Lịch sử phát triển nhà trường: Ngay từ khi loài người còn sống theo bầy đàn đã xuất hiện các biểu hiện của giáo dục. Đến khi cuộc sống loài người tiến triển tới mức có tính tổ chức xã hội thì các biểu hiện giáo dục trong xã hội loài người mới dần dần đúng nghĩa với giáo dục. Trước bất kì một hình thái tổ chức xã hội nào, nhà trường được hình thành và phát triển đều nhằm tới mục đích tạo ra lực lượng lao động có nhân cách đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, mỗi thời kì lịch sử thì nhà trường có những mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đặc trưng khác nhau.
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA GIÁO DỤC BÁO CÁO TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG Đặng Đình Cương Lê Thị Hương Giang Hà Thị Loan Hà Nội, 3/2012 1 Tổng quan sự phát triển nhà trường Lịch sử phát triển nhà trường: Ngay từ khi loài người còn sống theo bầy đàn đã xuất hiện các biểu hiện của giáo dục. Đến khi cuộc sống loài người tiến triển tới mức có tính tổ chức xã hội thì các biểu hiện giáo dục trong xã hội loài người mới dần dần đúng nghĩa với giáo dục. Trước bất kì một hình thái tổ chức xã hội nào, nhà trường được hình thành và phát triển đều nhằm tới mục đích tạo ra lực lượng lao động có nhân cách đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, mỗi thời kì lịch sử thì nhà trường có những mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đặc trưng khác nhau. A. Thế giới: I. Thời kì xã hội cộng sản nguyên thủy Là hình thái tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Con người vừa thoát ra khỏi thế giới động vật, họ đùm bọc nhau trong một cộng đồng đầu tiên để tìm kiếm thức ăn sinh sống và chống chọi với tự nhiên. Con người thời kì này chưa có lao động sản xuất, họ tồn tại dựa vào hoạt động bản năng tuy nhiên họ cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm trong hái lượm, săn bắn truyền lại cho thế hệ sau để tồn tại và phát triển. Vì vậy giáo dục thời kì này mang tính chất tự phát. Vào giữa thời kì cộng sản nguyên thủy, con người đã biết trồng trọt, chăn nuôi. Vì thế quan hệ xã hội đa dạng hơn làm tri thức của con người nảy sinh rồi dần dần phong phú hơn. Trong quá trình sống, con người có nhu cầu lĩnh hội và truyền thụ tri thức giữa các thành viên. Từ đây chế độ giáo dục tiến bộ, dân chủ đầu tiên đã xuất hiện trong xã hội loài người. Mục đích giáo dục của thời kì này là truyền thụ lại tri thức thiết yếu phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mọi thành viên trong đời sống xã hội. Nội dung giáo dục trong thời kì này là những tri thức cần thiết cho đời sống, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm chống sự đe dọa của thiên nhiên, thú dữ, kinnh nghiệm tổ chức công xã. Như vậy nội dung giáo dục trong thời kì này còn hết sức sơ khai và mang đậm bản chất tự nhiên. 2 Phương pháp giáo dục trong thời kì này còn đơn giản, mang tính chất truyền miệng những kinh nghiệm cần thiết, mỗi người lao động vừa là người học vừa là người dạy. Cuối thời kì công xã nguyên thủy, do sự cải tiến kĩ thuật công cụ sản xuất thời nguyên thủy chuyển từ thời kì đồ đá sang đồ đồng rồi đồ sắt. Nhờ đó năng suất lao động tăng, của cải trong công xã làm ra ngày càng dồi dào hơn, chỉ cần một số ít người sử dụng công cụ lao động cũng có thể lao động đủ sống, thậm chí có của ăn của để, công xã thị tộc có xu thế chia nhỏ, bắt đầu xuất hiện gia đình. Từ đây dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, giai cấp bắt đầu xuất hiện. Giáo dục trong giai đoạn này bắt đầu mất tính bình đẳng, giáo dục là của riêng những gia đình nhà giàu và tầng lớp có của trong xã hội. Những dấu hiệu này đã manh nha cho sự xuất hiện của nhà trường và một nền giáo dục mới ra đời. II. Giáo dục trong nhà trường dưới chế độ chiếm hữu nô lệ: Từ những đặc điểm cuối thời kì công xã thị tộc đã làm cho xã hội công xã nguyên thủy tan rã, thay vào đó là một chế độ xã hội mới_chế độ chiếm hữu nô lệ (xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử). Giai cấp có của lập ra bộ máy chính trị để điều hành xã hội và bảo vệ quyền lợi của mình (nhà nước xuất hiện) đồng thời giáo dục làm công cụ bảo vệ lợi ích của mình (chủ nô, quý tộc). Trong thời kì này nhà trường đã bắt đầu được xây dựng. Vào khoảng 5000 – 4000 năm TCNvua Pharaon đã cho xây dựng nhà trường đầu tiên ở Ai-cập cổ đại hay nói cách khác thì Ai-cập cổ đại là quốc gia đầu tiên hình thành nhà trường.Tiếp theo đó các nhà trường cũng được thành lập ở các quốc gia cổ đại như: Hi-lạp,La-mã cổ đại. Mục đích giáo dục trong thời kì này là đào tạo ra những con người có đầy đủ tri thức để thống trị, điều hành xã hội và bảo vệ nhà nước chủ nô. Nội dung giáo dục phong phú và đa dạng, bao gồm các tri thức khoa học như: số học, hình học, y học, thiên văn học, văn tự, thuật chiêm tinh, ngoài ra người học còn được tiếp thu những tri thức về nhà nước, pháp luật, bổn phận, nghĩa vụ của người công dân, kĩ thuật chiến đấu, âm nhạc, hội họa. 3 Nội dung giáo dục còn được dạy theo lứa tuổi như theo tư tưởng của Pơlalon như sau: Từ 3 – 6 tuổi trẻ em vào trường mẫu giáo do nhà nước mở Từ 7 – 12 tuổi, trẻ em được vào trường học văn, trường học đàn, ở đây trẻ em được học đọc, viết tính toán, tôn giáo, hội họa Từ 12 – 18 tuổi, trẻ em vào trường thể thao. Tại dây nhà trường rất coi trọng việc giáo dục thể chất, toán học địa lý, thiên văn học. Từ 18 - 20 tuổi,trẻ em vào trường cao đẳng. Ở đây trẻ em được học các môn văn hóa theo chương trình nâng cao và được chuẩn bị kiến thức môn thể thao, quốc phòng. Tôn giáo được coi là nội dung gióa dục quan trọng trong nhà trường. Phương pháp giáo dục trong nhà trường: Trong quá trình học tập, các em thường xuyên được kết hợp với thực hành. Các em trai được thường xuyên thực hành với công việc của người lính chiến, trẻ em ăn đói, mặc rét, đi chân đất chịu đựng gian khổ sau này. Nhờ đó mà trẻ em trai trở thành người lính chiến dũng mãnh, có thể lực, kĩ năng chiến đấu, nắm được luật pháp, có ý thức công dân để bảo vệ nhà nước chủ nô. Ở thời kì này cũng đã có hệ thống phương pháp giáo dục do các nhà giáo dục tiêu biểu đề xuất được áp dụng vào quá trình giáo dục của nhà trường như phương pháp hỏi - đáp tranh luận (của xôcơrát), quá trình tranh luận bằng câu hỏi từ thấp đến cao, từ xa đến gần, từ dễ đến khó làm cho người học nhận thức được chân lý, đây là phương pháp giáo dục vừa mang tính truyền thông vừa là cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học hiện đại. Phương pháp học kết hợp với hoạt động thực tiễn (của Platon). Ở thời kỳ này, các nhà lãnh đạo đứng đầu giai cấp chủ nô đã nhận thức được rất rõ vai trò của Giáo dục nên đây cũng là điều kiện để giáo dục trong nhà trường có bước tiến rất đáng kể. Tuy nhiên giáo dục mang bản chất giai cấp nên nó còn hạn chế là chỉ dành riêng cho con em giai cấp chủ nô và coi trọng nội dung giáo dục tôn giáo. Nhà nước của giai cấp thống trị chưa can thiệp trực tiếp vào việc tổ chức và hoạt động của nhà trường, do đó nhà trường xuất hiện và hoạt động với đặc điểm nổi bật về mục đích hình thành, phục vụ lợi ích, sự tham gia đầu tư mang nặng tính đặc trưng của xã hội chiếm hữu đó. 4 Trong nhà trường cũng đã được tổ chức trặt trẽ có người đứng đầu chỉ đạo sự hoạt động chung của nhà trường và có những người thầy giáo trực tiếp chăm sóc và giảng dạy cho con em chủ nô. III. Giáo dục trong xã hội phong kiến và giáo dục trong thời văn hóa phục hưng. 1. Giáo dục trong nhà trường xã hội phong kiến Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tư liệu sản xuất là ruộng đất nhưng lại tập chung chủ yếu vào tay địa chủ lãnh chúa. So với chế độ CHNL thì xã hội PK người nông dân được giải phóng khỏi chủ nô nhưng vẫn bị bóc lột thậm tệ, bóc lột chủ yếu bằng hình thức địa tô, hệ tư tưởng chủ yếu là tôn giáo. Đặc điển chung của giáo dục trong nhà trường. Nền giáo dục mang đặc trưng giai cấp của xã hội phong kiến , trường học được mở ra nhiều từ trung ương đến các địa phương. Mục đích giáo dục trong nhà trường là đào tạo quan lai từ các cấp địa phương đến trung ương để điều hành xã hội. Cụ thể ở phong kiến Trung Hoa theo tư tưởng của Khổng Tử là dào tạo ra những người quân tử. Nội dung giáo dục sử dụng tư tưởng tôn giáo trong nội dung giáo dục, như ở phong kiến Trung Hoa là nội dung tư tưởng nho giáo của Khổng Tử. Nội dung giáo dục cho người quân tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; người học cần phải thông hiểu Tứ thư, ngũ kinh. Theo Mặc tử nội dung giáo dục cần phải rèn luyện các kỹ năng lao động. Đề cao đức nhân, nghĩa, lễ, trí là trong tư tưởng của Mạnh Tử. Như vây, nội dung giáo dục ở thời kỳ này chủ yếu về phát triển phẩm chất cho người quân tử. Phương pháp giáo dục rất đa dạng và có những nét tiến bộ đáng kể đến như: trong tư tưởng của Khổng Tử có đưa ra các phương pháp cơ bản sau: phát huy tính tích cực của người học, sát đối tượng, liên hệ thực tiễn. 5 Phương pháp giáo dục theo tư tưởng của Mặc Tử, do ông cho rằng cơ sở của nhận thức là cảm giác nên Ông đánh giá rất cao vai trò của thực tiễn, hoạt động của các giác quan của trẻ trong quá trình nhận thức, cần gắn dạy học với thực hành, phải đàm thoại (trò chuyện) với học sinh để buộc họ phải suy luận, đó chính là phương pháp con đường để trẻ nhận thức thế giới. Phương pháp theo tư tưởng của Mạnh Tử: kích thích, phát huy tính tíc cực của học sinh, gương mẫu khiên tốn học hỏi mọi người, cần cù chịu học. Như vậy phương pháp giáo dục trong nhà trường ở thời kỳ này mang những nét tiến bộ đáng ghi nhận có ý nghĩa xã hội và thời đại trong hệ thống phương pháp giáo dục cho học sinh trong nhà trường cho các giai đoạn về sau. 2. Giáo dục trong nhà trường ở thời kỳ văn hóa phục hưng. Đặc điểm xã hội đây là thời kỳ xã hội xuất hiện những tư tưởng tiến bộ tự do đề cao con người, cổ vũ nền văn minh Hi Lạp – La mã cổ đại, phê phán trật tự xã hội Phong kiến. Đây là thời kỳ xã hội phong kiến bắt đầu suy tàn. Đặc điểm giáo dục trong nhà trường: do những biến động về xã hội nên giáo dục ở thời kỳ này vẫn nằm trong sự chuyển giao của hai chế độ xã hội và mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục được thể hiện rõ trong tư tưởng của nhà giáo dục Tômatmorơ. Về mục đích là giáo dục con người biết lao động sản xuất nắm được tư liệu sản xuất, giáo dục bình đẳng cho mọi người nhằm phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, kỹ năng lao động. Nội dung giáo dục :giáo dục lao động, văn hóa, sinh hoạt xã hội coi trọng khoa học tự nhiên, tôn trọng nhân cách trẻ em. Phương pháp giáo dục : gắn giáo dục với lao động sản xuất hàng ngày, học bằng tiếng mẹ đẻ, đề cao phương pháp quan sát , thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục. 6 Như vậy giáo dục trong thời kỳ này vẫn chỉ mang tính giai cấp đào tạo những con người phục vụ cho giai cấp có quyền trong xã hội. Tuy nhiên các tư tưởng ở thời kỳ này mang những nét hết sức tiến bộ đã cung cấp bổ xung lý luận giáo dục thêm phong phú trong công tác giáo dục ở nhà trường. IV. Giáo dục trong nhà trường thời kỳ tư bản chủ nghĩa . Đặc điểm xã hội thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Từ sau cuộc cách mạng Pháp, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đã được hoàn thành ở hầu hết các nước phương tây, xã hội xuất hiện hai giai cấp tư sản và vô sản. Đến những năm 30 của thế kỷ XIX các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở phương tây (Anh, Pháp, Đức ) đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Như vậy thời kỳ này đã khẳng định tính ưu việt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phong kiến. Nhưng xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn là xã hội có giai cấp, giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản nặng nề hơn. Từ những đặc điểm của xã hội đã ảnh hưởng chi phối nặng nề hệ thống nhà trường và nội dung giáo dục trong nhà trường. Hệ thống nhà trường đã được mở rộng và hoàn thiện hơn từ cấp mầm non đến đào tạo sau đại học Mục đích giáo dục là đào tạo những con người có tri thức nhất định để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của nền khoa học kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất công nghiệp. Nội dung giáo dục nổi bật trong thời kỳ này được thể hiện trong quan điểm giáo dục của một số nhà tư tưởng về giáo dục lớn như: J.A.Cômenxki Dựa vào các lứa tuổi ông phân ra nội dung giáo dụckhác nhau. 0 – 6 tuổi: trẻ được học trong một lọai trường gọi là “ trường học lòng mẹ” coi trọng việc rèn luyện thể chất và cho trẻ tiếp xúc với thế giới để trẻ phát triển các giác quan. 6 -12 tuổi : đưa trẻ vào trường quốc ngữ, học chữ, số, hình, địa lý 12 -18 tuổi: trẻ học trong trường Latinh học các môn đề cao về tự nhiên và xã hội. 18 -24 tuổi: trẻ được vào học trong trường học. Trẻ phải rèn luyên qua học tập để hoàn thiện con người cho xã hội. Đây là giai đoan cuối 7 cùng của đời học trò, sau đó bắt tay vào cuộc sống lao dộng cả đời người. Tư tưởng của Pétxtalôdi Nội dung giáo dục của ông là: đức dục, trí dục, thể dục, giáo dục lao động. Phương pháp giáo dục Những phương pháp giáo dục trong nhà trường là: học tập kết hợp với thực hành, vừa học tập vừa lao động , học tập kết hợp với trò chơi, dạy học lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học trực quan, rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành cho trẻ, phương pháp nêu gương Cùng với sự phát triển của xã hội thì những xu hướng và tư tưởng giáo dục tiến bộ trong nhà trường từng bước được thực hiện đã trở thành mục tiêu đấu tranh của lực lượng tiến bộ xã hội cho một nền giáo dục tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa, cùng với việc đấu tranh để giải phóng cho người lao động trong xã hội công nghiệp phát triển thế kỷ XIX. Hệ thống nội dung phương pháp cũng như các tư tương giáo dục vẫn còn mang tính thời đại.Nhà trường ở thời kỳ vừa mang đặc trưng xã hội, vừa mang đặc trưng nhà nước và vừa mang đặc trưng cộng đồng. V. Thời kỳ xã hội tiên tiến với đặc trưng của nền văn minh trí tuệ. Đặc điểm xã hội Từ những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷXXI này kinh tế - xã hội toàn cầu biến đổi không ngừng với tốc độ chóng mặt nhờ sự phát triển nhanh, mạnh và đa dạng của khoa học và công nghệ _ đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. Một tất yếu khách quan là sự phát triển đó đã tạo ra xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ với đặc trưng nổi bật là kinh tế tri thức. Nhu cầu lao động và yêu cầu mức lao động mới (mẫu hình nhân cách mới) của xã hội hiện đại nay tập trung vào lao động có tri thức và thực sự đáp ứng được sự biến đổi không ngừng, đa dạng và phát triển liên tục của các hoạt động kinh tế - xã hội. Không những trong mỗi cộng đồng ở từng quốc gia mà còn cả trên bình diện toàn thế giới. 8 Thực tiễn hiện nay nhà trường được hình thành và phát triển với nhiều loại hình thức khác nhau về mục đích học tập , hoạt động quản lý, phương thức đầu tư và hưởng lợi có tính đa dạng với những hình thức như: công lập, ngoài công lập, giáo dục từ xa,giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục cộng đồng. Mục đích giáo dục trong nhà trường: đào tạo một lực lương lao động có trình độ cao có đủ phẩm chất, năng lực giải quyết các yêu cấu của sự phát triển khoa học, ứng dụng, sáng tạo công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, xây dựng một xã hội tiến bộ. Nội dung giáo dục: kết hợp các ngành lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, thêm vào đó là các môn học về hội họa, âm nhạc, nội dung giáo dục của các môn khoa học mới cũng được chú trọng như: công nghệ thông tin, giao thông vận tải, năng lượng mới, khoa học môi trường Phương pháp giáo dục được áp dụng rất phong phú đa dạng và mang tính sinh động hấp dẫn như: phương pháp thuyết trình, vấn đáp, phản biện, học đi đôi với hành, thực nghiệm, thí nghiệm, dạy học theo dự án, đóng kịch, trực quan Tóm lại: Lịch sử đã chứng minh nhà trường dưới hình thức phôi thai và đơn giản nhất với đầy đủ chức năng của nó đã tồn tại trên 26 thế kỉ. Những tài liệu khoa học khẳng định đã xuất hiện hình thức nhà trường trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây như: Ai Cập cổ đại, Hi Lạp cổ đại. Các nhà nước phong kiến tại phương Đông như các nhà trường của Trung Hoa cổ đại. Các tư liệu về niên đại (hay thời điểm) hình thành nhà trường khẳng định loài người đã trải qua các thời kì văn minh, nhân loại mỗi một thời kỳ có một dạng nhà trường với những đặc điểm riêng phù hợp với các hình thái phát triển kinh tế - xã hội của nền văn minh đó.Từ nhà trường có tổ chức sơ đẳng nhất, đến các mô hình nhà trường truyền thống, nhà trường hiện đại thời nay và mô hình nhà trường trong tương lai. Về cơ bản,sự phát triển nhà trường là sự thay đổi mô hình và tổ chức của nhà trường ở mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng giáo dục và lực lượng tham gia giáo dục. B. Việt Nam: I. Nhà trường việt Nam trước thế kỷ thứ X. 9 Thái thú Giao chỉ là Tích Quang và thái thú Cửu Chân là Nhân Diêm đã mở trường dạy dỗ dân ta theo con đường lễ nghĩa ( lễ nghĩa ở đây chính là tư tưởng nho giáo ) như vậy nho giáo và nhà trường đã xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Thời Tam quốc (220 – 264), chiến tranh sảy ra liên miên giữa ba chiều đại Ngụy - Thục - Ngô. Nhân cơ hội đó nhà Ngô đã thay đông Hán đô hộ nước ta (220 – 280). Thái thú Giao chỉ là Sĩ Thiếp đã thu nạp nhiều danh sĩ giảng dạy cho nho sĩ. Nhân dân ta đã tự lập nên nhiều nhà trường mời họ dạy cho con em mình. Như vậy trường học ở thời kỳ này cũng đã được quan tâm đến, nội dung giảng dạy chủ yếu là nho giáo, phương pháp giảng dạy là giảng giải về lễ nghĩa. Về nội dung và phương pháp dạy không tránh khỏi sự ảnh hưởng của Hán học. Song về tổ chức lại chủ yếu do dân ta nên có sự biến đổi tạo cơ sở cho nhà trường nói riêng và cho nền giáo dục Việt Nam chính thống từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đã có một số nho sĩ người Việt học giỏi đỗ cao như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng, Tinh Thiều II. Nhà trường Việt Nam từ thế kỷ thứ V đến hết thế kỷ thứ XIV. 1. Nhà trường dưới thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Hoàn cảnh lịch sử sau thế kỷ thứ X nước ta giành được độc lập. Trong khoảng 100 năm nước ta đã xảy ra 5 lần hư vong các triều đại. Trường lớp ở thời kỳ này dược mở tại các chùa, các sãi. Những nhà sư thuộc tầng lớp chí thức ở thời kỳ này tinh thông cả Nho học, Phật học, Đạo học chính vì vậy mà nội dung dạy học ở thời kỳ này bao gồm cả 3 lĩnh vực trên bên cạnh đó họ còn hướng dẫn học trò có thể lựa chọn kiến thức để giúp vua, cứu nước, bảo vệ bản sắc riêng của dân tộc mình, làm phong phú thêm tiếng Việt, góp phần tạo ra chữ Nôm. Áp dụng một số phương pháp giảng dạy của Nho học như: sự gương mẫu của thầy kết hợp với phương pháp thực hành; phương pháp của Đạo giáo: cảm giác là cơ sở nhận thức và thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận thức, trong giáo dục phải gắn với thực tiễn, quá trình nhận thức có 3 nguồn đó là: Thân tri (tự mình nhận biết), Văn tri (điều mình nghe được), Trí tri (do suy luận mà ra). 10 [...]... X……………………………….9 II Nhà trường từ thế kỉ thứ V đến hết thế kỉ thứ XIV…………………….9 1 Nhà trường dưới thời Ngô – Đinh – Tiền Lê……………………… 9 2 Nhà trường thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)……………………10 2.1 Tổ chức nhà trường thời Lý (1009 – 1225) …………………10 2.2 Tổ chức nhà trường thời Trần (1226 – 1400)……………… 10 2.3 Tổ chức nhà trường thời nhà Hồ (1400 – 1407)……………11 3 .Nhà trường thời Lê sơ…………………………………………… 11 III Nhà trường. .. Nói chung trong tổng quan về sự hình thành và phát triển nhà trường ở cả thế giới và Việt Nam thì hệ thống nhà trường được hình thành từ rất sớm và nó có sự thay đổi về nội dung, phương pháp trong giáo dục và có những hình thức tổ chức quản lý nhà trường mang những nét đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ Đặc biệt những tư tưởng, phương pháp nội dung trong giáo dục mang tính tiếp thu và tổng hợp từ những... trí, tín 1.2 Tổ chức nhà trường thời Trần ( 1226 – 1400 ) Năm 1236, Văn Miếu Quốc tử giám được đổi tên thành Quốc tử viện, cho con em quan văn Năm 1281, nhà Trần mở thêm nhà học ở phủ Thiên Trường, sau đó nhà trường không phát triển thêm Hệ thống trường học ở thời Trần phát triển hết sức chậm chạp và ít ỏi, chỉ có ở kinh đô và một số phủ châu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng Nhà trường ở các địa phương... Các thành viên của các hội đồng đều có quyền thảo luận biểu quyết như nhau Nhà trường cải cách đã tạo ra nhưng cơ sở thực tế để phối hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội; phối hợp công tác nhà trường và công tác của địa phương, tạo ra những nhân tố mới để thực hiện được sự lãnh đạo của Đảng đối với trường học 1.2.4 Ban hành chương trình mới, kế hoạch giảng dạy cho trường phổ thông... phát triển Phương pháp giáo dục: Giáo dục thời nhà Hồ có sự phân chia theo các lĩnh vực riêng có người trực tiếp phụ trách Chế độ thi cử chặt chẽ hơn, nội dung thi cử đa dạng và sát với thực tế Tóm lại, thời kỳ Lý – Trần – Hồ, nhà trường đã được xây dựng khá phổ biến, đặc biệt là ở thời nhà Hồ, các chính sách xây dựng nhà trường được cụ thể hóa từ đó cũng góp phần to lớn cho sự mở rộng hệ thống nhà. .. do nhà nước khảo hạch và công nhận Còn các trường ở lộ phủ nhà nước cử những viên phủ huấn đạo về giảng dạy Nội dung giảng dạy: vẫn là nho giáo, sách giáo khoa, sách tiểu học, tứ thư, ngũ kinh Bên cạnh nho học, Quang Trung còn chú trọng đến việc phát triển chữ nôm Tóm lại, triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng việc tổ chức trường học đã có những nét tiến bộ đáng kể IV nhà trường. .. vây của kẻ địch, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN.Chiến thắng biên giới 1950 mở ra cục diện mới về chính trị quân sự Những tiến bộ về kinh tế - tài chính tăng thêm sức mạnh của chính quyền DCND Cả nước bước vào một thời kì mới của cuộc kháng chiến 15 chống xâm lược Trên đà chung đó, nền giáo dục phải được phát triển cho phù hợp với bước tiến xã hội 1.2 Quan điểm và những chủ trương lớn của. .. II.Giáo dục trong nhà trường dưới chế độ CHNL……………………… 2 III Giáo dục trong xã hội PK và thời kì văn hóa phục hưng…………… 4 1 Giáo dục trong nhà trường thời PK…………………………………4 2 Giáo dục trong nhà trường thời kì VHPH………………………… 5 30 IV Giáo dục trong nhà trường thời kì TBCN…………………………… 6 V Thời kì xã hội tiên tiến với nền văn minh trí tuệ……………………….7 B Việt Nam………………………………………………………………… 9 I Nhà trường Việt Nam... nhất đó là đã đưa tiếng Việt vào nhà trường thay cho tiếng Pháp trước đây 1.3 Một số sự kiện chính trị lớn của đất nước trong các năm 1950 – 1951 có tác dụng thúc đẩy cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất 1.3.1 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 Diễn ra khi ngành giáo dục bắt đầu triển khai cải cách giáo dục, nó có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển của ngành Chính cương của Đảng do đại hôi thông qua đã... huyện tuy chưa đều khắp nơi , có tổ chức trường học ở các tổng xã, ấp là trường dân lập hay do tư thục _ đó là các trường do thầy đồ hay các tu sĩ mở ra giống như các triều đại trước Nửa sau thế kỉ 19, khi thực dân Pháp mới đặt ách thống trị ở nước ta, hệ thống trường học không được phát triển, giáo dục thời này chỉ tồn tại dưới dạng các trào lưu nên hệ thống nhà trường không đươc thể hiện rõ Nội dung . GIÁO DỤC BÁO CÁO TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG Đặng Đình Cương Lê Thị Hương Giang Hà Thị Loan Hà Nội, 3/2012 1 Tổng quan sự phát triển nhà trường Lịch sử phát triển nhà trường: . đó.Từ nhà trường có tổ chức sơ đẳng nhất, đến các mô hình nhà trường truyền thống, nhà trường hiện đại thời nay và mô hình nhà trường trong tương lai. Về cơ bản ,sự phát triển nhà trường là sự. Quốc tử viện, cho con em quan văn. Năm 1281, nhà Trần mở thêm nhà học ở phủ Thiên Trường, sau đó nhà trường không phát triển thêm. Hệ thống trường học ở thời Trần phát triển hết sức chậm chạp