1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương Nguyễn Quốc Pháp.

70 548 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 869,5 KB

Nội dung

Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm xe cơ giới ngày càng được các chủ xe quan tâm và xem đây là một trong những biệnpháp tích cực để khắc phục những hậu quả khôn lường do tai nạn gi

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – BỘ MÔN BẢO HIỂM

Địa chỉ: Số 279 – Đường Nguyễn Tri Phương – Quận 10 – TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM

XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH

TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC PHÁP MSSV: 31091023395

Ngành: Tài Chính – Ngân hàng

Chuyên ngành: Kinh doanh bảo hiểm

Điện thoại: 0982.99 02 04 Email: bh35ueh.phapnq@gmail.com

GVHD khoa học: Ths NGUYỄN TIẾN HÙNG – Trưởng Bộ môn

Điện thoại: 0979.39 36 39 Email: hungbh@gmail.com

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON _ CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (FUBON BÌNH DƯƠNG).

PHÒNG : Giám Định Bồi Thường.

Lãnh đạo Ban:

ÔNG : Chang Cheng Wen – Phó Giám Đốc Chi Nhánh

Chuyên viên hướng dẫn thực tế: Ông : TĂNG VĂN NHÂN

Điện thoại: 0909.001.558 Email: vannhan.tang@fubon.com

Trang 2

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

GVHD: Ths Nguyễn Tiến Hùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, dựa trên sự cố gắng của bản thân emnhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các anh chị tại đơn vị thực tập

Em cũng xin được gửi lời cám ơn đến ông Chang Cheng Wen – Phó Giám Đốc

Chi Nhánh Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương(Fubon Bình Dương), anh Tăng Văn Nhân – chuyên viên phòng Tái Công ty Bảohiểm Fubon Bình Dương, anh Nguyễn Quốc Hạo - chuyên viên phòng kinh doanhBảo Hiểm Fubon Bình Dương và các anh chị trong Công ty Bảo hiểm Fubon BìnhDương đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tậptại công ty Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Tiến Hùng –trưởng bộ môn Bảo Hiểm trường đại học Kinh Tế TP.HCM, đã dành thời gian quýbáu hướng dẫn và chỉnh sửa để em hoàn thành bài khoá luận này Một lần nữa emxin chân thành cám ơn!

Trang 5

Mục Lục

CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 3

2.1 Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới 3

2.1.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3 2.1.1.1 Đặc điểm của xe cơ giới 3

2.1.1.2 Tình hình tai nạn giao thông đường bộ 5

2.1.1.3 Sự cần thiết của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BH TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 10

2.1.1.4 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 10

2.1.2 Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 11

2.1.2.1 Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 11

2.1.2.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 12

2.1.3 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 12

2.1.3.1 Đối với BH TNDS 12

2.1.3.2 Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới 13

2.1.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 13

2.1.4.1 Giá trị bảo hiểm 13

2.1.4.2 Số tiền bảo hiểm 14

2.1.5 Phí bảo hiểm 14

.1 Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm 15

2.1.6 Công tác giám định 15

2.1.6.1 Khái niệm, mục đích công tác giám định 15

Trang 6

2.1.6.2 Nguyên tắc công tác giám định 15

2.1.6.3 Quy trình giám định 16

2.1.6.4 Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới 17

2.1.7 Công tác bồi thường 18

2.1.7.1 Nguyên tắc bồi thường 18

2.1.7.2 Xác định số tiền bồi thường 18

2.1.8 Quy trình giám định bồi thường 19

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ( FUBON BÌNH DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 - 2012. 21

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương 21

.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương 21 3.1.1 Một số thông tin cơ bản 21

3.2.2.5 Thiết lập đường dây nóng 55

Trang 7

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Fubon Bình Dương : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn bảo hiểm FuBon (Việt Nam) – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương

Trang 8

TNGT : Tai nạn giao thông

TTATGT : Trật tự an toàn giao thông

Trang 9

2000-Bảng 2.4: Tình hình chi giám định – bồi thường tại Fubon giai đoạn 2012-2013 41Bảng 2.5: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giaiđoạn 2011-2012 40Bảng 2.6: Bảng phân tích SWOT Fubon Bình Dương 41

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam 20Hình 2.2: Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới ( Tổn thất vật chất xe)22Hình 2.3: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage được ủy quyền) 23Hình 2.4: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage không được ủy

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỞ

ĐẦU Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, trong những năm gầnđây nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng đã kéo theo sựgia tăng đáng kể về số lượng các phương tiện vận tải Tuy nhiên, do điều kiện về cơ

sở hạ tầng giao thông nước ta còn nhiều bất cập, trong khi đó ý thức chấp hành luật

lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao đã dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy, đặcbiệt là vấn đề tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn của xã hội Mặc dù chính phủ,các cấp, các ngành đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưng tình trạngtai nạn giao thông không những không được kiềm chế mà còn diễn biến hết sứcphức tạp Hàng năm có đến hàng vạn người chết và bị thương, thiệt hại về vật chất

là vô cùng to lớn và trở thành nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là đối với chủ nhân

có các phương tiện tham gia giao thông Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm

xe cơ giới ngày càng được các chủ xe quan tâm và xem đây là một trong những biệnpháp tích cực để khắc phục những hậu quả khôn lường do tai nạn giao thông gây ra,qua đó giúp họ ổn định về mặt tài chính và an tâm hơn trong quá trình hoạt độngnghề nghiệp của mình khi đã chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm

Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (chủ yếu là bảohiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với ngườithứ ba) luôn là một nghiệp vụ mang lại doanh thu phí cao cho các công ty bảo hiểm.Cũng như các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, Công ty Bảo hiểm Fubon BìnhDương cũng triển khai nghiệp vụ này ngay khi mới thành lập Và để cạnh tranhđược trong thi trường ngày nay thì Công ty cũng đã rất chú trọng tới khâu giámđịnh bồi thường – là khâu mà khách hang nhìn vào đó để đánh giá sản phẩm và lựachon công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại vị trí giám định bồi thường ở công tyTNHH bảo hiểm Fubon – chi nhánh tại tỉnh Bình Dương, em cảm thấy rất muốn tìm

hiểu về những vấn đề trên, nên em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công Ty TNHH Bảo Hiểm Fubon – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương”.

Trang 11

Các mục tiêu cụ thể - Các câu hỏi nghiên cứu

 Cơ sở lý luận chung về công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới

 Tổng quan công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểmthế giới và trong nước

 Thực trạng và kết quả thực hiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe

cơ giới tại Fubon Bình Dương

 Giải pháp và những kiến nghị để hoàn thiện công tác giám định bồi thườngbảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp;

phương pháp phân tích SWOT; phương pháp nghiên cứu định tính

Phạm vi nghiên cứu và thu thập dữ liệu

 Không gian nghiên cứu : Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương

 Thời gian nghiên cứu : Giai đoạn năm 2010-2012

 Pham vi nội dung nghiên cứu : Giám định bồi thường

Dữ liệu nghiên cứu : Tài liệu, số liệu liên quan đến công tácgiám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới: từ phòng Giám định bồithường và các phòng nghiệp vụ của công ty

Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được trình bày trong 3 chương:

 Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và công tác giámđịnh bồi thường bảo hiểm xe cơ giới

 Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giớitại Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương giai đoạn 2010 - 2012

 Chương 3: Kiến nghị và giảm pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giámđịnh, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Fubon BìnhDương

Trang 12

CHƯƠNG 2: TỔN

G QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 2.1 Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới.

2.1.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

2.1.1.1 Đặc điểm của xe cơ giới.

Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽđến tất cả các ngành kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng Giao thông vận tải cũngchính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng, là thước đo cho sự phát triển của mộtquốc gia Nước ta có một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong phú với cáchình thức như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải đường hang không,trong đó thì giao thông vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu, phổbiến nhất Theo quy định hiện hành thì xe cơ giới được hiểu là tât cả các loại xetham gia giao thông trên đường bộ bằng chính động cơ của mình, trừ xe đạp máy vàđược phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia Nó không chỉ là phương tiệnvận tải mà còn là một tài sản có giá trị lớn đối với cá nhân, gia đình, các tổ chức vàcác doanh nghiệp

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: xeôtô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương

tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật

Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp

có tham gia giao thông đường bộ

Trang 13

Trong quá trình hoạt động xe cơ giới có một số đặc điểm sau liên quan đếnquá trình bảo hiểm:

Số lượng đầu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng, bên cạnh đóchính là sự gia tăng đáng kể của các vụ tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộcsống của người dân Năm 2004, số lượng xe ôtô là 735.000 chiếc, xe máy12.859.000 chiếc chỉ sau 5 năm đến năm 2009, số lượng ôtô đã là 1.597.069 chiếc,

xe máy 28.131.061 chiếc Như vậy chỉ trong 5 năm, số lượng ôtô đã tăng 2,17 lần;

số lượng xe máy đã tăng 2,19 lần Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 10 tháng đầunăm 2011, toàn quốc đăng ký mới hơn 161.700 xe ô tô, hơn 2 triệu 488 nghìn xe mô

tô, nâng tổng số phương tiện đăng ký trong toàn quốc lên hơn 35,5 triệu xe, trong

đó có hơn 1 triệu 866 nghìn ô tô, hơn 33 triệu 643 nghìn mô tô So với cùng kỳ năm

2010, xe ô tô đăng ký mới tăng 11,5%, mô tô tăng 10% Sự gia tăng ngày càngnhiều phương tiện tham gia giao thông đòi hỏi cần phải nâng cao cơ sở vật chất, hệthống cầu đường,… phục vụ sự đi lại cũng như phát triển của các phương tiện thamgia giao thông

Xe cơ giới có tính cơ động cao, hoạt động trên nhiều loại địa hình và thamgia triệt để vào quá trình vận chuyển Do đó mà xác xuất xảy ra rủi ro là rất lớn

Mạng lưới đường bộ quốc gia hiện có tổng chiều dài khoảng 280.000km,trong đó có gần 16.800km quốc lộ, trên 25.000km đường tỉnh, xấp xỉ 51.800kmđường huyện, hơn 17.000km đường đô thị, trên 7.800km đường chuyên dùng vàquãng 161.000km đường xã Do hệ thống đường bộ được xây dựng qua nhiều thời

kỳ nên có tiêu chuẩn và quy mô khác nhau; số lượng cầu yếu, cầu tải trọng thấp,chưa đồng bộ với cấp đường khá lớn; nhiều tuyến đường giao thông miền núi chưa

đi lại được quanh năm Theo tính toán, trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Namthì có đến 2/3 số đường cần bảo dưỡng ngay

Do những đặc điểm trên có tính đặc thù nên ở tất cả các nước khi đã có bảohiểm thì bao giờ cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới Và ở Việt Nam,nghiệp vụ này cũng đã được triển khai phổ biến và rộng rãi Tính tới hết quýII/2011, doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ này đạt 3.101 tỉ đồng, chiếm tỉtrọng 31% trong cơ cấu nghiệp vụ BHPNT Tuy nhiên, tỉ lệ bồi thường (TLBT)

Trang 14

nghiệp vụ này cũng thuộc vào dạng “topten” của thị trường Tính riêng 6 tháng đầunăm 2011 là 43%, chỉ xếp sau 2 nghiệp vụ bảo hiểm hàng không (50%) và bảo hiểmcon người (44%)…

Để biết cụ thể số lượng xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay, có thể quan sát ởbảng sau:

Bảng 1.1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Tai nạn giao thông là mối quan tâm hàng đầu của đất nước ta Đảng và Chínhphủ đã đang và cố gắng để giảm thiểu một cách tối đa số lượng tai nạn giao thông

Và nó đang là bài toán không có lời giải đối với toàn xã hội đòi hỏi tất cả mọi ngườiphải cùng nhau tham gia giải quyết

Khi tai nạn giao thông xảy ra thường để lại hậu quả rất nặng nề cả về tinh thần

và vật chất cho người bị nạn Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình tai nạn giaothông ngày một tăng về số lượng lẫn tính nghiêm trọng Đòi hỏi tất cả các cấp, banngành liên quan phải sớm vào cuộc tìm ra lời giải cho bài toán này vì tai nạn giao

Trang 15

thông không những làm mất đi của cải xã hội, gây mất ổn định xã hội mà cònnghiêm trọng hơn ở hậu quả mà nó để lại Cụ thể trong những năm qua:

- Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, năm 2000 xảy ra 22.486 vụ và đến năm

2002 con số này đạt là 27.134 (tăng gấp 1,21 lần so với năm 2000) Năm 2000, sốngười chết do tai nạn giao thông là 7.500; Cuối năm 2000, Bộ giao thông thống kêđược toàn quốc một ngày có 20 người chết vì tai nạn giao thông, nhưng chỉ hết químột năm 2003 số người chết đã tăng lên 35 người và số người bị thương là 70người

- Giai đoạn từ năm 2003-2008, năm 2003 xảy ra 19.852 vụ đến năm 2004 con

số này đã gấp 1,6 lần (số người chết do tai nạn giao thông năm 2004 là 12.000người, số người bị thương do tai nạn giao thông là 21.728) Điều đáng mừng là đếnnăm 2008 đã giảm còn 10.518 vụ Đặc biệt trong năm 2008, tốc độ gia tăng tai nạngiao thông mang dấu âm (-28%), đây là dấu hiệu đáng mừng Đây chính là thànhquả của những nỗ lực phòng tránh tai nạn giao thông của các cơ quan chức năng cóliên quan đã đưa ra các biện pháp như: giải tỏa chỗ lấn chiếm lòng đường vỉa hè,họp chợ trái phép… cho tới những biện pháp mạnh tay như: bắn tốc độ, kiểm tranồng độ cồn… cũng trong năm này rất nhiều dự án an toàn giao thông đã được đưavào hoạt động và có tác động tích cực

- Ông Thân Văn Thanh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốcgia - cho biết năm 2010 cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT),làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người So với năm 2009 tăng1.788 vụ, giảm 47 người chết và tăng khoảng 2.500 người bị thương Trong đóđường bộ xảy ra nhiều TNGT nhất Nếu tính trung bình thì số người thiệt mạng mỗingày do TNGT là hơn 31 người Riêng TP.HCM năm 2010 có 785 người chết, giảm

74 người; Hà Nội có 735 người chết, giảm 89 người

- Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cả nước năm 2012xảy ra 36,376 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9,838 người, bị thương 38,060 người

So với cùng kỳ năm 2011, giảm 7,446 vụ (16,99%), giảm 1,614 người chết(14,09%), giảm 9,529 người bị thương (20,02%) Có 40 tỉnh, thành phố giảm trên10% số người chết và tai nạn giao thông; 10 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai

Trang 16

nạn giao thông giảm từ 5 - dưới 10%; có 11 tỉnh, thành phố có số người chết vì tainạn giao thông giảm từ 1 đến dưới 5%, trong đó có tỉnh Bình Dương; 02 tỉnh có sốngười chết vì tai nạn giao thông tăng là Bắc Kạn, Đồng Nai; có 24 tỉnh, thành giảm

cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương và 04 tỉnh giảm cả 3 tiêuchí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên 30%: Vĩnh Phúc, Cần Thơ,Kiên Giang, Hà Tĩnh;

Tai nạn giao thông để lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng cho tất cả mọingười, có những nạn nhân phải lìa xa cuộc sống này, cũng có những người bị bệnhnặng phải nằm một chỗ sống dựa vào thu nhập và khả năng chăm sóc của ngườikhác, cũng có những nạn nhân bị hoảng loạn tinh thần sau khi xảy ra tai nạn,… córất nhiều những điều đáng tiếc xảy ra sau một vụ tai nạn giao thông, đằng sau nóchính là những giọt nước mắt đau buồn tiếc nuối cho những vụ tai nạn giao thông

Để biết cụ thể tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam qua các năm,quan sát bảng sau:

Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường đường bộ ở Việt Nam, giai đoạn 2000-2011

Trang 17

2010 13.713 16,2 11.060 0,3

-Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.

Tình hình tai nạn giao thông tăng một cách đáng lo ngại như vậy bởi cácnguyên nhân sau:

 Nguyên nhân chủ quan:

- Vì xe cơ giới có tính cơ động cao và tham gia triệt để vào quá trình vậnchuyển, vì vậy mà xác suất rủi ro lớn hơn các loại hình giao thông vận tải khác

- Nước ta nằm trong vùng địa lý khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều,thường xuyên gặp phải hạn hán, lũ lụt, địa hình hiểm trở, 3/4 diện tích là đồi núi gâykhó khăn cho việc đi lại vận chuyển

 Nguyên nhân khách quan:

- Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện xe cơ giới trong khi cơ sở hạ tầngchưa đáp ứng kịp làm cho mật độ phương tiện tham gia giao thông càng tăng, điềunày cũng đồng nghĩa với việc tăng xác suất gây tai nạn giao thông

- Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đường bộ trong những năm qua đã đượccải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của xe cơ giới, nhất

là tại các thành phố lơn như Hà Nội, Hồ Chí Minh

 Nguyên nhân trực tiếp:

- Nhận thức pháp luật còn yếu kém của người tham gia GT; nhiều vi phạmdẫn đến TNGT mà nguyên nhân là do không chấp hành nghiêm chỉnh Luật GT, quytắc GT như sử dụng rượu bia, chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, điều khiểnphương tiện khi không đủ tuổi hoặc không có GPLX, chở quá số người quy định, táidiễn tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc đội MBHkhông đảm bảo chất lượng để đối phó Thống kê trong nhiều năm qua cho thấy từ70-80% các vụ tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không chấp hànhđúng các quy định về trật tự an toàn giao thông (vi phạm tốc độ chiếm 30%; tránh,vượt sai quy định chiếm 21%; say bia rượu chiếm 7,3% )

Trang 18

- Ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông của người dân Việt Namcòn kém Hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh,họp chợ…còn xảy ra phổ biến; hiện tượng coi đường quốc lộ là sân phơi, nơi tậpkết vật liệu xây dựng, nơi chơi thể thao… tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến mất antoàn giao thông.

- Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT ngày càngnghiêm trọng như không đủ tuổi hoặc không có GPLX vẫn điều khiển mô tô, thậmchí còn chở người vượt quá quy định, lạng lách đánh võng trên đường; đi xe đạpdàn hàng ngang và đùa nghịch gây cản trở GT, Nguyên nhân là do nhà trườngthiếu các biện pháp giáo dục hiệu quả hoặc chưa quan tâm đúng mức, lực lượngchức năng xử phạt chưa mạnh tay và chưa thường xuyên thông tin về đối tượng viphạm gửi về cơ quan, đơn vị, nhà trường để kiểm điểm giáo dục

- Trên địa bàn tỉnh, nhiều người đi bộ trên đường sắt, và người điều khiểnphương tiện thiếu chú ý quan sát khi qua nơi giao nhau giữa đường bộ với đườngsắt không có người gác

Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tuy đãđược chú trọng, hình thức tuyên truyền được đổi mới phong phú hơn và từng bướcphát huy hiệu quả nâng cao ý thức của người dân, tạo sự đồng thuận cao của mọitầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, nhưngchưa được thường xuyên liên tục, chỉ chú trọng đẩy mạnh ở khu vực nội thành nộithị, chưa phổ biến rộng đến cộng đồng xã hội, nhất là đối tượng thanh thiếu niên,người lao động, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nên các đối tượng này còn viphạm chiếm tỷ lệ cao

2.1.1.3 Sự cần thiết của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BH TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.

Tính mạng của con người luôn luôn được đề cao trong bất kì tình huống nào

Nó không thể tính toán bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại vềsức khoẻ một cách chính xác

Trang 19

Tai nạn giao thông là mối đe doạ từng ngày từng giờ đối với các chủ phươngtiện, những người trực tiếp tham gia giao thông Khi tai nạn xảy ra thì việc giảiquyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủphương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tàisản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêuthì phải bồi thường bấy nhiêu” Nhưng vẫn không có cơ sở để định ra một mức bồithường nào cả Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thoả thuận giữachủ phương tiện và người bị hại, nên cũng không hẳn là thiệt hại bao nhiêu thì bồithường bấy nhiêu.

BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời nhằm đảm bảo lợiích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe cũng như đáp ứng kịp thờinhu cầu của xã hội Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và bây giờ được thaybằng NĐ 115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe

cơ giới” Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loạihình bảo hiểm này Đây là cơ sở pháp lý nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnhcông tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam

2.1.1.4 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Ai ai cũng có nguy cơ, rủi ro bất ngờ xảy ra trong khi mình đang tham giagiao thông dù cho chủ phương tiện luôn luôn có ý thức ngăn ngừa và đề phòng tainạn nhưng họ vẫn có thể gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra Những rủi ro này cóthể do chính họ vì một phút sơ ý và cũng có thể do các tác nhân từ bên ngoài, do cácđối tượng khác cùng tham gia giao thông

Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước thì số lượng xe cơ giới nói chung và

số lượng ôtô, xe gắn máy nói riêng cũng không ngừng tăng lên Hàng năm trên cảnước lượng ôtô xe máy, ôtô tăng 20% -24% Theo ước tính của cơ quan quản lýgiao thông thì tốc độ này sẽ còn tăng cao hơn nữa Điều này làm cho các nhà quản

lý và nhân dân hết sức lo ngại vì lưu lượng tham gia giao thông đường bộ ngày mộtquá tải làm cho xác suất xảy ra tai nạn ngày càng tăng cao hơn

Trang 20

Như vậy, tình trạng giao thông ngày một gia tăng, gây thiệt hại rất lớn vềtính mạng, sức khoẻ và tài sản… của con người Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đờinhằm giúp giảm bớt sự lo lắng của người dân khi tham gia giao thông, đồng thờilàm giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần vào việc đề phòng và hạn chế tổn thấtxảy ra.

2.1.2 Tác dụng của bảo hiểm

xe cơ giới

2.1.2.1 Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.

Sau mỗi vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ giám định, bồi thường, thống kê cáctai nạn đó và nguyên nhân gây ra tai nạn, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và hạnchế tối đa những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, giảm bớt thiệt hại cho xã hội

BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ra đời không những làm giảm nhẹgánh nặng cho ngân sách nhà nước mà cò tăng thu ngân sách thông qua thuế

BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 còn góp phần xoa dịu căngthẳng giữa 2 bên trong vụ tai nạn, mục đích cao cả của nghiệp vụ này là nó thể hiệnvai trò làm trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm

Với tư cách pháp lý là một nghiệp vụ BH, BHTNDS của chủ xe cơ giới vớingười thứ 3 vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân văn sâusắc Một lần nữa BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 khẳng định sựcần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của mình

2.1.2.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

- Bồi thường kịp thời, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh

- Tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho người điểu khiển phương tiện khi thamgia giao thông

- Góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất

Trang 21

- Góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế, để từ đó

có điều kiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việclàm cho người lao động

- Góp phần phát huy quyền tự chủ tài chính của các đơn vị bằng việc nângcao hiệu quả sử dụng xe

Ngày nay, các chủ xe đã ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm vật chất

xe cơ giới, nên số chủ xe tự động đến tìm nhà bảo hiểm ngày càng nhiều và với xuhướng này thì chắc chắn bảo hiểm vật chất xe cơ giới sẽ ngày càng phát triển vàhoàn thiện hơn

2.1.3 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây

ra thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ 3

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với thiệt hại về thân thể

và tính mạng của khách hàng theo hợp đồng vận chuyển hành khách

2.1.3.2 Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

- Đối tượng Bảo Hiểm

Đối tượng Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giaothông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó ( bao gồm mô tô, ôtô, xe máy )còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta Cụ thể

Đối với xe mô tô các loại người ta tiến hành bảo hiểm vật chất thường xuyên

Trang 22

Đối với xe ôtô các loại có thể tiến hành toàn bộ vật chất thân xe hoặc từng bộphận chiếc xe.

- Phạm vi Bảo Hiểm.

Là việc xác định những rủi ro bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường Các rủi

ro được bảo hiểm thông thường bao gồm

- Tai nạn do đâm va, lật đổ

- Cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá

- Mất cắp toàn bộ xe ( đối với xe môtô chỉ bảo hiểm khi có thoả thuận riêng )

- Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây lên

Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho xe được bảo hiểm trên,các công ty còn thành toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:

- Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyênnhân trên

- Chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại tới nơi sữa chữa gần nhất

- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm

2.1.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

2.1.4.1 Giá trị bảo hiểm.

Là giá trị thực thế trên thị trường của xe tại thời điểm mà người tham gia bảohiểm mua bao hiểm

Việc xác định đúng, chính xác giá trị bảo hiểm chính là cơ sở để bồi thườngchính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm Tuy nhiên, việc xác địnhgiá trị của xe ngày nay cũng gây không ít khó khăn vì giá xe trên thị trường luônluôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới, có nhiều loại xe đã sử dụng lâuhay mới cần phải khấu trừ,… Trên thực tế các công ty bao hiểm thường dựa trêncác yếu tố để xác định giá trị xe là : loại xe, năm sản xuất , mức độ mới cũ của xe,thể tích làm việc của xi lanh

Các công ty bảo hiểm cũng có thể xác định giá trị bảo hiểm theo giá trị còn lại:

Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao

Trang 23

Tuỳ đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty mà có phương pháp tính tích

hợp

2.1.4.2 Số tiền bảo hiểm.

Số tiền Bảo Hiểm là số tiền được ghi rõ trên đơn bảo hiểm, là giới hạn bồi

thường tối đa của công ty bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của xe được xác định theo cách nói trên sẽ là căn cứ để hai

bên thoả thuận số tiền bảo hiểm trong hợp đồng Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm

không vượt quá giá trị của xe

Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý một số vấn đề sau:

- Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần trượt giá của xe

- Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn của xe, tức là phải tính đến

khấu hao làm trong theo tháng

- Nếu xe bị tai nạn, bị thiệt hại toàn bộ hoặc một phần nào đó hay bị mất cắp

toàn bộ thì phải tính khấu hao

- Nếu chủ xe mua bảo hiểm sau đó chuyển quyền sở hữu cho người khác thì

chủ xe mới vẫn được hưởng quyền lợi cho đến khi hết hạn hợp đồng

P = f + d

Trong đó : P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện

f – Phí thuần

d - Phụ phí

Trang 24

2.2 Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.2.1 Công tác giám định

2.2.1.1 Khái niệm, mục đích công tác giám định.

Khái niệm: Giám định là công việc được tiến hành sau khi phát hiện sự cố tai nạn

nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại

Mục đích:

- Xác định nguyên nhân, bản chất tai nạn sự cố (có được bảo hiểm hay không?Bảo hiểm như thế nào? )

- Xác định mức độ thiệt hại

- Đề xuất các giải pháp đề phòng, giảm thiểu tổn thất một cách tốt nhất

- Xác minh điều tra những vụ việc có dấu hiệu nghi vấn gian lận trục lợi bảohiểm nhằm hưởng lợi từ bảo hiểm

Thu thập chứng cứ pháp lý ( ảnh chụp, lời khai, nhân chứng, tài liệu, chứngtừ, ) để tiến hành đòi người thứ ba

2.2.1.2 Nguyên tắc công tác giám định.

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phảituân thủ theo bốn nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi

nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm Nguyên tắc này giúpnhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việcđược chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng

Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên Giám

định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn

mà công ty quy định hoặc do công ty bảo hiểm thuê Nguyên tắc này bảo vệ quyềnlợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giámđịnh là nhanh chóng, chính xác

Trang 25

Thứ ba, Khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe, lái xe hoặc đại diện

ủy quyền hợp pháp của chủ xe để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bảngiám định Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu nại,khiếu kiện có thể xảy ra

Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám

định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã được tổchức bảo hiểm cho phép

2.2.1.3 Quy trình giám định.

Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trườnghợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm Tuỳ từngnghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức công tác giám định cụ thể tổn thất cho phù hợp Cóthể khái quát quy trình giám định theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giám định Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị

đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: đơn bảohiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê khai chi tiết các loại sản phẩm được bảohiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, thay thế Ngoài ra, nếu cầnthiết còn phải chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểmgiám định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định (công an, chínhquyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn )

Bước 2: Tiến hành giám định Công việc giám định phải được tiến hành

khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý vànhất quán Với những trường hợp phải giám định dài ngày, chuyên viên giám địnhphải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương ángiải quyết phù hợp

Bước 3: Lập biên bản giám định Đây là tài liệu chủ yếu để xét

duyệt bồi thường Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo được tính trung thực,chính xác, rõ ràng, cụ thể Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và không đượcmâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan Với những vụ tổn thất lớn,nghiêm trọng và phức tạp cần phải trưng cầu ý kiến tập thể của những người có liênquan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định.Thông thường biên bản giám định được hoàn thành tại chỗ ngay sau khi giám định

Trang 26

và có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan Biên bản giám định chỉ cấp chongười có yêu cầu giám định, không được tiết lộ nội dung giám định cho nhữngngười khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm Như vậy, mối quan hệthông tin hai chiều giữa hai bộ phận này đều dựa trên cơ sở thông tin từ phía kháchhàng mà họ muốn nắm bắt, gồm những thông tin ban đầu và những thông tin saukhi xảy ra rủi ro tổn thất Cả hai loại thông tin này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau vàgiúp cho các bộ phận chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

2.2.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới

Vai trò của giám định viên.

- Ghi nhận trung thực các thiệt hại

- Đề xuất những biện pháp bảo quản và hạn chế tổn thất

- Tiến hành khiếu kiện

- Thông tin cho các nhà bảo hiểm trong trường hợp là giám định viên chỉ định.Trong một số vụ tai nạn có sự không thống nhất về kết qủa giám định hoặcphạm vị giám đinh vượt quá trình độ giám định viên của công ty bảo hiểm,các bên có quyền chỉ định giám định viên trung gian

Nhiệm vụ của giám định viên.

Nếu tai nạn xảy ra và công việc giám định có sự tham gia của cảnh sát thìgiám định viên phải phối hợp với cơ quan điều tra và chủ xe, thu thập tài liệu cùngkết luận điều tra để xác định phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm Trường hợp không

có cảnh sát đến giám định thì giám định viên phải giám định các thiệt hại liên quanđến tai nạn thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, đây là cơ sở quan trọng nhất cho côngtác bồi thường

Các công việc trong quá trình giám định thiệt hại cụ thể như sau:

- Nhận thông tin

- Hướng dẫn xử lý ban đầu

- Tiến hành giám định

- Lập biên bản giám đinh

- Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại

Trang 27

- Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường

2.2.2 Công tác bồi thường

2.2.2.1 Nguyên tắc bồi thường.

- Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm

- Đủ căn cứ pháp lý để việc chứng minh được thuận lợi, kịp thời

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc được giá trị thực tế:

Số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế X

xe cña hiÓm

o b¶

trÞ

Gi¸

hiÓm o

tiÒn

- Nếu xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế:

Theo nguyên tắc công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận trường hợp bảo hiểmtrên giá trị thực tế Nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó từ phía người tham gia dù vôtình hay cố ý thì khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm cũng chỉ bồi thường bằng thiệthại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe

2.2.2.2 Xác định số tiền bồi thường.

- Trường hợp tổn thất bộ phận

Về cơ bản khi tổn thất bộ phận xảy ra, công ty bảo hiểm cũng giải quyết bồithường theo 2 nguyên tắc trên Tuy nhiên, mức tối đa chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộphận đó trong bảng tỷ lệ tổng thành xe

- Trường hợp tổn thất toàn bộ:

Tổn thất toàn bộ xảy ra khi xe bị mất cắp, thiệt hại nặng không thể phục hồihoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe, ở đây số tiền bồithường sẽ được chi trả như sau:

Nếu xe tham gia bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe

Số tiền bồi thường = số tiền bảo hiểm – ( khấu hao + Tận thu ( nếu có ))

Trang 28

Công ty bảo hiểm cũng quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực thếcủa xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn

bộ ước tính, tuy nhiên lại bị giới hạn bằng bảng tỷ lệ cấu thành xe

Khi tiến hành bồi thường xong, công ty bảo hiểm phải thu hồi những bộ phậnđược thay mới hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá trị Nếu có liên quan đến tráchnhiệm người thứ ba thì công ty bồi thường cho chủ xe và yếu cầu chủ xe bảo lưuquyền khiếu nại với người thứ ba kèm toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan

2.2.3 Quy trình giám định bồi thường

Sau khi nhận được kết quả giám định và các giấy tờ liên quan, bộ phận giảiquyết bồi thường bảo hiểm tiến hành giải quyết thanh toán bồi thường cho kháchhàng bảo hiểm theo trình tự các bước cơ bản sau:

Bước 1: Mở hồ sơ khách hàng Hồ sơ khách hàng phải được ghi lại theo thứ

tự (Thường phù hợp với số hợp đồng) và thời gian Sau đó, nhân viên giải quyết bồithường kiểm tra, đối chiếu các thông tin với hợp đồng gốc Tiếp theo, phải thôngbáo cho khách hàng là đã nhận được đầy đủ các giấy tờ liên quan, nếu thiếu loại giấy

tờ nào thì phải thông báo để khách hàng nhanh chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ

Bước 2: Xác định số tiền bồi thường Sau khi hoàn tất hồ sơ bồi thường của

khách hàng bị tổn thất, bộ phận giải quyết bồi thường phải tính toán STBT trên cơ

sở khiếu nại của người được bảo hiểm STBT được xác định căn cứ vào:

- Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất

- Điều khoản, điều kiện của HĐBH

- Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp…

Bước 3: Thông báo bồi thường Sau khi STBT được xác định, DNBH sẽ thông

báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng

Bước 4: Truy đòi người thứ ba Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường

phải áp dụng các biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba nếu họ có liên đớitrách nhiệm trong trường hợp tổn thất xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trênthị trường

Trang 29

Quá trình thực hiện quy trình giám định và đặc biệt là quy trình bồi thường

sẽ có sự giao tiếp thường xuyên với khách hàng bảo hiểm Do đó, các nhân viênthực hiện giám định và bồi thường cần phải có thái độ phục vụ nhiệt tình, văn minh,lịch sự, có tinh thần hợp tác nhiệt tình, trung thực, có thái độ tôn trọng và biết cảmthông với những mất mát của khách hàng Trong những trường hợp đơn giản, việcbồi thường cần được thực hiện ngay để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.Hoạt động công tác giám định – bồi thường có thực hiện tốt hay không được đánhgiá dựa trên các tiêu chuẩn như: Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết, tỷ lệ hồ sơ còn tồn đọng,

số hồ sơ bồi thường sai…

Trang 30

CHƯƠNG 3: THỰ

C TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG

TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ( FUBON BÌNH DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 -

2012.

3.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương.

3.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương.3.1.2 Một số thông tin cơ bản

 Tên gọi hiện nay : Công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon (Việt Nam)

 Địa chỉ: (Trụ sở chính ): Tầng 15 tòa nhà Ree, 09 Đoàn Văn Bơ, Quận 4,TP.HCM, Việt Nam

 Quy mô hoạt động: Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) thành lậpvào tháng 12-2008 tại TPHCM, tháng 6-2009 thành lập chi nhánh Hà Nội, tháng 5-

2010 thành lập chi nhánh Bình Dương, , tháng 8-2011 thành lập Văn phòng dịch vụkhách hàng Đồng Nai, tháng 3-2012 thành lập Văn phòng dịch vụ khách hàng HảiPhòng và tháng 6 năm 2012 thành lập chi nhánh Đà Nẵng

Trang 31

 Vốn chủ sở hữu cuối năm 2010, 2011 va 2012: 310,687,775,075 VNĐ,313,463,215,898 VND và 313,546,153,741 VND, trong đó vốn đã góp là 300 tỷVNĐ.

 Các phương thức cung cấp dịch vụ : Bán hàng qua điện thoại và bán hàngqua đại lý

 Chi nhánh Bình Dương: Địa chỉ: Tầng 2, Minh Sáng Plaza, số 888, Đại lộBình Dương, Phường Thuận Giao, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương Là chinhánh năm ngay tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapo và nhiều khu công nghiệpkhác Thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm, đặc biệt là khách hang Đài Loan,mang lại tỷ trọng doanh thu lớn cho toàn công ty

2.1.1.1Quá trình hình thành và phát triển – Các giải thưởng đã đạt được

Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt nam) thành lập tháng 7/2008, 100%vốn nước ngoài, vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm phi nhân thọ Lần điều chỉnh gần đây nhất là giấy phép số 52/GPĐC3/KDBHngày 3 tháng 8 năm 2012 Giấy phép hoạt động do Bộ tài chính cấp và có giá trịtrong 50 năm, Fubon là thành viên của Tập đoàn Tài chính Fubon – Tập đoàn Tàichính toàn diện lớn nhất Đài Loan Công ty Bảo hiểm Fubon (Đài Loan) luôn đứngđầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Đài Loan trong 27 năm liên tiếp và đã hailần đạt giải thưởng “Công ty bảo hiểm của năm” (năm 1999 & năm 2004) do Tạpchí Bảo hiểm châu Á bình chọn

Để thành lập được Công ty Bảo hiểm Fubon (Việt nam), Tập đoàn tài chínhFubon và Công ty Bảo hiểm Fubon (Đài Loan) đã có quá trình nghiên cứu và tiếpcận thị trường Việt Nam trong hơn 12 năm (từ năm 1996); tháng 7/2008, Công tyBảo hiểm Fubon (Việt nam) chính thức được Bộ Tài Chính cấp giấy phép thành lập

và hoạt động

2.1.1.2 Đặc điểm nhận dạng và triết lý kinh doanh của công ty

Triết lý kinh doanh của tập đoàn Fubon là: chân thành, thân thiện, chuyênnghiệp và đổi mới

Đặc điểm nhận dạng là một trong những tài sản vô cùng quý giá của tậpđoàn Nó thể hiện triết lý kinh doanh của họ ở cả hình dạng, đường nét và màu sắc.Việc thiết kế logo của tập đoàn bắt nguồn từ "FB" - viết tắt của FUBON Logo được

Trang 32

tạo thành bởi hai dòng dày, trong đó các đường cong mềm mại và nhẹ nhàng đạidiện cho văn hóa công ty - phục vụ khách hàng với lòng tha thiết và ấm áp Cácđường thẳng thể hiện tính ổn định và an toàn đại diện cho triết lý kinh doanh - thúcđẩy việc kinh doanh với một thái độ vững chắc và luôn tuân thủ pháp luật

Phần trắng giữa hai dòng màu xanh da trời và màu xanh lá cây tượng trưngcho một kênh đáng tin cậy để khách hàng an tâm về hiệu quả sử dụng tiền khi đếnvới tập đoàn Màu xanh của logo có nghĩa là "bầu trời xanh", và màu xanh lá câynghĩa là "đất xanh" Cả hai màu sắc cho thấy tập đoàn Fubon muốn trở thành mộtnhà cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế luôn đổi mới , sáng tạo và luôn hướng tầmnhìn về phía trước cao hơn và xa hơn

2.1.1.3Mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2013.

 Đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm cá nhân như: bảo hiểm sức khỏe, bảohiểm xe,

 Đẩy mạnh phát triển nguồn khách hàng phi Đài Loan và khách hàng cá nhân

 Dự kiến đạt mức doanh thu phí bảo hiểm gốc là 160,5 tỷ đồng

2.1.2 Bộ máy tổ chức.

2.1.2.1 Sơ đồ cấu trúc quản lý của công ty

Bảo Hiểm Fubon Viet Nam có 94 cán bộ nhân viên (tính đến 31/12/2012), và

nhiều đại lý và cộng tác viên tham gia công tác tại Trụ sở chính cũng như tại cácđơn vị trực thuộc công ty Sơ đồ tổ chức của bộ máy công ty được bố trí như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam

Trang 33

Nguồn: Phòng nhân sự - Đào tạo của Fubon

2.1.2.2 Chức năng cơ bản của từng phòng

General director: Tổ chức bộ máy và trực tiếp điều hành các hoạt động kinh

doanh của công ty để đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu pháttriển theo phương hướng và kế hoạch do hội đồng quản trị tại công ty mẹ đề ra Xétduyệt những vấn đề quan trọng Xem xét, bổ nhiệm và bãi nhiệm các cấp quản lý

Marketing & sales division: Chịu trách nhiệm tìm hiểu khách hàng, đưa ra

các chính sách thu hút khách hàng, cung cấp các thông tin cho khách hàng về sảnphẩm của công ty, làm việc trực tiếp với khách hàng về việc ký hợp đồng, nghiêncứu phát triển sản phẩm mới…

Product & service division:

Trang 34

+ Underwriting department: Nhận thông tin về sản phẩm khách hàng cần mua

và các thỏa thuận với khách hàng, phần hành này sẽ lập bảng dự kê giá cho kháchhàng, thẩm duyệt một hợp đồng trước khi đến tay khách hàng

+ Claim department: Chịu trách nhiệm giám định tổn thất và bồi thường chokhách hàng

Common Resource division:

+ IT department: Giải quyết các vấn đề về máy tính và phần mềm Premia, xây

dựng hệ thống phần mềm mới đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty, đưa ra cácgiải pháp để hệ thống thông tin của công ty ngày càng hoàn thiện

+ HR-GA department: Chịu trách nhiệm tìm kiếm nhân sự cho công ty, đảm

bảo nguồn lực về con người để công ty hoạt động tốt; lập bảng lương cho nhân viêntrong công ty

Finance & Accountaing Deputy Director:

+ Legal of compliance dept: Theo dõi và nghiên cứu các vấn đề về pháp luật

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xây dựng các điều khoản tronghợp đồng với khách hàng

+ Financial department: Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của công ty: lập kế

hoạch và đưa ra các chiến lược sử dụng vốn, quản lý tiền mặt

+ Accounting department: Cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu

để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thực trạng tàichính của công ty trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tìnhhình tài chính và khả năng thanh toán, tình hình sử dụng vốn và huy động nguồnvốn vào kinh doanh của công ty Căn cứ vào những thông tin này, các nhà quản lýđưa ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu để đạt được những mục tiêu

đã để ra

2.1.3 Những nghiệp vụ đã triển khai

Bảo hiểm Fubon cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm bảohiểm tiện ích, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, giải quyết bồi thường nhanh chóng

Trang 35

và thỏa đáng nhất Với nhiều sản phẩm ở mọi lĩnh vực, bảo hiểm Fubon sẽ giúpkhách hàng bảo toàn nguồn vốn đầu tư và yên tâm trong sản xuất kinh doanh nhằmphát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội.

Các sản phẩm bảo hiểm công ty cung cấp: Công ty cung cấp các sản phẩmbảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm tai nạn con người;bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ,đường biển, đường sông, đường sắt; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy nổ; bảohiểm thân tàu và trách nhiệm của chủ tài; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tíndụng và rủi ro tài chính; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh…

Ngoài ra Fubon Việt Nam cũng thực hiện các dịch vụ tái bảo hiểm, quản lýquỹ, đầu tư vốn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương trong những năm qua.

2.3.1 Công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương

Tuy Fubon Việt Nam mới triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới từ tháng01/2010, và Fubon Bình Dương mới thành lập tháng 5/2010, nhưng nghiệp vụ bảohiểm xe cơ giới đang từng bước đứng vững và trở thành một trong những nghiệp vụchủ đạo của công ty

Hiện nay Fubon đang triển khai tất cả các loại hình bảo hiểm xe cơ giới sau:

- Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, gồm: Bảo hiểm TNDScủa chủ xe ôtô đối với người thứ ba và bảo hiểm TNDS của chủ xe máy đối vớingười thứ ba;

- Bảo hiểm tự nguyện cho ôtô:

+ Vật chất xe

+ TNDS vượt mức bắt buộc

+ Tai nạn của lái xe và người ngồi trên xe

- Bảo hiểm tự nguyện cho xe máy (mới triển khai đầu năm 2012): Tai nạn củalái xe và người ngồi trên xe

Ngày đăng: 16/01/2015, 01:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. ô Giới thiệu bảo hiểm phi nhõn thọ Fubon ằhttp://vietvoiz.com/documents/Fubon/GIOI_THIEU_FUBON.pdf , truy cập ngày 10/3/2013 Link
11. ô Điều khoản hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới – Fubon ằ http://vietvoiz.com/documents/Fubon/Dieu_Khoan_Hop_Dong_BH_Xe_Co_Gioi.pdf,truy cập ngày 10/3/2013 Link
12. ; ô Quy trỡnh giải quyết bồi thường ằ http://vietvoiz.com/documents/Fubon/Quy_Trinh_Giai_Quyet_Boi_Thuong Link
1. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Fubon Việt Nam năm 2011, 2012 Khác
2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Fubon Việt Nam Khác
3. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 2 năm 2011, 2012 Khác
4. Hồ sơ bồi thường - phòng giám định bồi thường Fubon bình Dương Khác
5. Nguồn số liệu của công ty bảo hiểm Fubon bình Dương Khác
6. Nguyễn Tiến Hùng (2007), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài Chính, Tp.HCM Khác
7. Nguyễn Văn Định (2009), Quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB đại học kinh tế quốc tế, Hà Nội Khác
8. Quyết định 23/2007/QĐ-BTC về BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Khác
9. Tài liệu giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới – Fubon Bình Dương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w