đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh cúm a-h1n1 tại tỉnh sơn la năm 2009 - 2010

60 828 4
đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh cúm a-h1n1 tại tỉnh sơn la năm 2009 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều đại dịch cúm do các tác nhân khác nhau, nhiều bệnh mới nổi lên như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 gây tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Cũng như các vi rút cúm khác, vi rút cúm A/H1N1 năm 2009 có tỷ lệ đột biến gen cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi, tình hình dịch cúm A/H1N1 tiếp tục diễn biến phức tạp [11]. Trong những năm gần đây (Năm 2009 - 2010), dịch cúm A/H1N1 đã xảy ra trên diện rộng, lây truyền nhanh và ngày càng đe dọa sức khỏe cộng đồng. Ngày 25/4/2009 WHO, tuyên bố sự bùng nổ của dịch cúm A/H1N1 là một mối đe dọa toàn cầu. Cũng trong thời điểm này, vi rút cúm A/H1N1 được xác định có mặt ở một số quốc gia khác trên thế giới. Theo thông báo của WHO, đến 31/5/2009, đã có 66 nước trên thế giới xác nhận có trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 với 19.273 trường hợp mắc, 117 trường hợp tử vong do căn bệnh này [10]. Ngày 11/6/2009, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6 [14]. Từ ngày 31/5/2009 Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H1N1 đầu tiên và dịch đã lan nhanh ra cộng đồng. Theo thông báo của Cục Y tế Dự phòng và môi trường, tính đến ngày 10/12/2009, Việt Nam đã ghi nhận 11.040 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó 47 trường hợp đã tử vong [13]. Không những gây thiệt hại về người và nguồn tài chính mà đại dịch còn tác động mạnh mẽ đến nhiều hoạt động xã hội khác, gây quá tải cho ngành Y tế về cơ sở khám chữa bệnh, thuốc, vật tư, hóa chất và nhiều nguồn lực khác. Do vậy, việc dự đoán chính xác được khả năng lây lan của chúng trong cộng đồng cũng như độc lực của các chủng vi rút cúm gây đại dịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi sát tình hình, triển khai các biện pháp 1 khống chế dịch, giảm thiểu sự lây lan và tác hại của đại dịch, phòng chống dịch chủ động hơn [11]. Cho đến nay, đã có một số đề tài được tiến hành nghiên cứu về bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ triển khai ở một số tỉnh trọng điểm. Để biết được tỷ lệ mắc, đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố liên quan bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng nhằm góp phần phòng chống nguy cơ lan tràn dịch bệnh trong cộng đồng và đặc biệt là góp phần làm giảm gánh nặng cho ngành y tế nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010 tố liên quan của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010” với các mục tiêu như sau: Mục tiêu chung: Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ mắc Cúm A/H1N1 ở người theo thời gian và không gian tại cộng đồng tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng tỉnh Sơn La. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Tình hình dịch cúm A/H1N1 tại Sơn La như thế nào? 2. Dịch cúm A/H1N1 ở Sơn La có đặc điểm gì, dấu hiệu lâm sàng và cách xử lý khi có dịch cúm tại địa phương như thế nào? 3. Những yếu tố nào có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Cúm A/H1N1 của cộng đồng người dân tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010? 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương bệnh Cúm A/H1N1. 1.1.1. Định nghĩa Cúm A/H1N1: Là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A, bệnh do vi rút cúm A/H1N1 mới. Đây là một týp vi rút mới chưa từng được ghi nhận trước đây. Vi rút cúm mới này có các vật liệu di truyền do sự tái tổ hợp của vi rút cúm lợn, vi rút cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút cúm người. Vi rút này có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia cực tím, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 o C và các chất tẩy rửa thông thường. Tuy nhiên, vi rút cúm A/H1N1 có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Cúm A/H1N1 là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây đại dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng qua ho, hắt hơi của người bệnh. Ngoài ra bệnh có thể lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút và từ đó qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và gần, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh. Triệu chứng của người mắc bệnh do vi rút cúm A/H1N1 có biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng không điển hình, nhìn chung tương tự như hội chứng cúm thông thường (Cúm mùa). Bệnh nhân biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng cấp tính từ nhẹ đến nặng tùy thuộc tính cảm nhiễm của từng bệnh nhân như: sốt, viêm long đường hô hấp, đau họng, ho khan hoặc ho có đờm, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nhiều trường hợp có biểu hiện bệnh cảnh nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy hô hấp và suy 3 đa phủ tạng hoặc tử vong [20]. Thời kỳ ủ bệnh từ 1 đến 7 ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh từ 1 ngày trước cho tới 7 ngày sau khi khởi phát. Do các triệu chứng trên không đặc hiệu đối với cúm lợn nên việc chẩn đoán phân biệt các trường hợp có thể nhiễm cúm A/H1N1 với cúm thông thường đòi hỏi việc khai thác tiền sử tiếp xúc với nguồn lây và các xét nghiệm đặc hiệu để xác định phân týp kháng nguyên gây bệnh. Điều đáng lưu ý hơn đó là cúm thông thường chủ yếu do một số týp vi rút cúm A và vi rút cúm týp B gây nên, thường gây dịch lẻ tẻ và ít gây thành đại dịch như vi rút cúm A/H1N1 do vi rút cúm A/H1N1 có sự biến thể và là tổ hợp gen của vi rút cúm lợn, vi rút cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút cúm người. Vắc xin cúm mùa trước đây không chứa thành phần của vi rút cúm mới này, Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu và bổ sung thành phần của vắc xin cúm để có thể dự phòng được vi rút cúm A/H1N1 năm 2009 và điều đáng mừng là hiện nay loại vắc xin cúm hiện nay đã có tác dụng bảo vệ chống lại vi rút cúm A/H1N1. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nhận định, vi rút mới này đã kháng với thuốc kháng vi rút Amantadine và Rimantadine, nhưng còn nhạy cảm với thuốc Oseltamivir và Zanamivir. Nếu được điều trị sớm thì có thể giảm biến chứng và tử vong [2]. 1.2. Đặc điểm Dịch tễ học bệnh Cúm A/H1N1 1.2.1. Đặc điểm và cấu tạo vi rút Cúm A/H1N1 Người ta đã tìm được khoảng 200 chủng vi rút khác nhau được phát hiện là tác nhân gây ra hội chứng cúm song phổ biến nhất là vi rút cúm Influenza týp A- B, Rhino vi rút, vi rút Á cúm [22]. Theo nghiên cứu của CDC-US 2008 - 2009, tỷ lệ mắc hội chứng cúm do 4 tác nhân chính sau đây: vi rút cúm A (Influenza A), cúm B (Influenza B), vi rút hợp bào đường hô hấp (hRSV), và vi rút hMPV. Vi rút cúm (Influenza) gồm 3 týp miễn dịch: Cúm A, B, C. Vi rút cúm A, B thường gây bệnh đường hô hấp, vi rút cúm C thường gây bệnh cảnh nhẹ. Do khả năng thay đổi các cấu 4 trúc kháng nguyên, nên vi rút cúm có khả năng dễ dàng gây bệnh cho người và động vật. Ví dụ, vi rút cúm A/H1N1 gây bệnh cho người và cũng gây bệnh cho lợn, A/H1N3 gây bệnh cho cá voi, A/H3N2 gây bệnh cho người, A/H4N5 gây bệnh cho hải cẩu, A/H5N1 gây được bệnh cho gia cầm và đã lây lan sang người [1]. Đại dịch cúm 2009 còn gọi là Dịch Cúm A/H1N1 do một loại vi rút thuộc chủng H1N1 lần đầu tiên được các cơ quan Y tế phát hiện vào tháng 4 năm 2009. Sự bùng phát căn bệnh giống như bệnh cúm đã được phát hiện lần đầu ở 3 khu vực thuộc Mexico. Tuy nhiên, chủng vi rút mới này đã không được xác nhận lâm sàng cho đến một tháng sau ở các ca bệnh ở bang Texas, California, Hoa Kỳ và sự hiện diện căn bệnh này đã được nhanh chóng xác nhận ở nhiều bang của Mexico và Thành phố Mexico. Đến tháng 4 năm 2009, dòng vi rút mới đã được xác nhận ở Canada, Tây Ban Nha, Anh quốc và người ta nghi ngờ chúng hiện diện ở nhiều quốc gia khác, bao gồm cả New Zealand với 2.400 ca có thể bị nhiễm loại vi rút này [14]. Nguồn gốc gen của vi rút cúm A/H1N1 năm 2009 5 Hình 1: Hình ảnh nguồn gốc vi rút cúm A/H1N1 Ghi chú: HA Hemagglutinin Lợn (H1) Bắc Mĩ NA Neuraminidase Lợn (N1) Châu Âu PA RNA polymerase subunit PA [79][8 Chim Bắc Mĩ PB1 RNA polymerase subunit PB1 [81] Người 1993 H3N2 strain PB2 RNA polymerase subunit PB2 [82] Chim Bắc Mĩ 6 NP Nucleoprotein [83] Lợn Bắc Mĩ M Matrix protein M1, M2 Lợn Âu-Á NS/NEP Non-structural proteins NS1,NEP ( NEP (Nuclear Export Protein) [84][85] Lợn Bắc Mĩ Nguồn: “The identity card of a composite virus”, Le Monde, 2009/04/29. (Viết bằng tiếng Pháp.) x • t • s Vi rút cúm A/H1N1 là loại vi rút chưa từng được ghi nhận trước đây. Vi rút cúm mới này có vật liệu di truyền do sự tái tổ hợp của vi rút cúm lợn, vi rút cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút cúm người [2] và xuất hiện ở lợn. Các chuyên gia lo ngại rằng mặc dù mới có một trường hợp duy nhất nhưng vi rút lây từ người sang lợn có thể sẽ biến đổi thêm nữa trước khi lây ngược trở lại sang người. Tuy nhiên tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng vi rút lây từ người sang người, chứ không phải do tiếp xúc giữa người và lợn ốm. không giống như vi rút H5N1 lây nhiễm qua máu, qua các bộ phận và tế bào của gia cầm, hầu hết các loại vi rút cúm A/H1N1 đều chỉ lây lan qua đường hô hấp. Điều này có nghĩa là khả năng người lây bệnh từ lợn, nghĩa là khoảng “1%” [19]. Đặc điểm cấu tạo vi rút cúm: 1- Hemagglutinin; 2- Neuraminidase; 3- Matrix Protein; 4- Lipido Bilayer; 7 5- Polymerase; 6- Nucleoprotein; 7- RNA. Hình 2: Cấu trúc vi rút cúm A/H1N1 Vi rút cúm cúm A/H1N1 thuộc nhóm Orthomyxoviridae, chứa ARN, có hình cầu đường kính 80 - 120 nm, có vỏ được cấu tạo bởi glycoprotein, lipit, các men có 9 loại N (Neuraminidase) và 16 loại H (yếu tố ngưng kết hồng cầu Hemaglutinin). Cấu trúc kháng nguyên của vi rút cúm đặc biệt là týp A thường xuyên biến đổi cấu trúc kháng nguyên tạo thành phân týp. Cấu trúc ARN của cúm A, B phân làm 8 đoạn gen, còn cúm C phân làm 7 đoạn gen. Trên mỗi đoạn gen có thể ghi dấu cho nhiều mật mã di truyền [12]. Ở người, thường gặp các phân týp A/H2N2, A/H3N2 và vi rút cúm A/H1N1 gây đại dịch năm 2009 vừa qua. Bản chất của vỏ vi rút là glycoprotein, bao gồm 2 loại kháng nguyên: kháng nguyên Haemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N) Mỗi sợi H và N dài 8-10 nm, cách nhau 8 nm. Những kháng nguyên bề mặt này liên quan đến khả năng gây nhiễm trên vật chủ và tạo ra chủng vi rút mới. Kháng nguyên H liên quan tới quá trình bám dính của vi rút vào tế bào, còn kháng nguyên N hỗ trợ cho vi rút trong quá trình phá vỡ tế bào nhiễm vi rút để giải phóng ra hàng loạt các vi rút mới. Vi rút cúm có khả năng thay đổi kháng nguyên: trong mỗi protein có 16 kiểu phụ đã biết của H và 9 kiểu phụ đã biết của N và chúng sẽ tạo nên 16 x 9 kiểu kết hợp khác nhau. Thực tế chỉ có một số ít kiểu protein của vi rút có thể kết hợp được với nhau và gây bệnh ở người. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là trượt kháng nguyên (antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch cúm giữa các đại dịch. Những biến đổi nhỏ 8 dần dần tích lại thành biến đổi lớn, tạo nên phân týp kháng nguyên mới gọi là gẫy kháng nguyên (antigenic shift). Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu. Các đại dịch do các phân týp cúm A đã gây ra trên thế giới trong thời gian qua (Bảng 1) [7]. Bảng 1. Các phân týp vi rút cúm A đã gây ra các các vụ dịch trên thế giới. Thời kỳ Phân týp kháng nguyên 1889 - 1990 H2N8 1900 - 1903 H3N8 1918 - 1919 H1N1 (HswN1) 1933 - 1935 H0N1 1946 - 1947 H1N1 1957 - 1958 H2N2 1968 - 1969 H3N2 1977 - 1978 H1N1 Vi rút Cúm A/H1N1 cũng như các vi rút cúm týp A khác, tương đối bền vững với nhiệt độ thấp. Từ 0-4 độ C, vi rút sống được vài tuần, ở nhiệt độ - 20 độ C và đông khô vi rút sống được hàng năm. Vi rút bị tiêu diệt ở 56 độ C, trong môi trường hoà tan lipit, ether, formol hoặc các tia cực tím có thể bất hoạt vi rút cúm nhưng không thể phá huỷ kháng nguyên của chúng [1]. 1.2.2. Nguồn lây Nhiễm vi rút cúm với các phân týp kháng nguyên khác nhau sẽ gây ra cúm khác nhau xuất hiện tự nhiên ở lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, các loài chim, khỉ và hiện nay là cả con người. Nhưng sự lây truyền từ động vật sang người là rất hiếm xảy ra. Theo các chuyên gia y tế, vi rút cúm A/H1N1 xuất phát từ cùng một chủng gây ra sự bùng phát cúm theo mùa ở con người. Tuy 9 nhiên, loại vi rút mới phát hiện gây bệnh trên người có chứa có các gen của vi rút cúm người, cúm gia cầm và từ lợn. Trong dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng vi rút lây từ người sang người, chứ không phải do tiếp xúc giữa người và lợn ốm. Tại Paris, Tổ chức Thú y Quốc tế đã cho rằng "Không có bằng chứng nào về việc lợn nhiễm vi rút gây bệnh, hay việc người bị nhiễm trực tiếp từ lợn". Trong khi các chính phủ trên khắp thế giới hết sức lo ngại về sự xuất hiện của vi rút cúm A/H1N1, ngày 3/5/2009, người ta phát hiện ra trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H1N1 từ người sang lợn đầu tiên ở Canada Khoảng 200 con lợn ở một trang trại của Canada đã bị phát hiện nhiễm vi rút cúm A/H1N1 và theo Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada, rất có thể 200 con lợn này đã bị lây cúm từ một người Canada vừa trở về từ Mexico. Qua thực nghiệm nghiên cứu, đã gây nhiễm vi rút cúm A/Texas/1/77 (H3N2) phân lập từ người truyền sang cho lợn, lợn được gây nhiễm đã bị cúm sau 2 ngày phơi nhiễm. Phân lập được vi rút này trong mũi họng của lợn bị bệnh đem truyền sang lợn khỏe mạnh và đã cảm nhiễm với chủng cúm trên. Như vậy kết quả là vi rút đó truyền từ người sang lợn dễ dàng hơn từ lợn sang người [15]. Nguồn truyền bệnh chủ yếu cho người là người bệnh nhiễm Cúm A/H1N1. Sự lây truyền bệnh gắn liền với cường độ giải phóng vi rút trong dịch tiết của mũi họng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh. Vi rút nhân lên trong đường hô hấp từ 4-6 ngày sau khi nhiễm vi rút và đạt hiệu giá tối đa sau 48 giờ. 1.2.3. Đường lây truyền bệnh Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi làm phát tán hàng triệu hạt nước bọt có chứa vi rút, trong bán 10 [...]... mắc bệnh cúm A/H1N1 trong cộng đồng tại tỉnh Sơn La, 6 /2009 - 12 /2010 2 Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng tỉnh Sơn La Bảng 9 Các biến số nghiên cứu Mục tiêu Biến số Định nghĩa biến số Đặc điểm dân cư xã hội Tuổi tính theo năm dương Tuổi lịch của bệnh nhân Chỉ số đo lường Tỷ lệ % các nhóm tuổi Phương pháp thu thập Bộ câu hỏi 32 Giới Gồm giới nam và. .. phòng tỉnh Sơn La - Phiếu lấy mẫu bệnh phẩm và kết quả xét nghiệm của các đối tượng tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh - Bộ câu hỏi thiết kế sẵn về các thông tin liên quan đến các biểu hiện lâm sàng, hướng xử trí, điều trị và các yếu tố phơi nhiễm với nguồn bệnh 2.4.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu - Số liệu sẵn có về cúm của tỉnh từ tháng 6 /2009 - 12 /2010 dựa vào thống kê báo cáo của địa phương - Phỏng... phân bố các đặc điểm dân cư và xã hội của bệnh cúm A/H1N1 tỉnh Sơn La 6 /200 9- 12 /2010 36 1 2 3 Phân bố bệnh cúm A/H1N1 theo thời gian Tần số Tỷ lệ % Tháng 6/ 2009 Tháng 7/ 2009 Tháng 8/ 2009 Tháng 9/ 2009 Tháng 10 /2009 Tháng 11 /2009 Tháng 12 /2009 Tháng 1 /2010 Tháng 2 /2010 Tháng 3 /2010 Tháng 4 /2010 Tháng 5 /2010 Tháng 6 /2010 Tháng 7 /2010 Tháng 8 /2010 Tháng Tháng 12 /2010 Nghề nghiệp Nông dân Công nhân Còn... được xác định dựa vào định TTYTDP bệnh nghĩa ca bệnh trong nghiên tỉnh Sơn La 2 Tỷ lệ % cúm cứu này trên tổng số dân số A/H1N1 có nguy cơ trong thời gian Bộ câu hỏi nghiên cứu tại một địa điểm xác định Mục tiêu 2: Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng tỉnh Sơn La 1 Ca bệnh đã xác định Các đối 2 Ca bệnh nghi ngờ 1 tượng đã 3 Người trực tiếp chăm tiếp xúc sóc, điều... học vấn Tỷ lệ % Theo nhóm Bộ câu hỏi nghề nghiệp Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ mắc Cúm A/H1N1 ở người theo thời gian và không gian tại cộng đồng tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010 Tỷ lệ % các Tác nhân Tác nhân gây ra bệnh cúm 1 tác nhân gây bệnh A/H1N1 năm 2009 - 2010 gây bệnh Mẫu xét nghiệm 33 Bằng tổng số trường hợp Tỷ lệ mắc bệnh cúm A/H1N1 Báo cáo của mắc được xác định dựa vào định TTYTDP bệnh nghĩa ca bệnh. .. tiến hành tại tỉnh Sơn La, gồm 11 huyện và thành phố Theo thống kê dịch tễ học năm 2009 - 2010, Sơn La là tỉnh có số lượng đối tượng được chẩn đoán lâm sàng mắc cúm A/H1N1 khá cao so với một số tỉnh miền núi phía Bắc 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu các trường hợp mắc cúm A/H1N1 từ tháng 6 /2009 - 12 /2010 2.4.2 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên... thống kê quốc gia các bệnh truyền nhiễm, 200 9- 2010 1.3 Đặc điểm lâm sàng bệnh cúm A/H1N1 1.3.1 Chẩn đoán bệnh Để chẩn đoán bệnh cúm A/H1N1 có thể dựa vào các yếu tố về dịch tễ như: Trong vòng 7 ngày đã từng sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm A/H1N1, tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A/H1N1 Các triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán của cúm A/H1N1 diễn biến... kỹ sư, cán bộ y tế, khác) Học vấn Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp, cao đẳng Khỏc (không đi học, Học đại học, sau đại học, không biết, khác) Nhận xét: Đỉnh vụ dịch vào tháng ? Mắc nhiều nhất ? có liên quan đến mùa ? Nhận xét: Số ca bệnh tập trung cao nhất ở? Bảng 3.1.2: Tỷ lệ % phân bố các ca bệnh, tử vong theo tuổi ở 11 huyện, thành phố tỉnh Sơn La 6 /200 9- 12 /2010 ... người mắc bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La được báo cáo - Kết quả xét nghiệm thu thập số liệu về các tác nhân gây bệnh cúm tại tỉnh Sơn La Người tiến hành thu thập thông tin là nhân viên Y tế của các Trung tâm Y tế 11 huyện, thành phố, dưới sự giám sát trực tiếp của cán bộ Y tế Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Các cán bộ này sẽ được đào tạo kỹ lưỡng về mục tiêu của nghiên cứu, cách thức thu thập số liệu tiến... bệnh nhân nhập viện ở Mỹ, một số trường hợp tử vong ở Mexico có kèm theo bệnh mạn tính hoặc một số yếu tố thuận lợi khác Một nghiên cứu lâm sàng tại một bệnh viện ở tỉnh Trabzon (nằm ở phía Đông Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ), các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu dịch Hầu họng trên 211 bệnh nhân (Có độ tuổi trung bình là 18,5 tuổi) nhập viện từ ngày 16/11 /2009 đến ngày 10/01 /2010 được chẩn đoán lâm sàng là nhiễm cúm . yếu Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010 tố liên quan của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010 với các mục tiêu. tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng tỉnh Sơn La. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Tình hình dịch cúm A/H1N1 tại Sơn La như thế. tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ mắc Cúm A/H1N1 ở người theo thời gian và không gian tại cộng đồng tỉnh Sơn La

Ngày đăng: 16/01/2015, 13:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan