Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn âm nhạc

30 1.5K 3
Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bộ đề tài nhằm phục vụ cho sinh Viên Học ngành Âm nhạc nộp thi môn Đề tài Âm nhạc.Đề tài đã soạn đầy đủ nội dung.Chỉ cần tải về thay tên Sinh Viên rồi nộp thi môn đề tài.Ngoài ra đề tài này còn đáp ứng được nhu cầu của các thầy cô giáo làm sáng kiến kinh nghiệm, hay đề tài để đăng kí chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT  Học viên: NGUYỄN THỊ HẰNG HẢI TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH BÀU HÀM - TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI Đồng Nai tháng 6 năm 2014 TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT  TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH BÀU HÀM - TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI Người thực hiện : Nguyễn Thị Hằng Hải Lớp : ĐHSP ÂM NHẠC K4 ĐỒNG NAI Người hướng dẫn : Thạc sĩ Trần Hương Giang Đồng Nai tháng 6 năm 2014 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 5. Đóng góp của đề tài 3 6. Bố cục của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tế 6 CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH 11 2.1. Nội dung cơ bản của phân môn Tập đọc nhạc ở bậc tiểu học 11 2.2. Phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nốt nhạc trên khuông 11 2.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình dạy Tập đọc nhạc 16 2.4. Hiệu quả của đề tài 21 2.5.Phiếu điều tra 22 PHẦN III: KẾT LUẬN 25 3.1. Tổng kết 25 3.2. Kiến nghị 25 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có môn Âm nhạc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biêt là ở bậc tiểu học. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn; từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Đặc biệt đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, việc học âm nhạc không chỉ hướng các em tới chân – thiện – mỹ; mà còn giúp các em làm quen một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với ngôn ngữ phổ thông. Ở tiểu học, chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ. Thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. Từ đây ngoài việc học các bài hát, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản. các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc. Như vậy, việc học âm nhạc của học sinh Tiểu Học không chỉ đơn thuần là thông qua các bài hát nữa mà các em đã trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc 1 trên khuông nhạc có khoá son cùng vời đàn, giúp các em có một nền tảng kiến thức cơ bản sơ đẳng vững chắc trước khi kết thúc một cấp học, bước vào một cấp học mới, với khối lượng kiến thức cao hơn. Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc từ khối 1 đến khối 5 của trường TH Nguyễn Thái Bình – Một trường mà học sinh chủ yếu là người dân tộc Hoa. Qua giảng dạy tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát và rất vui khi tới giờ học Âm nhạc nhưng khi học tới phân môn Tập đọc nhạc các em làm quen với nốt nhạc khá chậm; ngại ngùng và không tự tin khi giáo viên gọi hỏi bài hoặc đọc bài. Qua thực tế giảng dạy tại trường từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Từ những thực tế đó, tôi xin đưa ra “Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học”. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đến với đề tài này thì mục đích của tôi là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng học phân môn Tập đọc nhạc của học sinh dân tộc thiểu số Trường TH Nguyễn Thái Bình . - Từ thực trạng đó trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp dạy học, là một giáo viên giảng dạy về môn Âm nhạc bản thân luôn thường xuyên thay đổi cách dạy với mục đích chung là giúp các em học tốt hơn phân môn Tập đọc nhạc. Muốn học tốt hơn phân môn Tập đọc nhạc thì trước hết phải biết giải mã những kí hiệu âm nhạc. Từ đó để dạy tốt môn TĐN cho có hiệu quả, khắc phục được điều kiện khó khăn hiện nay, đúng với phân phối chương trình, mà vẫn đảm bảo được tính khoa học thực hiện theo phương pháp mới. 2 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. - Phương pháp điều tra, đánh giá. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học. - Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Tập đọc nhạc 4, 5 trường TH Nguyễn Thái Bình – Xã Bàu Hàm – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai. 5. Đóng góp của đề tài: - Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học Tập đọc nhạc thì kết quả học tập của học sinh ở trường tôi có chuyển biến theo hướng tích cực. 6. Bố cục của đề tài: - Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương II: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học trường TH Nguyễn Thái Bình. 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1. Cơ sở lý luận: - Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. - Đọc nhạc nghĩa là biến các ký hiệu âm thanh (mã hóa) thành âm thanh cụ thể (giải mã). - Dạy Tập đọc nhạc là dạy cách đọc (thông qua bài học) chứ không phải chỉ dạy bài đọc theo kiểu truyền khẩu, học vẹt. Dạy đọc bài đọc là một yêu cầu cần nhưng không có cách đọc thì không đảm bảo để người học có thể vượt qua tình trạng thụ động (ghi nhớ máy móc) đối với bài đọc. Dạy cách đọc sẽ giúp cho người học không chỉ đọc đúng một bài mà còn có thể vận dụng để đọc các bài khác có mức độ tương tự. Phải nhận thức rõ những điềunói trên thì khi dạy Tập đọc nhạc, giáo viên mới có thể vận dụng những biện pháp, cách thức phù hợp giúp cho việc phát triển kỹ năng đọc nhạc ở các em, dù ở mức độ sơ giản và phổ thông nhất. - Đọc nhạc là một quá trình nhận thức và thực hành. Ở giai đoạn đầu, người học phải đồng thực hiện một hệ thống kỹ năng bao gồm: + Nhận dạng tên nốt nhạc, hình nốt nhạc được viết trên khuông nhạc. + Xác định nhịp, phách. + Đọc đúng tương quan cao độ giữa các nốt nhạc ghi trên khuông. + Thể hiện đúng tương quan trường độ của các nốt (độ ngân dài ngắn, nghỉ, nhanh, chậm ). + Nhận biết và giải quyết đúng các ký hiệu được ghi trên bản nhạc 4 - Phải thực hiện đúng một loạt kỹ năng nêu trên là yêu cầu khó đối với học sinh vì số lượng các tiết học khá ít, lại phân bổ thưa (1 tiết/ tuần), sĩ số lớp học lại đông, khả năng của các em không đồng đều, thậm chí chênh lệch rất lớn. - Vậy làm thế nào để các em đọc đúng, đọc tốt bài tập đọc nhạc? Việc tìm ra một hệ thống phương pháp và các thủ pháp đặc thù là việc làm cần thiết. - Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với mức độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc; và có những kỹ năng âm nhạc cần thiết. 1.1.1. Mục đích dạy Tập đọc nhạc: - Mục đích dạy học cho HS tiểu học môn âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âm thanh bằng thời gian nó có ý nghĩa to lớn phát huy trí tưởng tượng tư duy sáng tạo. Luyện tập kĩ năng nghe âm nhạc, theo phản xạ, giúp các em phân biệt được một cách cảm quan sinh động với những bài TĐN điển hình có giai điệu đẹp. Khi phân tích lí giải để các em dễ học, dễ hiểu, dễ thuộc bài. - Những bài TĐN thường được trích trong các ca khúc nổi thiếng của các nhạc trong và ngoài nước. - Đối với các bài có lời ca phân tích nội dung qua từng thể loại - Những bài không lời, thông qua giai điệu tiết tấu để thể hiện được tính chất âm nhạc - Mục đích dạy TĐN là tạo cho các em khả năng lĩnh hội bằng thính giác, tri giác, áp dụng các kiến thức nhạc lí tạo ra tính liên hoàn - Nghe nhạc, đọc nhạc kết hợp gõ phách. * Yêu cầu của phân môn TĐN: 5 - Kiến thức: + Giúp HS có khái niệm ban đầu về nhạc lí cơ bản. + Vận dụng các phương pháp qui nạp, trực quan, tích hợp. + Giúp HS nắm được các thang âm, phách, nhịp, tiết tấu. + HS hiểu được các kí hiệu đơn giản trong bài TĐN. + Nắm được cao độ, trường độ. +Biết phân biệt được các loại hình nốt. - Kỹ năng: + Tập cho HS đọc đúng cao độ, tiết tấu của bài TĐN. + Vỗ tay đúng theo tiết tấu, kết hợp đọc đúng nhạc và gõ phách. - GD tư tưởng: + Thông qua bài học GV hướng cho các em lòng yêu thích âm nhạc và khẳng định, âm nhạc không thể thiếu được đối với đời sống con người. Muốn thưởng thức âm nhạc, thì ta phải có kiến thức về âm nhạc. 1.1.2. Ý nghĩa dạy Tập đọc nhạc: - Dạy Tập đọc nhạc giúp học sinh phát triển tai nghe âm nhạc, hỗ trợ cho việc học hát chuẩn xác về cao độ và trường độ. - Dạy Tập đọc nhạc hình thành cho học sinh một số kỹ năng “giải mã” các ký hiệu âm nhạc ở mức độ đơn giản và thường gặp trong các bài hát thiếu nhi. - Dạy Tập đọc nhạc góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc giúp cho việc nhận thức được tính khoa học, tính nghệ thuật của âm nhạc. - Dạy Tập đọc nhạc góp phần phát triển trí tuệ và tình cảm, năng lực tư duy trừu tượng và óc phân tích, tổng hợp, biết giải quyết tình huống khi phải xử lý các ký hiệu trên giấy biến thành các âm thanh vang lên một giai điệu cụ thể. 1.1.3. Nhiệm vụ dạy Tập đọc nhạc: - Giúp cho học sinh nhận biết và ghi nhớ các ký hiệu ghi chép âm nhạc thông thường như: các ký hiệu cao độ, trường độ. Có hiểu biết về nhịp, phách 6 - Giúp học sinh tập đọc đúng cao độ, trường độ trên những bài Tập đọc nhạc đơn giản, dễ đọc. - Từ các bài Tập đọc nhạc, các em có thể ghép lời ca, hát đúng giai điệu. - Qua các bài Tập đọc nhạc, giúp cho các em tích lũy thêm những giai điệu giàu tính thẩm mỹ, làm phong phú “vốn liếng” âm nhạc. 1.2. Cơ sở thực tế: 1.2.1. Khái quát về trường: 1.2.1.1. Vị trí địa lý: - Bàu Hàm là một trong những xã xa nhất của huyện Trảng Bom và là nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó đông nhất là bà con các dân tộc: Kinh, Hoa, Tày, Nùng Trong đó dân tộc Hoa chiếm thành phần đông đảo nhất. - Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm về phía đông của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 30 km. Là một huyện trung du, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyệnVĩnh Cửu và hồ Trị An. - Người Hoa là tộc người có số dân đông thứ hai sau người Kinh (5,1%). Theo số liệu thống kê năm 1999 của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam có 863.371 người Hoa. Riêng tại Đồng Nai có 103.540 người Hoa, đến năm 2005 lên đến 114.189 người. 1.2.1.2. Đời sống kinh tế - xã hội: * Kinh tế: - Cộng đồng người từ Nam Trung Quốc đến Đồng Nai định cư khá sớm, từ thế kỷ 17, có nguồn gốc từ các vùng thuộc tỉnh Quảng Đông (lúc ấy Quảng Tây thuộc tỉnh Quảng Đông), Phúc Kiến. 7 [...]... khi học bài và xem lại bài - Ý thức của các em còn chưa đề cao việc học Ngoài việc học trên trường Tiểu học các em còn phải học thêm 1 buổi ở trường tiếng Hoa - Còn một số học sinh chưa đọc được tên nốt chưa nắm vững được tiết tấu phách, nhịp - Học sinh chưa thuần thục kết hợp giữa gõ phách, hoặc đánh nhịp 10 CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC... phù hợp với học sinh dân tộc tiểu số; từ đó các em dễ dàng tiếp cận, tiếp thu các kiến thức mà giáo viên đưa ra 2.2 Phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nốt nhạc trên khuông: 2.2.1 Biến các cao độ thành những điều dễ nhớ: - Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài tập đọc nhạc Ở đây chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương pháp biến những... đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn cụ thể ở khối lớp 5 như sau: Phân loại học sinh đọc bài tập đọc nhạc Đầu Cuối học năm Năm học Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt, trôi chảy 5% 30% Tỉ lệ học sinh đọc được bài tập đọc nhạc 40% 65% Tỉ lệ học sinh chưa đọc được bài tập đọc nhạc 25% 5% - Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu học đòi hỏi phải có những phương pháp, ... em học tập đọc nhạc là: a) Rất đơn giản có 80 học sinh trả lời _ đạt 57 % b) Đơn giản có 50 học sinh trả lời _ đạt 36 % c) Bình thường có 20 học sinh trả lời _ đạt 14,3 % d) Khó có 0 học sinh trả lời _ đạt 0 % Câu 2: Sau một tiết học tập đọc nhạc, với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên, em thấy khả năng đọc nhạc của mình như thế nào? a) Rất tốt có 8 học sinh trả lời _ đạt 5,7 % b )Tốt có 100 học sinh. .. quả tốt - Đa số học sinh rất yêu thích, say mê bộ môn âm nhạc - Ưu điểm sách giáo khoa: + Sách trình bày đẹp rõ ràng trang trí bìa giấy màu chất lượng tốt + Nội dung bài học phù hợp với lứa tuổi + Nội dung bài học được trình bày theo chủ điểm, hình tượng âm nhạc phong phú làm hấp dẫn cho người học và người dạy + Các bài học trong sách giáo khoa đề cao tính dân tộc có giai điệu đẹp hình tượng âm nhạc sống... kết quả tốt nhất Và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau xây dựng nên những phương pháp, biện pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với phân môn tập đọc nhạc để kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao hơn - Qua đề tài này tôi muốn trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề học Âm nhạc, học Âm nhạc sẽ làm cho con người thoải mái, hứng thú hơn khi học tập môn học cũng như học các môn học khác,... dôi 2.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình dạy Tập đọc nhạc: - Dạy học là một công việc, do vậy cần phải có phương pháp Các nhà lý luận giáo dục thường nói: Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học - Nội dung dạy học âm nhạc cơ bản đã được quy định trong “chương trình và sách giáo khoa”, còn phương pháp dạy học lại phụ thuộc vào khả năng... với học sinh thành những điều dễ hiểu, dễ gặp trong thực tế kết hợp với luyện tập thực hành thường xuyên - Học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học 11 sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh. .. NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH 2.1 Nội dung cơ bản của phân môn Tập đọc nhạc ở bậc tiểu học: - Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc - Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa... chép bài tập đọc nhạc vào vở 2.4 Hiệu quả của đề tài: - Từ đầu năm học tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt: Kết quả đánh giá học lực môn Âm nhạc học kì II năm học 2013-2014 của cả 3 khối 3, 4, 5 không có học sinh xếp loại B, học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành . II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH 11 2.1. Nội dung cơ bản của phân môn Tập đọc nhạc ở bậc tiểu học. nhịp. 10 CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH. 2.1. Nội dung cơ bản của phân môn Tập đọc nhạc ở. cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học. - Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Tập đọc nhạc 4, 5 trường TH Nguyễn Thái

Ngày đăng: 16/01/2015, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan