1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện mô hình bán hàng b2b qua Website của công ty dệt may Hoàng Dũng www.detmayhoangdung.com.vn

55 500 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Thương mại điện tử B2B Business to business mang lại cơ hội mới cho cácdoanh nghiệp: mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, cải thiện hệ thống phânphối, tăng doanh số, chăm sóc khác

Trang 1

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hoạt độngkinh doanh thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội củacác nước Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời từ cái nôi công nghệ đã nhanh chóngkhẳng định được vị thế quan trọng (đại diện cho nền kinh tế tri thức) và những ưuthế vượt trội của mình so với phương thức kinh doanh truyền thống trong nền kinh

tế toàn cầu

Thương mại điện tử B2B (Business to business) mang lại cơ hội mới cho cácdoanh nghiệp: mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, cải thiện hệ thống phânphối, tăng doanh số, chăm sóc khách hàng tốt hơn Đồng thời với các cơ hội đócũng là những thách thức: cạnh tranh sẽ tăng cao, thiếu nhân lực có đủ trình độ đểphát triển nhất là ở các nước đang phát triển….Vậy làm thế nào để nắm bắt đượccác cơ hội, vượt qua những thách thức trong quá trình nền kinh tế Việt Nam ngàycàng hội nhập cả về chiều sâu và chiều rộng với nền kinh tế thế giới? Nâng caonăng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập là mộtvấn đề sống còn Làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ tìm được chỗ đứng trên thịtrường để có thể tồn tại và phát triển trong thời kì cạnh tranh gay gắt với các tậpđoàn lớn trong nước và Quốc tế? Hơn nữa, với tình hình nền kinh tế đang bị khủnghoảng hiện nay, việc giảm tối thiểu chi phí là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các doanhnghiệp Chính vì vậy, ứng dụng Thương mại điện tử B2B (Business to Business)vào các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa, kiểm soát, tìm kiếm khách hàng,tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng để tối đa hóa hiệu quả công việc, tiết kiệm thờigian và giảm chi phí là một hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với các doanhnghiệp Việt Nam hiện nay

Nhớ lại cuộc khủng hoảng dotcom vào năm 2001, khi đó sự suy sụp của cácdotcom chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ nền kinh tế Internet, chỉ những kiểu mẫubán lẻ qua mạng B2C (Business to Consumer - kinh doanh hướng đến tiêu dùng)

Trang 2

suy sụp, còn kiểu mẫu kinh doanh thật sự B2B vẫn hoạt động tốt với nhiều Công ty,tập đoàn lớn sử dụng Internet để tiết giảm hàng tỷ USD (United State Dollar) chiphí hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn Sở dĩ có được thành công như vậy làhoạt động B2B được xây dựng trên một nền tảng vững chắc, số lượng khách hàng

ổn định Và từ đó đến nay, kinh doanh B2B vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ

và dần trở thành một xu thế chủ đạo được rất nhiều Công ty quan tâm tới, cả trongcách thức kinh doanh lẫn hoạt động tiếp thị, quảng bá Qua đó ta có thể phần nàothấy được tầm quan trọng, cũng như những lợi ích to lớn mà Thương mại điện tửB2B mang lại cho các doanh nghiệp

Xuất phát từ chính tình hình thực tế tại Công ty dệt may Hoàng Dũng, là mộtCông ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may, chuyên bán với số lượng hàng hóa lớn và

là một trong số những lĩnh vực được ứng dụng thương mại điện tử cao ở Việt Nam,đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu B2B với những trị giá hợp đồng lớn Hiện nay

phần nào nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tửnói chung và thương mại điện tử B2B nói riêng mang lại Tuy nhiên vẫn chưa khaithác được hết tính năng, hiệu quả của website cũng như của Internet Đề tài nàynghiên cứu nhằm giúp Công ty Hoàng Dũng có thể hoàn thiện hơn mô hình bánhàng B2B qua website của Công ty Thông qua trang web của Công ty để tìm kiếmđược các đối tác mua hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi kinh doanh Từ đó giúp choviệc sản xuất kinh doanh của Công ty được đẩy mạnh hơn và có nhiều cơ hội ký kếtcác hợp đồng xuất khẩu hơn – một trong những chiến lược kinh doanh trọng điểmcủa Hoàng Dũng trong thời gian tới

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Trong khi thương mại điện tử B2B trên thế giới đang phát triển không ngừngvới những tên tuổi lớn như Alibaba, Amazon, Ebay,… thì hoạt động thương mạiđiện tử B2B ở Việt Nam cũng đang phát triển rất sôi động Với rất nhiều lợi ích màthương mại điện tử B2B mang lại, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đạt

Trang 3

được những thành công nhất định, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế Việt Namtrong công cuộc hội nhập với kinh tế Thế giới.

Công ty dệt may Hoàng Dũng là một Công ty chuyên sản xuất, bán buôn với

số lượng lớn đa dạng các chủng loại vải phục vụ may xuất khẩu thời trang, các loạivải phục vụ may đồng phục học sinh, văn phòng cũng như các ngành công nghiệpnhẹ từ dạng mộc cho đến hoàn tất Các sản phẩm đều được cung cấp tới các Công tykhác với số lượng hàng hóa lớn rồi mới tới tay người tiêu dùng Trang web củaCông ty đã thành lập được gần hai năm, tuy nhiên, vẫn chưa khai thác được tối đahiệu quả và lợi ích mà website cũng như internet mang lại

Qua thời gian học tập và rèn luyện tại khoa Thương mại điện tử trường Đạihọc Thương mại Đồng thời được tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt độngkinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Dũng Em nhận thấy rằng, việc sử dụngtrang web của Công ty để có thể thực hiện trao đổi và bán sản phẩm của Công tycho các đối tác khác là một vấn đề vô cùng cần thiết giúp cho Công ty có thể giảmthiểu tối đa chi phí bán hàng và tăng doanh thu

Xuất phát từ những lý do trên, Em đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài:

“Hoàn thiện mô hình bán hàng B2B qua Website của Công ty Dệt may Hoàng Dũng – www.detmayhoangdung.com.vn ”

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

hàng B2B qua website

hàng trực tuyến B2B qua website Từ đó làm giảm chi phí bán hàng đồng thời giatăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho Công ty Hoàng Dũng

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Do bản chất hoạt động kinh doanh của Công ty Dệt may Hoàng Dũng, là mộtdoanh nghiệp chuyên sản xuất và bán buôn với số lượng hàng hóa lớn Và việc khai

Trang 4

thác tối đa hiệu quả Website Công ty trong thời đại số hóa đang là một vấn đề cấpthiết cần giải quyết Hơn nữa thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ đi sâu nghiêncứu để hoàn thiện mô hình bán hàng thương mại điện tử B2B qua website của Công

ty Các kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được xem xét, nghiên cứu vàphân tích qua 3 năm: 2006, 2007 và 2008

1.5 Kết cấu luận văn

Phần đầu của luận văn bao gồm các phần: tóm lược, mục lục, danh mục bảngbiểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, những mục này nhằm giúpngười đọc có được cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu và tạo thuận tiện cho

việc theo dõi phần nội dung của đề tài Trên cơ sở những nội dung trên, nhằm xây

dựng một kết cấu hợp logic, luận văn nghiên cứu để hoàn thiện mô hình bán hàngB2B qua website Công ty Hoàng Dũng, được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử B2B.

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bán hàng B2B.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng tình hình TMĐT B2B

Chương 4: Một số kết luận và đề xuất để hoàn thiện mô hình bán hàng B2B qua website: www.detmayhoangdung.com.vn.

Trang 5

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG B2B

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử

Để hiểu về Thương mại điện tử B2B trước hết ta cần phải hiểu rõ thế nào làThương mại điện tử Trên thế giới hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐTtheo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc

về Luật Thương mại quốc tế (UNICITRAL), thương mại điện tử có nghĩa là việc

trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in

ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.

2.1.2 Khái niệm TMĐT B2B

Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóahoặc dịch vụ) được tiến hành giữa hai DN bất kỳ thông qua mạng Internet, các

2.1.3 Khái niệm bán hàng qua Website

Bán hàng B2B qua website là việc doanh nghiệp tận dụng lợithế truyền thông tin của Internet để thực hiện các tác nghiệp như:

xử lý đơn hàng, thực hiện đơn hàng, xử lý việc thanh toán, và cácdịch vụ sau bán Đồng thời đưa thông tin sản phẩm dịch vụ lêntrang web giúp cho các khách hàng là doanh nghiệp tìm kiếmthông tin, thuận tiện cho việc lựa chọn và đặt mua hàng hóa

2.1.4 Khái niệm mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và cácdòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai tròcủa nó đối với kinh doanh; đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi

(1)

Bài giảng môn Quản trị tác nghiệp TMĐT B2B – PGS.TS Nguyễn Văn Minh.

(2) Electronic Commerce, Strategies and Models for Business-To-business Trading by Paul

Timmers, 2001.

Trang 6

2.2 Một số lý thuyết về bán hàng

2.2.1 Vai trò của bán hàng B2B

Trong nền cơ chế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một đơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đốivới mọi doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phải tiến hành rất nhiều hoạt động trong

đó có bán hàng là khâu quan trọng mấu chốt nhất Chỉ có bán được hàng doanhnghiệp mới có thể thu hồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận và tiếp tục mởrộng sản xuất kinh doanh

Đối với nền kinh tế quốc dân hoạt động bán hàng B2B là cầu nối giữa doanhnghiệp sản xuất với các doanh nghiệp khác là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu góp phầnbảo đảm cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, cân đối giữa cung và cầu, bình ổn giá

cả và đời sống nhân dân Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Đối với doanh nghiệp sản xuất bán hàng B2B là nghiệp vụ kinh doanh cơbản, trực tiếp thực hiện các chức năng lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất, làkhâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầuđối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần bình ổn giá cả thị trường

Thị trường luôn biến động, thay đổi không ngừng, nhất là trong kỷ nguyêncông nghệ số hóa như hiện nay Vì thế bán hàng B2B không còn là vấn đề mới mẻnhưng nó luôn mang tính thời sự cấp bách và là mối quan tâm hàng đầu của các DNtrong nền kinh tế quốc dân

2.2.2 Đặc điểm bán hàng B2B

2.2.2.1 Khách hàng là người mua quyết định thị trường

Đặc điểm này xuất phát từ cơ chế thị trường số lượng người mua thường làmột số có hạn, còn số người bán không ngừng tăng lên và khó xác định chính xác.Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy quyền quyết định thuộc về người mua và kháchhàng “lên ngôi thượng đế” Trong hoạt động bán hàng B2B nhân viên bán hàng phảicoi khách hàng mang lại việc làm, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, là người

mà DN phải phụ thuộc vào, càng không phải để tranh cãi Đặc điểm này đòi hỏi

Trang 7

doanh nghiệp phải coi trọng khách hàng, lấy nhu cầu của khách hàng làm cơ sở tínhtoán kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2.2 Khách hàng chỉ quan tâm tới hàng hóa có chất lượng cao, giá cả phải chăng và được mua bán một cách thuận tiện

Để thu hút khách hàng các doanh nghiệp bán hàng B2B phải sử dụng cáccông cụ để cạnh tranh giành giật khách hàng Các công cụ đó có thể là:

2.2.2.3 Khách hàng là người mua đòi hỏi người bán hàng phải quan tâm đến lợi ích của mình

Do khách hàng có vai trò quyết định trong mua bán nên họ có quyền lựachọn cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua Cơ sở đưa ra quyết định mua hoặckhông là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của khách hàng Khách hàng sẽ cân đo,một bên là số tiền phải bỏ ra với bên kia là những thứ khách hàng nhận được: sốlượng, chất lượng hàng hóa, kiểu dáng, độ an toàn, độ tin cậy, sự tiết kiệm trong sửdụng…Lợi ích tinh thần của khách hàng là sự đồng cảm, quan tâm lo lắng củangười bán đối với người mua, cao nhất là sự tín nhiệm trong kinh doanh

2.2.2.4 Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi

Trong thời kỳ khoa học công nghệ và kỹ thuật thay đổi như vũ bão, nhiềuhàng hóa với chất lượng tốt ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu, chu kỳ sống của sảnphẩm ngày càng rút ngắn, điều này là một khó khăn thách thức lớn với người kinhdoanh Chỉ những doanh nghiệp luôn theo dõi sự biến động của nhu cầu mới có thểđưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu Phần thưởng là lợi nhuận sẽ thuộc về ngườilần đầu tiên đưa ra được sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của khách hàng,nhất là đối với DN kinh doanh các mặt hàng tư liệu tiêu dùng, những mặt hàng liên

Trang 8

quan đến mốt Thương mại điện tử B2B có thể đáp ứng được tốt nhu cầu của kháchhàng với tốc độ nhanh nhờ lợi thế về thông tin.

2.2.3 Quản trị bán hàng B2B

Quản trị bán hàng B2B là hoạt động của người quản lý doanh nghiệp thôngqua lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển hoạt động của lực lượng bán hàng nhằmthực hiện mục tiêu bán hàng đề ra

Đó là hoạt động của những người thuộc lực lượng bán hàng hoặc người hỗtrợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng gồm các nội dung:

- Xác định mục tiêu

- Xây dựng kế hoạch bán hàng

- Thiết kế và tổ chức lực lượng bán hàng

- Tổ chức thực hiện kế hoạch và quản trị lực lượng bán hàng

- Đánh giá và điều chỉnh hoạt động bán hàng

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước liên quan đến đề tài

Trong vấn đề nghiên cứu này đã có một số giáo trình, đề tài luận văn, đề tàinghiên cứu khoa học cũng đã nghiên cứu và đã đạt được những thành công nhấtđịnh

a Giáo trình học phần “Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B” - PGS TS

Nguyễn Văn Minh, 2008 Trong giáo trình, tác giả đã đề cập đến các vấn đề vềthương mại điện tử B2B, bao gồm: một số vấn đề chung về TMĐT B2B, kế hoạchtác nghiệp trong TMĐT B2B, quản trị bán hàng trong TMĐT B2B, quản trị nguồnnhân lực trong TMĐT B2B và theo dõi, kiểm soát, đánh giá hiệu quả kinh doanhcủa TMĐT B2B

b Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh: “Giải

pháp đẩy mạnh ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp Việt Nam” Đề tài này đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về thế nào là trao đổi dữ liệu điện tử

giữa các doanh nghiệp, thực trạng về tình hình ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử(EDI) tại Việt Nam hiện nay Tác giả cũng đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp

Trang 9

có thể ứng dụng một các hiệu quả nhất để có thể trao đổi dữ liệu điện tử với cácdoanh nghiệp khác Đề tài cũng cho thấy được tình hình ứng dụng hải quan điện tử

đã được triển khai tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho các DN xuất nhập khẩu, và đâycũng chính là nền tảng cho sự phát triển TMĐT B2B tại Việt Nam

c Bài viết với nhan đề “Giao dịch B2B trong thương mại điện tử” của TS.Nguyễn Quốc Thịnh trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “TMĐT với đổi mới và

phát triển đào tạo kinh tế, quản trị kinh doanh của các trường ĐH nước ta” đã cho

ta có được cái nhìn tổng quan về giao dịch B2B với những thuận lợi và khó khăn

Và cả sự khác biệt của giao dịch B2B truyền thống với giao dịch trong TMĐT.Ngoài ra, bài viết cũng cho ta thấy được thủ tục hải quan qua mạng và giao nhậnhàng hóa tại Việt Nam hiện nay đã được triển khai và được đánh giá là khá tốt Đãtạo nền tảng cho hoạt động xuất khẩu trong B2B được tiến hành thuận tiện hơn

d Đề tài luận văn “Một số vấn đề ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến

xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam” của sinh viên Thái Thu Hương K35F1

trường Đại học Thương mại cũng đã khẳng định được tầm quan trọng của TMĐTđặc biệt là TMĐT B2B đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may ViệtNam Các cơ hội và thách thức đối với các DN dệt may cũng đã được tác giả phântích cụ thể và chi tiết Tuy nhiên, nói đến xuất khẩu sản phẩm dệt may thì phải nóiđến thị trường B2B Tác giả chưa đưa ra được giải pháp thực sự để đẩy mạnh hoạtđộng B2B, giúp các DN có thể xúc tiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mìnhmột cách thuận tiện và nhanh chóng nhất Các DN cần có website riêng, tuy nhiên,nếu chỉ thành lập rồi để đó thì chỉ tốn thêm chi phí mà không mang lại lợi ích Việctham gia và các sàn giao dịch trong nước cũng như quốc tế và vô cùng quan trọng,nhất là đối với hoạt động xuất khẩu

e Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thanh Hà – Đại học Ngoại Thương

“các mô hình TMĐT B2B trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam” Đề tài

đã giới thiệu những mô hình TMĐT B2B phát triển trên thế giới Và xác định môhình nào phụ hợp, có thể áp dụng tốt ở thị trường Việt Nam Vấn đề mà đề tài chưagiải quyết được đó là chưa đưa ra được các giải pháp vi mô cho các DN Việt Nam,

Trang 10

các giải pháp hầu hết mới chỉ ở tầm vĩ mô Như vậy các DN Việt Nam rất có có thểthực hiện tốt được.

f Cuốn sách “B2B and Beyond: New Business Models Built on Trust”, của tác

giả Harry B Demaio, 2001 Cuốn sách này tác giả đã đề cập đến một phương thứckinh doanh mới, thương mại điện tử B2B Và làm thế nào chúng ta có thể thànhcông được với hình thức này? Cuốn sách cung cấp cho chúng ta một cơ sở lý luậnchặt chẽ và giúp đỡ, hướng dẫn ta làm sao để tạo được một quan niệm mới – đượcgọi là niềm tin điện tử (e-trust) Niềm tin điện tử này yêu cầu ta phải hiểu kỹ về sựbảo mật, quản lý quá trình kinh doanh, ứng dụng của công nghệ và yếu tố quantrọng nhất đó chính là sự phát triển đáng tin tưởng của các mối quan hệ cộng tác

2.4 Phân định nội dung hoàn thiện mô hình bán hàng B2B qua website: www.detmayhoangdung.com.vn

2.4.1 Đặc điểm của TMĐT B2B

Thương mại điện tử B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và ngườibán hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba Đối tác trung gian này

có thể là tổ chức, cá nhân hoặc một hệ thống điện tử

Khách hàng trong TMĐT B2B không phải là cá nhân mà họ là các doanhnghiệp, và thường giao dịch với khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao

B2B truyền thống giao dịch thông tin dựa vào điện thoại, máy fax trong khithương mại điện tử B2B được thực hiện thông qua mạng điện tử, thông thường làInternet Sự ra đời của TMĐT B2B có thể giúp giảm bớt trung gian như: nhà phânphối, nhà bản lẻ TMĐT B2B có hai loại giao dịch cơ bản: mua hàng ngay lập tức(Spot buying) và mua hàng chiến lược (Strategic sourcing)

Khối lượng hàng hóa giao dịch trong B2B thường rất lớn, giá trị cao, tuynhiên tần xuất đặt hàng thì lại không nhiều

2.4.2 Các lợi ích và cơ sở hạ tầng chính cho bán hàng B2B

2.4.2.1 Các lợi ích của bán hàng B2B trong TMĐT

a Lợi ích đối với doanh nghiệp bán

Trang 11

Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại

truyền thống, các Công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cungcấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới

Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin,

chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống Đồng thời có thể giảm mức dự trữ và chiphí liên quan dự trữ, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm

Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong

phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợbởi các cửa hàng (showroom) trên mạng

Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược

kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầucủa khách hàng

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả

năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời giantung sản phẩm ra thị trường

Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất

lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới…

b Lợi ích đối với doanh nghiệp mua

Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử B2B cho

phép khách hàng mua hàng hóa mọi nơi, mọi lúc đối với các Công ty trên khắp thếgiới Giảm chi phí tìm kiếm và thời gian mua hàng

Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Các Công ty có nhiều lựa chọn

hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách

hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm đượcmức giá phù hợp nhất

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có

thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìmkiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

Trang 12

Được hưởng lợi từ việc DN cắt giảm chi phí dành cho quảng cáo trên các

phương tiện truyền thông, thay vào đó giảm giá hay khuyến mại trực tiếp cho kháchhàng mua qua mạng Internet

c Lợi ích đối với xã hội

Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc,

mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn…

Thúc đẩy kinh tế phát triển: Với thương mại điện tử B2B các doanh

nghiệp đều có thể tìm được nhiều cơ hội kinh doanh hơn, tìm kiếm được nhiều hợpđồng cũng như dễ dàng hơn trong việc tìm đối tác để xuất khẩu Từ đó, giúp tăngnguồn thu cho Nhà nước

Gia tăng công ăn việc làm cho người lao động khi doanh nghiệp hoạt động

hiệu quả và mở rộng quy mô nhờ áp dụng thương mại điện tử B2B

2.4.2.2 Cơ sở hạ tầng chính cho bán hàng B2B

Để triển khai B2B, DN trước hết cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin (CNTT) bằng cách tin học hoá các quy trình kinh doanh, quy trình quản lý, quảntrị trong nội bộ DN Và tiến xa hơn là xây dựng các cơ sở dữ liệu nội bộ, tích hợpcác quy trình để hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh, kết nối với các đối tác

Sau đây là một số yêu cầu về cơ sở hạ tầng để triển khai B2B:

mềm quản trị nguồn cung ứng, phần mềm quản lý kho

2.4.3 Các hình thức bán hàng B2B

2.4.3.1 Bán hàng qua Cataloge

a Lợi ích:

đặt hàng một cách nhanh chóng

Trang 13

 Người bán có thể quảng cáo, truyền thông trực tuyến Từ đó giúp giảm chiphí tìm kiếm doanh nghiệp mua.

khách hàng khác nhau

b Khó khăn:

hình bán hàng qua Cataloge, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải đẩy mạnhcông tác marketing điện tử để có thể tìm được tập khách hàng trực tuyến cho DN

giữa các kênh phân phối truyền thống hiện có của mình Ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng kinh doanh truyền thống

của khách hàng Phải có một lượng khách hàng trực tuyến đủ lớn mới đáp ứng đượcchi phí

2.4.3.2 Bán qua đấu giá

Bán từ site của Công ty

- Đối với các Công ty lớn, thường xuyên tiến hành bán đấu giá, thì việc lậpsite đầu giá riêng của mình là có ý nghĩa

- Công ty phải chi phí cho cơ sở hạ tầng, điều hành và bảo trì site đấu thầu

- Nếu Công ty đã có site bán hàng từ catalog điện tử thì chi phí tổ chứckênh bán đấu giá thêm vào là không lớn

Sử dụng nhà trung gian:

- Không cần các nguồn lực bổ sung (phần cứng, phần mềm, đội ngũCNTT…), rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới thị trường

- Thương hiệu của người bán được gắn với sự kiện tổ chức đấu giá

- Nhà trung gian có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung: Tích hợpcác luồng thông tin và lo hậu cần, tính cước vận chuyển, dịch vụ thu thập, xử lý vàbảo mật các dữ liệu hóa đơn, thanh toán…

2.4.3.3 Bán một tới một

Trang 14

Hình thức bán hàng này thường được tiến hành thông qua các hợp đồng dàihạn Theo đó, bên mua thỏa thuận với bên bán các điều kiện về giá cả, số lượng,phương thức thanh toán, vận chuyển và chất lượng Sau đó tiến hành ký kết hợpđồng bán hàng mà không có bên thứ ba nào tham gia vào quá trình ký kết.

2.4.4 Quy trình bán hàng trong TMĐT B2B

2.4.4.1 Xử lí đơn hàng

Hình 2.1: Quy trình xử lý đơn hàng.

a Các hoạt động trước đặt hàng

hợp đồng Một hợp đồng điển hình nói rõ thỏa thuận của người bán đồng ý bán vàngười mua đồng ý mua một hàng hóa cụ thể, với số lượng xác định, đơn giá, tổnggiá trị, hoặc kết hợp tất cả các tiêu chí này trong một giai đoạn thời gian xác định

thường được bắt đầu bằng yêu cầu thông tin đơn hàng từ khách hàng Đây là yêucầu thông tin về một hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm cụ thể

hàng (hay RFQ-Request for Quotation), người bán thường cung cấp giấy báo giá

Trang 15

Đây là một văn bản giao dịch kinh doanh mô tả hàng hóa và dịch vụ mà người bánsẵn sàng cung ứng cho người mua tiềm năng.

b Xử lý dữ liệu đơn đặt hàng

Dựa trên cơ sở hợp đồng bán hàng hoặc giấy báo giá, nếu người mua quyếtđịnh thực hiện đơn đặt hàng, người mua có thể thông báo bằng một số phương tiện:qua điện thoại, nói trực tiếp với người bán hàng, chính thức qua thư hoặc đơn đặthàng Từ đơn đặt hàng của người mua, người bán tiến hành kiểm tra tồn kho Nếungười bán cho phép bán trả sau, kiểm tra tín dụng sẽ được thực hiện

c Kiểm tra tồn kho

Khi một khách hàng mua hàng thể hiện mong muốn mua hàng và nhận hàngvào một thời điểm cụ thể, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra tồn kho Tức là xác địnhxem có đủ số lượng hàng hóa để giao vào thời điểm đã định hay không

2.4.4.2 Thực hiện đơn hàng (Order Fulfilment)

a Thông báo cho khách hàng (Order Acknowledgement)

Khi đơn đặt hàng được hệ thống quản lý đơn hàng nhận, người bán phảithông báo cho khách hàng biết, khẳng định rằng mọi việc trôi chảy Trong TMĐT,việc này là rất quan trọng vì không có quan hệ mặt đối mặt giữa người mua vàngười bán Việc chấp nhận đơn hàng hàm ý cả việc chấp nhận các điều kiện của

khách hàng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ

b Lập kế hoạch phân phối và vận tải

Kế hoạch phân phối được lập tương ứng với lượng thời gian cần thiết chocác hoạt động bên trong như xuất hàng, bao gói hàng, chất xếp hàng Và xác địnhphương thức vận chuyển, lựa chọn người vận chuyển, tuyến đường vận chuyển vớichi phí thấp nhất Kế hoạch phân phối thường được chia thành 3 phần:

- Xuất kho và bao gói

- Chất xếp

- Vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng

c Xuất kho và bao gói

Trang 16

Phiếu xuất kho được coi là sự cho phép chính thức xuất hàng ra khỏi kho.Phiếu xuất kho có thể chứa các thông tin sau: tên hàng xuất kho, vị trí hàng hóatrong kho và trình tự xuất hàng

Bao gói là quá trình kết hợp các hàng hóa đã xuất kho và xếp chúng vào cácvật liệu bao gói phù hợp cho vận chuyển Hệ thống quản lý kho máy tính hóa sẽ tạolập phiếu báo gói hàng, chỉ rõ hàng hóa cần bao gói và đôi khi cả vật liệu bao gói

d Vận chuyển

Khi nhận được hàng hóa từ kho hàng đã bao gói, nhân viên vận chuyển tiếnhành kiểm tra lần cuối và chuẩn bị vận đơn Vận đơn liệt kê hàng hóa được vậnchuyển, ngày tháng và thời gian hàng hóa được chất xếp lên phương tiện vậnchuyển, nơi đến Các nhân viên bộ phận vận tải nhập dữ liệu về vận chuyển vào hệthống, thông báo cho bộ phận làm hóa đơn về việc hàng đã được vận chuyển

2.4.4.3 Xử lí thanh toán

Phụ thuộc vào thực tế của Công ty, quá trình lập hóa đơn thanh toán thườngđược bắt đầu sau khi hàng hóa được chuyển đi đến người mua Hóa đơn (Invoice)cũng có thể được gửi trước khi hàng được chuyển đi, sau khi hoàn thành việc phânphối hoặc theo một lịch trình lập hóa đơn nào đó không quan hệ trực tiếp tới phânphối hàng hóa và dịch vụ

Các phương thức thanh toán chủ yếu trong B2B:

Séc điện tử (Electronic-check): là một phiên bản hay thể hiện điện tử của séc

giấy Bỏ qua những quá trình kĩ thuật đắt giá và thể hiện tiến bộ của công nghiệpngân hàng Có thể được sử dụng bởi tất cả người tiêu dùng của ngân hàng mà có tàikhoản séc

Thẻ mua sắm (Purchasing cards): là thẻ thanh toán cho mục đích đặc biệt

phát hành tới những nhân viên của Công ty chỉ dùng cho mua sắm nguyên vật liệukhông chiến lược

Thư tín dụng- Letter of credit: là một bản thỏa thuận được viết bởi một ngân

hàng để trả cho người bán, trên tài khoản của người mua, một số tiền được thể hiệntrong tài liệu

Trang 17

2.4.4.4 Dịch vụ sau bán hàng

Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng có thể cần thiết ở bất kỳ giai đoạn

nào của quá trình mua bán Trong quá trình lướt web và chọn hàng, khách hàng cầndịch vụ khách hàng để thu thập thông tin về hàng hóa và dịch vụ Trong quá trìnhmua hàng, khách hàng muốn biết về phương thức thanh toán, lập hóa đơn, quá trình

kiểm tra Trong quá trình đặt mua hàng và thực hiện, khách hàng muốn biết về tình trạng đơn hàng và giai đoạn xử lý Sau khi đơn hàng được chấp nhận, khách hàng

muốn biết về sự bảo hành, sửa chữa, các dịch vụ, trả lại hàng và hoàn tiền

Bảo hành (Warranties): Bảo hành là một văn bản mà ở đó nhà sản xuất hoặc

nhà phân phối sản phẩm đưa ra lời hứa về việc họ sẽ giải quyết như thế nào tìnhhuống khi một điều gì đó không tốt xảy ra với sản phẩm Văn bản này cũng đồngthời là tài liệu hướng dẫn khách hàng giải quyết các vấn đề nảy sinh với hàng hóa

Trả lại sản phẩm (Product Return): Sau khi hàng hóa được chuyển đến

khách hàng, khách hàng có thể quyết định trả lại một phần hoặc tất cả đơn hàng.Một số lý do hoàn trả hàng:

- Khách hàng nhận thấy sản phẩm mua về không đáp ứng các mong đợi của

họ, không phụ thuộc vào việc sản phẩm có vận hành đúng (đảm bảo thực hiện đúngchức năng của sản phẩm) hay không

- Lỗi về phía người bán hoặc nhà vận tải, ví dụ nhập đơn sai, sai về số lượng,thiếu chi tiết, phụ tùng, chất hàng không đủ, chất hàng thừa, đơn hàng lặp…

- Hàng hóa bị hư hỏng, khuyết tật, lỗi thời, quá hạn…không phù hợp mongđợi của khách hàng

- Hàng hóa chuyển đến muộn, khách hàng từ chối nhận

- Trả lại theo hợp đồng thỏa thuận, ví dụ khi khách hàng đang có tồn kho quálớn, nhu cầu điều chỉnh tồn kho, hàng hóa lỗi thời hoặc quá hạn

- Trong thương mại B2B, số lượng hàng thường lớn, trả lại hàng là vấn đề cầncân nhắc kỹ Hàng nhận lại có thể được bán lại để trang trải một phần chi phí đã bỏ

ra

Trang 18

Xử lý hàng hóa trả lại: Khi hàng hóa trả lại tới kho, bộ phận tiếp nhận

phải kiểm tra hàng hóa xem có phù hợp phiếu hàng trả đi kèm hay không Hàng hóatrả lại có thể được xử lý theo các hướng:

- Nhập kho, nếu hàng hóa còn có thể bán lại cho các khách hàng khác

- Sửa chữa, hoán cải, tái chế hoặc tân trang

Trang 19

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN

TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TMĐT B2B

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua các phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên sâu đối

với một số cán bộ chủ chốt của Công ty Hoàng Dũng (mẫu phiếu điều tra và câu

hỏi phỏng vấn chuyên sâu được đính kèm phần phụ lục).

+ Nội dung: Điều tra tình hình triển khai các mô hình bán hàng B2B qua

+ Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra (bao gồm 23 phiếu) được gửi đến

các trưởng bộ phận, người quản lý, các cấp lãnh đạo có liên quan trực tiếp đến việchoạch định chiến lược và thực thi các công việc liên quan tới hoạt động bán hàngB2B qua website

Đối với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Trước tiên cần xây dựng bảng

câu hỏi đơn giản, dễ hiểu xoay quanh tình hình triển khai mô hình bán hàng B2Bqua website của Công ty Và tiến hành phỏng vấn một số người có chuyên môn caotrong Công ty Sau đó tổng hợp phân tích, chọn lọc phục vụ cho việc nghiên cứu vàgiải quyết vấn đề

+ Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, phản ánh đúng thực trạng vấn

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập lại các phiếu

điều tra, dữ liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Packagefor Social Sciences – là phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học

xã hội) để phục vụ cho việc phân tích

Trang 20

3.2 Thực trạng phát triển và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động bán hàng theo mô hình B2B

3.2.1 Tổng quan tình hình TMĐT B2B ở Việt Nam

3.2.1.1 Trình độ nhân lực cho phát triển TMĐT B2B

Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của thương mại điện

tử B2B, nhiều DN đã chủ động nâng cao nhận thức đào tạo cho nhân viên dưới hìnhthức khác nhau Nguồn nhân lực cho TMĐT nói chung và cho phát triển B2B nóiriêng vì thế đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đáp ứng phần nào chiến lược chuyểnsang kinh doanh qua mạng của nhiều doanh nghiệp

Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua nhiều doanh nghiệp mới chỉ quantâm đến đào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu Do đó, khi xây dựng website củadoanh nghiệp hoặc tham gia các sàn giao dịch điện tử B2B, những doanh nghiệpnày chưa khai thác hay tận dụng được tối đa các cơ hội kinh doanh mà hình thứcnày đem lại Nhiều lớp học miễn phí đã được mở để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cậnnhanh chóng với phương thức kinh doanh mới mẻ này, nhưng nhận thức về lợi íchcủa TMĐT B2B nhiều khi không rõ ràng nên một số DN chưa tham gia hoặc chỉtham gia theo phong trào

Theo số liệu điều tra năm 2008, 34% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách

về thương mại điện tử, với tỷ lệ trung bình 2,6 người trong mỗi doanh nghiệp Hìnhthức đào tạo tại chỗ vẫn là lựa chọn phổ biến hơn cả với 56,4% DN, 30,3% doanhnghiệp áp dụng hình thức gửi nhân viên đi học, 7,8% tự mở lớp đào tạo cho nhân

(3) Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ Công Thương

Trang 21

Hình 3.1: Các hình thức đào tạo.

Nguồn: báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương

Về đào tạo chính quy tại bâc đại học và cao đẳng, một cuộc điều tra cho thấy

có 49 trường đã triển khai hoạt động đào tạo về thương mại điện tử, gồm 30 trườngĐại học và 19 trường Cao đẳng Về thời gian triển khai hoạt động đào tạo TMĐT,

14 trường bắt đầu từ năm 2003 trở về trước, 9 trường năm 2004, 4 trường năm

2005, 11 trường năm 2006, 8 trường năm 2007 và 3 trường năm 2008 Như vậy, cóthể rút ra nhận xét ban đầu là hoạt động đào tạo TMĐT đã được chú trọng từ mộtvài năm trở lại đây, bắt kịp với nhịp độ phát triển nói chung của TMĐT tại ViệtNam Đây là một thực tế đáng mừng, chứng tỏ sự đổi mới và nắm bắt kịp thời nhucầu phát triển TMĐT ngay trong mục đích đào tạo chính thức của từng trường Từđây sẽ cung cấp nguồn nhân lực vừa có trình độ về kinh tế vừa có kiến thức chuyênmôn về TMĐT cũng như TMĐT B2B

Có thể nói, ngoài yếu tố công nghệ, nhân lực là một trong số những nhân tố

có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và của hoạtđộng kinh doanh TMĐT B2B nói riêng Tuy nhiên, tình hình nhân lực cho hoạtđộng thương mại điện tử B2B tại Công ty Hoàng Dũng lại chưa được đầu tư mộtcách thích đáng, chưa có những nhân viên thực sự hiểu sâu, hiểu rõ về thương mạiđiện tử B2B, cũng như các cấp lãnh đạo cũng chỉ có một cái nhìn chung nhất vềTMĐT B2B Chính vì vậy mà việc hoạch định các chiến lược phát triển cũng nhưchiến lược đầu tư cho TMĐT B2B thực sự chưa được cụ thể và chính xác

Trang 22

3.2.1.2 Cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu TMĐT B2B

Website là một kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận vớingười tiêu dùng và với các doanh nghiệp khác Mặt khác, trong thời đại CNTT bùng

nổ hiện nay, việc thành lập website trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với doanhnghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định tên tuổi và mở ra các cơ hộikinh doanh mới Kết quả điều tra cũng thể hiện xu hướng trên Năm 2008, 45,3%doanh nghiệp có website, 4,1% doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong tương lai.Còn lại 50,6% doanh nghiệp không có và cũng không dự định xây dựng website

Hình 3.2:Tỷ lệ DN có website năm 2008.

“Trích: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương”

So với các năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 vẫn tiếp tụctăng nhanh theo đà tăng trong hai năm 2006 và 2007 Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp

dự định xây dựng website trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể Với tỷ lệ chỉcòn 4,1% doanh nghiệp có dự định xây dựng website, trong một vài năm tới tỷ lệdoanh nghiệp có website có thể sẽ không có nhiều thay đổi

Về chức năng, 89,9% website có chức năng giới thiệu về doanh nghiệp,85,9% website quảng bá cho sản phẩm, 38% website cho phép đặt hàng và 3,5%website có chức năng thanh toán trực tuyến

Trang 23

Về đối tượng mà các website hướng tới, 84% hướng tới đối tượng kháchhàng là doanh nghiệp, 70% hướng tới đối tượng người tiêu dùng Tỷ lệ qua các nămcho thấy cơ cấu đối tượng mà các website hướng tới đã tương đối ổn định Đốitượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với đối tượng kháchhàng là người tiêu dùng.

Bảng 3.1: Đặc điểm và tính năng TMĐT của website DN Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương

Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp cũng đã có tiến bộ rõ rệt so vớicác năm trước Số doanh nghiệp cập nhật website hàng tuần tăng đáng kể Đặc biệt

Trang 24

năm 2008 chỉ còn 13% doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật website Tỷ lệdoanh nghiệp cập nhật website hàng tháng hoặc không thường xuyên cập nhật giảmliên tục qua các năm Điều này cho thấy website ngày càng khẳng định vai trò nhưmột kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên của doanh nghiệp đối với kháchhàng.

3.2.1.3 Tham gia sàn giao dịch TMĐT

Nói đến thương mại điện tử B2B hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến cácsàn giao dịch TMĐT B2B Mô hình này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003,

và liên tục phát triển mạnh qua các năm Tuy nhiên, cho đến nay tiện ích của phầnlớn các sàn B2B Việt Nam vẫn chỉ dừng ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp vànhu cầu mua bán Hầu như chưa sàn nào có những tiện ích hữu dụng để hỗ trợdoanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến và theo dõi tiến trình thựchiện hợp đồng Nhưng trước sức ép cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập Quốc tếngày càng sâu rộng, quy trình vận hành và hoạt động của các sàn TMĐT B2B ViệtNam trong năm 2008 đã có nhiều chuyển biến về chất lượng Trước tiên là nỗ lựccủa các đơn vị quản lý sàn nhằm cải tiến giao diện, đa dạng hóa dịch vụ và tạo điềukiện cho doanh nghiệp thành viên có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp xúc với thịtrường cũng như gia tăng khối lượng giao dịch

Trang 25

Hình 3.3: Quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử (báo

cáo TMĐT Việt Nam 2008)

So sánh về quy mô DN tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, có thểthấy mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô và số lượng DN tham gia sàn Các doanhnghiệp có quy mô càng nhỏ thì tỷ lệ tham gia sàn giao dịch TMĐT càng lớn Điềunày chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến lợi thế của sàn giao dịchTMĐT trong việc xây dựng hình ảnh và tăng cường khả năng cạnh tranh Đặc biệt

là trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử B2B vẫnthực hiện hình thức hỗ trợ không thu phí đối với một số doanh nghiệp tham gia

Hình 3.4:Mức độ tham gia và ký được hợp đồng từ sàn giao dịch TMĐT của DN năm 2008 – Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương

Tỷ lệ doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn thương mại điện tử cũng tănglên so với năm 2007 Năm 2008, trong số các doanh nghiệp đã tham gia sàn giaodịch thương mại điện tử có 69,7% doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn giao dịchthương mại điện tử, cao hơn so với tỷ lệ 63% của năm 2007 Điều này cho thấy việctham gia sàn thương mại điện tử đã mang lại hiệu quả thực sự đối với một số doanhnghiệp

Công ty dệt may Hoàng Dũng cũng đã đăng ký tham gia một số sàn giaodịch B2B của Việt Nam và cũng đã nhận được sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông

Trang 26

tin cũng như khách hàng của các sàn này Tuy nhiên, việc tham gia này còn rất hạnchế, thực tế cho thấy, Công ty đã tham gia, tuy nhiên tất cả các sàn mà Công tytham gia thì đều là ở mức độ thành viên miễn phí, chưa có sàn nào Công ty thực sựtham gia với vai trò là thành viên vàng hoặc thành viên bạc (thành viên phải trả phíthường niên) để có thể nhận được những quyền lợi hữu ích nhất từ các sàn giao dịch

đó Mới chỉ tham gia ở mức độ đưa các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của Công tylên sàn mà chưa đi sâu tìm kiếm các đối tác và các cơ hội giao thương trên các sàn,chưa chủ động đi tìm các đối tác, vì vậy mà các hợp đồng điện tử mà Công ty ký kếtđược rất hạn chế

Từ năm 2007 đến nay, hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử rađời và phát triển Đây chính là nguyên nhân của sự sụt giảm liên tiếp qua các nămtrong việc áp dụng hình thức thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu điện Thay vào

đó, hình thức chuyển khoản qua ngân hàng ngày càng phổ biến Mặc dù vậy, tỷ lệthanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao và tỷ lệ thanh toán trực tuyến vẫn còn thấp

Tỷ lệ 3,5% DN áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến là rất thấp so với mặt

Trang 27

4Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ Công Thương

Hình 3.5: Các phương thức thanh toán được DN sử dụng - Trích: báo cáo TMĐT

Việt Nam 2008 –Bộ công thương

Về tình hình thanh toán tại Công ty dệt may Hoàng Dũng, Công ty hiện naychủ yếu là sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt trực tiếp hoặc thanh toán qua

hệ thống các ngân hàng thương mại Có thể là do đặc thù của hình thức thanh toángiữa Công ty với các đối tác, không phải đơn hàng nào Công ty cũng yêu cầu thanhtoán 100% giá trị hàng hóa khi giao nhận hàng, mà có thể thanh toán 50% khi giaohàng và 50% sau đó một thời gian nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số bán

3.2.2 Thực trạng thực hiện mô hình bán hàng B2B qua website của Công ty dệt may Hoàng Dũng

3.2.2.1 Giới thiệu về Công ty dệt may Hoàng Dũng

Ngày đăng: 21/01/2015, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w