1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tác dụng điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue độ i và độ ii của viên nang thạch cam ngưu giác

43 631 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 314,43 KB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh có đặc điểm là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đụng mỏu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sốt xuất huyết trở thành một bệnh dịch lưu hành ở Việt Nam . Hiện nay đã phân lập được 4 týp vi rút Dengue gây bệnh : DEN 1 , DEN 2 , DEN 3 , DEN 4. Vi rút Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Aedes đốt. Ở nước ta, có hai loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus . Bệnh SD/SXHD phát trển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền: Miền Nam và miền Trung bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm, tần suất mắc nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 . Miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9, những thỏng khỏc bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của muỗi Aedes. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh là muỗi và vi rút đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , bệnh SD/SXHD hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện , trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bất chấp những nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi của các nhà khoa học, y học trên thế giới và của Việt Nam trong các lĩnh vực dịch tễ, cơ chế bệnh 2 sinh, vắc xin, thuốc điều trị …. Song sốt xuất huyết Dengue hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hơn nữa muỗi Aedes aegypti đó khỏng một số thuốc diệt côn trùng …. do đó càng làm cho dịch lưu hành và phát triển. Vì vậy SD/SXHD vẫn đang là vấn đề thời sự, đang thách thức tất cả những người công tác trong lĩnh vực y. dược nói chung và cỏc bác sỹ lâm sàng nói riêng . Vài năm trở lại đây, tại các tỉnh miền Trung và Tõy Nguyờn SD/SXHD có những diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, tập quán lưu trữ nước sử dụng trong sinh hoạt trong nhân dân từ rất lâu đời , nhiều người còn tận dụng những dụng cụ bỏ đi để lưu trữ nước ở ngoài vườn… làm cho dịch SD/SXHD thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế của người dân . Nhằm phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của Y học cổ truyền trong phòng và chữa bệnh bằng dược liệu trong nước , xuất phát từ bài thuốc cổ phương Lục nhất tán – là một trong bốn bài thuốc của Y học cổ truyền đã được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị SD/SXHD độ I ,II , trong những năm gần đây, Viện Y học Cổ truyền Quân đội đã sử dụng bài thuốc Lục nhất tán kết hợp với vị thuốc Thủy ngưu giác (thành bài thuốc Thạch cam ngưu giác) để điều trị SD/SXHD độ I và độ II thu được nhiều kết quả khả quan. Để đánh giá tác dụng của bài thuốc một cách khách quan và khoa học chúng tôi đưa đề tài “nghiên cứu tác dụng điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue độ I và độ II của viên nang Thạch cam ngưu giỏc trờn lâm sàng” vào nghiên cứu với mục tiêu sau : 1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh SD/SXHD độ I và độ II của viên “Thạch cam ngưu giác” trên lâm sàng. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang “Thạch cam ngưu giỏc” trên lâm sàng . 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG 1.1.1. Tình hình SD/SXHD trên Thế giới và Việt Nam Những vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1778-1780 ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ, khu vực Đông Nam Á, Dengue xuất huyết xuất hiện đầu tiên ở Philipin vào năm 1954, nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp của trẻ em vùng này. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽtrong những năm gần đây và hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực phía đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chiu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở Việt Nam, vụ dịch đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc vào năm 1958 và năm 1960 ở miền Nam. Từ đó đến nay, dịch lưu hành ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Ở nước ta, SD/SXHD chia thành 3 vùng: -Vựng 1:Cú bệnh quanh năm, phát triển dịch mạnh vào mùa thu, gặp chủ yếu ở trẻ em( Ở những vùng nhiệt độ >20 o C: Đồng bằng song Cửu Long, ven biển miền Trung…) -Vùng 2: Không có bệnh vào những thỏng rột nhưng phát thành dịch vào mựa mưa-núng, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn( Khu Bốn, đồng bằng Bắc bộ…) -Vùng 3:Bệnh tản phát ở vài tháng mưa nóng, thường không thành dịch( Tõy Nguyờn và miền núi phía Bắc…) 1.1.2.Vi rút gây bệnh: Các vi rút Dengue thuộc giống Flavivirus và thuộc Flaviviridae. Những vi rút này kích thước nhỏ(50nm) mang một chuỗi ARN. 4 1.1.3. Véc tơ: Vi rút Dengue truyền từ người này sang người khác do muỗi Aedes đốt, muỗi này thuộc phân giống Stegomyia. Muỗi Aedes agypti là véc tơ gây dịch quan trọng nhất, nhưng các loài khác Aedes albopictus , Aedes polynesiensis được xếp là véc tơ phụ. 1.1.4. Vật chủ Vi rút Dengue gây nhiễm cho người và một số loài động vật linh trưởng. Con người là vật chủ chính ở đô thị và đồng thời cũng mang ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng. Các chủng VR Dengue có thể phát triển tốt trong nuôi cấy mô của côn trùng và tế bào động vật có vú. 1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH: Chúng ta đã biết bệnh SD/SXHD bởi bất cứ týp nào trong 4 týp vi rút Dengue gây nên. Nhưng chúng ta chưa biết rõ vì sao khi VR vào cơ thể người thì ở người này biểu hiện lâm sàng nhẹ còn ở cá thể khác biểu hiện lâm sàng lại ồ ạt, đôi khi rất nặng và có thể gây tử vong. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của y học cũng như sinh học phân tử đã đưa ra những giả thuyết đáng tin cậy và hợp lý: Giả thuyết thứ nhất : SD/SXHD có thể nhiễm đồng thời cả 2 týp huyết thanh khác nhau của VR Dengue( do Hammon nêu lên). Giả thuyết này phù hợp với bệnh SD/SXHD có kháng thể có ở vùng dịch lưu hành mà thường xuyên có 4 týp VR Dengue. Tuy nhiên người ta chưa phân lập được 2 týp VR ở cùng một mẫu huyết thanh vì thế chưa có bằng chứng nhiễm đồng thời 2 týp VR gây nên SD/SXHD. Giả thuyết thứ hai: Do Leon Rosen cho rằng nguyên nhân của SD/SXHD là do những chủng VR đó cú mónh độc mạnh. Tác giả thấy hầu hết các chủng 5 VR có sự khác nhau về độc lực, dựa vào tính chất nội sinh như khả năng nhân lên, ly giải tế bào sinh miễn dịch , tớnh mónh độc phù hợp vơi một số vụ dịch do týp 2 gây nên có nhiều trường hợp nặng và tử vong cao. Nhưng những thông tin về dịch tễ ở một số nước ca mắc bệnh nặng không phải chỉ riêng ở týp 2 mà có thể gặp ở các týp khác. Giả thuyết thứ ba : Thuyết tăng cường miễn dịch của Halstead, trẻ em ở Thái Lan có hiệu giá kháng thể rất cao. Đó là kết quả đáp ứng nhớ lại do bị tái nhiễm với một týp huyết thanh khác của VR Dengue. Halstead nhận thấy hầu hết trẻ em đó bị SD/SXHD ở lần nhiễm VR thứ hai, chứ không phải là ở lần thứ nhất hay ba ,bốn. Nhiễm VR lần thứ ba, bốn rất hiếm gặp vì sau lần nhiễm VR lần thứ hai, đã để lại kháng thể rất cao và kéo dài đủ để bảo vệ. Vậy trẻ em hiệu giá kháng thể thấp là thuộc loại nào? Không phải trẻ em lớn vỡ chỳng đó sống nhiều năm trong vùng dịch lưu hành cao nên có thể bị nhiều lần nhiễm Dengue nờn chỳng cú hiệu giá kháng thể cao và kéo dài, cũng không phải là trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh ở Thái Lan đều có hiệu giá kháng thể IgG chống Dengue cao từ mẹ truyền sang. Như vậy trẻ có nguy cơ mắc SXHD rõ ràng tương ứng với lứa tuổi ở trong vùng dịch lưu hành đó cú kháng thể chống Dengue ở mức độ thấp, hoặc kháng thể ở mẹ truyền sang nhưng kháng thể đã giảm, hoặc do kháng thể bị nhiễm lần đầu nhưng đã bị giảm dần, nhưng sau đó lại bị nhiễm VR Dengue lần hai. 1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC THỂ BỆNH SD/SXHD VÀ BIẾN CHỨNG: 1.3.1. Sốt Dengue(Dengue cổ điển) - Nung bệnh: từ 3-15 ngày. - Khởi phát: những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi: 6 + Trẻ còn bú mẹ và trẻ nhỏ có thể có triệu chứng sốt và phát ban không đặc hiệu. +Ở trẻ lớn và người lớn: sốt cao đột ngột kèm theo nhức đầu, đau nhức hai bên hố mắt, đau khắp người, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. - Toàn phát: Sốt cao 39-40 o C, kèm theo các triệu chứng: + Xuất huyết ở củng mạc mắt, đau nhức quanh nhãn cầu. + Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn. + Sưng hạch bạch huyết. + Phát ban ngoài da,ban dát sẩn hoặc ban kiếu sởi. + Đôi khi có xuất huyết ở dưới da,niờm mạc. + Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ. + Số lượng tiểu cầu bình thường đôi khi hơi hạ. + Hematocrit không tăng. 1.3.2. SXHD thể nhẹ, không điển hỡnh(tương đương SXHD độ I): -Sốt, nhức đầu -Đau cơ, khớp (ít hoặc nhiều) -Giãn mạch ngoại vi -Dấu hiệu dây thắt dương tính -Bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm nhẹ, hematocrit tăng nhẹ, chẩn đoán huyết thanh Dengue dương tính. -Không có sốc, hôn mê -Không có xuất huyết 1.3.3. SXHD thể thông thường điển hình: -Sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày. -Biểu hiện xuất huyết: thường xảy ra vào ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái như: 7 +Nhẹ nhất là dấu hiệu dây thắt dương tính. +Xuất huyết tự nhiên ở da, niêm mạc, hoặc vết bầm tím ở quanh nơi tiờm chớch. +Xuất huyết ở da: chấm xuất huyết, thường ở mặt trước cẳng chân và mặt sau cánh tay, đùi, bụng, mạng sườn, hoặc đám xuất huyết, mảng bầm tím. + Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu mũi, chân răng, đôi khi xuất huyết ở kết mạc. + Xuất huyết phủ tạng: đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết tiờu hoỏ như nôn ra máu, đại tiện ra máu. Xuất huyết tiờu hoỏ nhiều thường là biểu hiện nặng của bệnh. ∗ Các triệu chứng khác : + Gan to, đau bụng (trẻ em gặp nhiều hơn người lớn), một số có rối loạn tiêu hóa như ỉa lỏng hoặc táo bón, bụng chướng… + Nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, hạch ngoại vi to, mạch nhiệt phân ly, biến đổi điện tâm đồ, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi bội nhiễm, rối loạn điện giải… ∗ Cận lâm sàng: + Tiểu cầu giảm ≤100.000 tế bào/mm 3 (trên thực tế thường hay thấy tiểu cầu giảm từ ngày thứ hai trở đi). + Biểu hiện mỏu cụ: hematocrit tăng ≥20% so với giá trị bình thường (bình thường 36% - 40%). 1.3.4. Sốt xuất huyết Dengue có sốc: 1.3.4.1. Dấu hiệu tiền sốc + Gồm một số triệu chứng như sau: 8 - Vật vã, lừ đừ, li bì. - Đau bụng dữ dội. - Da sung huyết đỏ. - Tay chân lạnh. - Tiểu ít. + Xét nghiệm: - Hematocrit tăng cao. - Tiểu cầu giảm nhanh chóng. Ở những bệnh nhân có dấu hiệu tiền sốc cần chú ý theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ và làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu thường xuyên để xử trí kịp thời. 1.3.4.2. Hội chứng sốc Dengue Bao gồm tất cả triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm theo các triệu chứng: - Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt. - Tụt huyết áp (HATĐ < 90 mmHg) hoặc huyết áp kẹt (HATĐ – HATT ≤ 20 mmHg). Triệu chứng sốc thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ sáu của bệnh. 1.3.5. Sốt xuất huyết Dengue thể xuất huyết phủ tạng: Thường gặp là xuất huyết tiêu hóa, tử cung, đái ra máu. Ít gặp hơn là ho ra máu, xuất huyết não 1.3.6. Sốt xuất huyết Dengue thể khác: 9 - SXHD cú đỏi huyết cầu tố: Cơ chế chưa rõ, có thể là biến chứng của SXHD hoặc là tai biến dị ứng trên cơ địa những bệnh nhân thiếu hụt men G6PD. - SXHD thể suy gan cấp: bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD, kèm theo: gan to hoặc teo, men SGOT và SGPT tăng cao, vàng da - niêm mạc, bilirubin cao, tỉ lệ prothrombin thấp, N-NH 3 cao, rối loạn ý thức do suy gan - SXHD thể não: có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD, kèm theo một hội chứng não cấp lan tỏa, ít định khu, hôn mê xuất hiện sớm (không phải thứ phát sau sốc hoặc xuất huyết nặng). Nguyên nhân có thể do tác động đơn thuần hoặc phối hợp của rối loạn vi tuần hoàn trong não, của xuất huyết đốm rải rác trong tổ chức não, của hội chứng não cấp do mất nước và rối loạn điện giải 1.3.7. Biến chứng của sốt xuất huyết Dengue: ∗ Biến chứng chính (do tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đụng mỏu): + Sốc + Hôn mê và hội chứng não cấp, phự nóo nặng + Xuất huyết phủ tạng nặng, ở giai đoạn muộn do đụng mỏu nội mạch (DIC). ∗ Biến chứng khác + Phổi: tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp. + Tim: phù nề khe tim, xuất huyết cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, suy mạch vành, rối loạn dẫn truyền + Thận: suy thận cấp. 10 + Ngoài ra: tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tinh hoàn (hay gặp ở trẻ em), phù thiểu dưỡng, xảy thai- đẻ non (ở phụ nữ có thai) 1.4. PHÂN ĐỘ LÂM SÀNG: Phân độ sốt xuất huyết Dengue dựa theo bảng phân độ của tổ chức y tế thế giới 2004 : - Độ I: Sốt, dấu hiệu dây thắt dương tính, không có xuất huyết tự nhiên, tiểu cầu giảm, hematocrit tăng. - Độ II: Như sốt xuất huyết Dengue độ I và có xuất huyết tự nhiên dưới da, niêm mạc, phủ tạng. - Độ III: Như sốt xuất huyết Dengue độ II và có mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt (HATĐ< 90 mmHg) hoặc kẹt (HATĐ–HATT≤ 20 mmHg). - Độ IV: Như độ II và mạch không bắt được (mạch = 0) + huyết áp không đo được (HA= 0). 1.5. XÉT NGHIỆM 1.5.1. Xét nghiệm cơ bản: - Hồng cầu - Tiểu cầu - Hematocrit - Bạch cầu 1.5.2. Một số xét nghiệm khác: - Men gan - Các yếu tố đụng mỏu - Protein huyết tương - Điện giải đồ 1.5.3. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định [...]... TRONG I U TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT:  Tác dụng hạ sốt  Tác dụng chỉ huyết  Tác dụng đ i v i một số triệu chứng cơ năng của bệnh nhân  Tác dụng làm thay đ i số lượng bạch cầu và Hematocrit  Kết quả i u trị đ i v i các giai đoạn bệnh  Đ i chiếu tác dụng của viên Thạch cam ngưu giỏc” i u trị SD/SXHD độ I, II trên khía cạnh hạ sốt v i những nghiên cứu trước đây của một số tác giả 4.3 BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG... dã nghiên cứu tác dụng hạ sốt của cây Cỏ mật thấy rằng cỏ mật có tác dụng hạ sốt vừa ph i nhưng kéo d i 18 - Kiều Đình Khoan đã nghiên cứu tác dụng của nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết i u trị sốt xuất huyết có tác dụng hạ sốt, cầm máu, chống xuất huyết Có tác dụng tốt trong i u trị sốt xuất huyết độ I và II - Vũ Xuõn Bỡnh đó nghiên cứu tác dụng i u trị bệnh sốt xuất huyết Dengue của b i thuốc số... đồ i u trị của Bộ Y tế Có tác dụng hạ sốt, cầm máu và c i thiờn cỏc triệu chứng cơ năng Có tác dụng tốt trong i u trị SD/SXHD độ I và II 1.9 TỔNG QUAN VỀ B I THUỐC NGHIÊN CỨU 1.9.1 Xuất xứ của b i thuốc: B i thuốc được xây dựng trên cơ sở của b i Lục nhất tán, là một trong 4 b i thuốc dùng i u trị sốt xuất huyết theo phác đồ của Bộ Y tế, thêm vị Ngưu giác (sừng trâu ) 1.9.2 Thành phần của viên nang: ... tim, gan, thận, bệnh hệ thống • Ngư i mắc bệnh tâm thần • Bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình nghiên cứu 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: - Nghiên cứu tiến cứu - Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở,so sánh kết quả i u trị của b i thuốc Thạch cam ngưu giác „ v i kết quả i u trị SD/SXHD độ I, II theo phác đồ của y học hiện đ i 2.3.2.Cỡ mẫu nghiên. .. th i kỳ phục h i ∗ Một số vị thuốc, b i thuốc đã được nghiên cứu để chữa SD/SXHD: - Nguyễn Văn To i nghiên cứu tác dụng hạ sốt của cây Cúc tần trong i u trị Dengue xuất huyết, tác dụng hạ sốt diễn ra từ từ, không dẫn dến tai biến do hạ nhiệt độ đột ngột gây nên Viên Cúc tần có thể dùng cho những trường hợp sốt xuất huyết độ I và II - Đỗ Trung Đàm, Nguyễn Thị Dung và cộng sự - Viện dược liệu dã nghiên. .. r i loạn tuần hoàn và sốc: b i phụ nhanh chóng kh i lượng tuần hoàn bằng các chất i n gi i và dung dịch keo • Khi có xuất huyết nặng dựa vào Hematocrit và số lượng tiểu cầu để có thể truyền máu và kh i tiểu cầu • Không di chuyển bệnh nhân khi đang sốc 1.7.2 i u trị SXHD không sốc (Độ I và độ II) Phần lớn các trường hợp đều được i u trị ngo i trú và theo d i t i y tế cơ sở, chủ yếu là i u trị triệu... 2.3.2.Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn 100 bệnh nhân được chẩn đoán SD/SXHD độ I, II theo bảng phân độ của Tổ chức Y tế Thế gi i năm 1997 và chọn ngẫu nhiên và chia thành 2 nhóm Nhóm nghiên cứu: gồm 50 bệnh nhân được i u trị bằng viên nang Thạch cam ngưu giác „ 0,5g, uống 4 viờn/lần x 5 lần/ngày (trung bình 3 giờ uống 1 lần) khi sốt trên 38,5oC,uống đủ nước và theo d i t i Viện Nhóm đ i chứng: gồm 50 bệnh... bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9% 1.7.3 i u trị SXHD có sốc (Độ III và độ IV) Biện pháp i u trị quan trọng nhất là thay thế dịch và cần ph i truyền dịch ngay bằng đường tĩnh mạch để bù l i lượng huyết tương đã mất i Bệnh nhân ph i được theo d i chặt 24/24h, . i u trị nhanh chóng ra kh i sốc trong th i gian muộn nhất là 48h + Khẩn trương trị thay thế huyết tương: + Những r i loạn i n gi i và chuyển... Hoạt thạch + Cam thảo + Ngưu giác 1.9.3 Công dụng của viên nang: Thanh nhiệt, gi i độc, lương huyết, chỉ huyết 1.9.4 Phân tích tác dụng của viên nang 1.10 SƠ BỘ VỀ CÁC VỊ THUỐC TRONG B I THUỐC 1.10.1 Hoạt thạch Còn g i là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch - Tên khoa học: Talcum - Thành phần: Magie silicat 3MgO.4SiO 2 H 2 O 19 - Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính hàn, không có độc Vào... hematocrit làm l i khi bệnh nhân hết sốt hoặc khi bệnh nhân có diễn biến nặng, chuyển độ 2.3.6 Cách dùng thuốc: Viờn nang cứng “ Thạch cam ngưu giỏc“ 0,5g Uống 4 viờn/lần x 5 lần/ngày (trung bình 3 giờ uống 1 lần) khi sốt trên 38o5C,uống đủ nước và theo d i t i viện 2.3.7.Các chỉ tiêu quan sát trong quá trình nghiên cứu 2.3.7.1 Y học hiện đ i: 25 Theo d i từ khi bệnh nhân bắt đầu i u trị cho t i khi bệnh nhân . i u trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue độ I và độ II của viên nang Thạch cam ngưu giỏc trờn lâm sàng” vào nghiên cứu v i mục tiêu sau : 1. Đánh giá tác dụng i u trị bệnh SD/SXHD độ I. xuất huyết tự nhiên, tiểu cầu giảm, hematocrit tăng. - Độ II: Như sốt xuất huyết Dengue độ I và có xuất huyết tự nhiên dư i da, niêm mạc, phủ tạng. - Độ III: Như sốt xuất huyết Dengue độ II. lương huyết i u trị sốt xuất huyết có tác dụng hạ sốt, cầm máu, chống xuất huyết. Có tác dụng tốt trong i u trị sốt xuất huyết độ I và II. - Vũ Xuõn Bỡnh đó nghiên cứu tác dụng i u trị bệnh sốt

Ngày đăng: 16/01/2015, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w