1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quan niệm về dư luận xã hội

150 571 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 6,64 MB

Nội dung

Trang 1

VIÊN VĂN HÓA - THONG TIN BUI HOAI SON

DƯ LUẬN XÃ HỘI

Lh Nev s [ex

if ,

Trang 2

MUC LUC

LỜI NÓI ĐẦU

Phần mở đầu

Chương I Những khái niệm liên quan và quan niệm về dư luận xã hội

I Các khái niệm liên quan

1 Lịch sử phát triển của khái niệm và quan niệm về dư luận xã hội

Chương II Cơ sở hình thành, bản chất, cơ chế hình thành, các chức năng, các dạng, và sự vận hành của dư luận xãhội ˆ 11.1 Các cơ sở hình thành

Trang 3

1L6 Các dạng dư luận xã hội

1I7 Sự vận hành của dư luận xã hội TI.8 Đo đạc dư luận xã hội

Chương II Một số đặc điểm dư luận xã hội trong bối cảnh Việt Nam

1 Những thay đổi xã hội từ xã hội truyền thống

sang xã hội hiện đại có ảnh bưởng đến sự hình thành dư luận xã hội

II Những đặc điểm của dư luận xã hội ở Việt Nam - nhìn từ gốc độ thiết chế Phân kết luận PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 120 127 135 138 157 212 221 293

tời nói đầu

hiên cứu dự luận xã lội Kông phối là mới trêu thế giới cũng nín Kể cả 6 Viét Nam Tuy nhién, dé hitu mot cách cặn Kệ uề dit -fugn x hội (Khái tiệm, bản chất, cơ ché hink thank) vd van dụng các kết quả nghiên cứu xã hội phục vụ cho trục đích

nghiên cứu công ching vd quan lý xã hội Không phải là một công tiệc don gian :

Du ludn xã hội đơn thuẩn chi Gi một kiện tượng xã hội Nó Không phẩn đnÑ trung thực, khách quan những gì dang xảy ra md chi thé hién nhiing đánh giá của công chúng đối tối những van dé theo (pi ich, vi thé vai trò của họ với tư céch fa nhitng thành viên trong các nhóm xã hội nhất dink Du ludn xa hoi có thể được định fuổng theo những tướng xdc dink 66i các nhóm xã hội có đnft tưởng đối vdi xố hội toàn thé

Trang 4

thuyét vd nhitng thuc hanh do dac đư luận Xổ đội thơng qua các cuộc thăm đồ (à phuong dn bj tuéng nhdt trong nghién cứu về dụ luận xã hoi

®ư luận xã hội ở 'Việt Nam cũng có rtững đặc điểm riêng Biệt gới bối cảnh một xã hội chuyển đối từ cơ chế tập trung quan fiêu ao cấp sang nêu Kinh tế tíi trường định hướng xã hội chi nghĩa, một xã hội nông thôn dang dich chuyén nhanh chong

sang xã lội đồ thị, mức sống của người Áân gia tăng nÑanl:

chóng dần đến việc người dân ngày càng quan tâm đến nhiều tấn để ngoài sinh Kế, cùng với sự lồi cuốn của các phương tiện giải trí, cũng tư những tác động Không: thể tránh: Khổi trong quá trình liội nhập quốc tế Tất cả ntững đặc điểm đó cộng với những giá trị ăn hoá - xã igi truyền thống vẫn còn anh hubng ít nhiều dén nhitng đánh giá, thái độ của người đâm đốt với những vin dé xd hội cụ thể đã làm niên niững đặc diéin duc luận xã hội mang bán sdc Viét Nam

4i cuốn sách thỏ này, tôi lay vọng cưng cấp những Kiến thúc nhất dink cho cdc bạn đọc để mọi r,gười có thé hiéu 16 hon vé duc _ luận xã hội uà có thể áp dung những Kiến thúc này vào điều

Kiện cụ thể của “Việt Nam Xin chan thanh cam on

Ha Noi, 12 thdng 6 ndm 2005

cỡ

ác giá

PHẦN MỞ ĐẦU

Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm đến Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại,

khái niệm về dư luận xã hội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, và nhìn chung, biện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về dư luận xã hội

Các nhà nghiên cứu về đư luận xã hội luôn bất đầu công việc nghiên cứu của mình bằng những câu hỏi: Dw luận xế hội thực chất là gì? Công chúng có số lượng bao nhiêu thì được coi là một dự luận xã hội? Bản chất của dư luận xã hội? Tuy nhiên, sự nhất trí của họ về các vấn để này chưa cao

Trong mục nghiên cứu dư luận xã hội, chuẩn bị cho cuốn từ

điển bách khoa quốc tế về các ngành khoa học xã hội

(International Encyclopedia of the Social Sciences), (1968)

đã ghi nhận rằng "không có một định nghĩa được chấp nhận

chung” cho thuật ngữ này [51: 168] Noelle-Neumann (1984)

chỉ ra rằng "các thế hệ nhà triết học, luật học, các sử gia, các

Trang 5

lực tìm ra một định nghĩa rõ ràng" [55: 58] Childs (1965) có

thể dẫn ra 48 trích dẫn khác nhau về ý nghĩa của dư luận xã

hội, và kết luận rằng tài liệu về lĩnh vực này "đã trải qua

những cố gắng đây nhiệt huyết" [47: 4]

Dau rang một khái niệm về dư luận xã hội khó nhận được

một sự chấp nhận chung, nhưng điều đó không có nghĩa rằng du luận xã hội không tồn tại, hay không có ý nghĩa nhất định nào đó trong các hoạt động của xã hội Các ngành khoa học

nối chung, các nhà nghiên cứu nói riêng có thể có những cách tiếp cận khác nhau trong: quan niệm hay cách nghiên

cứu về dư luận xã hội, song họ vẫn xác định du luận xã hội là

một thực thể tổn tại ở một dạng nhất định (dưới đáng tỉnh

thần và thực tiễn, được thiết chế hóa hoặc có tính tự phát )

Dư luận xã hội thực sự tồn tại và ảnh hưởng đến xã hội cũng

như từng cá nhân

Dư luận xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành

khoa học như tâm lý học, chính trị học, sử học và đặc biệt là

xã hội học Nếu như tâm lý học nghiên cứu dư luận xã hội

đưới đạng nghiên cứu tâm lý đám đông, vô thức tập thế, các

nhà chính trị học, sử học nhấn mạnh tới vai trò của dư luận

xã hội trong các quá trình quản lý xã hội, và ảnh hưởng của nó đối với các chính sách của chính phủ, thì xã hội học đi

vào bản chất xã hội của dư luận xã hội Xã hội học tậu trung

mối quan tâm của mình vào quá trình hình thành - phổ biến -

tiếp nhận dư luận xã hội, tác động của dư luận xã hội đối với

các mặt hoạt động của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, )

và từng nhóm xã hội, cũng như chú trọng đến việc đo đạc du

luận xã hội

Dư luận xã hội tổn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người,

được xem là có trước cả luật pháp, có tác dụng là phương

tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh hành vi Khi người

ta nói đến dư luận xã hội, thường là người ta nghĩ đến những

đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất

định Những đánh giá này dù có chủ định hay không chủ

định nhắm tới một ai, song ai cũng xem đó là một đánh giá

mà mình cần phải xem xét đến mỗi khi hành động

Dư luận xã hội cũng được xem như là sự phản ánh của tồn tại xã hội, và như thế nó là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, khi sự phản ánh này thể hiện ở một mức độ nào đó, tích cực hay tiêu cực, cũng đông thời thể hiện rằng, tôn tại xã hội đang có những vấn đề xã hội cụ thể Sự hình thành của đư luận xã hội theo nhiều cách, bằng nhiều con đường đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đối với các cá nhân và các nhóm trong

xã hội

Trang 6

Dư luận xã hội gắn liên với văn hóa của một cộng đồng, ở đó, dư luận xã hội điều tiết các ứng xử cộng đồng bằng những lời khen - chê Trong các cộng đồng truyền thống, khi những luật pháp thành văn chưa đủ mạnh để áp đặt ý chí của giai cấp cầm quyền lên toàn bộ cộng đồng, thì dư

luận xã hội là công cụ đắc lực trong việc điều chỉnh các

hành vi của cá nhân, cũng như hành vi của cả cộng đồng Khi nói dư luận xã bội gắn với văn hóa của một cộng đồng có nghĩa rằng, dư luận xã hội mang những đặc trưng nhất định của văn hoá cộng đồng đó Dư luận xã

hội ở Việt Nam thường hướng đến những vấn để mà

người Việt Nam quan tâm, và nó được đánh giá theo cách tiếp cận của người Việt Nam đối với vấn để đó

Các hệ giá trị xã hội, đạo đức thường được xem là những

động lực đứng đằng sau các luồng dư luận xã hội nhất

định Ngoài ra, dư luận xã bội cũng phải được xét đến ở những toạ độ xã hội (không gian và thời gian) nhất định

Một hiện tượng, vấn đề xã hội có thể trở thành dư luận xã hội ở những thời điểm cụ thể, trong khi không trở

thành dư luận xã hội ở những thời điểm khác (Xin xem

chỉ tiết ở những phần sau)

Dư luận xã hội ra đời và tồn tại trong các xã hội truyền

thống đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng Dư luận xã hội tạo thành một chuẩn mực quan hệ xã hội nhất định Nhờ dư luận xã hội, cá nhân, cộng đồng có cách đánh giá về các sự

kiện xã hội và về người khác khi mà các phương tiện thông

tin còn ít, mỏng và tương ứng với những hiểu biết, và môi trường sống truyền thống

Ở xã hội có giai cấp, dư luận xã hội chịu sự chỉ phối của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, phản ánh thái độ, ý thức, tư tưởng của giai cấp thống trị, tuy vậy, dư luận xã hội vẫn

đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh thái độ, ý thức,

tư tưởng của quần chúng nhân đân, ảnh hưởng quan trọng

đến đời sống xã hội Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu du luận xã hội nhận được quan tâm từ nhiều phía cả những nhà nghiên cứu lẫn những người hoạch định chính sách, các nhà

lãnh đạo chính trị ‘ :

Ở thời kỳ hiện đại, đặc biệt với sự phát triển của các

phương tiện truyền thông đại chúng, dư luận xã hội ngày

càng có ảnh hưởng đối với các hành vi xã hội Song cách ảnh hưởng này có những đặc trưng khác Đặc điểm của dư luận xã hội thời kỳ này là: để hình thành, dễ tan rã, hình thành ở phạm vì rộng, thời gian tốn tại ngắn Sự phất triển nhanh chống của các phương tiện truyền thông như đài, truyền hình, Internet, điện thoại di động chính là yến tố

quan trọng hình thành nên những đặc điểm quan trọng trên

Khi các phương tiện thông tin nhiều về số lượng và đa dạng về nguồn phát tin, dư luận xã hội có thể hình thành nhanh do chi dé dua ra được lan đi trên một phạm vi rộng, trên cơ

sở đó, các thái độ của cá nhân dễ hình thành hơn Sự hình

thành này được tạo thuận lợi từ cả hai nhân tố: tính vấn đề của chủ để và sự phổ biến nhanh các vấn đề đó nhờ các

Trang 7

trong thời đại thông tin khá nhiều, các chủ đề có thể được thay đối nhanh cũng tạo ra sự thay đổi của dư luận xã hội Sự thay đổi này tùy thuộc vào độ "bền" và tính vấn đề của chủ đê được đề cập tới cũng như cách thức mà các phương tiện truyền thông dé cập tới nó Người ta có thể nói rằng, ở thời kỳ hiện đại, khi mà các phương tiện truyền thông chiếm ưu thế, cdc giao tiếp gián tiếp tang, thi nguồn truyền

thông là phương tiện tạo ra nhiều trí thức nhất cho cá nhân và xã hội Khi đó, thậm chí, những thông tin không được

các phương tiện truyền thông đăng tải có nghĩa là những vấn đẻ đó không tồn tại

Chương I

NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

VÀ QUAN NIỆM VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội, trải qua một quá

trình phát triển lâu dài như xã hội loài người và được nghiên

cứu dưới nhiều góc độ Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm và bản chất dư luận xã hội, người ta cũng phải quan tâm tìm hiểu tới những thuật ngữ liên quan tới nó

1 Các khái niệm liên quan 1 Công chúng

Bàn về khái niệm công chúng là mối quan tâm hàng đầu

của những nhà nghiên cứu đư luận xã hội Để khuôn định khái niệm công chúng, người ta thường lấy khái niệm đám

đông để làm cơ sở Theo R E Park' thì đám đông và công

! Park, Robert E., tên đầy đủ ROBERT EZRA PARK (sinh 14

thang 2 1864, Harveyville, Pa., U.S mat thang 7, 1944, Nashville,

Tenn.), nhà xã hội học, nổi tiếng với các tác phẩm về các nhóm tộc

người thiểu số, đặc biệt là người Mỹ đa đen, và về sinh thái học nhân văn Ông là một trong những người đứng đầu trường phái

Trang 8

chúng có một sự giống nhau cơ bản: cả hai đều là cách thức

để thích nghỉ và thay đối xã hội - các dạng xã hội tạm thời

để từ đó hình thành nên những tổ chức mới Cả đám đông và công chúng không phải là các nhóm chặt chẽ nhưng có

thể là một trong những giai đoạn mở đầu cho quá trình hình thành nhóm

Robert Park cho rằng đám đông được xác định bởi những cảm nhận mang tính tình cảm, trong khi đó công chúng được xác định bởi sự bàn luận về tính hợp lý và sự đối lập Đám đông hình thành để đáp lại những tính cảm được chia sẻ; dư luận được tổ chức để đáp lại một vấn đề Tham gia vào một đám đông chỉ đòi bỏi "khả năng cảm nhận và đồng cảm”,

“trong khi tham gia vào một nhóm công chúng còn đời hỏi

"khả năng suy nghĩ và tranh luận với người khác” Hành vi của công chúng có thể được định hướng một phần bởi hướng tình cảm được chia sẻ, nhưng "khi công chúng không dừng ở

việc Đình luận thì nó lại tan rã hoặc bị thay đổi hoàn tồn trong đám đơng”

Blumer cho rằng "thuật ngữ công chúng được sử dụng để chỉ

một nhóm người (a) đối mặt với một sự kiện, (b) chia ré

trong quan điểm của họ về việc làm thế nào để các quan điểm của họ gặp nhau, và (c) Hên quan đến việc bàn luận về

vấn để ấy" (Price: 26-27) Sự không nhất trí và sự bàn luận

xung quanh một vấn để cụ thể đem lại sự tồn tại cho công

chúng Một vấn dé gay 4p lực lên mọi người đòi hỏi có những hành động tập thể để phản ứng lại, nhưng họ chuẩn

16

mực, hay những luật lệ rõ rằng để xác định loại hành động

nào nên được thực hiện "Công chúng là một đạng nhóm không định hình về kích thứếyà tư cách thành viên đối với một vấn để, thay vì sẵn có hành động quy định, công chúng

liên quan đến một nỗ lực tiến tới một hành động, và do đó bị ấp đặt sáng (ao ra hành động của công chúng" [56: 26-27] Như thế, để hiểu một cách đơn giản và có thể ứng dụng để

thao tác được trong nghiên cứu xã hội học, chúng ta có thể xem công chúng là một loại đám đông - một nhóm người phân

tán, có một mối quan râm chung, liên quan hoặc tập trung về

một dư luận (hay một ý kiến) Cộng chúng là khối người phân tầng (cũng như xã hội), sự phân tầng này dựa trên những khác biệt về kinh tế, khả nắng hiểu biết, tôn giáo, tuổi tác,

Trong xã hội hiện đại, các công chúng hình thành xung

quanh rất nhiều vấn để khác nhau: các chính sách về đất đai, về giá, về thực phẩm bị ô nhiễm, về những bộ phim, hôn nhân đồng tính, tham nhũng Cho dù, các thành viên của một công chúng đôi khi được tổ chức - ví dụ, Hội những người hâm mộ câu lạc bộ bóng đá Manchester United (MU), Thể Công hay một câu lạc bộ nào đó - thì trong nhiều trường hợp, công chúng không được tổ chức Do vậy, rất khó xác định qui mô thành viên của một nhóm công chúng

Bất chấp thành phần mơ hồ và cấu trúc lỏng lẻo của nó!, một công chúng là có sức mạnh và quan trọng Công chúng fạo ' Key (1961 tránh bị cuốn vào việc tranh cãi về việc thống nhất

khái niệm cho thuật ngữ Công chúng, ông cho rằng, "đối với một

vấn để đưa ra, một công chúng thực tế có thể gồm một sự liên kết

Trang 9

nên những thông tin và liên kết những thông tin về đối tượng

mà họ quan tâm Sở dĩ câu lạc bộ MU được quan tâm ngày càng nhiều, và sự phát triển của câu lạc bộ ngày càng lớn kể cả về tài chính là do những nhóm công chúng ngày càng phát

triển của họ Những kênh truyền hình cũng nhờ uy tín của câu lạc bộ này mà có thêm được nhiều thụ nhập,

Bàn đến công chúng của dư luận xã hội, chúng ta có mấy điểm đáng quan tâm sau: `

+ Công chúng của dư luận xã hội là những nhóm người có sự

quan tâm đến những vấn đề nhất định Các nhóm này rất đa

đạng và là đối tượng đáng quan tâm khi nghiên cứu xã hội

học về dư luận xã hội theo những khía cạnh sau: những nhóm công chúng nào quan tâm đến vấn đề gì? nguyên nhân xã hội của các mối quan tâm đó?

+ Họ chia sẻ qưan điểm về các vấn để mà họ cùng quan tâm trên nhiều cơ sở trong đó yếu tố lợi ích được xem là cơ sở quan trọng nhất

+ Thái độ của công chúng đối với một vấn đề không thuần nhất Các quan điểm của họ có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau Dư luận xã hội được hình thành trên cơ sở của sự trao

được cấu trúc cao độ, trong khi đó các dư luận về các vấn đề khác có thể được lan truyền thông qua một công chúng rộng lớn mà ở đó

thiếu bất kỳ tổ chức đặc biệt nào" (tr.15) Nhìn chung, ông xem

thường những nỗ lực khái niệm hoá thuật ngữ Dư luận như là "bất

cứ loại liên kết có cấu trúc lỏng lẻo nào hoặc thực thể xã hội mang

tính tỉnh thần gì” (Price: 44)

đổi, tranh luận giữa các luồng tư tưởng trong công chúng về các vấn đề xã hội cụ thể

2 Thái độ

Dư luận xã hội ở một khía cạnh nào đó được xem là tập hợp các thái độ đối với một hiện tượng nhất định Đứng ở cách

xem xét này, thái độ có một vai trò quan trọng trong việc tìm

hiểu:về bản chất của dư luận xã hội

"Thái độ là tâm thế chỉ phối cách hành động của chủ thể trước các đối tượng Trước đó chủ thể đã qua nhiều trải nghiệm về các đồ vật và người khác Những trải nghiệm

cũng để lại nhiều dấu vết tạo nên thái độ có thể xem như là một tư thế chuẩn bị hành động tích cực hay tiêu cực Ví dụ,

có thái độ yêu kính bố mẹ hay sợ bóng tối, có thái độ bảo thủ hay tiến bộ Đây không phải là tâm trạng xuất hiện trong một tình huống mà là một tâm thế vững bền khiến cho chủ thể có thiện cảm với một đối tượng do hiểu biết hoặc do trải nghiệm Có ba yếu tố hợp thành thái độ: Yếu tố tình cẩm, yếu tế nhận thức và yếu tố hành vi Tinh cảm là yếu tố mạnh nhất.ch: phối yêu hay ghét." [56: 24-25]

Trang 10

hút hay hết nghiện rượu Hẳn rằng thái độ chỉ phối hành vi nhưng không phải là nhân tố độc nhất Hành vi còn do những

hoàn cảnh thời gian, không gian, sự có mặt của người này người khác chi phối Theo Miyers', thái độ chỉ chỉ phối bành

vị trong điều kiện:

- Tác động những yếu tố khác không đáng kể

- Thái độ đặc trưng gắn liền với một hành vi nhất định - Chủ thể có ý thức về thái độ của mình lúc hành động Con người không nhất thiết bị những trải nghiệm trong quá khứ ràng buộc và mặc đù những thái độ được hình thành biểu lộ bản chất và chi phối ứng xử nhưng khơng hồn toàn làm mất tính tự do trong hành động đứng trước một tình huống

nhất định

Thái độ xuất phát chủ yếu từ những thông tin nhận được về các đối tượng; có thể là thông tin trực tiếp phát ra từ đối tượng, cũng có thể là gián tiếp do người khác cung cấp cho Sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mang lại thông tin phong phú hơn và cho phép cảm nhận đối tượng về nhiều mặt”

[56: 26-27]

Cá nhân có thể có thái độ, ý kiến về nhiều vấn đề khác nhan, song để trở thành đư luận xã hội, thì đó là những thái độ đối

1 Myers, Frederic Willam Henry (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1843

tai Keswick, Cumberland, Anh, mat ngay 17 thang 1 nam 1901 tại

Roma, Italia), JA nhà thơ, phê bình nổi tiếng người Anh Cuối đời,

ông đã cống hiến toàn bộ sức lực cho Hội Nghiên cứu Tâm lý do ông thành lập năm 1882

với những mối quan tâm chung Điều này phân biệt với những thái độ, ý kiến mang tính riêng tự cá nhân Các thái độ về một vấn đề được tạo ra bởi một công chúng được gọi là dư luận xã hội Không giống như tin đồn', dư luận xã hội được đựa trên - một cách chắc chắn hơn - những thông tin đáng tin cậy từ một nguồn văn bản Dư luận xã hội cũng không thoảng qua hay tạm thời như tin đồn Bất cứ trong chính trị, giải trí hay bảo vệ quyền lợi người tiêu đùng, dư luận xã hội đều có thể có ảnh hưởng lớn và lâu dài

Thái độ là một trong những yếu tố cấu thành nên dư luận xã hội Doob (1948) cho rằng dư luận xã hội "để cập đến những thái độ của con người về một-vấn đề khi họ là thành viên của

cùng một nhóm xã hội" hay Child (1965) mô tả một dư luận

là "sự thể hiện thái độ bằng lời" [56: 46] Song hai khái niệm

này không hoàn toàn đồng nhất với nhau Theo Vicent Price, dư luận và thái độ khác nhau ở chỗ:

Thứ nhất, theo nghĩa của từ thì dư luận và thái độ khác nhau ở ba điểm: một là dư luận thường được xem là có thể quan sát được, những phản ứng bằng lời với một vấn để hai một câu hỏi, trong khi đó một thái độ là một khuynh hướng tâm ! Tin đồn - một tin không đúng sự thực hoặc không xác minh được,

đó là giao tiếp không chính thức giữa các nhân với cá nhân - nó

không giới hạn các chủ đệ của nó như chuyện tầm phào (gossip)

(những câu chuyện có tính cá nhân về người khác) Rosnow và

Fine (1976) đã xác định ba đặc trưng chính của tịn đồn: (1) nó là

một quá trình truyền tin, đồng thời là sản phẩm của quá trình đó;

(2) nó dễ bắt đầu hơn là dừng lại; và (3) nó được dựa trên những

Trang 11

lý, mang tính che đấu; thứ hai, đù cả thái độ và đư luận đều ngụ ý chấp nhận hay không chấp nhận về điều gì thì thuật ngữ thái độ nhấn mạnh nhiều đến yếu tố ảnh hưởng (như

thích hoặc không thích) trong khi dư luận nạng về sự nhận

thức vấn đề nhiều hơn (như quyết định ủng hộ hay phản đối

chính sách nào đó ); thứ ba, và quan trọng nhất, một thái

độ được nhận thức theo truyền thống là phổ biến, kéo dài đối với những hệ vấn đề xác định trong khi đó một dư luận được xem là mang tính tình huống nhiều hơn, như liên quan đến một vấn đề cụ thể trọng một bối cảnh cụ thé [56: 46-47] Theo một số các học giả khác du luận và thái độ còn được phân biệt ở góc độ sau:

Dư luận như là những thể hiện: dư luận biểu hiện những chỉ báo về những thái độ không thể quan sát được

Dự luận mang tính cân nhắc: dư luận được thông qua bàn luận, và là những phán xét trong khi đó thái độ chỉ thuần tuý thể hiện việc thích hay không thích

Dư luận như là những chấp thuận của những thái độ đốt với những vấn đề cụ thể xem thái độ là nguyên liệu hình thành

nên dư luận [56: 47-49]

a3 Tin đồn

Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hộrgiống với dư luận xã

hội ở hình thức thể hiện, nhưng khác về bản chất

"Về hình thức thể hiện, tin đền và dư luận xã hội có một số điểm giống nhau:

- Đều là những kết cấu tinh thần, tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã hội nhất định Trong cấu trúc của chúng đều có cả thành phần trí tuệ lẫn cảm xúc và ý chí Tuy nhiên, trong tin đồn yếu tố cảm xúc nổi lên hàng đầu, yếu tố lí trí ít

- Cả hai dường như có chung nguồn gốc TỪ một sự việc, sự kiện ban đầu có liên quan đến lợi ích, cảm xúc của một số người, được tổ chức lại theo những quy luật tâm lý xã hội

nhất định Các yếu tố như như cầu, lợi ích của cá nhân, nhốm

xã hội, giai cấp đều chi phối rất mạnh quá trình hình thành đư luận xã hội và tin đồn

- Đền lan truyền nhanh và để biến đạng Trêni thực tế có một số tin đồn được chuyển thành dư luận xã hội, nếu như tin đồn

đó là những sự kiện có thật và đụng chạm đến lợi ích, hoặc

sự quan tâm của nhiều người' {8: 23]

Như vậy, dư luận xã hội đễ bị nhầm lẫn với tin đồn Tuy vậy, chúng có những sự khác nhau rất cơ bản, như trên đã nói"

! Theo Lương Khác Hiếu, sự khác nhau giữa dư luận xã hội và tin

đồn ở những điểm sau:

"- Về nguần gốc: dư luận xã hội xuất phát từ sự kiện có thật, cho

nên mức độ sự thật trong nội đùng dư luận xã hội thường nhiều

hơn Tin đồn xuất phát từ sự kiện có thật nhưng bị làm méo đi, hoặc hoàn toàn do chủ thể truyền tin tưởng tượng ra, do đó mức độ

sự thật trong tin đồn rất ít

Trang 12

"Tin đồn là một lời truyền miệng không chấc chắn trong một trường hợp lo âu hay nguy biến Tin đồn phát khởi trong những trường hợp không có tổ chức khi người ta cần đến tin tức, nhưng không có đường lối đáng tin cậy

Vì tin đồn rất đễ bị tình cảm ảnh hưởng, nên chúng được lan tràn một cách mau chóng; chúng lại hay xuyên tạc và sai vì nhận thức hẹp hồi trong trường hợp đầy tình cảm Nó trở nên sai lạc nhiều hơn vì truyền khẩu đễ bị sai lầm Ngay cả khi thiếu sót những yếu tố tình cảm, những tin tức thật sự càng

ngày càng trở nên ngắn và giản dị hơn, khi được truyền từ người này qua người khác với những chỉ tiết bị xuyên tạc

theo khuynh hướng cá nhân và văn hóa

Di trong bat kỳ trường hợp nào, sự thực hay sai lâm của tin đồn cũng không quan hệ vì người ta nghe và tin câu chuyện không phải vì câu chuyện đó thực hay có thể chứng minh là thực, nhưng vì cau chuyện làm thoả mãn nhu câu của người kể chuyện và của người nghe và làm cho họ trở thành người kế

khuynh hướng cá nhân người truyền tin Vì vậy, nó mang nang

màu sắc chủ quan của chủ thể truyền tin

- Về phương thức lan truyền: du juan xã hội được lan truyền bằng

cả lời và chữ viết, cả con đường chính thức và không chính thức, cả công khai và bí mật Còn tin đồn truyền đi bằng miệng là chính, theo con đường không chính thức, bí mật, ngấm ngâm

- Về bản chat: du luận xã hội là sự phán xét, đánh giá chung, biểu thị thái độ đồng tình hay phản đối của đại đa số trong cộng đồng

đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội Trong khi đó, tia

đồn chỉ là thông tin đơn thuần về sự kiện, hiện tượng theo lối mô tả, kể lại, chứa đựng nhiều thiên kiến, quan điểm cá nhân của người đưa tin." [8: 23-24]

chuyện Đôi khi muốn đạt được địa vị đối với người nghe nên

câu chuyện bị xuyên tạc theo cách thức làm vui lòng người ấy

Câu chuyện có thể đại điện cho sự suy nghĩ viển vông hay là lối thoát cho.sự căm hờn Thường thường mục đích không phải là truyền bá tin tức nhưng muốn truyền cho người nghe một thái độ tình cảm tương tự đối với tin tức mà người kể đã có

Tin đồn vừa đóng sóp vào sự truyền cảm và vừa là sản phẩm của nó:

1 Tìn đồn gây không khí căng thẳng và khủng hoảng Bằng phương tiện tin đồn người ta có thể truyền bá sự xúc động từ người này đến người khác, từ địa phương này đến địa phương khác 2 Sự truyền cảm thâu hẹp phạm-vi nhận thức và làm giảm bớt khả năng phê phán Trong thời kỳ khủng hoảng, sự nhận

thức luôn luôn đã chọn lọc lại cần phải được chọn lọc hon

Vào những lúc khủng hoảng hay nguy cấp, mặc đầu tỉn tức

là điều hết sức quan trọng, nhưng thường lại không có Trong

sự nguy biến như lụt lội hay xâm lược, nguồn gốc truyền tin

chính thức lại bị tản mát; trong những giai đoạn căng thẳng

xã hội, người ta không thể tin vào nguồn gốc truyền tin chính thức, do đó chúng mất hết uy tín Trong những trường hợp như thế, tin đồn tung ra để thay thế cho một sự hiểu biết vững chic." [1: 341-342]

Ngoài ra, nhà tâm lý học Mỹ P Allport' có công thức: cường độ tin đồn = tính hấp dẫn + tính không xác định "Công thức

Trang 13

này cho ta hiểu cơ chế biến đổi của tin đồn Muốn hướng dan hay cải chính tin đồn cần làm mất tính hấp dẫn và tính không xác định của nó bằng cách đưa tin đầy đủ, công khai và có định hướng về sự việc, sự kiện" [§: 22-23]

Thứ tư, 31/8/2005, 16:58 GMT+7 800 người Iraq chét vi chen lần

Ít nhất 800 tín đồ Hồi giáo Shiite thiét mang đo chết đuổi & séng Tigris, chen lấn và xô đây trong hoảng loạn sau khi có kế tung tin đồn rằng một tên đánh bom tự sát trà trộn trong đám đông người hành hương tại Baghdad hém nay Tín đồ Hồi giáo Shiite ở Baghdad

Phần lớn người chết là phụ nữ và trẻ em Đây là sự việc gây thương vong lớn nhất kể từ sau khi lực lượng do Mỹ

đứng đâu xâm nhập vào lraq hồi tháng 3/2003

Cambridge, Massachuset), là nhà giáo dục học và tâm lý học người

Mỹ Ông là người đã phát triển nên lý thuyết cơ bản về nhân cách

Lý thuyết của ông cho rằng, dù nhân cách của người lớn được hình

thành từ khi còn con trẻ nhưng nhân cách này cũng phát triển một

cách độc lập và không hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mà họ

trải nghiệm từ thủa còn ấu thơ Ông còn có những phân tích thú vị vỀ cái tôi, sự độc đáo của nhân cách người lớn, cũng như những

kiến giải về tinh kién

28

"Chen lấn, x6 day bat đầu diễn ra khi một tên khủng bố

lan truyền tin đồn rằng có một kẻ đánh bom liều chết trong đám đông (khoảng l triệu người hành hương)", Bộ trường

Nội vụ Iraqg Bayn Jabr nói "Một số rơi từ trên cầu xuống

sông, những người khác thì vấp ngã những tắm rào chắn và bị chèn cho đến chết"

Hàng rào chắn này được dùng để tách những phần tử cực

đoan người Shiite và Sunni ở hai bên đầu của cây cầu, tại

quận Kazamiyah, bắc Baghdad

"Rất nhiều người hoảng sợ đã nhảy xuống sông Tigris cố

gắng tự cứu sống bản thân Nhiều người khác chết đuối vì họ không biết bơi", bác sĩ Hamid Jassim nói

"Tôi đang ở trên cầu Có rất nhiều người ở xung quanh

tôi", Fadhel Ali, 28 tuổi, một người may mắn sống sói,

cho biết "Chúng tôi nghe thấy ai đó nói là có một kẻ đánh bom liều chết trong đám đông Tất cả mọi người hét toáng lên vì thế tôi nhảy xuống sông và bơi vào bờ Tôi thấy nhiều phụ nữ, trẻ em và các ông già cũng nhảy theo tôi”

H¿i làn đường trên cây cầu tràn ngập bàng trăm đôi đếp những tín đồ Shiite bỏ lại do chen lấn và xô đây Ở hai bên bờ

sông, hàng nghìn người cố gắng tìm kiếm người sống sói "Có hàng trăm người chết và hàng trăm người bị thương”, một nhân viên Bộ Y tế Iraq cho hay "Chúng tôi vẫn chưa thể xác định con số chính xác người thiệt mạng Rất nhiều

thi thể còn ở dưới sông"

Trang 14

Trước đó, tướng Khalid Hassan, thứ trưởng Bộ Nội vụ

Iraq, cho hay ít nhất 640 người thiệt mạng

Các nạn nhân đã được chuyển tới nhiều bệnh viện trong thành phố Vô số thi thể nạn nhân phủ giấy trắng được đặt

nằm la liệt tại lối vào các bệnh viện

Khoảng 2 giờ trước đó, ngôi đền Kadhimiya, địa điểm diễn ra lễ cầu nguyện, đã bị tấn công bằng đạn pháo và rocket Ít nhất 16 người thiệt mạng và khoảng 36 người bị thương sau vụ việc trên Hiện chưa có nhóm nào đứng ra

nhận trách nhiệm trong vụ tấn công này

Thủ tướng Iraq Ibrahim Jaafari tuyên bố 3 ngày quốc tang Hai Ninh (theo BBC, AP)

II Lịch sử phát triển của khái niệm và quan niệm về dư

luận xã hội

Trước thế kỷ 18, dư luận xã hội hầu như ít được nghiên cứu

với tư cách là đối tượng của một ngành khoa học Tuy rằng vào thế kỷ 18, các ý tưởng về dư luận xã hội đã xuất hiện trong các tác phẩm triết học hay văn học thời Phục Hưng, thậm chí trong các tác phẩm của Plato hay Aristotle cũng đã đề cập đến dư luận xã hội, nhưng khái niệm về dư luận xã hội cũng ít được đề cập tới' Do vậy ở thời kỳ này, dư ! W_ Tempie (1618-1699) người Anh, là người đầu tiên dé cap tới dư luận xã hội đưới góc độ lý thuyết về bản chất và nguồn gốc Sau

đó, D Defoe (1660-1731), nhà hoạt động xã hội người Anh đã vận

dụng vào thực tiến những nghiên cứu dư luận xã hội bằng cách

luận xã hội và tin đồn, và một vài hình thức lan truyền thông tin khác, không được các nhà nghiên cứu phân biệt một cách rạch rời, đã trở nên khá lãn lộn, dù rằng dư luận xã hội đóng vai trò tích cực trong quá trình điều chỉnh hành

vi của cộng đồng ,

Bat dau tir thế kỷ 18, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến khái niệm và bản chất của đư luận xã hội do sự ra đời của

các ngành khoa học mới như chính trị học, tâm lý học và xã

hội học Tuy nhiên, có rất ít sự nhất trí vé.ban chat cha du

luận xã hội giữa các nhà khoa học chính trị, xã hội học, và

tâm lý học xã hội Thuật ngữ này được hiểu một cách rất mơ hồ để chỉ một niềm tín chắc chấn của một nhóm; chỉ quá trình phát triển của các dư luận; hoặc chỉ những phát ngôn là kết quả của quá trình suy diễn logic Người Pháp được xem

là người sáng lập và phổ biến thuật ngữ dư luận xã hội với

tác phẩm của Rousseau Lopinion publique viết vào khoảng năm 1744, trong đó nhấn mạnh sự xem xét các khía cạnh

hìnF thành những mạng lưới nắm bát thông tin của đư luận xã hội ở cơ sở Ở Pháp, những khái niệm cơ bản về dư luận xã hội được J J

Roussean (1712 - 1778) đưa ra vào năm 1762 Năm 1947, tại Paris

cuộc hội thảo đầu tiên tập hợp các nhà nghiên cứu và thực hành chuyên ngành về dư luận xã hội được tổ chức, Nam 1948, Hội

quốc tế nghiên cứu dư luận xã hội được chính thức thành lập, với hơn 200 hội viên đại điện cho hơn 30 nước ở các châu lục khác nhau Năm 1962, Trung tâm nghiện cứu dư luận xã hội Đông

Nam Á được thành lập tại Thái Lan Trên các tạp chí ở Mỹ,

Trang 15

chính trị của dư luận xã hội hơn là coi dư luận xã hội với tư

cách là một hiện tượng xã hội [56: 8]

Ở thế kỷ 19, những nhà bình luận (commentators) đã nhấn mạnh đến tính hợp lý của quá trình dư luận (opinion process) Nam 1828, W A Mackinnon nêu ý tưởng rằng

"Dư luận xã hội có thể duoc coi 1a dang tinh cam ở bất cứ

chủ thể nhất định nào Chúng được quan tâm bởi những

người có hiểu biết nhất, thông minh nhất và có đạo đức nhất

trong cộng đồng Chúng dân dân lan truyền và được chấp nhận bởi hâu hết mọi người ở các trình độ giáo dục hoặc trong cảm XÚC riêng tư trong một quốc gia văn minh" Sau đó, A Lawrence Lowell! đã viết, "Một dư luận có thể được xác định như là sự chấp nhận của một trong hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm trái ngược:nhau, chúng có thể được chấp nhận bởi sự chủ tâm hợp lý (rational mind) xem d6 như một sự thực" (dẫn theo Encyclopaedia Britanica)

Yếu tố hợp lý của đư luận xã hội đĩ nhiên là đúng, nhưng có

lẽ chưa đầy đủ để giải thích một cách cặn kẽ về dư luận xã hội Chính vì thế, các học giả đã bat đầu tim đến những

hướng lý giải khác Sau năm 1900, sự phát triển nhanh chóng

của ngành khoa học tâm lý học xã hội đã nhấn mạnh các nhân tố không hợp lý (nonrational factors) lién quan đến guá

trình dự luận Hoạt động báo chí với các kỹ thuật ngày càng

' A Lawrence Lowell (sinh ngay 13 thang 12 nam 1856 tai Boston, Massachuset mất tháng Giêng ngày ming 6 nam 1943 cũng tại

Boston) Ông là một nhà giáo dục học và luật sư người Mỹ Ông

tinh vi trong lĩnh vực quảng cáo và Tuyên truyền ngày càng

khiến cho các học giả ít tin vào tính hợp lý, khách quan của dư luận xã hội

Theo một định nghĩa, những niềm tin tương đối ổn định không nên được xem xét như là một phần của quá trình dự luận Một tinh trạng đồng ý theo một tranh luận trong

dư luận được xem như là một sự nhất trí Có một dạng

nhất trí đã được Montesquieu chỉ rõ là "esprit gếnéral”

(tỉnh thần chung), Jean-Jacques Rousseau gọi là volonté

ý chí tập

générale, và các nhà lý thuyết người Anh gọi là thé” ("public will”)

Dù có rất nhiều các bàn luận về đối tượng này, nhưng các học giả vẫn không nhất trí được với nhau về một định nghĩa

về dư luận xã hội: Các thành viên của Hội Khoa học Chính trị Mỹ đã gặp nhau trong một cuộc hợp bàn tròn năm 1925 và đã chia ra làm ba nhóm: l/ Những người không tin vào việc có một cái được xem là dư luận xã hội; 2/ Những

người chấp nhận sự tổn tại của nó nhưng nghi ngờ khả năng

xác định nó một cách chính xác; và 3/ mỗi người có thể đưa ra một định nghĩa thao tác cho riêng mình Tuy nhiên,

nhóm cuối cùng này không thể đồng ý về định nghĩa để được thông qua Dù rằng, một vài hẹc giả hiện nay đưa ra

câu hỏi về sự tồn tại của một hiện tượng như dư luận xã

Trang 16

Những khác biệt này bất nguồn một phần từ các hướng tiếp cận khác nhau của các học giả đã tiếp cận nghiên cứu dư luận xã hội, và một phần do hiện tượng này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ Các nhà khoa học chính trị và các sử gia thường nhấn mạnh vai trò dư luận xã hội trong quá trình

quản lý xã hội, chú ý đặc biệt tới ảnh hưởng của nó với chính

sách của chính phủ, vận động hành lang Một số nhà khoa học chính trị đã xem dư luận xã hội như là vật tương đương với ý nguyện của công chúng Theo nghĩa này, chỉ có thể có một dư luận xã hội về một vấn đề tại một thời điểm bất kỳ nào đó, hay nói cách khác, cần phải nhìn nhận dư luận xã hội trong một toạ độ xã hội nhất định

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học chính trị trở

nên Ít quan tâm với việc dư luận xã hội đóng vai trò gì trong

một xã hội đân chủ và quan tâm nhiều hơn tới việc xác minh dư luận xã hội đóng vai trò gì trong thực tế Qua nghiên cứu lịch sử của sự hình thành chính sách thì rõ ràng là không một sự khái quát hoá bao quát nào có thể chỉ ra rằng nó sẽ bao hàm và đúng đối với tất cả các sự kiện Vai trò của dư luận xã hội xuất hiện thay đổi từ vấn để này sang vấn đề khác, và cách thức nó xác nhận về chính nó cũng khác từ xã hội này sang xã hội khác Sự khái quát hóa khoa học nhất có thể đưa ra là, dư luận xã hội không ảnh hưởng tới chỉ tiết của phần lớn những chính sách nhưng nó đặt giới hạn trong đó những nhà hoạch định chính sách phải thực hiện Qua việc tham

khảo dư luận xã hội, những nhà hoạch định chính sách sẽ tìm kiếm cách trung hòa ý nguyện của công chúng với những

mục tiêu của chính sách, hoặc ít nhất họ cũng tính đến dư

luận xã hội trong những hoạch định chính sách của họ, từ đó

họ cố gắng tránh những quyết định mà họ tin rằng sẽ nhận được sự phản ứng mạnh từ phía dư luận của đa số Thêm vào đó, người ta quan sát thấy rằng mối liên hệ giữa dư luận xã hội và chính sách chung là mang tính hai chiều Chính sách ảnh hưởng đến dư luận, và ngược lại, và thường xuyên có ít nhất một khuynh hướng quan trọng cho công chúng để chấp nhận một quyết định mỗi khi nó được làm ra Dư luận xã hội dường như có hiệu quả cụ thể trong việc ảnh hưởng đến việc làm chính sách ở cấp độ địa phương như khi các viên chức

cảm thấy chính họ bị ép buộc chịu nhường bước trước những áp lực của số đông về những vấn để như đường xá tốt hơn, trường học tốt hơn, hoặc nhiều bệnh viện hơn

Dư luận xã hội ở cấp độ quốc gia dường như đóng một vai trò hạn chế hơn - một phần bởi vì đa phần mọi người không thể hiểu rõ được những rắc rối và phức tạp của những vin dé mà chính phủ phải giải quyết cũng như do sự phân cấp quản lý của Nhà nước đã đóng vai trò như những màn hình giữa

người hoạch định chính sách và công chúng

Các nhà xã hội học lại thường nhấn mạnh hơn tới đư luận xế

hội như là một sẩn phẩm của giao tiếp về tương tác xã hội Theo quan điểm xã hội học, không thể có dư luận xã hội mà không có giao tiếp giữa các thành viên của công chúng

những người quan tâm đến một vấn dé đã nêu ra Một số lớn

Trang 17

những người này sẽ không kết hợp làm một dư luận xã hội khi mỗi cá nhân không tham khảo những ý kiến của người khác Giao tiếp-có thể thực hiện bởi các phương tiện của truyền thông như báo, đài, truyền hình, Internet, điện thoại

hoặc thông qua giao tiếp mặt đối mặt Theo cách khác, con

người học cách người khác nghĩ về một vấn đề được đưa ra như thế nào, và có thể lấy ý kiến của người khác để đưa ra

quyết định cho chính họ ,

- Các nhà xã hội học cho rằng, có thể có nhiều du luận xã hội khác biệt, tồn tại trong một vấn đề được nêu ở cùng một thời điểm Một bộ phận của dư luận xã hội có thể là thống trị, và có thé duoc phan ánh trong chính sách của chính phủ, nhưng điều này không có nghĩa rằng, các luồng ý kiến khác của du luận xã hội không tổn tại Cách tiếp cận xã hội học cũng xem

xét hiện tượng dư luận xã hội như là sự mở rộng tới các Tĩnh

vue ft có hoặc không có liên hệ gì với chính phủ Như vậy, mâu thời trang hay những sự việc biếu kỳ phù hợp với dư luận xã hội của sinh viên, cũng như vậy là các thái độ của công chúng đối với các ngôi sao điện ảnh, ca sỹ

Thực tế cho thấy rằng, những ý kiến (dư luận) thể hiện ở những chỗ công cộng có thể khác với những ý kiến (dư hiện) ở nơi riêng tư, và các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có dư luận ở nơi công cộng là góp phần hình thành đư luận xã hội Lịch sử cũng chỉ ra rằng, một vài thái độ - thậm chí được tất nhiều người cùng thừa nhận- không có cơ hội bộc lộ để trở thành một dư luận xã hội có ảnh hưởng đến chính sách của

Nhà nước như đã từng xảy ra ở nước Đức Quốc xã khi mà một số lớn người có thể chống đối chính phủ, nhưng không

dám thể hiện thái độ của họ, thậm chí là với gia đình và bạn bè của mình Với trường hợp như vậy, một dư luận xã hội

chống chính phủ không có cơ hội để phát triển

Những ý kiến của cá nhân, nếu được thể hiện ở nơi công

cộng, có thể trở thành cơ sở cho các dư luận xã hội Ví dụ,

đến tận những năm 1930, có một lệnh cấm không thành văn ở Hoa Kỳ cấm ngặt những tranh cãi vẻ bệnh hoa liễu, mặc đù, rất nhiều cá nhân có những ý kiến riêng về nó Sau đó, khi bệnh hoa liễu bất đầu được truyền thông đại chúng và dư luận xã hội để ý tới, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu đặt ra câu hỏi về nó, các ý kiến của các cá nhân trước đây, giờ được thể hiện bởi công chúng, và tình cảm này được sự ủng hộ của các hoạt động của chính phủ, để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này Tất nhiên, không phải cá nhân nào cũng có thể đưa ra ý kiến của họ và ý kiến nào cũng dễ đàng trở thành cơ

sở hình thành cho những đư luận xã hội Thường thì những

cá phân có uy tín trong cộng đồng để ảnh hưởng đến công

chúng để đưa ra những ý kiến quan trọng trong việc hình thành dư luận xã hội (Chúng ta sẽ bàn chí tiết hơn về vấn đề

này ở các phần sau)

Trang 18

của công chúng Từ đây dư luận xã hội được xác định như là

sự đồng nhất với những gì con người sẽ phản ứng với một

bảng điều tra Một vài định nghĩa tương tự khác nhấn mạnh

đến kết quả, theo đó, đư luận xã hội là bất cứ những gì được phát hiện bởi các cuộc thăm đò ý kiến Định nghĩa này dù

được áp dụng rộng rãi trong thực hành vẫn có sự những

nhược điểm nhất định khi nó đồng nhất rằng dư luận xã hội không tồn tại ở những nơi và những thời điểm mà ở đó chưa có các cuộc thăm dò ý kiến Để khắc phục nhược điểm này, một hướng tiếp cận mang tính ứng dụng và biện thực hơn được mở ra qua đó cho rằng rằng-dư luận xã hội vẻ bất cứ một vấn đề gì luôn tồn tại nếu nó hiện hữu thông qua kết quả

của các cuộc thăm đò cũng như những suy luận có căn cứ

nhất định

Đối với những người trực tiếp thao tác và vận dụng dư luận xã hội như các nhà hoạt động chính trị chuyên và những

nhân viên giao tế, họ luôn xem xét những thay đổi trong dư

luận xã hội về những vấn để liên quan téi ho Walter Lippmann!, nhà nghiên cứu chính trị học đồng thời là một

nhà báo Mỹ, đã quan sát và nhận thấy rằng, có một khuynh

hướng trong các xã hội là loại bỏ sự thần bí ra khỏi dư luận xã hội, nhưng ông nhận thấy rằng "có những người vận động

' Lippmann, Walter (sinh ngày 23 tháng 9, 1889, New York, mất ngày 14 tháng 12 năm 1974 cũng tại New York), là một tác giả và

nhà bình luận nổi tiếng trong làng báo Mỹ Qua 60 năm viết báo,

ông đã trở thành một trong những nhà báo viết về chính trị xuất sắc nhất trên thế giới

36

dư luận thành thạo, họ hiểu sự thần bí (mystery) một cách rất

đầy đủ để tạo nên đa số ủng hộ trong ngày bầu cử" (dẫn theo

Encyclopaedia Britanica)

Nhìn chung, những nhân viên giao tế chủ yếu quan tâm đến

những nhóm công chúng đặc thù để họ làm tốt hơn công việc được giao bằng cách gây ảnh hưởng đến khách hàng của tổ

chức mà họ đại điện như các tổ chức chính phủ, các nhà

cung cấp sản phẩm Cả những nhà chính trị và những nhân viên giao tế đều quan tâm tới những yếu tố ảnh hưởng tới dư luận nhờ đó họ có thể thực hiện tốt hơn công việc của mình và nhận được sự ủng hộ từ phía công chúng“

Để bàn về dư luận xã hội, các nhà nghiên cứu đẻ cập đến năm vấn để cơ bản vẫn còn chưa giải quyết được trong đư luận xã hội hiện đại:

(1) Thiếu năng lực: Các nhà nghiên cứu như Lippmamn hay

Bryce cho rằng, dư luận hình thành trên những vấn đề chính trị, những vấn đề chung của xã hội, những vấn để đó ít làm

các cá nhân cụ thể quan tâm, trừ những người thuộc tầng lớp

trên, trong giới chính trị, những người có đủ từ cách, khả năng bàn về những vấn đề đó Báo chí là một phương tiện để tăng năng lực của công chúng trong việc tham gia vào các

hoạt động công cộng và hình thành một dư luận đại điện cho

số đông trong xã hội [56: 17-18]

Trang 19

gia vào việc tiến hành những công việc chung, giáo dục còn

tạo cho con người khả năng đánh giá những kiến thức được các chuyên gia vẻ những vấn để chung của xã hội đưa 1a - Vấn đề quan trọng là cải tiến phương pháp và điều kiện của các cuộc thảo luận, bàn bạc và thuyết phục trong quá trình hình thành dư luận xã hội

Cung cấp các nguồn lực phù hợp cho công chúng là tạo ra một xã hội dân chủ, đây là cơ sở để hình thành nên một nền

dư luận xã hội thực sự [56: 18-19]

(3) Sự chuyên chế của đa số: Dư luận xã hội tạo nên một sự đồng thuận ở số đông, vì thế, có thể những cá nhân thuộc nhóm thiểu số sẽ bị bỏ mặc và không được bảo vệ

Tính chuyên chế của đa số có hai mặt: tích cực và tiêu cực

{56: 19-20] : :

Một xã hội cộng đồng là biểu hiện cụ thể của đặc điểm này, xã hội cổ truyền, với sự thắng thế của đa số, qui định chặt chế hành ví của cá nhân một mặt làm ổn định cộng đồng, một mặt cũng làm cho con người mất đi động lực cá nhân vốn có của họ, mà động lực cá nhân cũng là một trong những động lực phát triển của cả cộng đồng (Một trong những vấn để khác cũng liên quan đến hạn chế này hiện đang được cả thé giới quan tâm chính là bảo vệ sự đa dạng của văn hoá, ở đó, các văn hoá thiểu số dang dan bi suy yếu và có nguy cơ mất hẳn trước sức ép của sự đồng dạng về văn hoá.)

(4) Tính nhạy cảm với sự thuyết phục: Dư luận xã hội không chỉ được xem là sản phẩm của ý kiến chung của cộng

đồng mà nó còn một sức ép đối với công đồng theo nghĩa,

khi nó đã là một lực lượng, một ý chí được xem là của xã hội

và được coi là mọi người tuân theo thì nó có quyển áp đặt ý

chí lên những tư tưởng không tuân thủ theo ý chí của dư luận xã hội chiếm ưu thế Một người định hướng dư luận tốt (hay thao túng để tạo ra một dư luận xã hội theo được ý tưởng của mình) sẽ thu hút sự tham gia của những người khác một cách đễ dàng Đám đông công chúng là đối tượng dễ nhạy cảm với những tác động từ những nhân vật có ảnh hưởng xã hội, hay những thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập đến những lợi ích liên quan đến họ

(5) Thong tri bởi tầng lớp ưu tú: Khi dư luận xã hội được

xem là sức mạnh tập thể thì không đồng nghĩa với việc sự

hình thành dư luận xã hội đơn giản là do tổng cộng các số

đông ý kiến mà thành Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc hình thành dư luận xã hội là vai trò của tầng lớp ưu tú (clite) Họ là người có vai trò quan trọng trong việc

hình thành và vận hành dư luận xã hội theo những hướng di

cu thé Mills (1956) da xem xã hội Mỹ là sự phân tầng của

ba đẳng cấp: Đầu tiên là một số ít người thuộc nhóm ưu tú quyền lực; thứ hai là một tập hợp của các thế lực chính trị đối trọng; và thứ ba là số đông dân chúng không có quyền Theo ông, dân chúng Mỹ bị các phương tiện truyền thông đại chúng biến thành mộ cái chợ, ở đó tiêu thụ những ý tưởng

Trang 20

Có lẽ, những quan niệm chung nhat vé du luan x4 hoi ughv

nay xem xét dư luận xã hội như là tập hợp các ý kiến của các

cá nhân, "Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng

đồng xã hội đối với các vấn đề có tâm quan trọng, được hình

thành sau khi có sự tranh luận công khai” hoặc "những gì mà

các cuộc thăm đồ ý kiến cố gắng ảo đạc" {56: 22] và "Công luận là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của các cuộc phỏng vấn" [27: 6] Quan niệm này đã là một bước tiến cho việc định hình dư luận xã hội, khác với

những gì mà dư luận xã hội được xem xét trước kia với tư

cách là hiện tượng vượt ra khỏi cá nhân và có bản chất tập thể cố hữu hoặc "một sản phẩm mạng tính hợp tác của sự giao tiếp và ảnh lung qua lại" [49: 121], nhờ đó dư luận xã

hội không còn mang tính trừu tượng mà có thể đo đạc được hay thao tác được trên nó

Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Liên Xô (cñ) cũng có những định nghĩa về dư luận xã hội, trong đó, nhấn mạnh tới

su phan xét, đánh giá chung của các nhóm xã hội đối với các vấn đề quan tâm: "Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ" [27: 61 Hoặc dư luận xã hội là "sự phán xét thể hiện

sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội” [27: 6] Như vậy, chúng ta thấy rang, các học giả Liên Xô (cũ) cũng cùng quan niệm với các nhà học giả phương Tây khác, tuy nhiên sự khác biệt nhỏ ở họ là các học giả phương Tây, đặc biệt là các học giả.Mỹ chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thao tác kỹ thuật trong nghiên cứu dư luận xã hội `

Còn các học giả Việt Nam định nghĩa: "Dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm đông người hoặc tập thể, tầng lớp, giai cấp, nhiêu khi là cả một cộng đông (địa phương, cả nước, khu vực, cộng đồng thế giới ) đối với những vấn đê mà họ quan tâm." [5: 4]

Như vậy, trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh đến dư

luận xã hội như một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi đư

luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tỉnh thần của xã hội nhưng có liên hệ chặt chế với hoạt động thực tiễn của xã hội Phải có sự quan tâm của số đông người đối với cùng một

vấn để mới có thể hình thành đư luận xã hội

Hoặc như: "đ luận xã hội là tập hợp các luông ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự Khái niệm "luồng ý kiến" có những nội hàm đáng lưu ý: 1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau; 2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; 3) Luống ý kiến có thể

rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý

Trang 21

Trong dinh nghĩa này, dư luận xã hội được xem là tập hợp

các ý kiến của các cá nhân Các ý kiến này không thuần nhất thể hiện tính không thuần nhất trong công chúng của dư luận xã hội Tác giả nhấn mạnh đến tính đa dạng trong các luồng ý kiến, đây là đóng góp quan trọng trong việc ầm hiểu bản chất của dư luận xã hội

Hoặc: "đư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã

hội của một cộng đông người nào đó, là sự phân xét, đánh giá của đại da sé trong cộng đồng người đối với các sự kiện,

hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi

ích của họ trong một thời điểm nhất định." [§: 14]

Ở đây, dư luận xã hội cũng được tác giả xem là một biểu hiện trạng thái ý thức xã hội Sự liên hệ của dư luận xã hội - như là một lĩnh vực thuộc đời sống tính thần - với thực tại xã hội Điểm đáng lưu ý trong định nghĩa này là sự xác định căn nguyên:của dư luận xã hội xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của

các cá nhân trọng cộng đồng ở một thời điểm nhất định

Như vậy, gần như tất cá các học gia, bat kể cách mà họ xác định về dư luận xã hội ra sao, đều đồng ý rằng: phải có một

vấn để; phải có một số lượng lớn cá nhân thể hiện ý kiến về

vấn để trên; phải có một vài dạng của sự nhất trí chung trong số ít nhất một vai du luận về vấn đề trên; và sự nhất trí chung này phải trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên ảnh hưởng

Mỗi định nghĩa có một cách lý giải riêng, thích đáng cho

cách định nghĩa ấy, và để dễ thao tác trong nghiên cứu xã hội

học, chúng tôi cho rằng: đư lướn xã hội là một dạng biểu

hiện của ý thức xã hội, phản ánh thái độ phản ứng của đa số cá nhân trong xã hội đối với các hiện tượng, sự kiện xã

hội và quá trình xã hội trong những thời gian và không

gian xã hội cụ thể, có thể đo đạc được thông qua kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý

Trong định nghĩa này, ngoài những định nghĩa về bản chất, nội dung hay hình thức của dư luận xã hội, chúng tôi muốn khuôn định rằng, ở một thời gian và không gian cụ thể, thái độ phản ứng của cá nhân đối với các sự kiện, hiện tượng hay quá trình xã hội của đa số cá nhân trong xã hội mới trở thành

dư luận xã hội Trong xã hội học, chúng ta có thể biết được

dư luận xã hội một cách cụ thể (cường độ, qui mô, ) thông qua các cuộc điều tra, trưng cầu dân ý Như vậy, khái niệm dư luận xã hội được thu hẹp và có tính thao tác hơn để có thể

Trang 22

Chuang li

CO SG HINH THANH, BAN CHAT,

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH, CÁC CHỨC NĂNG, CÁC DẠNG,

VÀ SỰ YẬN HÀNH CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI Dư luận xã hội được xem là một tập hợp của các niềm tin, các thái độ, các quan điểm của cá nhân về một chủ đề cụ thể, mang tính thời sự, được thể hiện ở đa số trong một cộng đồng Dư luận xã hội được xem như là một sự điều tiết các

mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, các nhóm với nhau

(cả theo chiều ngược lại) Bất luận cách xem xét dư luận xã hội dưới góc cạnh nào thì dư luận xã bội đều được đánh giá là có tầm quan trọng đối với mọi hoạt động xã hội, không chỉ đơn thuần trong chính trị hay văn hóa, mà ngay cả kinh tế, luật pháp cũng đều chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội, hay

ngược lại, những nhân tố này cũng ảnh hưởng trở lại đối với dư luận xã hội, và đóng vai trò như là những cơ sở để hình

thành nên dư luận xã hội

44

TỊ.1 Các cơ sở hình thành

Dư luận xã hội được hình thành trên những nền tảng cụ thể Những nền tảng này có thế ở tầm mức bao quất cả cộng đồng, cũng có thể xuất phát trong bản thân nhóm công chúng nhất định Ở đây, chúng tôi chia ra làm hai cấp độ rõ ràng là các cơ sở chung và các cơ sở hình thành ở mức độ cụ thể XI.1.1 Các cơ sở chung

a Văn hóa (đặc biệt là văn hóa truyền thống) là cơ sở quan trọng trong việc hình thành nên dư luận xã hội Như ở phần trên chúng tôi đã trình bày, dư luận xã hội là một đạng biểu hiện của ý thức xã hội, một cấu trúc tính thần - thực tiễn, như vậy đư luận xã hội bao gồm cả tập quán, truyền thống

xã hội, những phán xét về giá trị, chuẩn mực, những nhân

tố căn bản cấu thành nên một nền văn hóa Bên cạnh đó, nếu như thái độ của cá nhân và cộng đồng là hạt nhân hình thành nên dư luận xã hội thì văn hóá là nền tảng để hình thành nên nhân cách cá nhân, cộng đồng, và từ đó nảy sinh

thái độ của họ : `

Văn hoá là một khái niệm phức tap, co thể được biểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận' Tuy nhiên,

! Văn hoá có thể xem là được tạo thành bởi ba thành tố chính: (1) biển tượng, ý nghĩa và giá trị để xác định hiện thực và mức độ

đúng - sai, tốt - xấu; (2) các chuẩn mực hay các mong đợi về con

người nên nghĩ, cảm nhận và hành động thế nào trong.một bối

cảnh xã hội cụ thể; và (3) văn hoá vật chất - sự thực hành và những vật làm ra theo thẩm mỹ của con người, phản ánh những ý nghĩa của văn hoá vật thể

Trang 23

trong những nghiên cứu cụ thể, các nhà nghiên cứu luôn tìm

ra một khái niệm thao tác để khuôn định phạm vi nghiên cứu văn hoá của mình Trong một chừng mực nào đó, các nhà xã

hội học thường nhấn mạnh đến văn hóa như là cách ứng xử, chia xế những giá trị chung của một cộng đồng nhất định Bằng hàng loạt các giá trị mà cộng đồng theo đuổi, cộng đồng có những cách ứng xử và hình thành những thái độ nhất định đối với các giá trị đó O mỗi bối cảnh nhất định, mỗi xã hội nhất định, một số giá trị nào đó được đề cao, hướng sự quan tâm của cộng đồng vào nó, dư luận xã hội vì thế cũng được định hướng Với các xã hội Việt Nam trước thế kỷ 20, khi mà các phương tiện thông tin chưa phổ biến, với cách ứng xử phổ-biến là truyễn miệng đưới các dạng thơ, ca, hd,

về thì dư luận xã hội được hình thành theo các con đường

của văn nghệ dân gian Với xã hội Pháp vào nửa sau thế kỷ 19, đư luận xã hội lại được hình thành bằng những câu chuyện ngồi lê đôi mách, qua sự tụ tập của quần chúng ở những tụ điểm sinh boạt công cộng như những tiệm café chẳng hạn (xem Robert Darnton) Cũng như thế, dư luận xã hội ở một quốc gia Tây Âu được hình thành có thể khác với

cách mà dư luận xã hội ấy hình thành ở một quốc gia Đông Á hay một bộ tộc nào đó ở châu Phi

Mỗi một cộng đồng đếu mang một bản sắc vặn hóa nhất định, qua đó, phân biệt với các cộng đồng khác Cách thức

hình thành dư luận từ cộng đồng cũng theo những cách riêng

biệt Thông tin của những nhóm tiểu thương hình thành cơ bản khác với thông tin được tạo ra từ các nhóm trí thức Cách

lan truyền và độ tin cậy cũng khác nhan, mục đích và mối

quan tâm cũng không giống nhau Những dư luận xã hội được hình thành từ những thông tin này cũng mang những đặc trưng khác

Dư luận xã hội có thể được hình thành theo hai chiều: từ trên xuống (từ giai cấp cầm quyền, những người lãnh đạo xã hội) và từ dưới lên Dù rằng, dư luận xã hội kiểu này có bản chất

chính trị, song, văn hóa cñng đóng rnột vai trò quan trọng

Cách mà người ta mong muốn thông tin trở thành dư luận xã hội - từ cả hai chiều - có nhiều nét văn hóa Chẳng hạn, những thông tin từ dưới lên muốn được trở thành dư luận xã hội để được tâng lớp cầm quyền xã hội quan tâm, có thể

được đề đạt công khai hay được ngụ ý đưới các dạng ngôn từ

nhất định là có ý nghĩa văn hóa Một xã hội để cao cá nhân thì những thông tin có thể được đưa ra trực tiếp qua các phương tiện trung gian (truyền thông) và trở thành dư luận, trong khi đó, một xã hội đề cao tính cộng đồng thì thông tin lại có thể được bàn bạc kỹ ở mức độ cộng đồng trước khi có thể trở thành một thông tin cơ sở cho việc hình thành dư luận

xã hội

Văn hóa được xem là cơ sở hình thành dư luận xã hội còn

bởi lẽ, đư luận xã bội mang bản sắc văn hóa Xét theo chiều thời gian, dư luận xã hội biến đổi, thay đối sự quan tâm của nó mang bản chất văn hóa, theo sự quan tâm của cộng đồng, những chuẩn mực, giá trị mà cộng đồng đó hướng tới, những

Trang 24

thấy rằng, những vấn để của xã hội ngày hôm này khác nhiều so với những vấn để mà các xã hội trước gặp phải và cũng sẽ khác với những vấn đề của xã hội tương lai Mỗi thời kỳ, các xã hội gặp nhiều vấn đề riêng của các xã hội ấy và có những cách nhìn nhận, đánh giá, giải thích riêng Người nông dân Việt Nam những năm trước đổi mới có những mốt lo khác với những người đân những người dân Việt Nam hiện nay, cũng như vậy khi xem xét các đối tượng khác với

những trật tự thời gian khác

Xét theo chiều không gian, những nhóm xã hội khác nhau

có những tiểu văn hóa khác nhau, những tiểu văn hóa này được vận hành trong một nền văn hóa chung, dư luận xã hội lại được để cập trong mọi nhóm xã hội, và được các

nhóm thể hiện thái độ bằng hệ quy chiếu văn hóa của họ

Ví dụ, xét về khía cạnh tôn giáo, những người theo tôn giáo

có thể có dư luận khác với những người không theo tôn giáo về một số vấn đề có liên quan đến đức tin tôn giáo của

họ, , xét về khía cạnh trình độ học vấn: Những người trí thức có thể hình thành nên những dư luận khác với những

người có trình độ học vấn thấp hơn về một số vấn dé cụ thể đo khả năng nhìn nhận vấn để khác nhau giữa họ; xét về tiêu chí vùng miền: Những người Việt Nam có thể hình thành nên những dư luận xã hội khác với người dân Mỹ về

nhiều vấn đề: Vì vậy, khi nghiên cứu dư luận xã hội trong

bối cảnh xã hội Việt Nam, người ta cũng có thể thấy hoặc cũng cần chú ý đến những đư luận xã hội mang "màu sắc” Việt Nam Chẳng hạn, những phản ứng xã hội hình thành

nên đư luận xã hội sẽ nhanh khi những vấn đề, quá trình xã hoi nay sinh dung cham đến những vấn đề mà văn hóa Việt

Nam coi trọng (những chuẩn mực đạo đức như trọng xi, những quan hệ trong gia đình như hiếu, dé, hay cong -

đưng - ngôn - hạnh của phụ nữ, )

Dư luận xã hội là một thực thể tồn tại độc lập nhất định, nó

vừa được tạo thành bởi các nhóm xã hội, vừa gây áp lực để hình thành nên thái độ đối với nhóm xã hội ấy, vì thế, bản thân nó cũng hình thành luôn một văn hóa Người ta luôn cho rằng, khi dư:luận xã hội xuất hiện về một vấn để gì đó

cũng có nghĩa là trong xã hội có "vấn dé", "vấp đề" ấy là một

trong những đối tượng của xã hội học Xét về khía cạnh văn hóa, bản chất của vấn dé này có những lý do từ văn hóa b.Kinh tế

Không chỉ những người theo học thuyết của Marx (thường được xem là hay chú ý đến nguyên nhân kinh tế trong các giải thích) mà mọi nhà nghiên cứu về đư luận xã hội đều đồng ý với nhau rằng, kinh tế ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành dư luận xã hội vì kinh tế là vấn dé quan trong trong quá trình sinh tổn của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung Kinh tế là vấn để rất nhạy cảm của cuộc sống cộng đồng, vì thế, chính ở đây nảy sinh nhiều nhất những tranh cãi xã hội, những xung đột lợi ích, đó là những tiền để

để hình thành dư luận xã hội ˆ

Con người tồn tại trước nhất, xét về một khía cạnh nhất định,

Trang 25

con người kinh tế là vì bản thân sự sinh tồn cho chính mình, vì thế, mọi xung đột có liên quan đến lợi ích của cá nhân anh ta đêu nhận được những phản ứng, thái độ quan tâm cao

Một sự kiện xã hội muốn trở thành dư luận xã hội phải nhận được sự quan tâm của cộng đồng ở một mức độ nhất định Như vậy, một sự kiện xã hội có liên quan đến kinh tế đễ dàng trở thành mối quan tâm chung của mọi người hơn những vấn dé khác Rõ ràng là, với việc chia ra ba cấp độ thông tin với công chúng: cần thiết, có thể cần thiết và không cần thiết, bao giờ vấn để liên quan đến kinh tế cũng đụng

chạm nhiều hơn đối với phần đông các cá nhân trong xã hội,

và vì vậy buộc họ phải quan tâm và có những thái độ nhất

định đối với lợi ích của bản thân, đó là một tiên đề thuận lợi cho việc hình thành dư luận xã hội

Vấn để kinh tế còn là vấn để của cộng đồng Vượt ra khỏi bình điện cá nhân, vấn đẻ kinh tế được bàn bạc ở mức độ cộng đồng, quốc gia (chính phủ), các nhóm lớn, thậm chí xuyên quốc gia Những ảnh hưởng này được sự quan tâm của mợi nhóm xã hội bất chấp những khác biệt có thể có của các

nhóm này như tôn giáo, trình độ học vấn, địa vị xã hội Vì

thế, đây là tiên dé thuận lợi nữa cho sự hình thành một dư luận xã hội về vấn để nào đó nếu vấn để đó liên quan đến quyền lợi kinh tế cộng đồng

Một ví dụ minh họa ở đây là, trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước tiên là toàn cầu hóa về kinh tế, đã vấp phải một sự

chống đối của không ít người, Hội nghị Thương mại thế giới

bàn về việc thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại tiến hành ở Mỹ cuối năm 1999 đã thất bại do những cuộc biểu tình của người đân Rõ ràng là, một đư luận xã hội đã được hình thành trên một vấn đề kinh tế ở quy mô lớn sẽ dan là xu hướng trong những năm sắp tới Ở Việt

Nam, người ta cũng bàn tới toàn cầu hóa với những ảnh hưởng lợi - hại của nó chẳng hạn như trong thời gian sap tới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) Tuy nhiên, dù nhận được nhiều sự quan tâm những mức độ quan tâm của các nhóm công chúng không phải đều ở mức độ như

nhau do những khác biệt về nhận thức, mức độ quyền lợi bị ảnh hưởng

Các tầng lớp người khác nhau về quyền lợi, khả năng kinh tế cũng có những ý kiến, thái độ khác nhau, trên cơ ấy mà hình thành nên những luồng dư luận xã hội khác nhau Người nông đân Việt Nam có những mối quan tâm khác với những tầng

lớp khác, chẳng hạn giá lúa gạo quá thấp khi được mùa, giá phân bón quá cao, vấn đề cho trẻ em nông thôn đi học khi công việc đồng áng cân nhân công, Irong khi đó những người công nhân, bác sỹ, kỹ sư lại có những mối quan tâm

khác dựa vào khả năng tài chính của họ Một bối cảnh kinh tế

Việt Nam cũng tạo ra những luồng dư luận khác với bối cảnh một nền kinh tế khá giả hơn như Nhật Bản, Mỹ hay Pháp Đây là những tham khảo cho những nghiên cứu xã hội học về dư

Trang 26

Như vậy, kinh tế là một nhân tố quyết định trong việc xem xết cơ sở của sự hình thành của dư luận xã hội

c Chính trị

Như phần đầu đã nói, dư luận xã hội ngoài chức nãng đánh giá về một sự kiện xã hội còn có một chức năng quan trọng khác là điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Dù rằng dự luận xã hội được hình thành một cách chủ ý hay vô ý cũng được những người lãnh đạo xã hội và cả quần chúng nhân đân xem xét Sự xem xét này nhằm mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa hai nhóm xã hội cơ bản: nhóm thiểu số nắm

quyền và phần đông dân chúng Chính vì vậy, nhiều nhà tư tưởng đã xem dư luận xã hội như là một thứ quyền lực mà

các người quản lý xã hội phải học để điều khiển Ý kiến của

J.J Rousseau là “bất cứ người làm luật nào phải biết làm thế nào để thống trị các ý kiến và thông qua chúng thống trị những đam mê của con người” Nhà luật học và sử gia người Anh James Bryce cũng cho rằng nếu chính phủ dựa trên sự đồng thuận đại chúng thì sẽ mang lại sức mạnh và sự ổn định

lớn cho quốc gia Nhiều tác giả khác nhấn mạnh sự liên quan, về những nguy hiểm của việc để cho chính sách của chính phủ bị ảnh hưởng quá nhiễu bởi dư luận xã hội (dẫn theo Encyclopaedia Britanica)

Dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội, và do đó, nó cũng

cần được điêu chỉnh và xem xét bởi những nhà quản lý xã

hội vì những nhà quản lý xã hội luôn muốn thấy trong mắt họ một tồn tại xã hội lành mạnh Những tồn tại xã hội không

lành mạnh là những tồn tại không có ích cho sự phát triển xã

hội (theo quan điểm của chính thống), và như thế, những dư

luận xã hội phục vụ cho những quan điểm ấy cân phải được "điều chỉnh"!,

Dư luận xã hội phục vụ chính trị là một điều mà bất cứ nhà

nghiên cứu dư luận xã hội nào cũng thấy được Thậm chí,

nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dư luận xã hội chỉ là kết quả

của phản ứng của công chúng đối với những chính sách của chính phủ Sử dụng dư luận xã hội là một trong những biện pháp chính trị của các nhà quản lý xã hội theo hướng củng cố vai trò của mình vì nhiều lý do:

- Dư luận xã hội dé được hình thành theo hướng có ích cho xã hội đang tổn tại nếu nhà quản lý xã hội có thể kiểm soát được các phương tiện truyền thông và có những nhà định

hướng dư luận có uy tín

- Do những chức năng nổi bật của dư luận xã hội mà dư luận

xã hội có vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội,

định hướng những mối quan tâm xã hội vào những vấn đề cụ thể mà nhà quản lý xã hội mong muốn Những đặc điểm như dễ hình thành, đễ lây lan, có khả năng gây sức ép lên những nhóm, những cá nhân khác nhau cũng là những ưu thế nổi

‘KK Marx trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Héghen đã cho rằng "Công việc phổ quất là một cái gì đó đã được chuẩn bị sẵn, không phải công việc thực sự của nhân dân Công việc phổ quát được thực hiện không cần sự tham gia của nhân đân" (Các Mác và

Trang 27

bật của dư luận xã hội trong cách quan hệ của các nhóm

quyền lợi khác nhau với nhau, đặc biệt là của thiểu số cầm quyên với đa số tầng lớp nhân dân

Các cuộc trưng cầu dân ý hay các điều tra dư luận xã hội là những biện pháp mà các chính phủ dùng đến để tìm hiểu về những vấn đề mà họ muốn tìm câu trả lời, và cũng chính bắt đầu từ những cuộc trưng cầu hay điểu tra ấy Họ cũng mong đợi xuất hiện những sự xuất hiện dư luận xã hội về những vấn đề mà họ quan tâm

Quần chúng nhân đân cũng sử dụng đư luận xã hội như một công cụ chính trị để giai cấp cầm quyền thấy được phản ứng

của bọ, từ đó, có những cách thức thay đổi chính sách, hình thức tác động để có được một dư luận xã hội tích cực hơn từ

phía quần chúng

Trường hợp một số nước châu Âu tổ chức trưng câu dân ý về

việc tham gia đồng tiền chung chau Au EURO là một ví đụ

Chính phñ muốn người dan bày tỏ ý kiến của mình vẻ việc

tham gia đồng tiền chưng Bàng những sự vận động công chúng từ cả hai phía ủng hộ và phản đối, các luồng dư luận

xã hội được tạo ra nhằm tạo ra kết quả thuận lợi cho các bên

Chính phủ tìm ra cách giải quyết theo ý của công chúng Nếu có lợi cho chính phủ, vấn đề sẽ được giải quyết ngay Nếu

không, sau một thời gian nào đó, vấn đề lại được đặt lại để

lấy ý kiến của công chúng thêm một lần nữa Hoặc trường hợp của Canada với vấn đẻ Quebec, nước Úc với vấn dé vai trò của nữ hoàng Anh, Anh tham gia đồng tiên chung châu

Au (euro) Đây là những ví dụ về sự ảnh hưởng của chính

trị trong việc hình thành dư luận xã hội

Trong nghiên cứu dư luận xã hội, ảnh hưởng của chính trị đối với việc hình thành dư luận xã hội thể hiện ở sự ra đời của các chính sách Các chính sách có thể đề cập tới những vấn đề rất chung của xã hội nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những vấn để hết sức cụ thể Xét trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta thấy rằng những chính sách như thuế VAT, nghị định 97 CP, qui định về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, là những ví dụ cho thấy chính sách có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành dư luận xã hội

Nói tóm lại, trong việc hình thành dư luận xã hội, chính trị là một trong những nguyên nhân, cơ sở quan trọng

TI.1.2 Sự hình thành của dự luận xế bội

Dư luận xã hội được hình thành từ thái độ của công chúng

đối với các vấn dé xã hội Tuy nhiên, quá trình hình thành

này không phải đơn giản như vậy mà đây là một quá trình rất

phức tạp với các giai đoạn và các cách thức khác nhau

Trang 28

thì không hẳn cá nhân xác định tầm quan trọng của các vấn để xã hội, mà chính là Nhà nước và các tổ chức, cơ quan , đoàn thể xác định vấn dé ho quan tam va dua van dé đó ban bạc rộng rãi ngoài xã hội để tạo ra các luồng dư luận nhất định Tất nhiên, chúng ta không phủ nhận vai trò của cá nhân (chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở phần những người định hướng dư luận), nhưng rõ ràng là trong bối cảnh xã hội hiện nay, các tổ chức và phương tiện truyền thông là những cơ sở chính cho

việc hình thành dư luận xã hội

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu vẻ sự hình thành cha du luận xã hội, chũng tôi mơ hình hố bằng lược đồ sau đây: Môi trường trực tiếp Những người định

(gia đình, bạn bè, đồng hướng dư luận nghiệp ) Truyện thông Sự hình thành Các ảnh đạichúng [> thái độ '“—| hưởng khác ' Dư luận xã hội

Các nhận tố môi trường trực tiếp

Môi trường trực tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ, chỉ phối thái độ, hành vị của từng cá nhân Xét trên quan điểm xã hội hoá của

xã hội học, gia đình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp, Là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tình cảm, thái độ của

cá nhân đối với mọi sự việc, biện tượng, hay nói cách khác các nhân tố môi trường đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các thái độ và các dư luận Phần lớn việc lan

toả của dư luận là ảnh hưởng của môi trường xã hội trực tiếp: gia đình, các bạn bè, hàng xóm, nơi làm việc, các thiết chế tôn giáo và-trường học Con người thường xuyên điều chỉnh thái độ của họ để phù hợp với những gì phổ biến trong các nhóm xã hội mà họ sở thuộc Chúng ta đã thường nói về vấn để này như “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, để nói về việc cần thiết có sự hài hoà với môi trường trong lối sống của cá nhân Xét theo một nghĩa hẹp nhất định, cá nhân không thể vượt khỏi những suy nghĩ, hành động của nhóm xã hội mà mình sở

thuộc, chính vì lẽ đó, thái độ của cá nhân được định hướng từ

những môi trường này

Theo cách nhìn xã hội học, dư luận xã hội được hình thành từ nhiều nhóm công chúng khác nhau Các nhóm xã hội này có

sự phân tầng rõ rệt do sự khác biệt của họ về nhận thức, mức

sống, tôn giáo, sở thích và do vậy, họ chịu sự chỉ phối của những ảnh hưởng này Những vấn đề đặt ra với những người

có mức sống dưới mức tối thiểu có sự khác biệt đối với

những vấn đề mà người có mức sống cao quan tâm khi mối bận tâm trước mất của nhóm người trước là miếng cơm,

Trang 29

những người có bạn bè, những người-thân cận, hàng xóm, `

sống ở những không gian khác biệt có thể là những tiền dé để có những dư luận khác nhau về cùng một vấn để Các nhóm xã hội có thể được hình thành từ nhiều cách, và một trong những cách ấy là do hoàn cảnh sống chung Trong xã

hội luôn có xu hướng những người có cùng khả năng kinh tế,

sở thích tụ hợp cùng nhau rong một không gian sống chung Những người giàu sống tách riêng ra một khu; người nghèo cũng vậy Những khu tập thể cũng được hình thành

dành cho cần bộ viên chức và người lao động của những cơ

quan, công ty, xí nghiệp nhất định Tương tự như vậy là

trường hợp các xóm đạo Việc các cá nhân có những điểm

chung nhất định sống-gần nhau đã càng làm tăng tầm quan trọng của môi trường trực tiếp trong việc hình thành nên các luồng dư luận khác nhau -

Khi chúng ta chia dư luận xã hội thành các dạng khác nhảu (chúng tôi sẽ nói rõ hơn về sự phân chia này ở phần san), thì những dư luận xã hội về chính trị, tôn giáo, kinh tế, gia đình, văn hóa, giáo dục sẽ nhận được những luồng dư luận

xã hội khác nhau từ những nhóm công chúng khác nhau Sự

bày tỏ mối quan tâm khác nhau đối với các vấn để này một

phần quan trọng được lý giải từ nguyên nhân lợi ích, nhu

cầu Như cầu và lợi ích của các nhóm người khác nhau đối với các vấn để khác nhau thuộc các thể chế chính trị, văn

hóa, giáo dục, có sự khác biệt dẫn đến sự khác biệt trong

dư luận xã hội của các nhóm người ấy Nhẹ là bắt đâu bằng

mức độ quan tâm, hơn thế là có những nhóm công chúng

riêng cho các vấn đề riêng Do các nhóm xã hội rất đa dạng và chủ để quan tâm của họ cũng rất khác nhau nên khi xem

xét đến đư luận xã hội, chúng ta không thể bỏ qua nhân tố

môi trường trực tiếp ảnh hưởng như thế nào đến việc hình

thành dư luận xã hội

Phương tiện truyền thông

Trong việc hình thành dư luận, truyền thông có ảnh hưởng quan trọng đo nó đưa ra các vấn để và hướng sự quan tâm công chúng vào những vấn đề và nhân vật nhất định Trong bất kỳ xã hội nào, các chính phủ đều mong muốn (đù ở các

mức độ khác nhau trong quan niệm về tử do báo chí) kiểm

sốt thơng tin được đưa ra từ các phương tiện truyền thông

do những thông tin như vậy có thể gây nên những dư luận

mà chính phủ cho rằng sẽ gây tổn hại đến trật tự xã hội hiện hành Các tổ chức của chính phủ luôn theo dõi những tin tức trên báo chí và xem đó như là những biểu hiện nhất

định của dư luận xã hội để từ đó điều chỉnh hành vi của

mình Thực tế đã chỉ ra rằng, những tin tức hàng đầu (hot news) trên các phương tiện truyền thông thường là cơ sở

tạo ra các dư luận trong xã hội Các phương tiện truyền

Trang 30

vận động các cử tri đi bầu cho các ứng cử viên của mình,

củng cố những vấn để chung trọng đại mà nước Mỹ đang phải đối mặt như nạn khủng bố, sự suy giảm chất lượng của

hệ thống an sinh xã hội

Thực ra, các phương tiện truyền thông trước đây như đài,

báo, truyền hình thường được xem là ít quan trọng hơn môi trường xã hội trực tiếp khi hình thành các thái độ nói riêng,

dư luận xã hội nói chung đo chúng chỉ gián tiếp ảnh hưởng đến thái độ của cá nhân cũng như chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ công chúng có trình độ học vấn, khả năng kinh tế, ở các khu vực đô thị Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ

của công nghệ thông tin như sự ra đời của Internet, điện thoại đi động, công nghệ phát sóng trực tiếp, phủ sóng toàn

cầu, số lượng người biết chữ gia tăng, đời sống kinh tế phát

triển, truyền thông ngày càng đóng trở nên không thể thiếu

được trong đời sống của cá nhân, công đồng, và quan trọng trong việc hình thành nên thái độ của cá nhân Các phương tiện truyền thông cho các cá nhân biết những người khác

đang nghĩ gì và nhờ đó định hướng dư luận xã hội Các

phương tiện truyền thông làm cho các thông tin đơn lẻ được ngầm định trở thành những thông tin được nhiều người tin tưởng Với khả năng của mình, các phương tiện truyền thông

có thể thuyết phục được một số lượng cá nhân đông đảo, trải

Tộng theo các khu vực địa lý Nếu ai đó nói rằng, người nào kiểm sốt được truyền thơng, người đó sẽ kiểm soát xã hội, thì câu nói ấy cñng khơng hồn tồn sai Đây chính là lý do cơ bản cho sự ra đời của lật tự do báo chi trong hầu như tất

cả các quốc gia trên thế giới, và quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền con người cơ bản nhất"

Ở các quốc gia phương Tay, sự phát triển của truyền thông, đặc biệt là truyền hình, đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nghị viện “Trước khi có truyền hình, các cuộc bầu cử ở cấp quốc gia được xem như các cuộc thi giữa rất nhiều ứng cử viên hoặc các Đảng phái cho các vị trí trong nghị viện Gần đây, các cuộc bầu cử ở các quốc gia như Đức, Anh và Hoa Kỳ, lãnh đạo các đảng phái đóng vai trò trung tâm Các cuộc bầu cử thường chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi cá nhân của các ứng cử viên thủ tướng hay tổng thống Các cuộc tranh luận trên truyền hình cũng như các chương trình tranh cử trên truyền hình được các ứng cử viên quan tâm nhiều hơn, và đóng vai trò quan trọng đối với kết quả bầu cử Truyền hình ở Pháp và Hoa Kỳ được xem như một sức mạnh củng cố chế độ tổng thống theo đó tổng thống có thể để dàng yêu cầu công chúng cả nước hơn là những nhà lãnh đạo khác Chỉ khi truyền thông đại chúng còn mỏng, như ở các quốc gia chậm phát triển hoặc ở các nước mà truyền thông bị kiểm soát nghiêm ngặt, thì thông tin truyền miệng đôi khi có thể thể hiện những chức năng tương tự như báo chí và các dạng truyền thông khác, dù ở một qui mô hạn chế hơn Nhìn chung, ở các nước chạm phát triển, những người biết chữ

' Hiến pháp nước ta quy định “Công đân có quyên tự đọ ngôn luận,

tự đo báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội,

Trang 31

thường đọc báo cho những người không biết chữ, hoặc một

số lớn người tập trung quanh chiếc đài phát thanh của làng Truyền miệng ở chợ, ở hàng xóm, sau đó, truyền tin đi xa

hơn Ở các quốc gia, nơi các thông tin quan trọng được chính

phủ giữ kín, thì những xử lý thông tin lớn được truyền tải bởi

những lời đồn đại Lúc đó, truyền miệng giúp hình thành đư luận xã hội ở các nước chậm phát triển và khuyến khích những dư luận "ngầm" (“underground" opinion) ở các quốc gia chuyên chế, dù rằng, các quá trình này chậm hơn và thường liên quan đến ít người hơn so với các quốc gia có hệ thống truyền thông phát triển hơn.” (dẫn theo Encyclopaedia

Britanica)

Chúng ta đang bước vào một xã hội thông tin, các giao tiép gián tiếp gia tăng, các giao tiếp trực tiếp giảm xuống, các phương tiện truyền thông vì thế trở thành nguồn cung cấp thông tin và trí thức chủ yếu, và như vậy nó có ảnh hưởng rất nhiều đến cá nhân, cộng đồng Các luồng thông tin do truyền thông đem lại có thể tới từ nhiều nguồn, có thể mang tính tuyên truyền, có thể thuần chất cung cấp thông tin, cũng có thể chỉ là giải trí, và cá nhân tưởng chừng chim trong bể thông tin hén độn Tuy vậy, họ cũng chỉ có quyển lựa chọn theo những hướng nhất định, mà những hướng ấy một phần được định hướng bởi các phương tiện,

truyền thông Khả nang tiếp xúc với các: phương tiện truyền

thông góp phần quyết định đến thái độ của cá nhân, cộng

đồng, và vì vậy ảnh hưởng đến nhận thức và dư luận của họ

đối với những vấn đề xã hội

Trong Báo cáo của Hội nghị thế giới lần thứ tư về Phụ nữ (Bắc Kinh - 9-1995) có nêu lên tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc hình thành nên những thái độ của cá nhân, cộng đồng như sau: "Bản báo cáo này đã nhấn mạnh ràng "đã đến lúc phải chấm dứt việc phổ biến những hình ảnh tiêu cực và làm mất phẩm giá của người phụ nữ bằng những phương tiện - điện tử, ấn loát, hình ảnh và âm thanh - do các ngành truyền thông sử dụng Những cơ quan báo chí và truyền tin điện tử của phần lớn các nước không đưa ra một sự thể hiện cân đối về tính đa dạng của đời sống phụ nữ và sự cống biến của họ cho xã hội trong một xã hội đang đà chuyển biến Hơn nữa, những sản phẩm truyền thông nào mang tính chất bạo lực, đê tiện hay khiêu dâm, còn có hậu quả tai hại đối với

phụ nữ và sự tham gia của họ vào xã hội Những chương

trình tăng cường vai.trò truyền thống của phụ nữ cũng có

au

thể có tác động hạn chế”

Thay đổi sẽ chỉ diễn ra khi những người có trách nhiệm suy nghĩ, biên tập, minh hoạ, xuất bản và sử dụng sách

giáo khoa và sách cho trẻ em thực sự tin chắc là việc lưu

truyền những vai trò và hình ảnh khuôn sáo gán cho từng giới đã gây tác động tai hại đối với xã hội nói chung." (Nguồn: Người đưa tin UNESCO, số kép 7&8 1997, Phụ

nữ và các phương tiện truyền thông, tr 20)

Trang 32

luận xã hội Theo đánh giá của các nhà khoa học, đặc điểm

quan trọng nhất mà các phương tiện truyền thông mới ảnh hưởng đến dư luận xã hội là việc chúng giúp cá nhân có thể thể hiện được ý kiến của mình khi ý kiến của họ khác với ý kiến của đa số trong xã hội Về quan điểm này, chúng ta biết rằng, đư luận xã hội là một thực thể xã hội tồn tại độc lập và có ảnh hưởng đến các cá nhân Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng trước đây, các cá nhân có những ý kiến khác với ý kiến của đa số thường không bộc lộ ý kiến của mình vì hai lý đo: thứ nhất do áp lực xã hội khiến họ không muốn thể hiện ý kiến của mình; thứ hai, các phương tiện truyền thông thường không sẵn sàng đăng tải những ý kiến đó Các nhà nghiên cứu truyền thông gọi

đó là “spiral of silence” (vòng xoáy của sự im lạng) Tuy

nhiên, cùng với q trình tồn cầu hố, hiện đại hoá, đặc biệt là nhờ sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông như Internet, ý kiến thiểu số này đã có cơ hội nói lên tiếng nói của mình Chính vì lẽ đó, các luồng ý kiến tồn tại trong dư luận xã hội ngày càng trở nên đa dạng hơn Ngày nay, chúng ta có thể thấy rằng Internet trở thành một thị trường thông tin hỗn loạn, có đủ loại thông tin và rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về cùng một vấn đẻ Những tranh luận trên Internet nhiều khi trở nên quá nóng và không có người thứ ba đứng ra phân giải Mỗi người có quyền bảo lưu ý kiến của mình Chúng ta có thể thấy nhiều khía cạnh tiêu cực từ Internet đối với cá nhân, đặc biệt là

những đối tượng đang trong quá trình bình thành nhân cách như thanh thiếu niên, tuy nhiên, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế rằng, Internet (hoặc ở một mức độ nhất định nào đó là điện thoại di động) đã giúp cho giới trẻ có không gian để thể hiện bản thân mình, khuyến khích sự tự đo trong suy nghĩ và hành động

Bên kia trái đất, một vị nguyên thủ quốc gia cũng đau đầu

trước sức mạnh của Internet Đầu tháng 9 năm nay, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã cách chức Phó thủ tướng Anwar Ibrahim va khai tir ong ta ra khỏi Tổ chức quốc gia thống nhất Malaysia Chẳng bao lâu sau khi bị

cách chức, Anwar đã tập hợp được các cuộc biểu tình trên

đường phố với hàng ngàn người thông qua Internet Ngày 20-9, cảnh sát đã tấn công vào nhà Anwar và bắt ông đi Với Anwar.ở sau chấn song sắt, cảnh sát Malaysia đang cố gắng đập tất chiến dịch biểu tình của Anwar Nhưng nay lập tức, trên Internet xuất hiện một loạt phản ứng trước việc Anwar bị giam cẩm Hàng chục website mới với cái tên như "Tiếng nói của Tự đo” hay "Công lý ở dau" mọc lên như nấm gần như hàng ngày Những trang này cung cấp từ băng ghi âm-các bài phát biểu cha Anwar tới các bản thông báo mới mà các phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ Malaysia tránh không đưa Chỉ trong

ngày đầu tiên, các trang website về Anwar đã được truy

cập khoảng 500 lần và chỉ 10 ngày sau, con số này lên tới

23.000 lần Mặc dù nhà chức trách đã bắt giữ ba người

Trang 33

qua Internet nhưng giữa các cuộc đụng độ nhỏ giữa chính

Internet lai tạo sự an toàn và bí mật cho những người bất

đồng chính kiến Với những cái tên giả và thường xuyên thay đổi địa chỉ e-mail, những người nổi loạn chính trị có thể lãnh đạo kiểu chiến tranh du kích trên mặt trận thông tin Bằng cách lập những website trên các máy chủ được đặt tại các nước khác, các nhóm chính trị bị cấm đoán và

các tổ chức lưu vong có thể thoải mái hoạt động mà không sợ bị bất

(Nguồn: Khi công nghệ thống tin phục vụ mục đích chính trị, Hoàng Nga (tổng hợp), Tạp chí Thế giới Mới số 316,

phao tỉn đồn nhảm về vụ bạo động ở Kuala-Lumpur thông: phủ và các phong trào đối lập ngày càng gia tăng thì |

thứ hai, ngày 14:12.1998, trang 105 - 107)

Ở Việt Nam, phương tiện truyền thông có những đặc điểm

nhất định Dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước, các

phương tiện truyền thông nhám đến một cái đích xác định:

xây dung con người Việt Nam 'có tỉnh thần YÊU nước, tự

cường dân tộc, phẩn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc

hậu, đoàn kết với nhân dân thế thế, giới trong sự nghiệp đấu

tranh vì boà bình, độc lập dân tộc, dân chủ về tiến bộ xã

hội; có ý thức tập thể, đoàn kết, phần đấu vì lợi ích chung; Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn mình, cân kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương pháp nước, quy ước của cộng đồng; [23: 58-59] Trong những năm vừa qua, nhờ

những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước cũng rư

tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, các phương tiện truyền

thông đã có sự phát triển vượt bậc: phong:phú về hình thức, nội dung đưa tin, đa dạng về loại hình, công nghệ hiện đại

Thông tin đã đến với mọi người đân trên cả nước Các hình thức báo chí đủ loại ra đời để đáp ứng với nhu cầu của công chúng như các báo hàng ngày, báo ngành, báo bằng tiếng nước ngoài, các đài truyền hình trung ương, địa phương, các đài phát thanh từ trung ương đến địa phương (tỉnh - thành phố, huyện - quận, xã - phường, thậm chí tới từng thôn bản -

khu dân cư) Đây là những điểm cần lưu ý trong khi xem xét,

nghiên cứu dư luận xã hội ở Việt Nam (chúng tôi sẽ nói kỹ hơn điều này ở phần một số đặc điểm dư luận xã hội trong

bối cảnh Việt Nam)

Những người định hướng dư luận

Những người định hướng dư luận đóng một vai trò thiết yếu trong việc xác định các vấn đề quan trọng và trong việc gây

Trang 34

tăng giảm của giá dâu Trong mỗi linh vực cụ thể, các chuyên gia vẻ những lĩnh vực ấy có thể trở thành những

người định hướng dư luận Các nhóm xã hội cũng luôn có những người có vai trò của một thủ lĩnh, đồng thời họ cũng

là người định hướng dư luận xã hội

Những người định hướng dư luận không chỉ được giới hạn ở những hình ảnh nổi bật của đời sống công cộng, mà đường như mọi cá nhân, ở mọi nhóm xã hội, luôn tìm kiếm ở những người khác những hướng dẫn về những chủ đề cụ thể mà họ chưa có đủ kiến thức hoặc thông tin để có thể ra những quyết định cho riêng mình Có thể, trong một cộng đồng, có rất nhiều người có uy tín trong những lĩnh vực khác nhau Có thể có những người có uy tín trong việc chữa bệnh, trong lĩnh vực luật pháp, mua bán hàng hoá Họ có thể trở thành những người định hướng dư luận trong lĩnh vực của mình Nói chung, những người định hướng dư luận ở phạm vị nhóm, cộng đồng này không được biết đến ngoài số bạn bè và những người biết rõ về họ, nhưng ảnh hưởng tích luỹ của họ trong việc hình thành du luận xã hội là đáng kể (theo Encyclopaedia Britanica, xem thêm phần phụ lục)

Cách thức theo đó người định hướng dư luận tạo ra các đư luận xã hội bằng nhiều cách Các nhà lãnh đạo chính trị có

thể biến một vấn đẻ cho đến nay khá ít người biết đến thành

một vấn để có tính quốc gia và họ kêu gọi sự quan tâm đến vấn đề ấy Ví dụ, không có nhiều người Mỹ quan tâm đến vũ khí huỷ diệt của lrác cho tới khi tổng thống Mỹ G Bush

“sáng kiến” ra “trục ma quý” và nguy cơ từ kho vũ khí huỷ điệt “tưởng tượng” từ đất nước nhiều dầu mỏ này Hoặc khi tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh đổ bộ vào Campuchia năm 1970, chỉ có 7% dân Mỹ được trưng cầu ý kiến ủng hộ quyết định của tổng thống Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ này tăng lên 50% sau khi tống thống Nixon tiến hành đưa quân vào Campuchia Chúng ta thấy ở đây một ví dụ theo đó công chúng đễ dàng và nhanh chóng hành động theo lời khuyên

của các nhà lãnh đạo [18: 309]

Ngoài ra, người định hướng dư luận tạo ra các dư luận xã hội bằng cách tập hợp lại các luồng dư luận và đưa ra những nhận định của mình nhằm thống nhất ý kiến về một vấn đề nhất định Việc đưa ra những đánh giá để thống nhất các ý kiến khác nhau có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong số đó có cách đặt mới hoặc phổ thơng hố các biểu tượng hoặc khẩu hiệu Các khẩu biệu có lẽ là một trong những công cụ hữu hiệu nhất, có sẵn cho các nhà lãnh đạo chính trị Mỗi khi được phát biểu rõ ràng, các biểu tượng và khẩu hiệu là một sự sống động, dễ nhớ, được giữ lại một cách lặp đi lặp lại và truyền đạt tới các công chúng rộng lớn bởi truyền thông đại chúng, và có thể trở thành nên tang (co sở) của dư luận xã hội ở mọi vấn đề được đưa ra nào Trong chiến tranh giành độc lập cho tổ quốc, chúng ta đã có những khẩu hiệu như “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu

lầm nô lệ”, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “tất cả cho

Trang 35

quần chúng những tình cảm thiêng liêng, tạo nên những dư luận thuận lợi góp phần vào tháng lợi của cuộc chiến tranh

cứu nước thần thánh của dân tộc

Trong từng xã hội, nhóm, cộng đồng, luôn có những người có uy tín để cá nhân có thể tham khảo ý kiến Đối với xã hội Philippines chẳng hạn, cộng đồng Thiên chúa giáo có một Vai trò quan trọng trong xã hội kể cả đối với việc ủng hộ hay lật đổ Tổng thống Lãnh đạo Nhà thờ Philippines gia tăng sức ép lên Arroyo : Giám mục Phippines yêu - cầu chính phũ thành lập - - một „ỷ ban điều tra vỀ các C40 ‘bubc Tổng thống “Si Sẽ

Gloria Arroyo gian lan trong bầu cử năm 2004 " - - Tay nhiên, ông khẳng định Tổng giám mục không ng hộ những nỗ

Fernando Capalio lực đòi bà từ chức

Tuyên bố này được đưa ra sau hội nghị 4 ngày bàn về khủng hoảng chính trị của Philippines giữa các giám mục kết thúc hôm dua ˆ

Lãnh đạo nhà thờ yêu cầu Arroyo xem xét những hành vi của bản thân và khẳng định vụ scandal này đã làm rung

70

Đông Nam Á Tổng giám mục Fernando Capallo, chủ trì

hội nghị, yêu cầu tông thống phải để ý tới những lời kêu gọi bà từ chức và phải chịu trách nhiệm đối với khủng hoảng "Bà ấy phải đưa ra những quyết định vi vận mệnh

của quốc gia", ông nói

Giới quan sát nhận định mặc đù Arroyo có vẻ như giành

được sự ủng hộ nhất thời của các giám mục, tổng thống

vẫn bị cô lập Lãnh đạo giới doanh nghiệp, các nhóm dân

sự thậm chí cả những liên minh kỳ cựu như cựu tổng

thống Corazon Aquino cũng lên tiếng yêu cầu bà từ chức

Giám mục Philippines từng ủng hộ các cuộc nổi đậy do

quân đội tiến hành nhằm lật đổ các tổng thống vào năm

1986 và 2001

Arroyo hiện chịu áp lực ngày càng lớn Biểu tình kêu gọi

bà từ chức sau các cao buộc đã có những hành vi không

đúng mực trọng cuộc bầu cử năm ngoái diễn ra ở nhiều

nơi

Trước đó, Arroyo từng thừa nhận đã gọi điện cho một quan chức bầu cử đề bàn bạc nhưng bác bỏ các cáo buộc

rằng bà muốn gây ảnh hưởng đề giành phiếu bầu

Hai Ninh (theo BBC, Reuters) Nguén www.vnexpress.net Thứ hai, 11/7/2005, 09:02 GMT+7

Trong từng nhóm, cộng đồng, luôn có những người có uy tín để cá nhân có thể tham khảo ý kiến Với xã hội trọng xỉ như ở các làng Việt, những người già nhận được sự kính trọng

Trang 36

của các thành viên trong cộng đồng, vì thế, tiếng nói của họ có vai trò quyết định trọng nhiều công việc đại sự của làng xóm Tuy nhiên, xã hội luôn thay đổi Vai trò xã hội của các cá nhân cũng thay đổi theo sự thay đổi của xã hội Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nhân thành đạt đã có vai trò quan

trọng hơn và nhận được sự quan tâm của xã hội; các phương

tiện truyền thông đần dan đóng vai trò của những người định hướng dư luận, điều này được thể hiện bằng những mục, các dịch vụ tư vấn trên các phương tiện truyền thông Những người định hướng dư luận, giờ đây, dường như là những người thường xuất hiện trước công chúng trên các phương tiện truyền thông Trong một bối cảnh như thế, các nghiên cứu dư luận xã hội cần phải tính đến những hướng dẫn dư luận từ các phương tiện này bên cạnh những ảnh hưởng của những người dân đất dư luận

Các ảnh hưởng khác

Mặc dù chúng ta có thể lý giải dư luận xã hội từ hoàn cảnh xã hội, ảnh hưởng của những người định hướng đư luận, truyền thông nhưng đôi khi chúng ta vin không biết chính xác dư luận xã hội về một vấn đề hình thành như thế nào Nhiều khía cạnh của quá trình dư luận xã hội vẫn chưa được khám phá Vấn đề tương tự cũng thấy được khi xem xét về những thay đổi trong đư luận xã hội Một vài trong những thay đổi này có thể do sự thay đổi của các sự kiện và các hoàn cảnh, nhưng số khác lại khó giải thích hơn Người ta

biết rằng đư luận xã hội vẻ một vài vấn đề thường tiếp theo

các sự kiện Ban đầu, đó là những ý kiến riêng lẻ Sau đó, các ý kiến này được tập hợp thành những luồng dư luận khác nhau Cuối cùng, các luồng dư luận này có thể thống nhất với nhau hoặc không thống nhất với nhau song dư luận xã hội sẽ biến mất khi tính vấn để của hiện tượng xã hội đó không còn Đó là lôgíc hình thành, phát triển và mất đi của dư luận xã hội Tuy nhiên, quá trình đư luận thay đổi khơng

hồn tồn theo đúng các dự đoán của các nhà nghiên cứu Dư

luận xã hội đôi khi vượt ra khỏi tâm kiểm soát của các nhà quản lý xã hội, và đôi khi làm thay đổi xã hội Nhiêu khi,

chúng ta cảm tưởng thấy có một “bàn tay vô hình” (giống như khái niệm “bàn ray vô hình” trong kinh tế học) tác động đến thái độ của người dân và điều khiến dư luận xã hội Con người luôn thay đổi thái độ của mình để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Trong dư luận xã hội, nhiễu vấn để vốn được xem là gây nên nhiều tranh cãi và là cơ sở cho sự hình thành các luồng đư luận xã hội ở một thời điểm nhất định, nhưng chỉ được xem như những vấn để nhận được sự quan tâm bình thường của xã hội ở những thời điểm khác Lý do quan trọng ở đây là công chúng luôn bị phân tán bởi nhiều

vấn để xã hội cùng một lúc, bơn thế, bối cảnh xã hội ở các

thời điểm khác nhau đã khiến cho những vấn đề xã hội nhận '

được sự quan tâm ở mức độ khác nhau (Nhiều nhà chính trị

đã lợi dụng đặc điểm này để định hướng dư luận xã hội theo hướng có lợi cho họ Người ta có thể thấy điều này qua cuộc

Trang 37

G W Bush hướng sự quan tâm của công chúng Mỹ Vào cuộc

chiến chống khủng bố, chủ đề an ninh của nước Mỹ, những lĩnh vực mà ông đước đánh giá là làm tốt và được long dan chúng Mỹ, trong khi cố gắng tránh tranh luận liên quan đến các lĩnh vực khác như thâm thủng ngân sách Liên Bang hay các vấn đề an sinh xã hội.)

Nhiều thay đổi quan trọng trong dư luận xã hội rất khó giải thích Cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21, ở nhiều quốc gia, thái độ với tôn giáo, gia đình, giới tính, các mối quan hệ quốc tế, phúc lợi xã hội, và kinh tế đã có những sự thay đổi đáng kể Dư luận xã hội về những vấn đẻ nêu trên vì thế cũng có sự

thay đổi nhất định Khi trên thế giới, người ta nói nhiều đến

toàn cầu hoá, đến xã hội thông tin, thì những vấn đề trên trở nên như một biến số quan trọng trong việc xem xét, đánh giá của các cộng đồng về các vấn đẻ xã hội nảy sinh Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, cá nhân chịu sự chỉ phối từ nhiều phía, chính vì vậy, những quyết định, hành động, thái độ của họ không chỉ đơn thuần chịu ảnh hưởng của duy nhất một nhân tố

Sự hình thành của thái độ

Như mô hình trên đã trình bày, sự hình thành thái độ của cá nhân về một vấn đề xã hội cụ thể (tiên để của sự hình thành dư luận xã hội) liên quan đến rất nhiều yếu tố như các tác động của môi trường trực tiếp, của truyền thông, của những người hướng dẫn dư luận và đĩ nhiên từ cả khả năng hiểu biết của mỗi cá nhân về vấn đề đó Mỗi khi một vấn đề xã

hội được xác định, một số người nhất định sẽ bất đầu hình thành nên thái độ về nó Nếu số lượng người này đủ lớn để có những tác động xã hội cụ thể, dư luận xã hội về một chủ đề bắt đầu được hình thành Không phải tất cả mọi người đều bày tổ thái độ đối với các vấn để xã hội: một vài người không quan tâm; một vài người khác đơn giản chỉ mới được nghe về chúng Thái độ có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân Ví dụ, bốn người có bốn thái độ phản đối rất khác nhau đối với việc tăng thuế đánh vào tài sản Một người về nguyên tắc có thể không chống lại việc đánh thuế cao, nhưng anh ta phản đối chúng vì anh ta sẽ gặp rấc rối trong việc trả tiền thế chấp tài sản ngôi nhà của mình Thái độ này mang tính vị lợi do người chủ nhà muốn giải quyết tình trạng tài chính trước mắt của chính mình Người thứ hai có thể chống thuế vì anh ta không muốn một nhóm xã hội nhất định (như người nghèo và người thất nghiệp) nhận được nhiều tiền phúc lợi hơn từ thuế này: Thái độ này có thể bất nguồn từ lý do tam lý ích kỷ của người ở tầng lớp trên không muốn người nghèo, nhóm bất lợi được hưởng lợi để anh ta tận hưởng cảm giác hơn hẳn của chính mình so với các nhóm xã

hội đó Với người như vậy, thái độ này phục vụ một chức

Trang 38

lãng phí của chính phủ và cho rằng mọi dịch vụ công cần thiết có thể được thuê nếu như các cơ quan chính phủ chỉ tiêu một cách hợp lý hơn Thái độ của anh ta được khẳng định bởi kiến thức và kinh nghiệm, qua đó, phản ánh những gì anh ta

học được trong quá khứ Một người thứ năm, tất nhiên, có

thể chống lại thuế này bằng tất cá bốn lý do trên Dư luận xã hội có thể gồm các ý kiến cá nhân, được bát rễ từ các mối

quan tâm và những giá trị khác nhau Nếu một thái độ không

phục vụ cho một chức năng như đã kể ở trên, nó không chắc đã được hình thành: zmột thái độ phải có ích theo một cách

nào đó với cá nhân, người có thái độ đó (theo

Encyclopaedia Britanica, xem thém phần phụ lục)

Thuế giá trị gia tăng (VAT) mới ra đời trong những năm cuối thế kỷ 20 ở Việt Nam cũng là một ví dụ Trước khi VAT ra đời, chính phủ đã có những chiến dịch nhằm tạo cho mọi người hiểu về luật thuế mới, rằng luật thuế mới có lợi cho mọi người và có lợi cho chính phủ: Người phải trả thuế rõ ràng, tránh gian lận thuế, thực tính có thể lãi cho cơ sở sản xuất, phù hợp với cách tính thuế của các nước phát triển đang áp dụng, cho thấy sự ưu việt của loại thuế mới so với các loại thuế trước đây từng áp dụng Chiến dịch này tiến hành rầm rộ bằng sự muyền truyền qua báo chí kế cả những tác phẩm điện ảnh, và qua nhiều cách marketing xã hội khác nhầm tạo ra một đư luận xã hội ủng hộ việc thi hành thuế mới Tuy nhiên khi thuế này đưa vào áp dụng (và kể cả khi chưa áp đụng) đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đẻ áp dụng thuế này Những ý kiến này có thể cho rằng việc áp

dụng VAT ở Việt Nam là chưa cần thiết; những ý kiến khác cho rằng chỉ nên áp dụng ở những khu vực cần đánh thuế

nhất định nào đó; một số ý kiến cho rằng việc áp dụng thuế

VAT không nên ổ ạt mà nên có lộ trình cụ thể cho việc đánh thuế này nhằm tạo sự thích nghi cho các thành phần kinh tế; một số ý kiến phản đối việc đưa các tính thuế VAT vào áp dụng ở Việt Nam Qua đây, chúng ta biết rằng, có nhiều luồng ý kiến với cùng một vấn đề mà chính phủ đưa ra Các vấn để khác cũng có thể có những cách đánh giá tương tự do công chúng của đư luận xã hội là những nhóm người khác nhau, họ không những chỉ khác nhau về lợi ích mà còn khác nhau về khả năng hiểu biết vấn đề, Qua thời gian tương đối đài áp dụng luật thuế VAT, một số luồng ý kiến mất đi, một số luồng ý kiến vẫn bảo lưu và một số luồng ý kiến lại nay sinh tạo nên du luận xã hội về luật thuế này trong những giai đoạn nhất định, trong những điều kiện cụ thể Khi tính vấn để của sự việc mất đi thì đư luận xã hội về vấn để đó cũng

mất đi theo :

Trang 39

chi ra số lượng tương tự như vậy số người được hỏi không quan tâm đến các chính sách chung của quốc gia Về thực chất, đây cũng là tình trạng phổ biến ở các quốc gia Tây Âu, thậm chí sự quan tâm của công chúng đối với các chính sách ở tầm vĩ mô còn thấp hơn ở các quốc gia kém phát triển và có trình độ giáo dục thấp Những vấn đề trực tiếp liên quan đến lợi ích của công chúng thường nhận được sự quan tâm

nhiều hơn, và vì vậy đễ hình thành nên thái độ cũng như dư

luận xã hội Nếu dân chúng cảm thấy rằng những nguyên tắc đạo đức hoặc các triết lý sống mang tính cá nhân của họ có liên quan tới một vấn để nào đó, họ dường như thể hiện sự

tán thành boặc chống lại rõ nét hơn (theo Encyclopaedia

Britamca, xem thêm phần phụ lục)

Sự hình thành thái độ của cá nhân và nhóm chịu sự chỉ phối

của nhiều nhân tố, từ những nhân tố chủ quan xuất phất từ cá nhân đến những nhân tố xuất phát từ bên ngoài, dù sao chăng nữa, chúng ta có thể tìm thấy những nguyên nhân xã hội từ việc hình thành của thái độ ở cả cấp độ cá nhân lẫn cộng

đồng Đây là những tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu dư luận xã hội

1.1.3 Các giai đoạn hình thành dư luận xế hội

Có một số cách đánh giá về các giai đoạn hình thành dư luận

xã hội Theo Foote.và Hart (1953) thì quá trình hình thành

dư luận xã hội gồm 5 giai đoạn

Giai đoạn đâu tiên là giai đoạn vấn để (problem phase), trong đó một vài tình huống được một cá nhân hay nhóm cụ

thể xác định là có tính vấn đẻ Trong giai đoạn đầu này thiếu sự xác định về vấn để cũng như hậu quả của nó, vì thế công

chúng có liên quan đến những tính huống này cũng không được xác định cụ thể Công chúng và vấn đề cùng xuất hiện trong quá trình tương tác Quá trình tương tác này mới phôi thai và khơng đứt khốt bởi vì mọi người thường không biết họ phải làm gì trước một tình huống Tuy nhiên, cuối giai đoạn này, người ta cũng nhận thức được vấn đề và hình thành nên một công chúng cho vấn đề ấy, tuy rằng họ vẫn chưa biết cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đề xuất (proposal phase), ở

đó một hoặc nhiều hơn các hành động được hình thành để

đáp lại vấn đề đó Có thể thêm vào đó là một sự nhập nhằng xuất hiện xung quanh tiến trình này vì có những ý tưởng nay sinh hoặc! bị loại bỏ Dù đã rõ ràng hơn giai đoạn đầu, giai đoạn đề xuất vẫn liên quan đến một vài đặc trưng của hành vi tập thể: sự hoạt động mò mẫm, những tình cảm

chóng tàn, những đợt rời rạc của tin đồn và sự ảnh hưởng, sự phản đối không có tổ chức Lúc này, các thành viên

trong nhém công chứng đã cảm nhận chung về các chiều cạnh của một vấn đề và xác định một hoặc nhiều hơn các cách để giải quyết nó

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn chính sách (policy phase) Giai đoạn này bàn đến sai - đúng, sự yếu kém của các đề xuất Từ

đây, những thành viên tích cực nhất của công chúng cố gắng tao

Trang 40

Giai đoạn thứ tư là giai đoạn chương trừnh (program phase), trong thời gian này, quá trình đã được thông qua của hành

động được thực hiện

Giai đoạn cuối cùng là giai doan danh gid (appraisal phase): Đánh giá lại hiệu quả của chính sách đã được tiến hành, thường là bởi các nhóm thiểu số còn hoài nghỉ trong suốt quá trình thảo luận công cộng [56:31]

Các nhà nghiên cứu đư luận xã hội ở Việt Nam phân chia các giai đoạn hình thành dư luận xã hội như sau:

"_ Bước thứ nhất: Chứng kiến, hình dung sự việc, sự kiện, hiện tượng, trao đổi thông tin về nó, nảy sinh các cảm nghĩ,

các ý kiến bước đầu;

- Bước thứ hai: Trao đổi, bàn bạc về các cảm nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận xã hội, ý kiến cá nhân chuyển từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang ý thức xã hội; - Bước thứ ba: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản, hình thành sự phán xét đánh giá chung thoả mãn đa số trong cộng đồng;

~ Bước thứ tư: Từ sự phán xử đánh giá chung di tới lập trường hành động thống nhất, nêu ra những kiến nghị về hoạt động

thực tiễn." [5: 5-6] Hoặc các giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân - Giai đoạn trao đổi thông tin qua giao tiếp

- Giai đoạn thống nhất ý kiến, hình thành về cơ bản sự phán xét, đánh giá chung

~ Giai đoạn dư luận xã hội chính thức hình thành [8: 25-26]

Hoặc là: :

- Giai đoạn tiếp nhận thông tin _

~- Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân - Giai đoạn trao đối ý kiến giữa các cá nhân - Giai đoạn hình thành du luận chung [27: 27]

Như vậy, di cách phân chia các giai đoạn như thế nào cũng đi từ ý kiến cá nhân đến ý kiến tập thể, ý kiến của đa số,

thành dư luận xã hội Qua các giai đoạn, dư luận xã hội dần

được hình thành, và khi hình thành, dư luận xã hội tác động trở lại đối với các ý kiến của các cá nhân

Chúng tôi.cũng cho rằng, để hình thành một dư luận xã hội, cần phải qua ba giai đoạn sau:

Giai đoạn J: Sự xuất hiện của vấn để có ảnh hưởng đến nhiều cá nhân trong cộng đồng Các cá nhân có ý kiến của mình về vấn đề đó đo sự ảnh hưởng của vấn đề này đối với họ Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cá nhân bị đụng chạm đo sự xuất hiện của vấn đề

Giai đoạn 2: Là giai đoạn các cá nhân giao tiếp với nhau,

tranh luận trên những luồng ý kiến cơ bản

Ngày đăng: 16/01/2015, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w