hiện nhân dân thực sự là người làm chủ đất nước. Do vậy, gần 100% số cử tri đã tham gia bầu cử. Tất cả các ứng cử viên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều trúng cử 100% với số phiếu rất cao. Để củng cố các đơn vị hành chính, đầu năm 1946, tỉnh Bình Định tiến hành giải tán cấp tổng, sáp nhập các thôn làng thành xã lớn (Hiệp xã lần thứ nhất) từ 679 thôn làng thành 212 xã3. Theo quyết định của Quốc hội, tháng 3.1946, Bình Định tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tháng 6.1946, bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã. Sau các cuộc bầu cử, chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố. Hội đồng nhân dân các cấp đã bầu ra các Ủy ban hành chính thay thế cho các Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được hình thành khi giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Uỷ ban hành chính tỉnh Bình Định do đồng chí Trần Quang Khanh làm Chủ tịch. Theo chính sách đại đoàn kết của Mặt trận Việt Minh, thành phần tham gia chính quyền các cấp ngoài những người trung kiên, những cán bộ cách mạng đầy nhiệt huyết, toàn tâm, toàn ý vì lợi ích của nhân dân, tỉnh đ chủ trương mời một số đại biểu các dân tộc ít người, các nhân sĩ, trí thức, những quan lại cũ yêu nước vào chính quyền để phát huy sự đóng góp của họ cho chính quyền mới. Riêng ở các xã miền núi, chính quyền đều do những Ca rá, những người có uy tín trong nhân dân đảm nhiệm và do nhân dân bầu công khai. Cùng với việc xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước, Tỉnh ủy Bình Định, Ủy ban hành chính đã chú trọng mở những lớp huấn luyện nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính quyền và các đoàn thể để họ nhận rõ tình hình nhiệm vụ, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Những việc làm trên, chính quyền các cấp bước đầu được củng cố. Nó thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Đi đôi với việc kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp, công tác xây dựng Đảng hạt nhân lãnh đạo của phong trào cách mạng cũng được chú trọng. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Bình Định đã có ban Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trần Lương làm Bí thư. Tháng 3.1946, đồng chí Trần Quý Hai thay mặt Xứ ủy Trung Kỳ về Bình Định triệu tập hội nghị để truyền đạt chủ trương về công tác xây dựng Đảng của Xứ ủy. Tại đây, đồng chí đã chỉ đạo lập Tỉnh ủy lâm thời Bình Định lần thứ ba gồm 5 đồng chí do đồng chí Trần Lê làm Bí thư. Từ đây công tác xây dựng Đảng ngày càng được đẩy mạnh. Tỉnh ủy lâm thời Bình Định thành lập ban vận động xây dựng Đảng ở các huyện, thành lập những chi bộ đầu tiên. Tháng 6- 1946, cả 7 huyện, thị đều có chi bộ Đảng với tổng số 32 đảng viên. Công tác phát triển Đảng đã xuống sâu tận xã thôn. Cuối năm 1946 đầu năm 1947 (tháng 1), toàn tỉnh đã có 1041 đảng viên với 104 chi bộ, trong đó có 3 chi bộ cơ quan cấp tỉnh, 13 chi bộ cơ quan cấp huyện, hai chi bộ xí nghiệp như chi bộ đồn điền An Trường1 (An Nhơn) và chi bộ xưởng dệt Phú Phong - Delignon. Lần lượt các Huyện ủy chính thức được thành lập. Như vậy, hệ thống tổ chức Đảng trong toàn tỉnh được hình thành. Đây là một nỗ lực lớn của Đảng bộ Bình Định, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng từ tỉnh đến cơ sở. Nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân làm chỗ dựa cho Đảng và chính quyền cách mạng, Đảng bộ Bình Định cũng hết sức chú trọng củng cố và phát triển tổ chức Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể quần chúng. Mặt trận Việt Minh tỉnh được chính thức thành lập vào cuối năm 1945 do đồng chí Trần Lê làm chủ nhiệm. Đây là tổ chức công khai thay mặt Đảng chỉ đạo mọi hoạt động sau ngày giành chính quyền. Chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển sâu rộng đến các huyện, xã,thành phố. Ở thị xã Quy Nhơn, Mặt trận Việt Minh đã nhanh chóng thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia vào mặt trận. Mặt trận Việt Minh tỉnh đã ra tờ báo "Tranh đấu" để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng trong quần chúng. Tháng 6.1946, theo chỉ thị của cấp trên, Tỉnh ủy Bình Định thành lập "Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam" (gọi tắt là Hội Liên Việt) nhằm tập hợp đoàn kết rộng ri các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo dân tộc để kháng chiến, kiến quốc. Tỉnh ủy Bình Định còn chủ trương thành lập "Hội Hoa - Việt" nhằm động viên những người Hoa tham gia vào phong trào cách mạng và ủng hộ kháng chiến, "Hội Hoa-Việt" được phát triển vào những nơi có nhiều người Hoa sinh sống như ở An Thái, Đập Đá, Phù Mỹ, Bồng Sơn, Tam Quan. Cùng với Mặt trận Việt Minh, các tổ chức đoàn thể quần chúng như: "Công nhân cứu quốc", "Nông dân cứu quốc", "Thanh niên cứu quốc", "Phụ nữ cứu quốc", "Phụ lão cứu quốc", "Nhi đồng cứu quốc" cũng nhanh chóng được xây dựng và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các đoàn thể quần chúng nói trên đã lần lượt tổ chức đại hội để bầu ra Ban chấp hành các cấp như Phụ nữ 10.1945, Thanh niên 11.1945, Công nhân 1.1946, Nông dân 2.1946, Liên Việt 6.1946 Nhờ đó, các đoàn thể quần chúng ngày càng lớn mạnh. Hội phụ nữ cứu quốc Bình Định, từ cuối năm 1945 đầu năm1946 đã được xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở xã, thôn. Hội đã thành lập "Đội tuyên truyền xung phong" do chị Đinh Thị Ngọc Tảo làm đội trưởng nhằm động viên chị em tham gia vào công cuộc củng cố chính quyền, xây dựng cuộc sống mới. Công nhân cứu quốc Bình Định đến tháng 8.1946, đổi thành Công đoàn. Liên hiệp Công đoàn Bình Định lúc bấy giờ do đồng chí Trần Tín, một trong những đại biểu Quốc hội khóa I làm Thư ký Để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền, sẵn sàng đối phó với kẻ địch, Tỉnh ủy Bình Định hết sức coi trọng việc xây dựng các lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ được hình thành trong Cách mạng Tháng Tám, nay được củng cố và phát triển. Với truyền thống thượng võ, nhân dân Bình Định tích cực tham gia vào các đội tự vệ vũ trang. Họ tự sắm sửa vũ khí, hăng hái luyện tập ngày đêm. Lực lượng tự vệ đã được xây dựng khắp các huyện, thành phố và thôn xã. Mỗi huyện có một đại đội tự vệ, mỗi thôn xã có một trung đội. Ở Quy Nhơn thành lập được trung đội thủy quân mang tên là Ngô Quyền với 100 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ ven biển. Ở các xã ven biển của Phù Cát đã thành lập đội vũ trang ven biển để chống sự xâm nhập của địch từ biển vào. Các xã này đã lập hai đài quan sát ở phía nam và phía bắc núi Bà để làm nhiệm vụ cảnh giới, thông báo kịp thời cho nhân dân biết khi có tàu địch đến1. Cùng với việc xây dựng lực lượng tự vệ, Tỉnh ủy Bình Định cũng hết sức quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang tập trung. Đầu 9.1945, tại thành phố Quy Nhơn, chi đội giải phóng quân mang tên Phan Đình Phùng được thành lập. Chi đội do Nguyễn Giáo làm chi đội trưởng gồm 3 phân đội: Nguyễn Huệ, Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng và một trung đội nữ. Đây là lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Bình Định được tuyển chọn từ những chiến sĩ của đội tự vệ sắt và tự vệ cứu quốc trước đây. Tháng 5.1946, chi đội Phan Đình Phùng chuyển thành Trung đoàn 95 vệ quốc đoàn của Liên khu 5. Tháng 12.1946, Ban quân sự tỉnh được thành lập. Bên cạnh chi đội giải phóng quân, một "Đại đội phòng thủ" được thành lập gồm hai trung đội nam, và một trung đội nữ để bảo vệ bờ biển, còn gọi là đơn vị "Thủy đội Bạch Đằng". Vấn đề trang bị và vũ khí của các lực lượng vũ trang chủ yếu là giáo mác, một ít súng trường, tiểu liên lấy được của Nhật. Để khắc phục tình trạng thiếu vũ khí, Tỉnh ủy chủ trương thành lập các xưởng quân giới. Tháng 9.1945, xưởng quân giới Hoàng Hoa Thám ra đời (An Khê), tiếp đến tháng 10.1946 là xưởng Quang Trung (Bình Hòa, Hoài Ân). Máy móc dụng cụ, công nhân, cán bộ kỹ thuật của các xưởng này đã được tập hợp từ các cơ sở của Pháp như các cơ xưởng ở Quy Nhơn, xưởng Delignon ở Phú Phong Nhiệm vụ của các xưởng quân giới là sửa chữa các loại vũ khí thu được của Nhật, Pháp và sản xuất một số bom, mìn, dao rựa, lựu đạn, cuốc xẻng nhằm cung cấp cho bộ đội và dân quân tự vệ. Mỗi cơ xưởng có từ 100 đến 200 công nhân, làm việc suốt ngày đêm. Số vũ khí sản xuất được còn chi viện cho quân và dân vùng cực Nam Trung Bộ khi Nam Bộ kháng chiến diễn ra. Có thể nói, xưởng quân khí Hoàng Hoa Thám và Quang Trung là cơ sở quan trọng để hình thành công nghiệp quốc phòng sau này của Liên khu 5 và tỉnh Bình Định. Ngành Công an Bình Định cũng nhanh chóng được thành lập từ tỉnh đến cơ sở. Ty Công an Bình Định lúc này gọi là ty Trinh sát, gồm hai ban: ban Điều tra và ban Trật tự do Nguyễn Phát Nguyên, sau đó là Phạm Sanh phụ trách. Những người được tuyển vào cơ quan trinh sát là những đồng chí ưu tú trong các tổ chức tự vệ sắt, tự vệ vũ trang Đến cuối năm 1946, lực lượng công an Bình Định có gần 100 cán bộ, nhân viên, mỗi huyện có từ 5-7 người, mỗi xã có từ 2-3 người. Lực lượng công an Bình Định vừa mới ra đời đã bước ngay vào cuộc đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ các cơ quan quan trọng của Đảng và chính quyền, giữ gìn an ninh trật tự, nhất là những nơi xung yếu như Quy Nhơn, Đập Đá, Bồng Sơn b. Giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội. Sau ngày giành chính quyền, công việc cấp bách của Đảng và chính quyền Bình Định là phải giải quyết khó khăn đang đe dọa cuộc sống của gần 70 vạn dân trong tỉnh1. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa (mỗi bữa một bơ). Đem số gạo đó để cứu dân nghèo”2, nhân dân Bình Định đã “đồng cam cộng khổ”, “thương yêu đùm bọc lẫn nhau”, “nhường cơm xẻ áo”, để vượt qua những ngày đói kém này. Một phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói” được phát động trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, “lá lành đùm lá rách”. Nhờ vậy, nhiều đồng bào nghèo được cứu đói, số lương thực thu được còn cứu trợ cho đồng bào các tỉnh phía bắc đang bị đói nghiêm trọng. Song, biện pháp lâu dài và cơ bản để giải quyết nạn đói tận gốc là phát động phong trào tăng gia sản xuất. Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "Tăng gia sản xuất!, Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!" đã được nhân dân Bình Định hưởng ứng một cách tích cực. Với khẩu hiệu "tấc đất, tấc vàng", nông dân Bình Định đã đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất. Từ các huyện lị cho đến các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, mọi nhà, mọi người đều tận dụng đất để trồng rau màu, khoai sắn. Diện tích gieo trồng được tận dụng để cấy cày, nông dân còn tranh thủ khai phá đất đồi, đất gò bị bỏ hoang, tích cực làm phân xanh, phân chuồng để thâm canh, tu bổ hệ thống mương, máng, xe nước dọc theo con sông Lại Giang, đổi mới việc quản lý hệ thống thủy nông để phân phối nước thuận lợi, công bằng, tránh tình trạng lũng đoạn của một số người có quyền thế trước đây. Cùng với phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng được phục hồi. Nghề trồng bông dệt vải ở An Nhơn, Bình Khê, trồng dâu nuôi tằm ở Hoài Nhơn, nghề rèn đúc công cụ sản xuất và đồ dùng gia đình ở Bồng Sơn, Đập Đá, nghề chế biến từ cây dừa, cây mỳ ở Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn được khuyến khích phát triển, đã khơi dậy tiềm năng sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh. Phong trào tăng gia sản xuất gắn liền với tiết kiệm lương thực. Việc nấu rượu, làm bún, bánh bằng gạo được triệt để hạn chế. Nhà nhà đều có hũ gạo tiết kiệm để cứu đói. Nhờ biết dựa vào dân, phong trào tăng gia sản xuất cứu đói chỉ sau một thời gian ngắn đã đạt được những kết quả căn bản. Khắp nơi, lúa ngô khoai, mỳ phủ xanh một màu. Diện tích lúa và hoa màu tăng 40.000 mẫu. Vụ mùa đầu tiên năm 1945 và tiếp đến vụ Đông xuân 1945-1946 đạt khá, mùa màng bội thu. Thắng lợi trên mặt trận chống đói đã đem lại niềm tin, niềm phấn khởi cho quần chúng đối với chính quyền cách mạng, đối với chế độ mới. Đi liền với chống đói, Đảng và chính quyền cách mạng tỉnh Bình Định hết sức quan tâm đến việc tăng cường bồi dưỡng sức dân, thực hiện những cải cách dân chủ quan trọng. Chính quyền cách mạng đã ban bố quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân, Việt gian chia cho dân cày nghèo thiếu ruộng, bãi bỏ chế độ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, xóa nợ cho nông dân, tiến hành chia lại ruộng đất công điền, công thổ một cách công bằng hợp lý cho cả nam lẫn nữ từ 18 tuổi trở lên. Công nhân làm trong các xí nghiệp cũ của Pháp được tiếp tục làm việc và được hưởng luật ngày làm việc 8 giờ do Chính phủ quy định. Giới tiểu thương, tiểu chủ được phép buôn bán những mặt hàng thiết yếu cho dân, thủ tiêu luật hạn chế việc chuyên chở lúa gạo do Pháp-Nhật đặt ra trước đây, nghiêm trị những kẻ đấu cơ, tích trữ thóc gạo, làm hại đến nền kinh tế 1. Những cải cách dân chủ nói trên đã mạng lại lợi ích cho nhân dân. Nhân dân thấy rõ mình thực sự là người dân của một nước độc lập. Đúng như Hồ Chủ tịch nói: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì"1. Trên mặt trận văn hóa giáo dục, việc chống giặc dốt, chống nạn mù chữ trở thành nhiệm vụ quan trọng của Đảng và chính quyền Bình Định. Một dân tộc mà hơn 95% dân số mù chữ thì không thể nói đến làm chủ, tham gia vào việc quản lý nhà nước và phát triển văn hóa dân tộc. Hồ Chủ tịch nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Vì vậy ngày 8.9.1945, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập "Nha Bình dân học vụ", tiến hành công tác xóa nạn mù chữ trong cả nước. Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi "Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ " vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo Phụ nữ lại cần phải học "2 Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phong trào bình dân học vụ ở Bình Định diễn ra khắp nơi, từ thành thị cho đến nông thôn, từ gia đình cho đến mọi người. Lớp học được tổ chức bất cứ nơi đâu thuận tiện cho người đi học như đình chùa, xưởng máy Có lớp tổ chức ban trưa, có lớp buổi tối. Hình ảnh các em bé 7- 8 tuổi cho đến các cụ già 60-70 tuổi, các chị, các má đêm đêm bên ngọn đèn dầu cặm cụi đánh vần từng chữ một cách kiên nhẫn thể hiện tính chịu khó, hiếu học của nhân dân ta. Để khắc phục khó khăn về phương tiện học tập, nhiều nơi đã có sáng kiến dùng đất sét, than làm phấn, mo cau, lá chuối non phơi khô làm giấy. Nhiều biện pháp vừa có tính chất cổ động, vừa có tính chất bắt buộc cũng được áp dụng như: lập cổng chào trên đường, ai đọc được những chữ trên bảng thì cho đi qua, ai không đọc được thì bắt lội ruộng hoặc vượt qua những chướng ngại vật đặt sẵn. Nhiều sáng tác minh họa để cho người đi học dễ nhớ, dễ hiểu cũng được tuyên truyền như: O tròn như quả trứng gà Ô thì đội nón, ơ thì thêm râu. Phong trào bình dân học vụ ở Bình Định phát triển sâu rộng đến cả miền núi. Kết quả, đến cuối năm 1946, phong trào bình dân học vụ ở Bình Định đã có nhiều thành công trong việc xóa nạn mù chữ. Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước vào tháng 12 năm 1948, được tỉnh và Liên khu 5 cấp giấy công nhận là một trong những xã " thanh toán nạn mù chữ sớm nhất". Công tác xóa nạn mù chữ đã trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp toàn tỉnh. Cùng với phong trào bình dân học vụ, Tỉnh ủy và chính quyền Bình Định cũng chuẩn bị tốt cho các em bước vào năm học mới, năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1946) với một nền giáo dục mới nhằm đào tạo những công dân phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Đến năm học 1946 - 1947, toàn tỉnh đã có 780 lớp học với 24.642 học sinh bậc tiểu học, và 200 học sinh bậc trung học1. Như vậy, sự nghiệp giáo dục phổ thông được chú trọng phát triển. Đi đôi với chống giặc dốt, cuộc vận động nếp sống mới, bài trừ các hủ tục cũng được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Nhân dân đã có ý thức đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, bài trừ các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, ma chay, đình đám, mê tín dị đoan, những tập quán lạc hậu. Đời sống văn hóa trong nhân dân được cải thiện. Nhiều huyện, xã, thôn xóm đã tổ chức sinh hoạt văn nghệ tập thể. Các bài ca cách mạng được dạy cho nhân dân và thiếu nhi. Ở thành phố Quy Nhơn, rạp hát Morin được đổi tên thành rạp "Ánh sáng", thường xuyên tổ chức các đêm văn nghệ, mời cả đoàn kịch nổi tiếng của Thế Lữ ở Thủ đô Hà Nội vào diễn. Một số tờ báo như tờ "Tia Sáng" ở Quy Nhơn đã kịp thời phục vụ nhu cầu thông tin cho nhân dân. Ty Thông tin Bình Định đã xuất bản tờ "Tin tức" nhằm tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và chính phủ. Mỗi thôn xóm khu phố đều có lập đội tuyên truyền lưu động do cán bộ văn hóa thông tin xã phụ trách. Những ngày lễ ngày Tết có treo cờ, tổ chức mít ting, hội họp, hát vang những bài ca cách mạng. Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Xây dựng nước nhà, gây . 10. 194 5, Thanh niên 11. 194 5, Công nhân 1. 194 6, Nông dân 2. 194 6, Liên Việt 6. 194 6 Nhờ đó, các đoàn thể quần chúng ngày càng lớn mạnh. Hội phụ nữ cứu quốc Bình Định, từ cuối năm 194 5 đầu năm 194 6. Lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng- Bình Định, tr. 49) II. XÂY DỰNG VÀ GIỮ VỮNG VÙNG TỰ DO, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHỐI HỢP VỚI CÁC CHIẾN TRƯỜNG ( 194 7- 195 2) 1. Quan điểm của Tỉnh ủy Bình Định. đến năm 195 0, đưa số đảng viên lên 250. Huyện phát triển Đảng mạnh nhất là huyện Hoài Ân. Ở Bình Định, năm 194 9 có 4.000 đảng viên, đến tháng 2. 195 0 tăng lên 25.000 đảng viên. Bình Định được

Ngày đăng: 21/01/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w