1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ

62 672 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Tài liệu mô tả đầy đủ các giai đoạn phát triển của thai trong cỏ thể ngườ phụ nữ, bao gồm các đặc điểm về hình thái, kích thước, trọng lượng của thai theo từng tuần. Tài liệu có kèm những hình ảnh minh họa đẹp và rõ ràng.

Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ Thai kỳ phát triển của bào thai có thể được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thụ thai kéo dài khoảng hai tuần đầu của thai kỳ. Từ tuần 3 đến tuần 8 (hai tháng) gọi là thời kỳ phôi. Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) em bé trong bụng mẹ được gọi là bào thai. Các bộ phận của thai không được hình thành cùng lúc. Não và tim bắt đầu phát triển trước đường tiêu hóa, bộ xương và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn nhiều. Nhưng phần lớn các cơ quan quan trọng đều đc hình thành và sắp xếp vị trí trong 12 tuần đầu. Vì thế những thay đổi của môi trường trong và ngoài cơ thể người mẹ trong thời gian này đều tác động đến sự hình thành và phát triển các cơ quan, dị tật phát sinh trong giai đoạn này thường rất nặng. Ðó là tại sao một số bệnh cúm xảy ra trong 12 tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng. Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này. Thời kỳ thụ thai (hai tuần đầu) Tính từ khi trứng được thụ tinh (hoặc 2 tuần sau khi bắt đầu kỳ kinh cuối cùng với người phụ nữ có vòng kinh đều, khoảng 26-30 ngày) Nếu tinh trùng gặp và xuyên thủng được vỏ trứng thì sự thụ tinh sẽ bắt đầu. Gọi nôm na là "cấn thai". Ở thời điểm này, bộ gene đã được xác lập, trong đó có cả giới tính của đứa trẻ. Trong 3 ngày sau thụ thai, tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ phân chia không ngừng, di chuyển theo ống vòi trứng xuống thành tử cung và thêm 3 ngày nữa trứng mới bắt đầu làm tổ trong tử cung. Lúc này trứng trở thành phôi nang. Đến cuối tuần thứ 2, những gai rau đầu tiên được hình thành, kết nối bé vào mẹ. Thai nhi 2 tuần tuổi Thời kỳ phát triển phôi (tuần lễ thứ ba đến thứ tám) Mặc dù mầm sống trong bụng bạn đã được gọi là phôi ngay sau khi phân chia thành 8-16 tế bào (khoảng sau 1 tuần) nhưng đến tuần thứ 3 mới được gọi là giai đoạn của phôi. Sự phân chia thời gian này là theo tính chất quan trọng của những thay đổi sẽ đến cho bé. Giai đoạn phôi là giai đoạn bắt đầu biệt hóa và sắp xếp các cơ quan (não, tủy sống, tim…) và các mầm tạo cơ quan khác từ khối tế bào ban đầu. Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nên cơ thể người ( nếu có rối loạn về sự phát triển của phôi sẽ gây ra dị dạng thai nhi về sau) 3 – 4 tuần đầu tiên: Trứng đã được thụ tinh và nhóm tế bào phát triển thành phôi. Các tế bào bắt đầu phân chia mạnh mẽ và bám chắc vào dạ con bằng nhau thai. Hệ thống nuôi dưỡng phôi thai được hình thành ở thành tử cung, các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu, năng lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và nuôi dưỡng bào thai sau này. Ở thời điểm này, sự phát triển về mặt cấu trúc thể hiện rõ nét nhất là ở sự khác biệt giữa phần đầu và cổ. Tim và ống thần kinh bắt đầu hình thành. Test thử thai tại nhà lúc này đã có thể hiển thị kết quả 2 vạch rất rõ nét. Khi phôi được 3 tuần Khi phôi được 4 tuần Khi phôi được 5 tuần Bước sang tuần thứ 5 là thời điểm đặc biệt then chốt đối với sự phát triển của bé. Khối tế bào phát triển mạnh mẽ tạo thành một phôi mầm, có kích thước bằng hạt táo. Phần đầu tăng trưởng vượt trội do não phát triển nhanh. Phôi mầm lúc này được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai. Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thầnh kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé . bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. phôi 5 tuần tuổi Sự thay đổi của người mẹ Bạn có thể bắt đầu tập luyện một chút. Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng luyện tập sẽ giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Nó còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả (đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng thừa cân). Hãy chọn các loại vận động an toàn, phù hợp với các bà bầu như đi bộ, bơi lội. Bạn cũng có thể tập một số động tác yoga đơn giản, tốt nhất là theo các lớp yoga dành cho bà bầu, nơi có những người hướng dẫn tập chuyên nghiệp. Lưu ý là không vận động quá sức. Lúc này ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi theo xu hướng lớn dần. Vì vậy nên mặc áo lót dành cho dân thể thao vào tất cả mọi thời điểm trong ngày để giữ cho bầu ngực luôn gọn và đẹp. Những lo lắng thường gặp Tôi cần vượt qua những bực bội do thai nghén như thế nào? Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén? Hay cảm giác quá mệt mỏi chân như muốn khuỵu xuống? là những câu hỏi phổ biến của giai đoạn này. Bạn hãy đảm bảo mình luôn được nghỉ ngơi, uống nhiều các loại nước không chứa cafein như nước tinh khiết, nước dừa, nước chanh tươi, trà thảo dược và nước hoa quả. Nếu mang bầu vào thời điểm mùa hè nóng bức, bạn có thể sẽ hứng thú với sữa đã tách bơ, nó không chỉ giúp cơ thể chống mất nước mà còn cung cấp canxi cho cơ thể, một vi chất rất cần thiết trong giai đoạn này. Đối với tình trạng ốm nghén, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân như thử ngửi hoặc ăn chanh, cho thêm gừng vào trà, dùng liệu pháp vi lượng đồng căn . Không cócách chống nghén chung cho tất cả các bà bầu trong giai đoạn này bởi phản ứng của cơ thể mỗi người đối với sự xuất hiện của mầm sống là rất khác nhau. Nếu là người ăn chay hay mắc bệnh thiếu máu, đây là lúc bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Khi phôi được 6 tuần Tuần này, trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập. Các bộ phận chính như tim, thận đã bắt đầu phát triển. Trên thân của phôi đã thấy rõ những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Tay phát triển trước và trong tuần này đã có thể nhận ra khuỷu tay, cổ tay, tấm bàn tay (các ngón chưa tách ra). Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí. Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành. Phôi 6 tuần tuổi Những thay đổi của người mẹ Các biểu hiện của thai nghén tiếp tục hoặc bắt đầu vào tuần này. Đa phần phụ nữ sẽ phải đối phó với tình trạng buồn nôn (mà không chỉ xảy ra vào buổi sáng), mệt mỏi, căng ngực và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho bạn nhưng đó là một phần của quá trình mang thai, chúng sẽ không tồn tại lâu. Một số phụ nữ đau đầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an, kể cả khi bạn không thấy dấu hiệu nguy hiểm rõ rệt nào, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn. Một điều quan trọng là bạn nên chú ý tới việc ăn uống để thai nhi nhận được các dưỡng chất tối ưu nhất. Chia nhỏ bữa ăn và uống thường xuyên sẽ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu cũng như giảm buồn nôn, mệt mỏi. Cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là khi bạn đang ăn chay. Lời khuyên hữu ích Nếu lần đầu tiên làm mẹ, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên về những biểu hiện và cảm giác khi cái thai trong bụng lớn dần lên. Hãy chia sẻ và cùng cảm nhận với những người đồng cảnh để biết được đâu là bình thường, đâu là không ổn. Khi phôi được 7 tuần EM bé của bạn lúc này có kích cỡ bằng 1 hạt đậu nhỏ. Nếu có thể quan sát được, bạn sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi mắt và lỗ mũi đang hình thành. Tai đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu tách ra khỏi nhau. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn). Những thay đổi của người mẹ Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục. Hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực. Những việc cần lưu tâm Tăng cường vitamin C, đặc biệt là thời điểm này, khi các tế bào phôi mầm đang lớn lên rất nhanh. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C là: cam, hạt tiêu đỏ, dâu tây, xoài, nho đen và kiwi. Nếu bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, và cảm thấy lo lắng về bất thường về gien (tỷ lệ khá cao đối với độ tuổi này), hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết. Tôi cần bao nhiêu năng lượng ở thời điểm này? Tôi đang rối tinh rối mù với những lời khuyên của bạn bè, họ hàng đây! Thực tế bạn thường được khuyên là ăn cho 2 người nhưng bạn chỉ cần "nạp" theo mức cũ 200 - 300 calo/bữa. Mức này tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng phết bơ/margarine, hoặc 1 gói khoai nhỏ với 25g phô mai hay đơn giản chỉ là 1 cốc sữa. Khi phôi được 8 tuần Bé giờ đã có kích thước của 1 quả nho - khoảng 2,5cm. Mý mắt và tai đang hình thành và cả chóp mũi cũng đã khá rõ. Tay và chân đang phát triển rất tốt. Các ngón tay và ngón chân mọc dài hơn và ngày càng có sự tách biệt rõ rệt. Đuôi phôi biến mất ở cuối tuần lễ thứ 8. Trong tuần thứ 8 mắt thường ở trạng thái mở song đến cuối tuần, các mi mắt dính lại làm mắt nhắm lại. Bé sẽ mở mắt trở lại vào khoảng tuần thứ 26. Cuối giai đoạn phôi, tất cả các hệ cơ quan quan trọng đã bắt đầu xuất hiện xong hoạt động còn hạn chế. Phôi lúc này có hình dạng giống cơ thể người. Những việc cần lưu tâm Thèm ăn vặt! Hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Bởi vì đây cũng là lúc bạn có thể nhận ra: các bà bầu hay bị táo bón. Thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Do đó, hãy chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt luộc, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài…. (nói chung là thức ăn càng tự nhiên càng tốt, nhưng vẫn phải vệ sinh nhé) Thời kỳ bào thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh) Thời kỳ bào thai được tính từ khi thai bắt đầu mang hình dạng người. Giai đoạn này không có những sự thay đổi mang tính chất kỳ diệu như giai đoạn phôi nhưng là thời gian phát triển quan trọng của các hệ cơ quan trong cơ thể (nhất là khoảng 9-16 tuần). Nếu có rối loạn về sự phát triển của thai thì có thể gây biến dạng (không nghiêm trọng bằng trong các tuần lễ đầu.)

Ngày đăng: 04/11/2013, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hệ thống nuôi dưỡng phôi thai được hình thàn hở thành tử cung, các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu, năng  lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và  nuôi dưỡng bào thai s - Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ
th ống nuôi dưỡng phôi thai được hình thàn hở thành tử cung, các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu, năng lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và nuôi dưỡng bào thai s (Trang 3)
Phôi mầm lúc này được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể - Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ
h ôi mầm lúc này được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể (Trang 4)
Thời kỳ bào thai được tính từ khi thai bắt đầu mang hình dạng người. Giai đoạn này không có những sự thay đổi mang tính chất kỳ diệu như giai đoạn  phôi nhưng là thời gian phát triển quan trọng của các hệ cơ quan trong cơ thể  (nhất là khoảng 9-16 tuần) - Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ
h ời kỳ bào thai được tính từ khi thai bắt đầu mang hình dạng người. Giai đoạn này không có những sự thay đổi mang tính chất kỳ diệu như giai đoạn phôi nhưng là thời gian phát triển quan trọng của các hệ cơ quan trong cơ thể (nhất là khoảng 9-16 tuần) (Trang 10)
Đầu có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình còn trán thì phình to, nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần “hạ xuống”, giống như mọi người. - Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ
u có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình còn trán thì phình to, nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần “hạ xuống”, giống như mọi người (Trang 13)
33 -36 tuần: Ở vào thời gian này thai nhi có hình dáng hoàn chỉnh, đầu phát - Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ
33 36 tuần: Ở vào thời gian này thai nhi có hình dáng hoàn chỉnh, đầu phát (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w