1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh

101 419 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 781,5 KB

Nội dung

279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng bảo đảm sử dụng vốn an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước. Trong những năm tới, hệ thống Ngân hàng Phát triển từng bước xây dựng và phát triển trở thành tổ chức tài chính có uy tín trong và ngoài nước với phương châm hoạt độngphát triển bền vững hiệu quả và hội nhập. Để đạt được mục tiêu này, một trong những khâu quan trọng cần được quan tâm là thẩm định tài chính dự án. Thẩm định tài chính dự ánchất lượng tốt sẽ góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh đã thực hiện thẩm định cho vay các dự án trên địa bàn tỉnh, nhiều dự án phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên trong quá trình thẩm định cho vay những năm qua cho thấy chất lượng thẩm định tài chính dự án còn thấp so với mục tiêu, còn bộc lộ những bất cập, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả đầu tư. Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp, nhu cầu cho vay theo dự án là rất lớn, nếu không nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án thì nguy cơ tổn thất của Ngân hàng sẽ không nhỏ. Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi bức súc của thực tiễn, tôi chọn đề tàiNâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển. - Phân tích chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Phát triển. - Phạm vi nghiên cứu: chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay dài hạn của chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh, thời gian từ năm 2003 đến năm 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tình huống. 5. Những đóng góp của Đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển. - Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Chi nhánh ngân hàng Phát triển Bắc Ninh còn thấp. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh. 2 6. Nội dung kết cấu của đề tài gồm 3 chương Chương1: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển. Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Phát triển 1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Phát triển Các định chế tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự phát triển trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập những định chế tài chính của Nhà nước nhằm tập trung nguồn lực về vốn phục vụ cho mục tiêu phát triên kinh tế - xã hội mà bản thân khu vực tài chính tư nhân không đáp ứng đuợc, các tổ chức này được hình thành với các tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhưng tựu chung lại là các tổ chức tài trợ phát triển (DFI). Lịch sử phát triển kinh tế của một số nước trên thế giới và trong khu vực Đông nam Á đã cho thấy mô hình các tổ chức tài trợ phát triển của chính phủ rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế quốc gia, ngày càng được nhiều nước áp dụng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước lâm vào tình trạng nền kinh tế kiệt quệ (điển hình là Nhật Bản) và họ phải bắt tay xây dựng và khôi phục vực lại nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực đều hạn chế. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra ở các quốc gia này là xây dựng cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho sự phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế mới và khuyến khích xuất khẩu để thu ngoại tệ. Chính phủ các nước này đã thành lập được các định chế tài chính Nhà nước nhằm thu hút và tập trung nguồn lực để đầu tư cho các chương trình mục tiêu kinh tế trọng điểm quốc gia. Điển hình là Nhật Bản thành lập Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (JDB), ở Châu Âu thành lập Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB), ở Đức thành lập Ngân hàng tái thiết 4 Đức (KFW), ở Hàn Quốc thành lập Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Các Ngân hàng này đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ nền kinh tế các nước thoát khỏi khó khăn và phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Mô hình này thể hiện được vai trò tích cực của nó đối với sự phát triển của quốc gia và cũng đã được nhiều nuớc áp dụng, nhất là các nước đang phát triển. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, Chính phủ các nước Đông nam Á đã hỗ trợ phát triển các thị trường tài chính bằng cách hoàn thiện các định chế tài chính Nhà nước nhằm thực thi chính sách phát triển kinh tế quốc gia và cung cấp tín dụng cho các lĩnh vực mà tài chính tư nhân không đủ sức để thực hiện, một loạt các Ngân hàng Phát triển đã thành lập để thực thi nhiệm vụ này. Điển hình là Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS), Ngân hàng Phát triển Malaixia (BPMP), Ngân hàng Phát triển Philippine (DBP), Ngân hàng Phát triển Indonexia (BAPINDO), Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Phát triển Việt nam (VDB) năm 2006. Hiện nay có nhiều nước trên thế giới đã thành lập các tổ chức tài chính theo mô hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Từ việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển của các quốc gia trên thế giới, có thể đưa ra khái niệm về Ngân hàng Phát triển như sau: “Ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thông qua thực thi các chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ.” Từ khái niệm về Ngân hàng Phát triển, cho thấy: - Ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chính của Nhà nước và do Nhà nước thành lập. 5 - Nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển là hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia theo mục tiêu đã định. - Hoạt động của Ngân hàng Phát triển trên cơ sở các chính sách về tài chính tín dụng của Chính phủ quy định. 1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Cũng là Ngân hàng, nhưng mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Phát triển có nhiều khác biệt so với mô hình tổ chức hoạt động của các Ngân hàng thương mại, thể hiện qua những đặc điểm sau: - Ngân hàng Phát triển do Chính phủ thành lập và thuộc sở hữu của Chính phủ hoặc Chính phủ giữ tỷ lệ vốn lớn, trong khi các Ngân hàng Thương mại không có vốn của Nhà nước tham gia (các Ngân hàng cổ phần) hoặc tham gia không nhiều; hình thức sở hữu của các ngân hàng này phổ biến là sở hữu tư bản tư nhân hoặc vốn cổ phần. - Ngân hàng Phát triển có quan hệ mật thiết với Chính phủ và hoạt động theo cơ chế điều hành riêng của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan (cơ quan quản lý Ngân sách Nhà nước, các Bộ chuyên ngành, cơ quan xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế đất nước). Các Ngân hàng thương mại hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Khác với các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà mục tiêu chínhtài trợ hỗ trợ phát triển Kinh tế - xã hội theo chương trình mục tiêu của Chính phủ trong từng thời kỳ. Trong khi các Ngân hàng thương mại hoạt động với mục tiêu chính là lợi nhuận. - Từ những đặc điểm về mục tiêu hoạt động và hình thức sở hữu của Ngân hàng Phát triển do Chính phủ chi phối, dẫn đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển mang tính chất tuân thủ và chịu sự chi phối nhiều bởi cơ chế 6 chinh sách của Chính phủ, tính tự quyết và linh hoạt trong điều hành thực hiện không được chủ động bằng các Ngân hàng thương mại. - Hoạt động của Ngân hàng Phát triển chủ yếu tập trung vào cung cấp tín dụng trung dài hạn, trong khi các ngân hàng thương mại tỷ lệ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Xuất phát từ mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Phát triển là hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, do vậy các hoạt động đầu tư của Ngân hàng Phát triển thường dành những dự án lớn, có thời gian dài và tính rủi ro cao mà các Ngân hàng thương mại không đủ vốn đầu tư hoặc không muốn đầu tư. 1.1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Với chức năng là tổ chức tài chính của Chính phủ, Ngân hàng Phát các nước đều hoạt động theo đuổi mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động nghiệp vụ về tài chính tín dụng. Qua tham khảo mô hình hoạt động của một số nước trên thế giới và khu vực thì tuỳ theo chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước từng thời kỳ mà hoạt động của Ngân hàng Phát triển có những đặc điểm riêng và không nhất nhất tuân thủ theo một mô hình nhất định nào đó. Tuy nhiên Ngân hàng Phát triển các nước tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau: - Tiếp nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước, huy động vốn từ nền kinh tế chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và huy động vốn từ các tổ chức kinh tế để thực hiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. - Cho vay dài hạn đầu tư trực tiếp các dự án theo chương trình mục tiêu của Chính phủ với mức lãi suất thấp, thời gian vay vốn thường kéo dài và có ưu tiên về tài sản bảo đảm. - Cho vay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu (cho vay hỗ trợ xuất khẩu). Trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, các nước đều tập trung phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình đẩy mạnh sản xuất hàng xuất 7 khẩu sang các nước khác để thu ngoại tệ cho quốc gia mình. Chính phủ các nước có nhiều biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó cho vay hỗ trợ xuất khẩu là một trong những biện pháp được nhiều nước áp dụng và họ đã thành công. - Một số hình thức hỗ trợ gián tiếp cho các tổ chức kinh tế thông qua các nghiệp vụ: bảo lãnh vay vốn tín dụng đầu tư, bảo hiểm tín dụng, tín dụng người mua, cho thuê tài chính, hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án và các hoạt động được ưu tiên khuyến khích của Chính phủ, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu chiến lược của quốc gia. - Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, để bảo đảm công bằng trong sân chơi Quốc tế hình thức hỗ trợ trực tiếp (cho vay đầu tư với những ưu đãi riêng) có xu hướng dần bị thu hẹp và các Quốc gia quan tâm đến các hình thức hỗ trợ gián tiếp. 1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển Hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển bao gồm: cho vay ngắn hạn xuất khẩu hàng hoá, sản xuất hàng xuất khẩu và cho vay đầu tư các dự án. Hình thức cho vay dự án dài hạn được áp dụng nhiều ở một số nước. Cho vay đầu tư là cho nhà đầu tư vay vốn để thực hiện dự án. - Hoạt động cho vay đầu tư được thực hiện từ khâu thẩm định để quyết định cho vay đến khi thu hồi hết nợ vay theo trình tự các bước gồm: + Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ dự án và hồ sơ chủ đầu tư tiến hành thẩm định theo các nội dung quy định. Kết quả của quá trình thẩm định là các nhận xét đánh giá về dự án đầu tư và chủ đầu tư, các kiến nghị đề xuất về việc tài trợ dự án thông qua báo cáo thẩm định. + Quyết định cho vay: trên cơ sở kết quả thẩm địnhtham khảo ý kiến khác, người có thẩm quyền ra quyết định và các điều kiện cho chủ đầu tư vay vốn tài trợ dự án (đối với trường hợp đồng ý cho vay). 8 + Giải ngân và giám sát cho vay: sau khi quyết định cho vay, bộ phận quản lý tín dụng tiến hành làm hồ sơ theo quy định và giải ngân cho vay đầu tư dự án, theo dõi tình hình hoạt động của dự án khi vận hành sản xuất và đôn đốc thu nợ. + Xử lý nợ và thanh lý hợp đồng: trường hợp dự án không trả được nợ, Ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ theo quy định để thu hồi nợ vay. Kết thúc quá trình cho vay (khi Người vay trả hết nợ hoặc khoản nợ xấu đã được xử lý) ngân hàng thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng với người vay. - Ngân hàng Phát triển tiếp nhận và huy động vốn cho vay gồm: vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn huy động của các tổ chức kinh tế, chính trị, phát hành trái phiếu và các nguồn huy động hợp pháp khác. - Lãi suất cho vay do Nhà nước quy định tuỳ theo đối tượng ưu tiên khuyến khích của Chính phủ đối với từng ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn phát triển nhất định. Thông thường lãi suất cho vay đầu tư được ưu đãi (thấp hơn) lãi suất thị trường; lãi suất cho vay có thể cố định trong suốt thời gian vay vốn hoặc cũng có thể thả nổi tuỳ thuộc vào ngành nghề đầu tư và năng lực quản lý của nhà đầu tư. - Mức vốn cho vay, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tư tài sản cố định dự án (ở Việt Nam tỷ lệ này là 70%), ngoài ra nhà đầu tư phải huy động nguồn vốn tự có của mình và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án. - Thời gian cho vay được xác định trên cơ sở tiến độ thực hiện và khả năng sinh lợi của dự án. Thời gian cho vay tính từ khi chủ đầu tư ký nhận món vay đầu tiên đến khi trả hết nợ vay, bao gồm thời gian ân hạn và thời gian trả nợ. Do đặc điểm của tín dụng đầu tư là thường cho vay dự án có mức sinh lời thấp, thời gian cho vay thường kéo dài, có dự án lên tới 10 năm hoặc hơn nữa. 9 - Thu hồi nợ vay: vốn cho vay được thu hồi vào nhiều kỳ trong thời gian vay vốn, mức vốn trả nợ được xác định trên cơ sở cân đối nguồn trả nợ của dự án từng giai đoạn; trường hợp dự án gặp khó khăn và không trả được nợ, tuỳ theo mức độ và nguyên nhân có những biện pháp xử lý phù hợp. - Bảo đảm tiền vay: đối với cho vay đầu tư, việc bảo đảm tiền vay được ưu tiên hơn so với cho vay thương mại, nhằm tạo điều kiện cho dự án triển khai thuận lợi để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Giá trị bảo đảm tiền vay trong cho vay đầu tư có thể thấp hơn so với số vốn vay hoặc được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển có những đặc điểm khác với cho vay của các ngân hàng thương mại, thể hiện qua một số điểm sau: - Chủ thể cho vay đầu tư là Ngân hàng Phát triển, còn trong quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng khác thì chủ thể cho vay là các thành phần kinh tế khác (NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, Công ty tài chính .) - Đối tượng cho vay đầu tư của NHPT tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các lĩnh vực an sinh xã hội, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong của quốc gia. Đối tượng vay vốn của các NHTM không hạn chế về khách hàng vay vốn và lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng thương mại là tối đa hoá lợi nhuận, các lợi ích xã hội thường ít được quan tâm. - Hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển tương đối độc lập, không mang tính cạnh tranh với hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Bởi lẽ Ngân hàng Phát triển có chức năng nhiệm vụ riêng biệt do Chính phủ quy định, từ việc huy động nguồn vốn đến chính sách cho vay đều được sự tài trợ và chi phối từ Chính phủ. 10 [...]... trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN BẮC NINH 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHPT BẮC NINH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển. .. quyết định cho vay, chất lượng thẩm định dự án trong hoạt động cho vay có vai trò cực kỳ quan trọng và được quan tâm đặc biệt 1.2 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.2.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển 1.2.1.1 Khái niệm và sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển. .. phản ánh ánh chất lượng cao hay thấp của sản phẩm, dịch vụ Từ khái niệm về chất lượng, ta có thể đưa ra được khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển như sau: Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển là mức độ phù hợp của các đánh giá đưa ra trong kết luận thẩm định với yêu cầu của thẩm định tài chính dự. .. dự án Quá trình thẩm định tài chính dự án của NHPT phải tuân thủ theo các nguyên tắc và phải đạt yêu cầu nhất định .Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHPT được đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án cụ thể 1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu của thẩm định tài chính trong. .. hiệu quả tài chính của dự án Nếu coi nhẹ công tác thẩm định tài chính dự án, cho vay đầu tư theo kiểu xuôi chi u đối với các dự án này sẽ dẫn đến những tổn thất cho Ngân hàng và xã hội Do vậy thẩm định tài chính dự án trước khi quyết định cho vay dự án là rất cần thiết, nhằm phân tích đánh giá khách quan hiệu quả tài chính dự án, loại bỏ những dự án kém hiệu quả Thứ hai, thẩm định tài chính dự án để lựa... án Thẩm định tài chính dự án là rà soát và đánh giá một cách khoa học các khía cạnh tài chính của dự án nhằm xác định tính khả thi về tài chính của dự án Thẩm định tài chính dự án cần phải đạt được những yêu cầu - Thẩm định tài chính dự án, người thẩm định phải xém xét đánh giá các chỉ tiêu tài chính dự án (tổng mức đầu tư, doanh thu, chi phí, xác định dòng tiền, chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính. .. giữa hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triểnhoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, song hoạt động cho vay của bất kỳ ngân hàng nào cũng nhằm hướng tới mục tiêu hiệu quả và an toàn Các Ngân hàng đều hướng tới giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của một ngân hàngchất lượng thẩm định tài chính dự án Bởi... gian thẩm định Thời gian thẩm định tài chính dự án có quan hệ chặt chẽ với chất lượng thẩm định tài chính dự án và phản ánh chất lượng thẩm định dự án Thời gian thẩm định dự án kéo dài và chậm làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của dự án, khi cơ hội đầu tư đã qua đi thì việc đầu tư dự án sẽ không còn ý nghĩa hoặc làm giảm hiệu quả đầu tư Mặt khác, thời gian thẩm định tài chính dự án thực hiện gò ép trong. .. tư trong những trường hợp bất khả kháng 15 1.2.1.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án Thẩm định tài chính dự án bao gồm tính toán xác định các vấn đề liên quan đến tài chính và hiệu quả tài chính dự án, như sau: - Thẩm định tổng dự toán vốn đầu tư (tổng mức đầu tư của dự án) : Khi xây dựng dự án đầu tư, người lập dự án phải tính toán mức vốn cần thiết để đầu tư dự án hay còn gọi là tổng mức đầu tư dự. .. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn về hiệu quả của dự án, khi thẩm định tài chính dự án cũng cần quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án làm cơ sở tham khảo cho việc ra quyết định cho vay - Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án: Quá trình thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng Phát triển với tư cách là nhà cho vay tài trợ thường quan tâm nhiều đến dòng tiền để xác định khả năng và mức . 1.2 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.2.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân. về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển. - Phân tích chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động

Ngày đăng: 29/03/2013, 14:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHPT Bắc Ninh  - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHPT Bắc Ninh (Trang 38)
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động chủ yếu của Chi  nhánh NHPT Bắc Ninh - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHPT Bắc Ninh (Trang 38)
Kết quả tái thẩm định so với thẩm định ban đầu được thể hiện qua bảng so sánh một số nội dung chính của thẩm định tài chính dự án trong hoạt động  cho vay, cụ thể như sau: - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
t quả tái thẩm định so với thẩm định ban đầu được thể hiện qua bảng so sánh một số nội dung chính của thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay, cụ thể như sau: (Trang 46)
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả thẩm định, cho vay, thu nợ các dự án - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả thẩm định, cho vay, thu nợ các dự án (Trang 47)
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả thẩm định, cho vay, thu nợ các dự án - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả thẩm định, cho vay, thu nợ các dự án (Trang 47)
Phân tích số liệu từ bảng thống kế cho thấy: số lượng dự án thẩm định được chấp thuận cho vay và dư nợ từ năm 2003 đến năm 2006 có xu hướng  tăng, năm 2007 số dự án thẩm định chấp thuận cho vay, doanh số cho vay và  dư nợ giảm nhanh - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
h ân tích số liệu từ bảng thống kế cho thấy: số lượng dự án thẩm định được chấp thuận cho vay và dư nợ từ năm 2003 đến năm 2006 có xu hướng tăng, năm 2007 số dự án thẩm định chấp thuận cho vay, doanh số cho vay và dư nợ giảm nhanh (Trang 48)
Bảng 2.4: Thống kê theo các dự án có dự toán vốn đầu tư chênh lêch lớn so với thực tế thực hiện đầu tư. - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.4 Thống kê theo các dự án có dự toán vốn đầu tư chênh lêch lớn so với thực tế thực hiện đầu tư (Trang 49)
Bảng 2.4: Thống kê theo các dự án có dự toán vốn đầu tư chênh lêch  lớn so với thực tế thực hiện đầu tư. - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.4 Thống kê theo các dự án có dự toán vốn đầu tư chênh lêch lớn so với thực tế thực hiện đầu tư (Trang 49)
Phân tích số liệu thống kê từ bảng 2.4 cho thấy: - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
h ân tích số liệu thống kê từ bảng 2.4 cho thấy: (Trang 50)
Căn cứ tiêu chí phân loại dự án và tình hình hoạt động của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại chi nhánh, có thể phân nhóm các dự án như sau: - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
n cứ tiêu chí phân loại dự án và tình hình hoạt động của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại chi nhánh, có thể phân nhóm các dự án như sau: (Trang 53)
Bảng 2.5: Thống kê phân loại dự án hoạt động có hiệu quả - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.5 Thống kê phân loại dự án hoạt động có hiệu quả (Trang 53)
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy: trong 61 dự án chấp thuận cho vay tính đến cuối năm 2007 có 40 dự án hoạt động sản xuất kinh doanh  hiệu quả (Hhq = 66%); có 21 dự án hoạt động kém hiệu quả không trả nợ đúng  hạn (34%) trong đó số dự án nhóm I là - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
ua số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy: trong 61 dự án chấp thuận cho vay tính đến cuối năm 2007 có 40 dự án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả (Hhq = 66%); có 21 dự án hoạt động kém hiệu quả không trả nợ đúng hạn (34%) trong đó số dự án nhóm I là (Trang 54)
Bảng 2.6: Thống kê nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng đầu tư - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.6 Thống kê nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng đầu tư (Trang 56)
Bảng 2.6: Thống kê nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng đầu tư - 279 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh
Bảng 2.6 Thống kê nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng đầu tư (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w