KHOA NGỮ VĂN
=== eM ===
PAU THI BINH B
YEU TO VAN XUOI TU SU
TRONG THO MOT 1932 - 1945
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN
YẾU TỐ VĂN XUÔI TỰ SỰ
TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Cán bộ hướng dân: LÊ VĂN TÙNG Sinh viên thực hiện: DAU THI BINH B
Lop: 42E; - Ngữ văn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn
thây giáo Lê Văn Tùng đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình chu đáo kể từ khi nhận đề tài cho đến khi hồn thành
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, tổ Văn
học Việt Nam đã tạo điều kiện và thời gian giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân nên khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính
mong sự chỉ dẫn và góp ý xây dựng của quý thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Vinh, tháng 5 năm 2006 Sinh viên
Trang 4MỤC LỤC I Ly do chon dé tai I0 ¡0.1 2 1H Phương pháp nghiên CỨU - << + E1 E9 nvnnrưưn 5 TV » co 0/0013) 100ïn 1 8n 6
V, Cấu trúc luận văn
Chương 1 Sự thâm nhập lân nhau giữa các thể loại văn học hiện đại 8
1.1 Hiện tượng cộng sinh thể loại 1.2 Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 và sự thâm nhập của văn xuôi tự sự vào thơ Chương 2 Đối thoại trong Thơ mới I932 - I945
2.1 Đối thoại và đối thoại trong tác phẩm văn học
2.2 Đối thoại trong Thơ mới (19322 - 1945) .- ¿5 + s+2sxsveseeseseres 32
2.3 Hình thức thể hiện đối thoại trong thơ và hiệu quả của việc sử dụng
đối thoại trong Thơ mới (1932 - 19445) ¿ - 5s s+x+++eEserersereeee 45
Chương 3 Yếu £ố chuyện kể trong Thơ mới (1932 - 1945) - 49
BLL CHI ŨủỖủDỤ 50 3.2 Cau chuyén
3.3 Ý nghĩa cách tân thi pháp của việc gia tăng yếu tố chuyện kể trong
Thơ mới (193/2 - 19445) . 5c 5< S2 <2 1121121121211 1 110 11g rên 66
KẾT LUẬN
Trang 5MỞ ĐẦU
L LY DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) là một cuộc cách mạng trong thơ Việt Nam, là một trong những sự kiện lớn nhất về thơ ca thế kỷ XX Sự ra đời của Thơ mới đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử thơ ca dân tộc, nó đã phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của thơ cũ, chuyển thơ ca Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại Những thành tựu của phong trào
Thơ mới vẫn tiếp tục sinh sôi nảy no va in dau dn trong tho ca hiện đại như
một nhân tố tích cực
Trải qua biết bao biến cố thăng trầm cùng lịch sử, thời đại ngày nay,
Thơ mới đã được trả lại những giá trị vốn có của nó trong nền văn học dân tộc
Trên cơ sở kế thừa thơ ca truyền thống và tiếp thu một cách có chọn lọc những
tỉnh hoa văn hóa nhân loại với tinh thần "hòa nhập nhưng không hòa tan", Thơ mới thực sự vươn lên đạt tới những đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca hiện đại
Bằng việc đưa yếu tố văn xuôi tự sự vào trong thơ, Thơ mới đã đem đến cho thơ ca "ở chốn nước non lặng lẽ này" không chỉ một nguồn cảm xúc mới mà
còn mang tới cách thể hiện thế giới tâm hồn sáng tạo, độc đáo Những cung
bậc của tình cảm, cảm xúc được bộc lộ thông qua những chỉ tiết, những câu
chuyện, những sự kiện - một cách thể hiện hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn mà ta
chỉ có thể bắt gặp và cảm thụ nó, nắm bắt nó ở Thơ mới mà thôi
Đến với Thơ mới, ta như lạc vào một xứ sở với đầy đủ mọi cung bậc của cảm xúc như Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn "Thi nhân Việt Nam” nhận
định: "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng
mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hồnh tráng như Huy Thơng, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như
Ay"
Xuân Diệu" [9; 29] Tất cả những hồn thơ ấy đã làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca, một thời đại trong thi ca mà hai ông "quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này" Sự phức tạp, đa dạng, phong phú và vai trò hết sức to lớn của Thơ mới như vậy đã
Trang 6ngàn năm trung đại tưởng như đã yên tĩnh Sự thâm nhập của các yếu tố văn
xuôi tự sự vào thơ nói như Hoài Thanh là cuộc "xâm lăng” làm đảo lộn sự yên tĩnh ngàn năm đó Muốn hiểu Thơ mới không thể không khám phá cuộc "xâm lang" nay
2 Thơ mới (1932 - 1945), một trong vài hiện tượng tiêu biểu đầu tiên
của nền văn học hiện đại Có thể nói tất cả các đặc trưng loại hình của văn học
hiện đại đã có mặt trong phong trào thi ca này như tính dân chủ, tính hội nhập nhân loại, tính chuyên nghiệp, tính khoa học và tinh thần lý tính, tính năng động nghệ thuật Việc khảo sát những sáng tạo nghệ thuật của Thơ mới có thể góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng mang tính quy luật của loại hình văn học hiện đại Đặc biệt, việc tìm hiểu sự thâm nhập của các yếu tố văn xuôi tự sự vào Thơ mới có thể giúp chúng ta nhìn rõ hơn, sinh động hơn đặc trưng về tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại xét từ góc độ thể loại Từ đó có thể rút ra một số biểu hiện của quy luật vận động phát triển của thể loại
trên những chặng đường tiếp sau của văn học hiện đại
3 Với đề tài này, người viết có được một vài kinh nghiệm, bài học cho việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu rộng hơn, thấu đáo hơn về phong trào
Thơ mới cũng như ảnh hưởng của nó đối với nên thơ dân tộc trong cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ này Mặt khác, Thơ mới đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường từ bậc trung học cơ sở đến bậc đại học, trong đó có nhiều bài thơ đậm đặc yếu tố văn xuôi tự sự Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong
muốn đem đến một hướng tiếp cận mới về những giá trị của Thơ mới, trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các tác phẩm Thơ mới nói riêng và
thơ hiện đại nói chung II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Phong trào “Thơ mới" lãng mạn (1932 - 1945) là một hiện tượng van
học rất đa dạng, phong phú và phức tạp Vì thế xung quanh vấn đề này, cho đến nay ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu và của dư luận nói chung vẫn
còn có điểm chưa thống nhất Hơn bảy chục năm đã trôi qua kể từ ngày "Thơ
Trang 7Nhìn chung trên báo chí, sách vở và giảng đường đại học vẫn còn tồn
tại những khuynh hướng đánh giá rất khác nhau Một khuynh hướng hầu như
muốn phủ nhận hoàn toàn những "nhân tố yêu nước và tiến bộ”, giá trị nhân bản cũng như những đổi mới hết sức quan trọng về thi pháp và tư duy thơ của phong trào Thơ mới Một số người xem Thơ mới là bạc nhược, suy đồi phản
động tiêu cực Khuynh hướng thứ hai không thừa nhận “Thơ mới" có khuynh hướng tiêu cực và thoát ly và bằng cách này hay cách khác cố tình đề cao quá mức mặt tiến bộ và tích cực của thơ ca lãng mạn hoặc thổi phồng ảnh hưởng
của các nhà Thơ mới đối với thơ ca thế kỷ XX Đặc biệt là ở các đô thị miễn
Nam trước ngày đất nước giải phóng, trong các công trình nghiên cứu và giáo
trình đại học lại đề cao một chiều thơ ca lãng mạn và thơ ca tượng trưng Nói chung, phong trào Thơ mới đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc yêu thơ
và được nghiên cứu khá sâu sắc với nhiều cách kiến giải khác nhau Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của giới nghiên cứu về một phong trào thơ ca có nhiều
thành tựu nhưng cũng không ít thăng trầm Tuy nhiên không phải mọi giá trị của Thơ mới đã được làm sáng tỏ Chẳng hạn vấn đề sự thâm nhập của yếu tố
văn xuôi tự sự trong Thơ mới, các công trình nghiên cứu về nó còn quá ít, chưa tương xứng với sự hiện diện và ý nghĩa của nó trong việc chuyển tải nội
dung tư tưởng của tác phẩm Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp của các tác giả đã viết, đã bàn về vấn đề này như:
Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" (1942) có
viết: "Phong trào Thơ mới lúc bột phát có thể xem là một cuộc xâm lăng của
văn xuôi Văn xuôi tràn vào địa hạt thơ, phá phách tan tành Một đặc tính
của văn xuôi là nói nhiều Cho nên trong thời bấy giờ, thi tứ hình như giãn ra"
[9; 36] Đây là sự khám phá và đánh giá đầu tiên về sự tác động và sự có mặt
của yếu tố văn xuôi trong Thơ mới Nó là tiền đề, cơ sở để sau này một số nhà
nghiên cứu đi sâu hơn
"Tinh hoa Thơ mới - Thẩm bình và suy ngẫm" do Lê Bá Hán chủ biên (Ñxb Giáo dục, 2001) nói nhiều đến sự ảnh hưởng của yếu tố văn xuôi tự sự vào trong thơ Do sự thâm nhập của văn xuôi tự sự vào thơ tạo cho nhiều bài
thơ mang dáng dấp của một câu chuyện với những diễn biến sự kiện, tăng yếu tố tự sự cho thơ, sản sinh ra những câu thơ "suy lí" ngắt dòng, vắt dòng và đặc
biệt xuất hiện cả lời đối thoại - một đặc trưng của văn xuôi tự sự Chẳng hạn,
Trang 8đôn hậu, trong sáng với ngòi bút hóm hỉnh, Nguyễn Nhược Pháp đã đem về cho những câu chuyện ngày xưa của tổ tiên, của ông bà ta vẻ sắc sảo linh hoạt
tươi vui, lắm lúc thật ngộ nghĩnh ngay cả khi miêu tả cuộc chiến ác liệt để giành giật công chúa Mị Nương giữa Sơn Tĩnh và Thủy Tỉnh" [12; 110] Cũng
trong tác phẩm này, Lê Quang Hưng khi bàn về tập "Mấy vần thơ" của Thế Lữ đã viết: "không ít bài ở tập Mấy vần thơ được viết theo thể tự do, không cách
khổ, cách đoạn đều đặn chạy đài theo giọng kể (tỉ lệ 18/47 bài) không ít đoạn trong tập thơ này bị văn xuôi hóa dòng thơ có lúc trên mười âm tiết" [12; 23]
Những tìm tòi phát hiện của Lê Quang Hưng về yếu tố văn xuôi tự sự trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, Thế Lữ là rất đáng ghi nhận tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho những người đi sau khám phá ra các biểu hiện của yếu tố văn
xuôi tự sự trong Thơ mới
Trần Đình Sử trong một công trình nghiên cứu của thơ Tố Hữu có nhận xét rằng Thơ mới đã căn bản cải tạo, từ câu thơ "điệu ngâm” sang câu thơ "điệu nói" Có khi ông không đề cập đến vấn đề này trực tiếp mà thông qua
việc nói về sự học tập của thơ ca cách mạng đối với Thơ mới cũng cho chúng ta thấy được một đặc trưng thi pháp của phong trào thơ ca này Trong cuốn
"Những thế giới nghệ thuật thơ" ông viết: "Về nghệ thuật, thơ cách mạng đã kế thừa những thành tựu của Thơ mới như bút pháp tả thực, giọng điệu giãi
bày" [11; 105] Mặc dù chỉ gián tiếp nói về Thơ mới, song đó là một gợi ý quan trọng để những người quan tâm nghiên cứu về phong trào Thơ mới dựa
vào đó đi sâu hơn và có những tìm tòi khám phá lý thú, mới mẻ hơn về van dé yếu tố văn xuôi tự sự trong Thơ mới
Hà Minh Đức trong cuốn "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại" (1974) khi bàn về vấn đề phản ánh hiện thực trong thơ, "đặc trưng cơ bản
của thơ trữ tình là biểu hiện, là hình tượng cảm nghĩ, là chất liệu tâm hồn"
"Những hình ảnh và chi tiết sống trực tiếp giữ một vị trí quan trọng trong thành phần miêu tả của câu thơ trữ tình Cũng ở thành phần miêu tả này, sự
kiện sự việc là những nhân tố dễ tạo cho thơ nội dung hiện thực" "khi thơ ca ngày càng đi sâu vào đời sống hiện thực phản ánh sinh hoạt tâm tình, cũng
Trang 9Như vậy, yếu tố văn xuôi tự sự trong Thơ mới không phải là vấn đề
nghiên cứu mới, nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lí luận, phê bình văn học Tuy không gọi đích danh thuật ngữ nhưng các khía cạnh của yếu tố văn xuôi tự sự đã được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm từ lâu qua việc dẫn chứng và miêu tả, biểu dương và phê phán khi viết điểm sách, giới thiệu thơ qua các công trình nghiên cứu về tác giả thơ, về lịch sử văn học
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy hai điểm:
Thứ nhất: Sự thâm nhập của yếu tố văn xuôi tự sự vào Thơ mới là hiện
tượng có thật và đã góp phần tạo ra chất lượng nghệ thuật mới mẻ của Thơ mới trong việc phản ánh hiện thực
Thứ hai: Các hiện tượng văn xuôi tự sự thâm nhập vào Thơ mới được giới nghiên cứu quan tâm hoặc để khát quát một vấn đề lớn hoặc để chứng
minh cho một vấn đề khác Bản thân nó chưa từng là một đề tài chuyên biệt để
nghiên cứu sâu vào quy luật thể loại gắn liên với đặc trưng loại hình văn học hiện đại xét ở tính năng động thể loại của nó
Tóm lại có thể nói rằng sự phức tạp, đa dạng phong phú của Thơ mới là
một nguồn dữ liệu hết sức lôi cuốn và hấp dẫn để các nhà nghiên cứu, phê bình và bạn đọc khám phá, tìm hiểu Rất nhiều vấn đề về nội dung và nghệ
thuật của Thơ mới đã được đưa ra tranh luận và làm tốn khá nhiều giấy mực
của các nhà nghiên cứu lí luận và phê bình văn học nổi tiếng cũng như tất cả
những ai quan tâm đến phong trào Thơ mới và thơ ca nước nhà Trong đó vấn
đề yếu tố văn xuôi tự sự trong Thơ mới cũng được một số người bàn qua
Nhưng người đọc vẫn chưa được tiếp nhận một công trình chuyên sâu mang
tính hệ thống về vấn đề này bởi vì chưa có một tác giả nào nghiên cứu nó như một đặc trưng thi pháp của Thơ mới Do đó, đây đang còn là một khoảng
trống lí thú để chúng tôi làm luận văn này II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Yếu tố văn xuôi tự sự trong Thơ mới 1932 - 1945 là một đề tài hấp dẫn
nhưng cũng đầy phức tạp
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, phương pháp đầu tiên mà chúng tôi
Trang 10cận vấn đề qua giáo trình, tài liệu, tạp chí, những tác giả, những tác phẩm giai
đoạn này, qua đó so sánh với văn học trung đại để thấy được yếu tố văn xuôi
tự sự trong thơ là một thành tựu mới của văn học Việt Nam hiện đại
Trong khóa luận này, chúng tôi dùng phương pháp phân tích từng khía cạnh một cách cụ thể, chỉ tiết của yếu tố văn xuôi tự sự trong Thơ mới 1932 - 1945 Chẳng hạn như đi vào tìm hiểu yếu tố đối thoại trong thơ như thế nào,
yếu tố chuyện kể trong thơ ra sao Trong quá trình đó sẽ đi sâu vào một số tác
giả tác phẩm cụ thể nhằm làm rõ hơn sự thâm nhập của yếu tố văn xuôi tự sự trong Thơ mới
Quá trình tiến hành khảo sát, đánh giá, chúng tôi tự xác định cho mình
một nguyên tắc đó là phải có một cách nhìn biện chứng để thấy được yếu tố
văn xuôi tự sự trong Thơ mới là một thành tựu hiện đại hóa văn học dân tộc trong xu thế phát triển, xu thế khẳng định cái mới hiện đại
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Với đề tài này, đối tượng quan tâm của nó không phải là một tác giả,
một tác phẩm nào cụ thể mà nó là việc nghiên cứu của một hiện tượng văn học khá phức tạp Hiện tượng này xuất hiện trong một thời kỳ văn học khá dài Cho nên đây là một đề tài có những thuận lợi riêng song cũng có cái khó riêng
của nó Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu, các đề tài về sự thâm nhập giữa các thể loại, đặc biệt là sự tham nhập lẫn nhau hai chiều giữa văn xuôi và thơ, nhưng ở đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu ảnh hưởng của văn xuôi vào trong Thơ mới chứ không nghiên cứu ngược lại (ảnh hưởng một chiều) Do nhiều điều kiện như sự hạn chế về năng lực, thời gian nên trong dé tai nay chúng tôi chỉ tìm hiểu nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của yếu tố văn xuôi tự
sự trong thơ của một số nhà thơ tiêu biểu cũng như một số tác phẩm tiêu biểu
của phong trào Thơ mới 1932 - 1945
Mặt khác, sự thâm nhập của văn xuôi tự sự vào Thơ mới biểu hiện trên nhiều phương diện chẳng hạn: Đối thoại trong Thơ mới, yếu tố chuyện kể, giọng điệu Thơ mới, không gian và thời gian tự sự trong Thơ mới Ở cấp độ một khóa luận tốt nghiệp đại học và điều kiện trình độ hạn chế của mình,
Trang 11chuyện kể, các phương diện khác sau này nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát
V CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Trên cơ sở mục đích và phương pháp đã đề ra ở trên, luận văn của
chúng tôi sẽ theo cấu trúc như sau:
Mở đầu
I Ly do chon dé tài
II Lich str van dé
TH Phương pháp nghiên cứu IV Phạm vi nghiên cứu đề tài
V Cấu trúc luận văn
Chương 1 Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại văn học hiện đại
1.1 Hiện tượng cộng sinh thể loại
1.2 Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 và sự thâm nhập của văn xuôi tự sự vào thơ
Chương 2 Đối thoại trong Thơ mới 1932 - 1945 2.1 Đối thoại và đối thoại trong tác phẩm văn học
2.2 Đối thoại trong Thơ mới (1932 - 1945)
2.3 Hình thức thể hiện đối thoại trong thơ và hiệu quả của việc sử dụng
đối thoại trong Thơ mới (1932 - 1945)
Trang 12Chương 1:
SỰ THÂM NHẬP LẪN NHAU GIỮA CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Mỗi thể loại là một hệ thống nghệ thuật, một kiểu tư duy nghệ thuật đặc
thù Thể loại theo cách nhìn thi pháp không phải là cái khuôn cơ giới vô hồn,
bởi thể loại là một yếu tố của sáng tạo đã có mặt trong tác phẩm Thể loại là
lựa chọn của tâm hồn, tư tưởng, tư duy nhà văn, nó là một phần cuộc sống của
tác phẩm
Trong văn học trung đại mỗi thể loại thường khép kín đặc điểm của mình, các đặc điểm thể loại khác hầu như không có điều kiện để có mặt trong thể loại này Tính chất yên fĩnh này đến văn học hiện đại đã bị phá vỡ do tính năng động nghệ thuật của loại hình văn học này Tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại chi phối mọi phương diện của nền văn học, biến văn học
hiện đại thành một hệ thống mở - và mỗi phương diện của nó cũng trở thành
một hệ thống mở khác Thể loại văn học hiện đại là một hệ thống mở như vậy Tính năng động nghệ thuật của thể loại hiện đại cũng biểu hiện trên nhiều
phương diện nhưng rõ nhất, độc đáo nhất chính là hiện tượng thâm nhập lẫn
nhau giữa các thể loại để tạo ra các thể trung gian, các vùng nối của thể loại có những khả năng nghệ thuật mới Sự thâm nhập lẫn nhau của các thể loại được gọi là hiện tượng "cộng sinh thể loại" - vậy hiện tượng "cộng sinh thể loại" là gì?
1.1 HIỆN TƯỢNG CỘNG SINH THỂ LOẠI
1.1.1 Khái niệm cộng sinh
"Từ điển tiếng Việt" định nghĩa: "Cộng sinh là sự hợp lại hai hoặc nhiều cơ quan khác nhau để cùng sinh sống" [13; 250]
Trang 13sinh phong phú hơn, đa chức năng hơn so với các yếu tố tạo ra nó Trong quá
trình xâm nhập đó cả hai yếu tố cùng có lợi
1.1.2 Khái niệm thể loại
Thể loại, một trong những quan niệm quen thuộc và ổn định của lý luận văn học cũng như trong thực tiễn sáng tạo, là các dạng tổ chức tác phẩm, quy
tụ những hình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống
Chúng ta đều biết rằng tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn các yếu tố đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn Nhưng sự thống
nhất ấy được thực hiện theo những quy luật nhất định Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể
Trong thể loại văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau của các loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn Chẳng hạn nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch, với lời văn kịch, nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình và lời thơ, luật thơ Sự
thống nhất này lại do những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau đối
với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong tái hiện đời sống tạo ra
Bởi vì các phương thức ấy ứng với các hình thức hoạt động nhận thức của con
người, hoặc trầm tư, hoặc chiêm nghiệm hoặc qua các biến cố liên tục hoặc qua xung đột, mâu thuẫn hoặc qua các sự thật sinh động Đến lượt mình, các
thể loại tạo cho nó một kênh giao tiếp với người đọc Giao tiếp thơ khác giao
tiếp kịch, giao tiếp bằng tiểu thuyết khác với giao tiếp bằng thể loại kí Mỗi
kiểu giao tiếp như vậy lại đòi hỏi những ngôn ngữ và phương tiện riêng, truyền thống và kinh ngiệm riêng Chính vì vậy mà thông tin về thể loại tác phẩm là rất cần thiết đối với sáng tác và tiếp nhận văn học Không phải ngẫu
Trang 14hành" - Truyện ngắn, "Người đàn bà ngồi đan" - Thơ Hoặc xa xưa hơn, tên thể loại trở thành một bộ phận không tách rời của tên tác phẩm: "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", "Văn tế nghĩa sĩ Cân Giuộc”, "Bình Ngô đại cáo", "Chinh phụ ngâm" Ở đây nói tới thể loại là nói tới một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật
Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp
văn học hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm
Đó cũng là cơ sở để người ta tiến hành phân loại tác phẩm Nhưng thể loại tác
phẩm không đơn giản là loại hình và lặp lại Bản chất sáng tạo nghệ thuật là
tính độc đáo không lặp lại Sự vận động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và
biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao tiếp và làm chúng tác
động vào nhau trong các tác phẩm nghệ thuật độc đáo Vì vậy, đối với từng tác phẩm văn học cụ thể có tầm cỡ, thể loại là toàn bộ phương thức tổ chức,
phản ánh và giao tiếp độc đáo của nó như một hệ thống chỉnh thể Sự phân
loại là một yêu cầu không thể thiếu để nhận thức các hiện tượng phức tạp, muôn vẻ của thế giới và của cả văn học Sự phân loại thể loại cũng như sự phân loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, nhân vật, phân loại kết cấu, phân loại lời
văn, dẫu quan trọng đến đâu thì cũng chỉ là vấn đề có tính thứ hai, có tính ước lệ, nhằm hệ thống hóa các sự vật bể bộn
Vấn đề có tính thứ nhất ở đây là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm Một hình thức như vậy trên thực tế đa dạng hơn bất cứ hệ thống phân
loại nào Người sáng tác, khi xây dựng tác phẩm, không đơn giản là làm cho
tác phẩm của mình giống với các mẫu mực có trước Rõ ràng, muốn nhận thức
đặc điểm thể loại của một tác phẩm có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các quy luật lặp lại của thể loại, lại vừa phải biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng, sáng tạo thể loại của tác giả
Thể loại văn học là "dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể
Trang 15hiện tượng đời sống được miêu tả và tính chất của mối quan hệ của nhà văn
đối với các hiện tượng đời sống ấy" [5; 299]
Thể loại văn học trong bản chất, phản ánh những khuynh hướng phát
triển bến vững, vĩnh hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại là để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy, do đó mà thể loại văn học
luôn luôn vừa mới vừa cũ, vừa biến đối vừa ổn định Vì vậy, khi tiếp cận cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi thay thế của chúng
1.1.3 Hiện tượng cộng sinh thể loại của văn học hiện đại
Mỗi thể loại có con đường phát triển riêng với yêu cầu định hình đặc
trưng và mở rộng khả năng nghệ thuật của thể loại, nhưng cũng thấy rõ sự
cộng sinh giữa chúng: Các thể loại này thường xuyên có sự thâm nhập lẫn nhau trong tiến trình văn học Mỗi thể loại có quy luật phát triển của riêng
mình đồng thời lại có nhu cầu kiên kết với thể loại khác rồi thâm nhập lẫn nhau để tạo ra một thể loại thứ ba Trong quá trình đó mỗi thể loại tự làm phong phú mình thêm, phát triển thêm khả năng chiếm lĩnh nghệ thuật đối với
hiện thực Quá trình đó gọi là quá trình cộng sinh thể loại Quá trình cộng sinh thể loại tạo ra những vùng nối - các khu trung gian thể loại từ đó tạo ra "thể ghép" làm phong phú rất nhiều cho mặt bằng thể loại Nói cách khác hoạt
động tích cực này tạo ra bội số công năng thể loại Mỗi thể loại không chỉ là nó mà rộng hơn, giàu có hơn bản thân nó Chẳng hạn như sự ảnh hưởng lẫn
nhau giữa văn xuôi và thơ
Vào giai đoạn khởi phát Thơ mới, văn xuôi mở một cuộc xâm lăng "tràn
Trang 16sinh ra những câu thơ "suy lí", ngất dòng, vắt dòng Xuân Diệu đã có những
câu thơ bỏ lửng ý rồi bắt tiếp vào câu thứ hai Nó rất gần với lời nói thông
thường:
Cũng như xa quá nên ta chỉ thấy núi yên như một miếng bìa
(Xuân Diệu)
Hay câu thơ của Thế Lữ lại ngắt dòng ngay giữa câu thơ:
"Trời cao xanh ngắt - Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai"
Sự thâm nhập của văn xuôi vào thơ tạo ra thể thơ văn xuôi, một loại
hình kết hợp còn tiếp tục sự sống như một thể độc lập trong nhiều thập kỉ sau Các tác phẩm như "Giọt sương hoa" của Phạm Văn Hạnh, "Kinh cầu tự" của Huy Cận, "Chơi giữa mùa trăng” của Hàn Mặc Tử có lẽ là những áng thơ
đầu tiên bằng văn xuôi mang một dáng vẻ, một màu sắc thi vị, độc đáo và mới
mẻ, ở đây chất văn xuôi không làm mất đi chất thơ mà còn làm "lạ hóa” phong
phú thêm thế giới thơ
Ở một chiều ngược lại, thơ cũng thâm nhập vào văn xuôi và tạo ra một hiện tượng mới văn xuôi có chất thơ Bản chất thuộc tính của văn xuôi là tìm kiếm một lối văn ngắn gọn, chính xác để diễn tả cho đúng, cho thật câu chuyện của hiện thực, dẫn tới hậu quả tình trạng "văn khô" "văn cộc" Do đó văn xuôi cũng có nhu cầu mở một lối cho chất thơ bước vào tạo cho văn xuôi một cái cảm bên cạnh cái đúng cái thật Từ đó hình thành một thể loại mới mà ta gọi là loại truyện trữ tình (tự sự có chất trữ tình) Tùy từng tác giả và tác phẩm, chất trữ tình có khi có màu sắc mờ nhạt chẳng hạn trong tác phẩm hiện thực phê phán Văn học lãng mạn mà nổi bật là tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn
có ưu thế hơn về mặt này Nhiều trang tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn thực sự
hấp dẫn người đọc bởi chất thơ trong đó - thứ chất thơ đằm thắm xao xuyến
Trang 17trước chưa thể có Văn xuôi Thạch Lam ("Gió lạnh đầu mùa", "Dưới bóng hoàng lan", "Hai đứa trẻ" ), nhiều truyện ngắn của Thanh Tịnh, Hồ Dzếch man mát chất thơ, còn với "Phấn thông vàng", "Tỏa nhị kiều" của Xuân Diệu, "Nhặt lá bàng" của Nhất Linh, người ta có thể nghĩ đến sự xuất hiện một dạng văn xuôi thơ
Sự pha trộn thơ và kịch tạo nên "kịch thơ" Kịch thơ là một thể loại có vận mệnh riêng của nó và phát triển cho đến tận ngày nay Đó là thành tựu tổng hợp của sự lai ghép "Thơ mới" và kịch nói Độ đậm nhạt trong sự phối hợp thơ - kịch này cũng khá biến hóa, nó tạo nên hai xu hướng trong kịch thơ:
Yếu tố kịch đậm hơn yếu tố thơ Đó là những vở kịch thơ lấy kịch tính và
xung đột làm trọng tâm như: "Lý Chiêu Hoàng" (Phan Khắc Khoan), "Quán Thăng Long” (Lưu Quang Thuận) Xu hướng thứ hai đó là chất thơ đậm hơn xung đột kịch - đó là những vở kịch chỉ giữ một tuyến kịch mờ nhạt mà chú trọng đến không khí thơ chất thơ trong lời thoại, có những đoạn thơ có thể
đứng riêng như một bài thơ trữ tình - chẳng hạn vở "Bóng giai nhân" của
Nguyễn Bính và Yến Lan hoặc những câu thơ quen thuộc của Vũ Hồng Chương: "Ơi ta đã làm chỉ cho đời ta Ai đã làm chi cho lòng ta? Cho đời tan tạ lòng băng giá Sương mong manh quanh chớm thu già” lại chính là lời tâm sự của một nhân vật trong kịch thơ "Vân Muội”
Phóng sự là thể loại mở đường cho tiểu thuyết, ngay từ cuổi thế kỉ XIX ghi chép về những chuyện vụn vặt hàng ngày đăng trên Gia định báo để tập dượt cho nhà văn viết tiểu thuyết và sau đó để lại dấu ấn khá rõ trong tiểu
thuyết Về sau tiểu thuyết lại tác động vào phóng sự tạo cho phóng sự chất
tiểu thuyết tức là tiểu thuyết đã truyền cho phóng sự một phần linh hồn của mình: chất tổng hợp, chất hư cấu phân tích của tiểu thuyết Điều này thể hiện
khá rõ trong một số phóng sự của Vũ Trọng Phụng như "Cơm thầy cơm cô", "Cam bẫy người”
Khi tiểu thuyết phát triển chín muồi vẫn tồn tại loại tiểu thuyết đậm
Trang 18Trong các thể văn xuôi cũng có thể nhận ra sự thâm nhập lẫn nhau phong phú để hình thành những thể mới Tiểu thuyết tự truyện "Những ngày
thơ ấu" (Nguyên Hồng), "Sống nhờ" (Mạnh Phú Tư) là một dạng hóa thân của
hồi ký, còn cuốn tiểu thuyết "Sống mòn", một cuốn tiểu thuyết theo đúng nghĩa tiểu thuyết, hơn thế còn đứng ở đỉnh cao thể loại đậm chất tự truyện đến nỗi người ta vẫn thường qua đó mà đọc ra tiểu sử Nam Cao Truyện ngắn ngay từ những tác phẩm đầu đã có tư thế xác định như một thể văn xuôi độc lập nhưng quá trình phát triển của nó gắn bó chặt chẽ với tiểu thuyết, tiếp
nhận rất nhiều ở thể này khả năng khái quát và phương thức tư duy tổng hợp
Những truyện ngắn thuộc loại đặc sắc của Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nam Cao như "Cô hàng xén", "Người đàn bà Tàu", "Một buổi chiều xám", "Chí Phèo", "Lão Hạc" có khi khá nhiều chất tiểu thuyết được dồn nén vào khuôn khổ truyện ngắn
Như vậy, các thể loại văn học như văn xuôi, thơ, kịch có sự ảnh hưởng
thâm nhập lẫn nhau khá mạnh mẽ Trong luận văn này chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát hiện tượng cộng sinh thể loại một chiều văn xuôi vào thơ Cụ thể là sự thâm nhập của yếu tố văn xuôi tự sự vào trong Thơ mới 1932 - 1945
1.1.4 Có hay không hiện tượng cộng sinh thể loại trong văn học trung đại?
Văn học trung đại Việt Nam sử dụng nhiều thể loại như hịch chiếu
cáo, thơ, thư, văn tế Ngay tên gọi của một số thể loại chúng ta biết được
chức năng mà nó đảm nhận Mỗi thể loại có chức năng riêng và cuộc sống
độc lập của nó
Văn học trung đại kéo dài suốt 10 thế kỉ dưới thời kỳ xây dựng quốc gia
phong kiến độc lập Sáng tác thơ văn thời kỳ này mang đặc trưng "thi dĩ ngôn chí", "văn di tải đạo" Người sáng tác thông qua tác phẩm văn chương để nói lên cái chí và cái đạo của mình Thời kỳ trung đại Việt Nam, văn chương không được lưu hành rộng rãi Nó chỉ bó hẹp trong phạm vi bộ phận vua chúa quan lại, những nhà nho trí thức hay những bậc quân tử Họ thường mang tư
Trang 19là cái "chí" của những bậc quân tử, những người có địa vị cao trong xã hội
Còn tầng lớp bình dân cũng có sáng tác nhưng không được coi trọng, không được xuất bản
Thời kỳ này, người ta quan tâm nhiều hơn đến thể văn hành chức Văn xuôi nghệ thuật chưa được chú ý, ở vào vị trí thứ yếu Thơ ca được phát triển
vì phù hợp với tâm lý của bộ phận người sáng tác lúc bấy giờ thích sáng tác
thơ ca để thưởng thức ngâm vịnh Nhưng thơ ca sáng tác mang tính quy phạm nghiêm ngặt Dường như người sáng tác chỉ có việc lựa chọn những câu chữ phù hợp theo những cái khuôn đã định hình sẵn Thơ càng chuẩn càng đúng luật thì càng được đánh giá cao là uyên bác, trang trọng Nếu thơ ca sáng tác
„Q21 TẠ
không đúng luật bị đánh giá là "sái" là "thất", là làm loạn trong thơ ca Có thể
nói sáng tác ít phát huy được tính sáng tạo vốn có của nó Người sáng tác
không có những đột phá trong nghệ thuật xét về mặt thể loại Mỗi thể loại là một hệ thống khép kín yên fính Vì vậy, hiện tượng cộng sinh thể loại trong
văn học trong văn học chưa có điều kiện nảy nở và phát triển phổ biến Mặc
dù trong sáng tác văn xuôi chẳng hạn, tác giả trung đại nhiều lúc cũng bộc lộ cảm xúc của mình trước sự kiện được kể bằng những câu văn mềm mại réo rắt có chất thơ Hoặc khi diễn tả những cảm xúc và tâm trạng bất hạnh của mình, nhân vật trong tác phẩm thể ngâm cũng có nhắc đến thời gian và sự kiện làm
nền cho tình cảm:
"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên " (Chinh phụ ngâm)
Đến thế kỷ thứ XVIII, su phat trién cha bo phan van hoc chữ Hán
mạnh về văn xuôi hơn là về thơ Cả thơ chữ Hán lẫn văn xuôi chữ Hán giai đoạn này đều tăng cường nội dung hiện thực, chất liệu hiện thực, đều cố bám sát cuộc sống, đồng thời cố gắng vươn lên mức độ hoàn thiện về phương diện
Trang 20Còn bộ phận văn học chữ Nôm mặc dù chưa có văn xuôi nghệ thuật mà chỉ có thơ, nhưng thơ Nôm giai đoạn này không dừng lại ở những thể tài lớn,
có khả năng bao quát sâu rộng cuộc sống Thành tựu chủ yếu của bộ phận văn
học chữ Nôm là "truyện thơ" Vậy đây có phải là hiện tượng cộng sinh thể loại giữa văn xuôi và thơ hay không? Thực ra đây chỉ là hiện tượng kí sinh trong văn chương Tâm lí của người xưa thích sáng tác thơ cho nên họ đã dùng thơ làm hình thức để truyền tải một cốt truyện Hay có thể nói đây là hiện tượng truyện kí sinh vào thơ Truyện chưa tìm được hình thức văn xuôi phù hợp để thể hiện, trong khi nhà thơ trung đại lại "thiên tính thơ" hơn là mê văn xuôi, họ đành "trao thân gửi phận” câu chuyện của mình cho hình thức thơ Như vậy xét từ góc độ sinh thành đây là một hiện tượng kí sinh thể loại, nhưng khi chuyện đã được thể hiện qua thơ trong tác phẩm tính truyện và tính thơ có sự cộng hưởng để cùng thực hiện một chức năng nghệ thuật
Vì vậy, có thể nói văn học trung đại chưa có hiện tượng cộng sinh thể loại, nếu xét từ quan điểm quan phương chính thống về thể loại Còn xét trong thực tế sáng tạo, thực ra cũng có những dự báo về hiện tượng này qua những
cách tân táo bạo về câu thơ của Hồ Xuân Hương Nhìn chung "cộng sinh thể
loại" chưa phải là hiện tượng mang tính quy luật phổ biến trong văn chương trung đại Hiện tượng này chỉ đến văn học hiện đại mới xuất hiện và đó là một trong những thành tựu rực rỡ mà trong quá trình phát triển không ngừng văn học hiện đại đã đạt được về thể loại
1.2 PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 - 1945 VÀ SỰ THÂM NHẬP CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ VÀO THƠ
1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện phong trào Thơ mới
Hoài Thanh (Thi nhân Việt Nam) là người đầu tiên quan tâm hoàn cảnh lịch sử xuất hiện của Thơ mới Ông đã thấy được cả hai nguyên nhân bên
ngoài và bên trong Hoài Thanh đã nhấn mạnh nguyên nhân bên ngoài - ảnh
Trang 21của những người duy vật trong hai nguyên nhân bên ngoài và bên trong thì nguyên nhân bên trong là nguyên nhân quyết định
Đến lượt mình, Phan Cự Đệ phân tích 3 nguyên nhân:
Thứ nhất: Sự xuất hiện ngày càng đông đảo của tiểu tư sản thành thị và
nhu cầu khẳng định cái tôi của chính tầng lớp này Chúng ta biết tầng lớp tiểu
tư sản vừa là tác giả lại vừa là độc giả của Thơ mới thì lúc bấy giờ do sự lớn lên của bộ máy cai trị cho nên tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông: 1932 - 1933 năm Thơ mới ra đời: 352.000 người tiểu tư sản, tầng lớp này sống theo lối sống
mới phương Tây, những thay đổi trong sinh hoạt kéo theo sự thay đổi những suy nghĩ mới, cảm xúc mới dẫn đến quan niệm về cái đẹp (thẩm mĩ) thay đổi
Tầng lớp này không còn nhiều ràng buộc đối với nho giáo và họ chủ yếu
trưởng thành trong các nhà trường Pháp - Việt, do đó họ thường hướng về văn
hóa Pháp, văn học Pháp, xem đó như là chân trời mới của mình Vì thế xuất hiện ở tầng lớp này nhu cầu khẳng định cái "tôi" của mình, chúng ta thấy luôn
hiện ra cái tôi ở bình diện thứ nhất:
"Ta la Một, là Riêng, là thứ Nhất Không có chỉ bè bạn nổi cùng ta"
(Xuân Diệu)
Nhu cầu khẳng định cái tôi đã đem lại rất nhiều giá trị cho Thơ mới, đề cao cái riêng tư, để cao lòng yêu đời, ham sống: "tôi là kẻ đưa răng cắn bấu mặt
trời" Thơ mới ra đời gắn liền với nhu cầu khẳng định cái tôi của tiểu tư sản và họ đã thấy ở thơ ca như là nơi đắc địa
Thứ hai: Tâm lí thoát ly của chính tầng lớp tiểu tư sản trong bối cảnh thoái trào cách mạng Nhà nước rất quan tâm đến thời điểm ra đời của Thơ
mới, gần như ra đời của Tự Lực văn Đoàn 1932 là thời điểm thoái trào cách
Trang 22bế tác Trong không khí có tâm lí chạy trốn xã hội, chạy trốn cuộc đấu tranh giai cấp Chỉ có một con đường là tìm vào văn thơ lãng mạn, vào văn thơ lãng mạn họ vẫn tự có được một sự an ủi, góp phần bảo vệ văn hóa dân tộc
Nhu cầu thoát ly và nhu cầu khẳng định gần như xuất hiện song song
Tạo nên hai tâm trạng đối lập: Một bên là yêu đời háo hức, nhập cuộc và một bên là buồn cô đơn: Có trong Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu Trong Thơ mới có
đủ mọi nẻo đường chạy trốn: Trốn vào cõi tiên (Thế Lữ), chạy vào tình yêu, vào thiên nhiên, đồng quê và tôn giáo (Hàn Mặc Tử), vào vũ trụ như Huy Cận Hầu hết các nẻo đường thoát ly là trong sạch
Thứ ba: Nhu cầu đổi mới là hiện đại hóa thơ ca: Có thể nói công cuộc
đổi mới văn học xuất hiện những năm đầu thế kỷ XX, nhiều người đã nhận ra
cái lỗi thời của thơ cũ và họ tìm cách thay đổi, người có công đầu cho đổi mới
thơ ca là Tản Đà ngoài ra có Đông Hồ, Trần Tuấn Khải, cũng có những
đóng góp đáng kể Những đổi mới này chỉ mang tính chất lẻ tẻ, chưa thay đổi được phạm trù thơ Công cuộc hiện đại hóa thơ ca phải chờ đến những năm 30
với trách nhiệm của những nhà Thơ mới và cũng chính thế hệ này họ đã có đủ
tài năng và quan tâm làm cuộc cách mạng trong thơ ca
1.2.2 Cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và thơ cũ
Ngày 10 - 3- 1932, Phan Khôi đã đăng trên tờ "Phụ nữ tân văn" một số bài viết: "Về một lối Thơ mới trình chánh giữa làng thơ" và để minh chứng cho lối Thơ mới này ông đưa ra bài "Tình già” Đây là một bài thơ không mấy giá
trị về nghệ thuật nhưng những ý kiến của Phan Khôi đáp ứng đòi hỏi của lịch sử văn học lúc đó Sau bài viết của Phan Khôi hàng loạt nhà Thơ mới lên tiếng
tán thành lập trường của Phan Khôi Người có nhiều đóng góp tích cực là Lưu Trọng Lư, Lưu Trọng Lư thực ra đã sáng tác trước năm 1932 sau khi “Tình già" ra đời, ông mới công bố tờ "Phụ nữ tân văn" thành cơ quan ngôn luận của
Thơ mới, tờ báo này cho đăng nhiều Thơ mới của Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị
Trang 23Ở Miễn Bắc, tờ "Phong hóa" cho đăng hàng loạt Thơ mới của Lưu
Trọng Lư, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông, đồng thời cho
đăng những bài viết để công kích thơ cũ, phê phán, mạt sát Tản Đà, họ gọi những người làm thơ cũ là sáo rỗng, là trổ rồng trổ phượng trên gỗ mục, đồng
thời họ tán dương Thơ mới Ngược lại, phía thơ cũ cũng phản ứng kịch liệt: Huỳnh Thúc Kháng, Tân Việt, Nguyễn Văn Hanh, Hoàng Duy Từ, cho công bố các bài báo bảo vệ thơ cũ, công kích Thơ mới trên hai tờ báo: "Công luận” và "Văn học tạp chi", cho in mot số tập thơ Đường, tổ chức diễn thuyết
Nhưng cuối cùng, phe Thơ mới đã hoàn toàn thắng lợi, sự chiến thắng chủ yếu không phải vì lí lẽ mà nhờ thực tế sáng tác Trong khi thơ cũ gần như không có một sáng tác nào thực sự có giá trị thì hàng loạt Thơ mới ra đời tạo được tiếng vang trong dư luận: "Yêu đương", "Tiếng địch sông Ô" (Huy
Thông), "Máy vần thơ" (Thế Lữ), "Ngày xưa" (Nguyễn Nhược Pháp), "Gái
quê" (Hàn Mặc Tử) Cuộc trah cãi giữa Thơ mới và thơ cũ được khép lại 19/2/1936 khi Lưu Trọng Lư cho công bố một bài thơ Đường trong đó có hai câu "thể hiện nụ cười khinh mạn của người chiến thắng" (Hàn Mạc Tử):
"Nắn nót miễn sao nên bốn vế
Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ"
Từ đây, Thơ mới gần như chiếm địa vị ưu thế trên mặt báo, thi đàn và sau đó được đưa vào chương trình nhà trường Thơ cũ thất bại nhưng không
chết, nó lui về các thôn xã
Và chúng ta đều biết rằng, để tồn tại cho đến ngày hôm nay và cả mai sau, Thơ mới thực sự trải qua những biến cố thăng trầm Đã có rất nhiều cuộc
tranh luận nổ ra xung quanh vấn đẻ thơ cũ - mới, kéo theo nó hàng chục cây bút phê bình với rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu Có những giai đoạn mà cuộc tranh luận không chỉ là một cuộc tranh luận đơn thuần mà lên tới đỉnh
điểm của nó, xuất hiện rất nhiều các cây bút, các ý kiến trái ngược nhau khá
Trang 24khắt khe và bất công, điều này lại xảy ra bởi chính những người từng gắn bó,
xem Thơ mới là tâm huyết của đời họ Nhưng cuối cùng Thơ mới cũng đã được
trả về đúng với vị trí đích thực của nó, đứng vững trên bục vinh quang góp phần to lớn trong việc làm giàu và hiện đại hóa thơ ca, cũng như ảnh hưởng sâu
rộng của nó đối với nền văn học nước nhà, như ý kiến của Vương Trí Nhàn: "Ảnh hưởng của Thơ mới diễn ra trên phạm vi toàn xã hội, phải nói Thơ mới đã ¡n dấu vào nó cả thế kỷ và bây giờ chúng ta vẫn sống dưới ảnh hưởng của nó" 1.2.3 Thử lý giải nguyên nhân sự thâm nhập yếu tố văn xuôi tự sự vào trong Thơ mới 1932 - 1945
Phong trào văn học nào cũng có những đặc trưng nhất định Đó là những đặc diểm riêng biệt, độc đáo để khu biệt nó với những phong trào văn học trước, cùng thời và sau nó Riêng phong trào Thơ mới có đặc trưng nổi bật
là sự thâm nhập của yếu tố văn xuôi tự sự Chúng ta dễ dàng tìm thấy những câu chuyện hoàn chỉnh, những chỉ tiết miêu tả tỉ mỉ những lời văn mang tính
chất kể lể và cả ngôn ngữ đối thoại (vốn là đặc trưng của văn xuôi tự sự) Vậy những nguyên nhân nào đã đưa tới cho phong trào thơ ca này đặc trưng đó? Đi sâu vào tìm hiểu những nguyên nhân của vấn để trên, chúng tôi thiết nghĩ dường như không thể không xuất phát từ những tiền để xã hội và thẩm mĩ vì
văn học trước hết là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mĩ của một tầng lớp người, của
một giai cấp trong xã hội Đồng thời thông qua việc làm này ta cũng thấy được quy luật phát triển của văn học và mối quan hệ của nó đối với đời sống xã hội
a) Tiền đề xã hội:
Một chân lí đã được các nhà lí luận văn học khẳng định từ lâu đời: Xã
hội nào thì văn học ấy Quả vậy, hoàn cảnh xã hội quy định hay nói đúng hơn
tác động chỉ phối rất nhiều lên nên văn học được sản sinh trong lòng xã hội đó Khơng nằm ngồi quy luật ấy, muốn lí giải nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập yếu tố văn xuôi tự sự trong phong trào Thơ mới, chúng ta phải tìm hiểu những
Trang 25thế nào tới sự phát triển của Thơ mới, đó phải chăng là sự ảnh hưởng theo chiều hướng tốt đẹp
Bước sang đầu thế kỷ XX, bộ mặt xã hội nước ta có nhiều thay đổi
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp về mặt khách quan đã làm nền kinh tế nước ta phát triển Bên cạnh nên kinh tế nông nghiệp
đã bắt đầu xuất hiện mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy mới chỉ manh nha nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến xã
hội Việt Nam Một số đô thị mới hình thành và phát triển: Hà Nội, Nam Định,
Hải Phòng, Huế, Sài Gòn Những trung tâm công nghiệp với nếp sống đô thị thu hút dân nghèo ra kiếm việc làm Từ đó, thành phần giai cấp trong xã hội Việt Nam cũng thay đổi Bên cạnh giai cấp nông dân vẫn tiếp tục khai thác theo lối cổ xưa, giai cấp công nhân cũng đang hình thành và lớn mạnh song song với tầng lớp dân nghèo thành thị, tiểu tư sản trí thức và giai cấp tư sản dân tộc Trong đó tầng lớp tiểu tư sản trí thức và giai cấp tư sản dân tộc là những giai tầng có tác động rất lớn đến phong trào Thơ mới cũng như quy định những
đặc trưng của phong trào thơ ca này
Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa đạt hiệu quả cao, thực
dân Pháp đã ra sức tuyên truyền cho việc "khai thác văn minh" của quốc mẫu
đại Pháp, các trường Pháp - Việt được xây dựng từ năm 1896 Các sách báo về
khoa học kỹ thuật, văn học, triết học của Pháp và của cả các nước phương Tây
được dịch sang chữ quốc ngữ và đăng tải trên các báo: Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Phụ nữ tân văn, Phong hóa Cùng với việc tuyên truyền văn
minh Pháp, năm 1915 thực dân Pháp và triều đình phong kiến đã bãi bỏ chế độ khoa cử nặng nề và thối nát ở Bắc Kỳ, sau đó là ở Nam Kỳ, ở Trung Kỳ Khoa cử mà bỏ thì thơ Đường thất ngôn bát cú cũng theo đó mà mất dần địa vị độc
tôn và thế vào vị trí đó là văn học Pháp Trong nhà trường thanh niên học sinh say sưa học văn học Pháp Do tiếp xúc với văn học Pháp đặc biệt là văn học
Trang 26điện, quạt điện, đi nghe hòa nhac Tay Muzic Hall hoac đi xem chớp bóng [7; 25] Những kiểu sinh hoạt đua đòi trụy lạc được thực dân khuyến khích như
nhà săm, nhà thổ Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ (quần lĩnh, áo the, khăn mỏ
quạ, răng đen được thay bằng những âu phục váy đâm, dày mõm nhái )
Nói về những thay đổi của nước ta do tiếp xúc với làn gió phương Tây, Hoài
Thanh đã nhận xét: "Năm sáu mươi năm mà như năm sáu mươi thế kỷ" và theo
ông: "Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta" Tất cả những thay đổi trong cuộc sống sinh hoạt, văn hóa làm lung lay nếp nghĩ, nếp cảm
của giới trí thức Họ yêu đương mơ mộng, vui buồn khác các cụ nhà nho ngày
xưa nhiều lắm Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn hồi tháng 6
năm 1993, Lưu Trọng Lư đã nói: "Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: "cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa Xôi cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu "
Tóm lại, tình hình xã hội nước ta ở đầu thế kỉ XX với những đặc điểm như trên đã tạo ra một lớp độc giả mới có những nhu cầu thẩm mỹ mới Vì vậy,
cần phải mở ra một thời kỳ mới trong thơ ca với hình thức biểu hiện độc đáo,
khác trước
b) Tiên đề thẩm mỹ:
Việc đưa câu chuyện, sự kiên, chỉ tiết, lời kể vào trong thơ không phải đến phong trào Thơ mới mới có, thực ra nó đã có tiền đề từ văn học dân gian,
văn học cổ điển
Văn học dân gian là nền văn học tồn tại song song với văn học viết Nền
văn học này cũng bao gồm nhiều thể loại trong đó có những bài ca dao dân ca
Trang 27người, bên cạnh đó nó còn cho ta biết thêm nhiều thông tin về sự việc nhờ có sự tham gia của yếu tố tự sự Trong kho tàng dân ca, ca dao có nhiều câu bắt
đầu cái "cảm" từ một "duyên cớ", một "chuyện" nào đó Chẳng hạn:
Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ tính công
Bên cạnh việc bộ lộ tâm trạng, bài ca dao còn có yếu tố kể, tả, tính chất kể chuyện nổi lên khá rõ, tuy nhiên cốt truyện và nhân vật có thể không rõ bởi
kể thường ngắn và ngay sau đó là lời tâm tình cảm thán Đa số ca dao có hình
thức tự sự này
Như vậy yếu tố tự sự trong ca dao được thể hiện khá phong phú và có những cung bậc khác nhau Lối tự sự được bắt nguồn từ cảm hứng trữ tình, tức lời kể, lời tả, câu chuyện, sự kiện chi tiết được xây dựng bởi cảm xúc và tâm
trạng song điều đáng nói là lối tự sự nó không làm mờ đi cái tâm trạng, cảm xúc mà trái lại còn làm cho tâm trạng, cảm xúc đặc sắc và đậm đà hơn
Học tập văn học dân gian các nhà thơ cổ điển cũng đưa chuyện vào
trong thơ Đó là một trong những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của yếu văn
xuôi tự sự trong Thơ mới
Thơ mới chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ Đường (Trung Quốc) Một số
Trang 28Hoàng Chương, Ảnh hưởng thơ Đường qua gia đình, qua các bản dịch của
Tan Da, Ngô Tất Tố, qua Kiều, Chinh Phụ Ngâm, thơ chữ Hán
Các nhà thơ cổ điển đã rất nhiều lần bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của mình, đặc biệt là những bài bộc lộ cảm quan hiện thực sâu sắc
nhằm vạch trần bản chất xã hội hay chỉ ra những bi kịch lớn của một dân tộc
thông qua một câu chuyện kể Trong trường hợp này "con người xã hội" đã thế chân cho "con người vũ trụ" và có nhu cầu kể lại cụ thể những điều xảy ra trong cuộc sống
Hình thức thơ được chọn thường là cổ thể (phải chăng vì khuôn khổ
không bó buộc của nó về một phương diện nào đó là thích hợp với việc kể
chuyện?) Những bài thuộc loại này là: Chùm thơ Tam lại, Tam biệt của Đỗ Phủ, Mại Thán Ơng, Thơn cư khổ hàn của Bạch Cư Dị, Sở kiến hành, Long
thành cầm giả ca, Thái Bình mại ca giả của Nguyễn Du, Đạo phùng ngã phu, Phúc Lâm lão của Cao Bá Quát Điều dễ nhận thấy là các thi nhân xưa đều lấy một câu chuyện, một tình huống có thật trong cuộc sống làm cốt lõi cho
bài thơ của mình Tính chất kí sự nổi lên rất đậm, các tình tiết, các sự kiện làm nên câu chuyện, tình huống đó được kể một cách tuần tự
Các nhà Thơ mới đã kế thừa cách kể chuyện của các nhà thơ cổ điển trên tỉnh thần sáng tạo (nhờ học tập văn học Pháp)
Trong cuộc giao tiếp với Phương Tây ngay từ cuối thế kỷ XIX sang đầu
thế kỷ XX, ảnh hưởng của văn học Pháp với các nhà văn Việt Nam, đáng kể là
một tiên đề quan trọng cho cuộc cải cách thi ca Nói về ảnh hưởng của văn học
lãng mạn Pháp đối với văn học Việt Nam, Hoài Thanh và hoài Chân trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" đã từng viết: "Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như
mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp" Cách nói ấy có vẻ cường điệu nhưng đúng là hầu hết các nhà Thơ mới đều học tập cách viết của các nhà thơ
Trang 29Trong khoảng thời gian 1932 - 1945, Thơ mới chịu ảnh hưởng của gần 100 năm thơ Pháp, ảnh hưởng của trường phái lãng mạn đầu thế kỷ XIX
(Chateaubriand, Lamartin, Musset, Vigny, Huygo) dén nhém Thi Son qua
Baudelaire, đến trường phái tượng trưng và đến các trường phái suy đồi khác Người đâu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp là Thế Lữ Trong thơ Thế Lữ có ảnh hưởng trường phái lãng mạn Pháp, nhất là ảnh hưởng của tản văn Pháp Trong thơ Huy Thông có hơi thở của Huygo, một ít màu sắc của Leeonte de Liste Các nhà Thơ mới học tập được ở Baudelaire, Verlaine một cách diễn
ta tinh vi, đi sâu vào nội tâm, câu thơ giàu nhạc điệu, bài thơ giàu biểu tượng
Do ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp, Thơ mới đã khẳng định cái
tôi cá nhân như một bản lĩnh tích cực trong sáng tác, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật Lần đầu tiên có một cái tôi cá thể hóa trong cách
cảm thụ thế giới và thiên nhiên Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân đem đến cho
các nhà Thơ mới cách nhìn mới về thế giới Và bằng cặp mắt xanh non biếc rờn của mình, họ đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của cuộc sống Bởi thế, sự bộn
bề của chỉ tiết trong Thơ mới là một điều dễ hiểu
Trong thơ Pháp, cụ thể là trong thơ của Lamartin, Vigny, Huygo nổi lên cái nhìn hướng ngoại Ở đây, chúng tôi hiểu "hướng ngoại" không phải là miêu
tả cái thế giới bên ngoài, còn hướng nội là vào nội tâm Theo chúng tôi hướng
ngoại chỉ như một nguyên tắc xây dựng hình tượng thơ, một yếu tố của cái
nhìn nghệ thuật trong thơ, một sự đối lập với cái tôi chủ thể để chỉnh đốn nội
bộ thế giới thơ tạo thành ngôn ngữ thơ Theo ý nghĩa này, cái nhìn hướng ngoại xác định quan hệ trực tiếp giữa nhân vật và thế giới xung quanh nó như một
quan hệ cảm nhận trực tiếp, cho phép khám phá thế giới cảm tính của con người một cách cụ thể, sắc bén chưa từng có Vận dụng cách hiểu về cái nhìn hướng ngoại đó vào Thơ mới, chúng ta thấy Thơ mới đã học tập thơ ca Pháp ở
điểm này Vì vậy, khi nhận xét lối tả cảnh của Anh Thơ, Hoài Thanh nói đó là "lối thơ của người có học" có nghĩa là học Tây Nhờ có cái nhìn hướng ngoại
Trang 30Đầu thế kỷ XX, thể loại tiểu thuyết phát triển mạnh ở trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp Chúng ta đã từng biết đến các tiểu thuyết nổi tiếng của Xtăngdan, Banzác, Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản
ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, nhiều bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa
dạng Là những trí thức Tây học, các nhà Thơ mới hẳn có chịu nhiều ảnh
hưởng cách nhìn, cách mô tả thế giới của tiểu thuyết
Như vậy, Thơ mới đã không cắt lìa truyền thống Như một con ong
biết hút nhụy, các thi sĩ Thơ mới đã hút ở truyền thống những sinh lực làm giàu cho nguồn sáng tạo dồi dào của mình Đồng thời, họ còn biết tiếp thu
Trang 31Chương 2:
ĐỐI THOẠI TRONG THƠ MỚI 1972 - 1945
2.1 ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC
Ngôn ngữ học hiện đại là khoa học đã mở đường kích thích sự hình thành của khoa thi pháp học hiện đại Theo đó, chất liệu duy nhất có tính đặc thù tạo ra hình tượng văn học là ngôn từ (do đó cách nói: "văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng" tuy đúng nhưng vẫn chung chung vì nhiều nghệ thuật khác cũng như vậy) Tính đặc thù của chất liệu ngôn từ quy định tính
riêng của hình tượng văn học Nghiên cứu ngôn từ cụ thể của một văn bản tác phẩm văn học là yêu cầu quan trọng đầu tiên để tiến tới việc nghiên cứu các
bình diện trừu tượng hơn của thi pháp tác phẩm văn học như: kiểu nhân vật, không gian, thời gian, nghệ thuật, kết cấu, cốt truyện Trong ngôn ngữ của tác phẩm văn học có thể có ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của các nhân vật Trong tác phẩm văn học nhà văn có thể sử dụng ngôn
ngữ đối thoại với tư cách là một yếu tố thi pháp Đối thoại trong tác phẩm văn
học cũng bắt nguồn từ đối thoại trong ngôn ngữ tự nhiên thông thường
2.1.1 Đối thoại theo cách nhìn chung của ngôn ngữ học
"Lời đối thoại (đối đáp) là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước" [5; 186] Đó là định nghĩa
khái quát nhất về lời đối thoại - một dạng giao tiếp ngôn từ cơ bản - căn cứ vào
cách thực hiện chức năng giao tiếp
Nói đến đối thoại là nói đến giao tiếp, trao đổi, trò chuyện, thậm chí
tranh cãi, va chạm Có thể nói đó là một phương diện không thể thiếu khi ta tiếp nhận một hình tượng nhân vật bởi trong đối thoại nhân vật có điều kiện bộc lộ tính cách, quan điểm, tình cảm cũng như thân phận, trình độ học vấn và địa vị xã hội của nó
Trang 32- Tính chức năng: Đối thoại nó thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Thông thường một cuộc chuyện trò, trao đổi, giao tiếp diễn ra thì các yếu
tố đối thoại nó đóng một vai trò hết sức quan trọng Hay nói cách khác, đã gọi là giao tiếp thì không thể thiếu đối thoại diễn ra giữa các vai giao tiếp
- Tính mục đích: tùy vào ngữ huống, tình thái đối thoại để thấy mục
dich các cuộc đối thoại: Để giãi bày, để khảo vấn, để thông báo đơn thuần hoặc để biểu cảm Thông thường khi một cuộc trò chuyện, giao tiếp diễn ra đều nhằm một mục đích nhất định nào đó: Để tiếp nhận thông tin, để hiểu
thêm về đối tượng giao tiếp, để giãi bày tâm tư tình cảm
- Xét đến cùng đối thoại phải có hai chủ thể ngôn ngữ thực hiện, vai trò
chủ thể phát và chủ thể nhận chuyển đổi cho nhau Tuy vậy, có trường hợp một chủ thể phân thân thành hai để đối thoại (thường xảy ra trong văn học)
2.1.2 Đối thoại trong văn học qua một số thể loại
Ở bình diện chung nhất mọi sáng tác văn học đều được coi là một đối thoại - đối thoại của nhà văn với cuộc đời, với con người với nhân loại - kể cả
những tác phẩm tưởng chừng chỉ có nhà văn nói về mình, với mình như các
dạng tự truyện, nhật kí, hồi kí, thơ độc cảm, tự thán, tự tình, tự cảm, tự vấn Tuy nói với mình nhưng khi đã thành tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, tác phẩm
trở thành lời đối thoại của tác giả với đồng loại Và bằng rất nhiều con đường khác nhau rất nhiều nhà văn, nhà thơ tìm cho mình những kênh giao tiếp khác nhau đi tìm đến với độc giả và cũng tùy từng đối tượng độc giả có cách tiếp nhận riêng với từng loại tác giả, tác phẩm Tuy vậy, đối thoại nói ở đây
không theo nghĩa rộng này mà chỉ theo nghĩa hẹp: Đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm
Mỗi thể loại văn học được sáng tạo từ những kiểu tư duy nghệ thuật khác nhau cho nên việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và đối thoại nói riêng phải phụ thuộc vào kiểu tư duy đó
Trang 33- Đối thoại trong tiểu thuyết (hiện đại): Sự đổi mới của tiểu thuyết từ
phạm trù trung đại sang phạm trù hiện kéo theo sự cách tân đổi mới của hàng loạt các yếu tố, chẳng hạn như không gian và thời gian nghệ thuật, kiểu nhân vật (hay quan niệm nghệ thuật về con người) nội dung, đề tài, kết cấu Ngôn ngữ tiểu thuyết cũng nằm trong xu thế đổi mới Theo quan điểm thi pháp học,
hình thức (xét cả về ngôn ngữ) không phải là cái vỏ máy móc vô hồn mà bản
thân hình thức chính là biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn Cho nên nó chính là nội dung, mang tính nội dung, tính quan niệm rõ nét Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại trở thành một nội dung quan trọng thứ hai, bên cạnh nội
dung thuần túy được diễn đạt Toàn bộ tiểu thuyết được phân hóa thành những
hình tượng ngôn ngữ được gắn bó với nhau và với tác giả bằng những quan hệ
đối thoại đặc thù Tác giả tham dự vào tiểu thuyết (ông có mặt ở khắp nơi trong đó) mà hầu như không dùng đến ngôn ngữ trực tiếp của mình Ngôn ngữ tiểu thuyết là cả một hệ thống ngôn ngữ soi sáng lẫn nhau, đối thoại với nhau, không thể mô tả và phân tích nó như một ngôn ngữ thuần nhất
Lời đối thoại trong tiểu thuyết hiện đại không thể giống với lời đối thoại trong sinh hoạt hằng ngày và cũng rất khác với đối thoại trong tiểu
thuyết truyền thống Bởi lời thoại trong tiểu thuyết hiện đại được tác giả chọn lựa sao cho chúng có thể bộc lộ có hiệu quả nhất đối với việc khắc họa con
người nhân vật và phục vụ đắc lực cho việc làm sáng rõ chủ đề tác phẩm Độ đài ngắn của lời nói, kiểu cú pháp, nội dung của mỗi cuộc nói chuyện, cách tổ chức đối thoại Trong tiểu thuyết hiện đại ngôn ngữ đối thoại được cá thể hóa triệt để thông qua lời đối thoại có thể phán đoán tính cách cá tính nhân vật (Chẳng hạn ở tiểu thuyết "Số đỏ" qua cuộc đối thoại giữa Xuân với chị hàng mía, chúng ta phần nào hiểu được tính cách của nhân vật này) Có thể nói, lời thoại là một thành tố chuyên biệt của lời văn nghệ thuật Nó là một
bình diện của thi pháp lời văn, nhưng lại đồng thời là một yếu tố góp phần tạo
nên thi pháp nhân vật
Trang 34Cũng mang những đặc trưng chung của đối thoại và một số nét tương đồng với đối thoại của tiểu thuyết như là: Đối thoại thực hiện chức năng giao
tiếp, đối thoại xuất hiện nhằm một mục đích cụ thể nhất định nào đó và đối thoại được tác giả chọn lựa để bộc lộ có hiệu quả nhất đối với việc khắc họa con người nhân vật và phục vụ đắc lực cho việc làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm Tuy nhiên, do đặc trưng riêng của thể loại, đối thoại trong truyện ngắn nó cũng mang những nét đặc thù
Do dung lượng của một truyện ngắn thường ngắn gọn, cô đọng, hàm
súc nên đối thoại cũng thường là ngắn, súc tích và mang tính triết lí cao Mỗi lời đối thoại mà nhân vật khi giao tiếp với nhau chứa đựng cái ý nghĩa thế giới quan, nhân sinh quan sâu sắc (thường ta hiểu đằng sau nó luôn là bóng dáng,
là suy nghĩ là quan niệm của chính tác giả về cuộc đời, về con người) Cũng
giống với nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết thì nhân vật chính trong truyện ngắn tập trung xung quanh nó các mối quan hệ cơ bản và là người thực hiện
những hoạt động giao tiếp quan trọng có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện và bộc lộ chủ đề của tác phẩm Nhân vật chính này xuất hiện hầu
hết trong các cuộc đối thoại và với tư cách là một trong hai nhân vật trực tiếp tạo ra cuộc đối thoại (chứ không xuất hiện với danh nghĩa là kẻ thứ ba gián tiếp được nhắc đến trong cuộc nói chuyện tay đôi) Lời nói của nhân vật chính
luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại Tất cả những điều đó
là việc bất cứ tác giả nào cũng cần thiết phải làm nếu muốn nhân vật bộc lộ
hết đặc điểm tính cách, tâm lí trong các mối quan hệ gần cận của nó - Đối thoại trong thơ:
Tiểu thuyết và dạng tự sự là văn bản ghi kí hiệu diễn xuất của nhiều nhân vật Lời nói của nhân vật với nhau trong tác phẩm đời thoại) có ý nghĩa
trực tiếp biểu hiện cá tính, tính cách nhân vật, góp phần xây dựng hình tượng Lời thoại trong tiểu thuyết là ngôn ngữ giao tiếp nhưng không phải là ngôn
ngữ giao tiếp bình thường, tự nhiên Đó là một thành tố rất quan trọng của thi
Trang 35Còn trữ tình đặc trưng là độc thoại (thơ trữ tình là một văn bản độc diễn, độc tấu Nó chỉ có một tiếng nói - tiếng nói bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình) Tuy nhiên, bước sang thời kỳ hiện đại, văn xuôi đã mở một cuộc "xâm lăng” tràn vào địa hạt thơ kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt những yếu tố mới mẻ
độc đáo, một trong những yếu tố đó là vấn đề đối thoại trong thơ
Chúng ta đều biết rằng, thơ là tiếng nói của cảm xúc, của điệu hồn, của những tâm tư sâu lắng Hay nói cách khác đặc trưng của thơ là độc thoại Nhà thơ thường làm thơ để bày tỏ những tình cảm, suy tư, chiêm nghiệm của
mình (thông qua hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ) trước thiên nhiên, con người, cuộc đời Có thể nói đó là những vần thơ hướng nội, những vần thơ mang nặng tính u uất, những kìm nén, những khát khao Trong thơ, đặc biệt là thơ trung đại yếu tố đối thoại xét theo nghĩa hẹp hầu như không có, nếu có cũng rất ít và lại xuất hiện dưới dạng thức thứ hai của đối thoại đó là đối
thoại gián tiếp (hiện tượng này đã xuất hiện trong thơ của Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến)
Bước sang thời kỳ hiện đại, thơ ca đã có những bước tiến mới về nội dung và nghệ thuật Đặc biệt là về phương diện nghệ thuật Thơ trữ tình hiên đại mặc dù vẫn là tiếng nói của một người, một nhân vật trữ tình chính tác giả
trong một văn bản thơ, nhưng nhà thơ đã đưa vào tác phẩm nhiều lời đối thoại
bởi một số vai giao tiếp được nhà thơ thuật lại Đương nhiên lời thoại của các
nhân vật (nếu có) trong thơ thực ra cũng chỉ là giọng của tác giả, kể cả trong trường hợp tác giả (qua nhân vật tôi) đối thoại với nhân vật khác thì lời thoại
của nhân vật kia cũng được thể hiện bằng giọng của nhà thơ (khác với tiểu thuyết hiện đại: giọng nhà văn khác với giọng nhân vật, cãi lộn với nhân vật, nhà văn không "uốn giọng" của nhân vật theo ý thức mình - đây là tính đa thanh của tiểu thuyết hiện đại) Trong thơ trữ tình nhà thơ phải "uốn" lời thoại của các nhân vật khác theo hướng thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình hiệu
Trang 36Việc đưa yếu tố đối thoại vào trong thơ trước hết nó mang tính quy
luật của thời đại, của nền văn học hiện đại nói chung Trước sự đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, văn học nói chung thơ ca nói riêng cũng nằm trong vòng quay đó, nó không thể dẫm chân tại chỗ mà chuyển mình cùng với cách thể nghiệm mới, tư duy mới, bên cạnh nội dung phong phú đa dạng, phức tạp là
những hình thức thể hiện không kém phần độc đáo, mới mẻ Chính việc đưa
yếu tố đối thoại vào trong thơ đã làm cho giới hạn, biên độ của bài thơ được mở rộng ra, được đào sâu thêm Bằng việc xuất hiện đối thoại đã tạo nên trong bài thơ các tình huống, các sự kiện để từ đó mở ra cho người đọc một hướng
tiếp cận mới mẻ và độc đáo Đồng thời bài thơ cũng gắn với hiện thực đa dạng và nhiều màu sắc hơn
Vậy yếu tố đối thoại có mặt trọng thơ nó có những biểu hiện cụ thể ra
sao và có tác dụng như thế nào chúng ta sẽ trực tiếp tìm hiểu trong Thơ mới
(1932 - 1945)
2.2 ĐỐI THOẠI TRONG THƠ MỚI (1932 - 1945)
Thơ mới quả thật là rất "mới" đúng như cái tên của nó Chưa bao giờ trong lịch sử thơ ca nước nhà ta thấy xuất hiện những vần thơ "lạ" như thế, "Tay" nhu thé:
Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) Hay:
Trăng rằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi
Trang 37Hoặc:
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lu)
Không chỉ mới lạ ở cách dùng từ, đặt câu, hình ảnh Thơ mới còn mới mẻ ở một phạm trù riêng thuộc thi pháp học đó là việc xuất hiện yếu tố đối thoại
Trong Thơ mới, yếu tố đối thoại xuất hiện nhiều Đối thoại vốn là đặc trưng của văn xuôi tự sự, còn độc thoại là đặc trưng của trữ tình Văn xuôi tự sự đã mở một cuộc "xâm lăng” tràn vào địa hạt thơ, kéo theo hàng loạt những
thay đổi về cả nội dung và nghệ thuật, trong đó có sự xuất hiện yếu tố đối
thoại trong thơ Mặc dù đối thoại là đặc trưng của văn xuôi tự sự nhưng khi đi vào thơ nó đã khoác một dáng điệu thi vị và độc đáo Các nhà Thơ mới đã vận dụng đối thoại trong thơ của mình một cách tỉnh tế, linh hoạt, uyển chuyển
khiến cho bài thơ không chỉ giữ nguyên được tính hàm xúc, cô đọng vốn có
mà còn mở rộng được giới hạn, biên độ khiến bài thơ trở nên có chiểu sâu hơn, lột tả được cảm xúc của nhân vật trữ tình sâu lắng hơn và thể hiện được những suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ trước thiên nhiên, con người và cuộc đời một cách khách quan hơn nhưng không kém phần khái quát, sâu sắc
Chính việc sử dụng yếu tố đối thoại, các nhà Thơ mới đã cấp thêm cho thơ ca
Trang 38thơ nó không còn đơn thuần là những lời tâm sự, những lời giãi bày cảm xúc
hay mô tả thiên nhiên, con người một cách chung chung nữa mà nó trở nên như một câu chuyện nhỏ xinh có diễn biến sự kiện, có tình tiết, có hình ảnh, đặc biệt là sự xuất hiện của các vai giao tiếp, lời đối đáp giữa các nhân vật Bài
thơ tuy vẫn là một văn bản độc diễn, độc tấu nhưng đã có tiếng nói khác góp
phần bộc lộ những tình cảm của nhân vật trữ tình
Trong Thơ mới, đối thoại xuất hiện dưới hai dạng thức đó là đối thoại trực tiếp (xuất hiện trực tiếp lời đối đáp của hai người trong cuộc nói chuyện
song phương) và đối thoại gián tiếp (đại từ ngôi thứ nhất diễn tả lại cuộc đối
thoại, không xuất hiện lời của đại từ ngôi thứ hai) Và rất nhiều bài thơ đã được thể hiện một cách thành công dưới hai dạng đối thoại này
"Xa cách" của Xuân Diệu là một cuộc đối thoại giữa hai người đang yêu, nhưng cuộc đối thoại này lại diễn ra một cách gián tiếp, ta chỉ được nghe lại cuộc đối thoại của họ qua lời kể của nhân vật trữ tình - chàng trai mà
không trực tiếp được nghe lời đối đáp từ cô gái - đại từ ngôi thứ hai: "Có một bận em ngồi xa anh quá
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn Em xích gần hơn một chút: anh hờn
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa Anh sắp giận Em mỉm cười vội vã Đến kề anh, và mơn trớn: "em day"
Anh vui liền, những bỗng lại buồn ngay
Và anh nghĩ: thế vẫn còn xa lắm "
Hay trong bài "Hẹn hò" (Xuân Diệu), cũng bằng cách đối thoại gián
Trang 39Qua đó ta thấy được tình yêu chân thành, nồng nàn và sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái:
"Anh đã nói từ khi vừa gặp gỡ
Anh rất ngoan, anh không giám mong nhiều
Em bằng lòng cho anh được phép yêu
Anh sung sướng với chút tình vụn ấy" Em dap lại: "Nói gì đau đớn vậy! Vừa gặp anh em cũng đã mến rồi
Em đâu phải là ngọn nước trôi xuôi
Chưa hy vọng sao anh liền thất vọng?"
Thành công trong việc sử dụng hình thức đối thoại gián tiếp trong thơ
của Xuân Diệu không thể không nhắc tới tác phẩm thơ tiêu biểu của ông "Lời kỹ nữ" Chính sự thành công này đã góp phần không nhỏ làm nên tên tuổi cho Xuân Diệu, đúng như Vũ Ngọc Phan từng có lời nhận xét về ông: "Xuân Diệu
là người đã đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất Thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các Thơ mới Cả ý lẫn lời đều thiết
tha, làm cho nhiều người thanh niên ngây ngất "
Toàn bộ bài thơ "Lời kỹ nữ” dường như là một cuộc đối thoại giữa
người kỹ nữ với một vị khác làng chơi nào đó Và phần chính của bài thơ là lời van vỉ tội nghiệp người kỹ nữ:
"Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi! Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở lòng em cô độc qua!"
Trang 40độc riêng em dưới chốn trần gian Bởi thế, người kỹ nữ đành phải xin - mà xin đâu chỉ một lần, lời thơ như một điệp khúc cầu khiến:
"Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả, Tay em đây mời khách ngả đầu say; Đây rượu nồng
và hồn của em đây,
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”
Giọng điệu thiết tha mời mọc liên tục cất lên hết sức niềm nở cung
kính Ta cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn và ước mong vượt thoát khỏi tình
cảnh cô đơn trong con người kỹ nữ Có một cái gì đó như mâu thuẫn, như giằng xé giữa ước ao trong sáng về mặt tinh thần với cái hoen ố của thân xác,
cái tủi cực của đời sống cơm áo Vừa mới cung kính đặt "hồn của em đấy"
"dưới chân hoàng tử", kỹ nữ đã vội kêu lên: "chớ đạp hồn em!"
Và tiếp tục cầu xin, nhờ cậy:
Đẩy hộ hồn em triển miên trên sóng
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay ghénh Vì mình em không được quấn chân anh, Tóc không phải những dây tình vướng víu"”
Người kỹ nữ này đang muốn tự quên mình bởi ý thức quá rõ về sự cô đơn, bởi nhớ đến mình thì chỉ chạm vào nỗi cô đơn không cùng mà thôi Cô sợ
những giây phút "riêng em phải gặp lòng em" chính mình đối diện với lòng
mình mà thấm thía nỗi trớ trêu Bao trùm cõi lòng người kỹ nữ là nỗi lo sợ, nỗi
cô đơn lạnh lẽo, nỗi sợ chẳng thể giấu giữ nổi nữa mà thốt lên thành lời: