Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
42,56 MB
Nội dung
“Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Âm nhạc là một môn nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Nhất là ở lứa tuổi đang phát triển thì việc nghe nhạc giúp các em phát triển tốt về tư duy, sáng tạo, giáo dục nhân cách …đồng thời giúp các em thư giãn, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Trong chương trình môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở có 3 phân môn đó là học hát, nhạc lý - Tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức. Riêng phân môn âm nhạc thường thức giúp cho học sinh có một “trình độ văn hoá âm nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và biết cảm thụ âm nhạc. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều năm qua thầy và trò gặp không ít khó khăn trong qúa trình dạy học mặc dù đã làm mọi cố gắng để nâng cao chất lượng dạy và học. Điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giờ dạy âm nhạc thường thức sẽ giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong tiết học âm nhạc thường thức là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài.“Sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả”. II.MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: Giúp học sinh nắm được sơ lược tác giả tác phẩm âm nhạc của Việt Nam và sơ lược tác giả, tác phẩm âm nhạc của nước ngoài, kiến thức về nhạc cụ dân tộc Việt Nam và một số nhạc cụ Phương Tây. Giúp học sinh thoải mái, hứng thú, tích cực hơn trong giờ học âm nhạc thường thức và khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Giáo viên : Phạm Thị Mai 1 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. III. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI. 1.Tìm kiểu nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập phân môn âm nhạc thường thức đối với học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo. 2.Đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng học tập trong phân môn âm nhạc thường thức đối với học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Học sinh khối 6,7,8 trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả. VI. KHẲNG ĐỊNH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Qua áp dụng: “Sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả”. Đã tạo ra nhiều phương pháp mới, từ những đồ dùng trưc quan, thiết bị giảng dạy và trò chơi âm nhạc, tạo cho học sinh một sân chơi âm nhạc hoàn toàn mới lạ ngay trong tiết dạy âm nhạc thường thức.Qua đó lớp học đã trở lên sinh động, học sinh hứng thú tích cực học tập hơn, giúp các em phản xạ nhanh và ghi nhớ nội dung bài học ngay sau tiết học. Giáo viên : Phạm Thị Mai 2 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết âm nhạc là một môn nghệ thuật được ví như món ăn tinh thần đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Trong những năm qua khi tiếp thu nền âm nhạc Phương Tây, và gìn giữ văn hoá vẻ đẹp âm nhạc cổ truyền Việt Nam thì sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc mới ở nước ta mới có điều kiện phát triển ở những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở nói chung và phân môn âm nhạc thường thức nói riêng, mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc theo hướng tích cực, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “học để mà vui - vui để mà học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết. Giáo viên : Phạm Thị Mai 3 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Nhưng riêng phân môn âm nhạc thường thức thì bản thân người giáo viên là nguồn cảm hứng, gây hứng thú trực tiếp cho học sinh bằng nhiều phương pháp như lời nói, giọng hát, phong cách, bản lĩnh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy .Đồng thời giúp các em vui tươi phấn khởi thoải mái hơn về tinh thần trong giờ học. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi và sáng tạo hơn nữa để thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác giảng dạy. B. THỰC TRẠNG. 1.Thuận lợi. Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo là một trường nằm ở trung tâm của huyện , có đội ngũ giáo viên yêu nghề, giảng dạy có chất lượng. Đa phần học sinh chăm ngoan, hiếu học. Bên cạnh đó còn được sự quan tâm tích cực của Đảng bộ và Phòng Giáo dục huyện Phú Giáo tạo mọi điều kiện trong việc cấp phươngt tiện dạy học cho trường để phục vụ trong công tác giảng dạy cũng như học tập khác của trường. Riêng phân môn âm nhạc đã được Phòng Giáo dục cấp đàn, đầu máy, băng đĩa và một số bảng phụ tranh ảnh phục vụ cho môn học. 2.Khó khăn: Trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo. Bản thân tôi thấy rõ thực trạng của bộ môn đặc biệt là phân môn âm nhạc thường thức đối với các em còn hạn chế và có nhiều bất cập vì: Phân môn âm nhạc thường thức bao gồm nhiều nội dung khá phong phú như: Giới thiệu tác giả tác phẩm âm nh cạ Việt Nam, giới thiệu tác giả tác phẩm âm nh cạ nước ngoài, những loại nhạc cụ phổ biến, dân ca của các dân tộc ít người, những thể loại âm nhạc và thể loại bài hát Để dạy một tiết âm nhạc thường thức có hiệu quả giáo viên cần có khả năng biểu diễn( hát hoặc đàn) và phương tiện kèm theo để minh hoạ như: máy nghe nhìn, băng nhạc tiếng, băng nhạc hình, nhạc cụ, tranh ảnh, công nghệ thông tin. Nhưng hiện nay phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường có nhưng chưa đầy đủ và một số bị hư hỏng và ít sách tham khảo sự hiểu biết nhìn nhận của học sinh về âm nhạc thường thức Giáo viên : Phạm Thị Mai 4 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. chỉ là đọc trong sách giáo khoa và nghe cô giáo giới thiệu sơ lược qua. Vì vậy việc truyền đạt của giáo viên đến học sinh chưa đạt chất lượng cao. Đó là điều khiến tôi trăn trở và suy nghĩ cần phải tìm ra một giải pháp để giúp học sinh có hứng thú hơn khi học phân môn âm nhạc thường thức, giúp các em có những kiến thức vững chắc về phân môn này. Sau đây là bảng số liệu lấy ý kiến thăm dò về sự yêu thích phân môn âm nhạc thường thức của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Khối Sĩ số học sinh Học sinh yêu thích Tỷ lệ 8 39 9 23% 7 38 8 21% 6 36 8 22% Từ những thực trạng và kết quả vừa nêu trên thì chắc chắn sẽ không vừa lòng với những ai làm công tác giáo dục vì số học sinh yêu thích học phân môn âm nhạc thường thức là con số quá ít. Nguyên nhân khiến nhiều học sinh không thích học phân môn âm nhạc thường thức là học sinh thường cảm thấy khô khan, nhàm chán. Mặt khác kiến thức về âm nhạc thường thức của các em nhiều giới hạn, sự hiểu biết về các nhạc sĩ, các tác phẩm, các thể loại âm nhạc, các hình thức âm nhạc chưa sâu rộng và còn rất mới mẻ. Các loại nhạc cụ dân tộc thì không có đồ dùng trực quan để giới thiệu. Sự hiểu biết về kiến thức trong tiết học âm nhạc thường thức của học sinh chỉ là đọc sách giáo khoa và nghe giáo viên giới thiệu sơ lược qua. Hơn nữa trong môn âm nhạc đại đa số các em thường có tâm lí thích phân môn học hát và tập đọc nhạc còn âm nhạc thường thức và nhạc lí thì không thích. Do không thích học nên khi học nội dung này các em ít chú ý. Từ thực trạng trên bản thân tôi không ngừng học hởi, trăn trở và mạnh dạn đưa ra .“Phương pháp dạy âm nhạc thườngt thức kết hợp đồ dùng trực quan và trò chơi ”. Giáo viên : Phạm Thị Mai 5 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN KẾT HỢP TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Học phân môn âm nhạc thường thức nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc theo hứng tích cực. Đồng thời cũng là một trong những phương pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho từng học sinh. *. Phân môn Âm nhạc thường thức bao gồm các nội dụng: 1.Giới thiệu tác giả tác phẩm: Qua việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chương trình, học sinh biết được cơ bản về thân thế, sự nghiệp cuộc đời của một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho thiếu nhi; một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, âm nhạc thế giới. 2.Giới thiệu về một số thể loại bài hát, một số thể loại nhạc cụ dân tộc, và nhạc cụ nước ngoài. Giúp các em bước đầu có hiểu biết về những kiến thức mang tính âm nhạc thường thức 3.Các bài đọc thêm và kể chuyện âm nhạc trong chương trình cung cấp cho học sinh những hiểu biết thêm về âm nhạc và tác dụng của âm nhạc đối với đời sống con người. 4.Một số thể loại dân ca: Giúp học sinh nắm được một số làn điệu dân ca của các vùng miền. Để có một tiết học sinh động, giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh, công nghệ thông tin. Ngoài ra giáo viên kể chuyện , giải thích, hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất. Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng sao cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của các em. Kinh nghiệm đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy hiệu quả một cách tối ưu được. Mặt khác nếu thoát ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết Giáo viên : Phạm Thị Mai 6 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. thì bài giảng dù có hấp dẫn sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Đồng thời học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút, thanh,phách và sưu tầm những gì mà giáo viên yêu cầu. I. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN KHI DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC. 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: + Đọc trước bài âm nhạc thường thức ở nhà. + Tìm hiểu về tác giả ( nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm) + Tìm hiểu về bài hát( nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm) + Sưu tầm một số ca khúc nổi tiếng và quen thuộc của tác giả ( nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm) Ví dụ: Âm nhạc thường thức lớp 6, tiết 7: “Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi” Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Văn Cao, tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài hát Làng tôi. Sưu tầm thêm một số ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao qua đài báo, tivi hoặc người thân. + Tìm hiểu về cấu tạo của các loại nhạc cụ( nếu là phần giới thiệu về các loại nhạc cụ) +Tìm hiểu về tác dụng khả năng biểu diễn của các loại nhạc cụ(nếu là phần giới thiệu về các loại nhạc cụ) Ví dụ: Âm nhạc thường thức lớp 6, tiết 14 “Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến). Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem trước về các loại nhạc cụ dân tộc phổ biến sẽ được giới thiệu, yêu cầu học sinh tìm hiểu về cấu tạo, tác dụng, âm thanh của các loại nhạc cụ. Nếu nhà em nào có một trong số các loại nhạc cụ trên thì có thể mang đến lớp giới thiệu với các bạn về nhạc cụ đó. + Tìm hiểu về các thể loại nhạc hát và đàn (nếu là phần giới thiệu sơ lợc về nhạc hát và nhạc đàn) Giáo viên : Phạm Thị Mai 7 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. + Sưu tầm các bài hát dân ca các miền, các thể loại âm nhạc (nếu là phần giới thiệu về dân ca, về các thể loại âm nhạc)… Ví dụ: Âm nhạc thường thức lớp 6, tiết 12: “Sơ lược về dân ca Việt Nam” Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm và nhớ lại một số bài hát dân ca các vùng miền mà mình đã biết, đã được học và sưu tầm thêm một số bài dân ca mới. 2. Giáo viên chuẩn bị kỹ cho bài giảng. + Các phương tiện đồ dùng dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. + Sưu tầm thêm các dữ liệu, tranh ảnh, đĩa nhạc về phần âm nhạc thường thức trên đài báo, hoặc mạng xã hội. + Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. 3. Áp dụng vao bài học cụ thể. Ví dụ 1: Âm nhạc thường thức lớp 8 tiết 24 “Hát bè”. Muốn giới thiệu hình thức hát bè theo nhiều nhóm hát tạo thành 1 hợp xướng thì phải có hình ảnh 1 tổ hợp xướng cho học sinh xem. 1 2 Dàn hợp xướng Dàn hợp xướng Ngoài việc cho học sinh xem hình ảnh dàn hợp xướng giáo viên cho học sinh nghe thêm một số tác phẩm hợp xướng và chỉ ra nhiều bè có trong dàn hợp xướng đó. Sau đó tập cho học sinh biết hát bè đuổi, bè hòa âm(tập 2 bè dơn giản nhất). Giáo viên : Phạm Thị Mai 8 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. Ví dụ 2: Các thể loại nhạc đàn,( tiết 31 âm nhạc 8)? Em hãy xem tranh và nêu các hình thức biểu diễn nhạc cụ trong tranh? ( hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) 1 2 Độc tấu vi-ô-lông Độc tấu ghita 3 4 Tam tấu nhạc cụ dân tộc Độc tấu Đàn tì bà ? Em hãy xem tranh và nêu các hình thức biểu diễn nhạc cụ trong tranh? ( hình 1, 2, 3, 4, 5, 5,6,7). 5 6 7 Hòa tấu trống Độc tấu đàn nguỵêt Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Sau khi xem xong hình ảnh giáo viên cho học sinh nghe các thể loại nhạc đàn như: Ca khúc ,vũ khúc, một số tác phẩm độc tấu và hòa tấu. Giáo viên : Phạm Thị Mai 9 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo “Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. Ví dụ 3; Trong tiết dạy âm nhạc thường thức( Tiết 14 âm nhạc 6:Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.Cho hoc sinh xem một số nhạc cụ dân tộc.) Đàn tranh Đàn nguyệt Đàn tì bà ? Em hãy xem tranh và nêu tên các loại nhạc cụ trong tranh?.và các hình thức biểu diễn nhạc cụ trong tranh ? Độc tấu đàn Nguỵêt Độc tấu đàn Tranh Độc tấu đàn Tì Bà Sau khi cho học sinh trả lời xong giáo viên cho học sinh nghe độc tấu và hoà tấu các loại nhạc cụ hoặc giáo viên tự đánh những bài độc tấu bằng đàn organ chỉnh âm sắc của những loại nhạc cụ đó sẽ gây được nhiều hứng thú đối với học sinh. Ví dụ 4 : Trong tiết dạy Âm nhạc thường thức( Tiết 22 âm nhạc 8, giới thiệu nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn với bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”) giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh sau và hỏi: ? Các em đã học 4 nhạc sĩ Việt Nam vậy nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là ảnh số mấy? Giáo viên : Phạm Thị Mai 10 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo [...]... Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” + Các phương tiện đồ dùng dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng + Các hình thức tổ chức trò chơi + Sưu tầm thêm các dữ liệu, tranh ảnh, đĩa nhạc về phần âm nhạc thường thức + Phương án tổ chức hoạt động dạy học trên lớp * Các trò chơi có thể áp dụng trong tiết dạy âm nhạc thường thức: +... BƯỚC TIẾN HÀNH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN KẾT HỢP TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC I CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN KHI .6 DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC 7 II CÁC BIỆN PHÁP KHI DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC 11 KẾT HỢP CHƠI TRÒ CHƠI 1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà .11 2 Giáo viên chuẩn bị kỹ cho bài giảng 12 3 Áp dụng vào bài gảing cụ thể 13 C HIỆU QUẢ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM... Thị Mai 19 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG 1.Kết quả đạt được Sau khi sử dụng : Sử dụng đồ dùng trực quan và kêt hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu .Bản thân tôi nhận thấy chất lượng học tập phân môn âm nhạc thường thức đã được cải thiện và... Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” + Đọc trước bài âm nhạc thường thức thức ở nhà + Tìm hiểu về tác giả ( nếu là phần giới thiệu tác giả, tác phẩm) + Tìm hiểu về bài hát( nếu là phần giới thiệu tác giả, tác phẩm) + Sưu tầm một số ca khúc nổi tiếng và quen thuộc của tác giả( nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm) Ví dụ: Âm nhạc thường thức. .. Phạm Thị Mai 14 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thờng thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam Đối với phần âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam Giáo viên hướng dẫn học sinh xem trước phần âm nhạc thường thức ở nhà, sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh, ca khúc về... Tuy nhiên nếu sự quản lí và phổ biến trò chơi không dứt Giáo viên : Phạm Thị Mai 20 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” khoát sẽ làm cho lớp mất trật tự Vì thế, để tiết dạy âm nhạc thường thức kết hợp chơi trò chơi và đồ dùng trực quan đạt hiệu quả giáo viên cần đảm các yêu... Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” 1 2 3 4 Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu Nhạc sĩ Hoàng Vân Nhạc sĩ Trần Hoàn Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn Ngoài việc cung cấp kiến thức và tranh ảnh của nhạc sĩ giáo viên nên cho , học sinh nghe thêm một số tác phẩm của nhạc sĩ (có kèm theo hình ảnh ca sĩ trình bày), hoặc giáo... đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” - Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp các tiết Âm nhạc thường thức để nhận xét, rút kinh nghiệm cho giáo viên dạy Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn! Phước Vĩnh ngày 15 tháng 1năm 2013 Người viết Phạm Thị Mai Giáo viên : Phạm Thị Mai 22 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng. .. Mai 13 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” hát giáo viên cho các em nghe, cảm thụ, nhận xét về nội dung và giai điệu của bài từ 2-3 lần Sau đó giáo viên xóa toàn bộ dữ liệu về nhạc sĩ và bài hát trên bảng và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ghi nhớ nhanh” Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm Giáo viên... Thời gian chơi là 8 đến10 phút.Trong trò chơi nếu một học sinh đoán đúng 3 lần giáo viên cho điểm 10.) Một số hình ảnh giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh trong tiết 21 âm nhạc 7, lớp 7A7 trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Giáo viên : Phạm Thị Mai 16 Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ” Khi tổ . Sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả. VI. KHẲNG ĐỊNH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Qua áp dụng: Sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp trò chơi để. hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN KẾT HỢP TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Học phân môn âm nhạc thường thức nhằm. Trần Hưng Đạo Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp trò chơi để dạy âm nhạc thường thức 6,7,8 có hiệu quả ”. Ví dụ 3; Trong tiết dạy âm nhạc thường thức( Tiết 14 âm nhạc 6:Một số nhạc cụ dân tộc