1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

97 413 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 528 KB

Nội dung

107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, Đảng và Nhà nước luônkhẳng định vai trò quan trọng của phát triển nông nghiệp và kinh tế nôngthôn trong công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Đảng ta đã khẳng định:

“Sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN”

(Trích nghị quyết hội nghị TW lần 6 khoá VIII của Đảng cộng sản

Việt Nam)

Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn

có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được hoàn thiện Tuynhiên để đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tếnông thôn là vấn đề hết sức quan trọng Nó phải được xem xét thực thi cóhiệu quả tất cả các ngành từ TW đến địa phương đặc biệt là vấn đề vốnphục vụ phát triển

Như chúng ta đã biết nguồn vốn tín dụng chủ yếu là do Ngân hàngđảm nhiệm, bằng các hình thức huy động Ngân hàng đã tập trung về taymình một lượng vốn để phục vụ phát triển thông qua hoạt động cho vay Vì80% nghiệp vụ hoạt động của Ngân hàng là hoạt động cho vay

Chính vì vậy việc mở rộng cho vay và hoàn thiện cho vay hộ sảnxuất là vấn đề hết sức quan trọng Nhận thức được tầm quan trọng của vấn

đề em đã chọn đề tài.

“Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay

hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”.

Trang 2

Là một sinh viên qua quá trình học tập ở trường và nghiên cứu thực

tế tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên Với khảnăng còn nhiều hạn chế kinh nghiệp chưa có, thời gian thực tập ngắn, phạm

vi nghiên cứu hẹp nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót

Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô và các cô chú NHNo&PTNThuyện Văn Lâm để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn

Luận văn của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận được kết cấu thành 3 chương

Chương I: Lý luận cơ bản về tín dụng và kế toán cho vay hộ sản

xuất tại NHTM

Chương II: Thực trạng kế toán cho vay và kế toán cho vay hộ sản

xuất tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán

cho vay tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

1.1.1) Ngân hàng thương mại và sự ra đời của tín dụng Ngân hàng

1.1.1.1) Ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sửphát triển của nền sản suất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế đòi hỏi sựphát triển của Ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của Ngân hàng trởthành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Nghề Ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền củanhững thương gia giàu có Trước đó có thể họ làm nghề cho vay nặng lãi, và

có thể nói nghề Ngân hàng bắt đầu từ người cho vay nặng lãi

Ban đầu họ tự tài trợ cho hoạt động của mình, nhưng từ khi họ nhậnthấy những người gửi tiền và rút tiền không cùng một lúc Do vậy Ngân hàng

mở rộng tiền gửi để cho vay

Vậy Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cácdịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng ,tiết kiệm, dịch vụ thanhtoán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh trong nền kinh tế

Hình thức Ngân hàng đầu tiên là Ngân hàng của các thợ vàng hoặc làNgân hàng của các kẻ cho vay nặng lãi Sau đó sụp đỏ thay thế vào đó làNHTM nó đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về kỹ thuật và nghiệp vụ đã làmtăng quy mô và hoạt động của Ngân hàng như ngày nay

1.1.1.2) Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong phát triển kinh tế

a) Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng.

Trang 4

Tín dụng là một hoạt động kinh tế ra đời tương đối sớm cùng với quátrình phát triển của nền kinh tế hàng hoá Hình thức sơ khai đó là tín dụngnặng lãi trong điều kiện sản xuất thấp kém cho đến nay cùng với sự phát triểncủa xã hội tín dụng đã thay đổi và chuyển dịch theo hướng tích cực.

Khái niệm:

Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo có nghĩa là tin tưởngtín nhiệm đó là một phạm trù kinh tế có sản xuất và trao đổi hàng hoá nên bất

cứ đâu mà có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có hoạt động tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên chovay (Ngân hàng, các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân doanhnghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên

đi vay Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi chobên cho vay khi đến hạn thanh toán

Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:

- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhấtđịnh Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vậtnhư hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhấtđịnh, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàntrả cho người cho vay

- Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay haynói cách khác người đi vay phải trả thêm một phần lợi tức

Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá Bản chất của tíndụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhấtđịnh, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệbình đẳng và hai bên cùng có lợi Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loạihình tín dụng như: Tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng nhànước, tín dụng tiêu dùng

Trang 5

Tín dụng Ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụngnói chung Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay và cho vay giữa cácNgân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân, đượcthực hiện dưới hình thức tiền tệ và theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.

Điều 20: Luật tổ chức tín dụng quy định:

"Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự

có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng"

"Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sửdụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ chovay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụkhác"

Do đặc điểm riêng của mình, tín dụng Ngân hàng có được nhữnghình thức tín dụng khác về khối lượng, thời hạn và phạm vi đầu tư Với đặcđiểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng Ngân hàng có khả năng chuyển đổivào bất cứ lĩnh vực nào của sản xuất và lưu thông hàng hoá Vì vậy mà tíndụng Ngân hàng ngày càng trở thành một hình thức tín dụng quan trọngtrong các hình thức tín dụng hiện có

b).Vai trò tín dụng Ngân hàng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế.

Vai trò của tín dụng đối với sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế củamọi quốc gia trên thế giới là không phủ nhận được đặc biệt với tính chấtcạnh tranh vốn có của kinh tế thị trường luôn tạo ra xu hướng đa dạng hoáloại hình tín dụng vì tín dụng phát triển cùng với sự phát triển của xã hộinên coi tín dụng Ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và có vai trò quantrọng nhất Vậy vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với việc phục vụ pháttriển kinh tế thể hiện như sau:

* Tín dụng Ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời đầu tư phát triển kinh tế

Trang 6

Tín dụng Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa cung và cầu về nguồn vốn

từ đó góp phần đầu tư phát triển kinh tế Do quá trình tái sản xuất xã hội làthường xuyên, liên tục nên nhu cầu về vốn cũng nảy sinh thường xuyên vớimức độ cao Trong khi đó lại có những cá nhân, tổ chức có một lượngtiền tạm thời nhàn dỗi trong một thời gian nhât định Đấy là một mâu thuẫncần giải quyết sao cho cả hai bên đều có lợi: Bên cần vốn thì vay được vốnvới chi phí thấp, bên có vốn thì thu được lợi từ khoản vốn ấy Hoạt động tíndụng Ngân hàng ra đời đã biến lượng tiền tạm thời nhàn dỗi trong xã hộithành lượng tiền hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên nhanh chóngvật tư lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất để phục sảnxuất và thúc đẩy sản xuất, lưu thông đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mởrộng Mặt khác việc cung ứng vốn một cách tạm thời đã đáp ứng được nhucầu về vốn lưu động, vốn cố định của các doanh nghiệp tạo điều kiện trongquá trình sản xuất được liên tục, đồng thời tạo điều kiện cho các doanhnghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để thúc đẩy quá trình táisản xuất xã hội

* Tín dụng Ngân hàng là công cụ mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn vàphục vụ sản xuất kinh doanh Bằng các hình thức huy động vốn ngày càng

đa dạng và phong phú cùng với việc thoả mãn thích đáng nhu cầu về lợiích, nhu cầu tiền đột xuất của người gửi tiền mà các Ngân hàng thương mại

đã thu hút được tất cả các nguồn tiền nhàn dỗi dù là nhỏ nhất từ trong dânchúng tập trung vào tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngàycàng tăng của nền kinh tế hay nói cách khác hoạt động của tín dụng đã làmnhiệm vụ thông dòng để vốn chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua việcthực hiện hoạt động đi vay và cho vay

Thông qua công tác tín dụng, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đã

và đang thực hiện chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hội

Trang 7

tăng, vốn đầu tư được mở rộng, và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế Trong quá trình sản xuất, từ người sản xuất đến người bán buôn,đến người bán lẻ và cuối cùng đến người tiêu dùng, tín dụng Ngân hàng đãtạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình kinh tế cho đến khi sản phẩmđến tay người tiêu dùng.

* Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế với các nước.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại tín dụng Ngân hàng góp phần quantrọng trong sự nghiệp phát triển quan hệ nước ta với các nước bạn Một mặttín dụng Ngân hàng trực tiếp tham gia trong các quan hệ thanh toán quốc tếmặt khác tín dụng Ngân hàng đã tham gia trực tiếp trong hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hoá

Thông qua các hình thức như mở và thanh toán thư tín dụng (L/c)bảo lãnh đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi khắp nơitín dụng Ngân hàng nhận các nguồn vốn tài trợ như nguồn vốn ODA, FDI,SAC từ các nước cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế,đem cho vay tài trợ các hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu, đầu tư chiềusâu đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trongnước đã mang lại những kết quả to lớn càng làm tăng mối quan hệ tốt đẹpgiữa nước ta và thế giới buộc các nhà kinh tế có cái nhìn khả quan đối với

sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam đồng thời thúc đẩy sự phát triểnsản xuất trong nước nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu, gópphần tăng cường kinh tế

*) Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá

và luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát.

Quá trình cho vay khối lượng tiền trong lưu thông được tăng lên vàkhi Ngân hàng thu nợ thì khối lượng tiền trong lưu thông lại giảm đi Nhưvậy, thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng sẽ làm tăng, giảm khối lượng

Trang 8

tiền trong lưu thông từ đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền của toàn bộnền kinh tế.

Như vậy thông qua các hoạt động của mình tín dụng Ngân hàng đãgóp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới và chuyển biến nền kinh tếcủa đất nước Ngoài sự tác động tích cực trong sự phát triển các mặt hoạtđộng của từng doanh nghiệp, tín dụng Ngân hàng còn góp phần thực hiệntốt các chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước đã đề ra bên cạnh đó tíndụng Ngân hàng còn là yếu tố cơ bản, yếu tố chính cùng với các hoạt độngkhác, giúp cho từng Ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàngnói chung đứng vững và phát triển trên thị trường như hiện nay

1.1.2) Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá chung về chất lượng tín dụng Ngân hàng.

1.1.2.1).Khái niệm:

Vận động trong cơ chế thị trường, để có thể tồn tại, phát triển và dành

ưu thế trong cạnh tranh, thích ứng với thị trường và sự yêu cầu ngày càng caocủa người tiêu dùng các DNNN luôn phải tiến hành đa dạng hoá các sảnphẩm, dich vụ của mình nhằm thu hút được khách hàng Chính sách sảnphẩm mà trong đó tập trung nhiều vào việc bảo đảm và nâng cao chất lượngsản phẩm là một biện pháp thiết thực, hữu hiệu nhất cho hầu hết các doanhnghiệp hiện nay

Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều đượcbiểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặttài chính cho người cung cấp

Trong kinh doanh TDNH, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thoảmãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xãhội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng

Với cách định nghĩa như vậy, ta thấy chất lượng tín dụng ở đây đượcđánh giá trên 3 góc độ: Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế

Trang 9

Đối với NHTM: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạntín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảođược tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Đối với khách hàng: do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là đểđầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng đượcđánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng vớimức lãi suất và kỳ hạn hợp lý Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi,thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng

Đối với nền kinh tế: đối với sự phát triển kinh tế-xã hội chất lượng tíndụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phầngiải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩyqua trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăngtrưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế

Có thể nói chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối,vừa là cụ thểvừa là một chỉ tiêu tổng hợp Cụ thể thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán đượcnhư khối lượng cung ứng tín dụng, kết quả kinh doanh, số vòng quay cuả vốn,hiệu suất sử dụng vốn, nợ quá hạn lãi treo, Chất lượng tín dụng chịu ảnhhưởng của nhân tố chủ quan (khả năng quản lý trình độ cán bộ ) và kháchquan (sự thay đổi của môi trường bên ngoài khuynh hướng phát triển nền kinh

tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnhhưởng tới chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp,

nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hang thương mại với sự thay đổi củamôi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quátrình cạnh tranh để tồn tại

Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiêu tiêu thức: Thu hút đươcnhiều khách hàng tốt , thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốntín dụng, chi phí tổng thể về năng suất, chi phí nghiệp vụ

Trang 10

Như vậy chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng lớn Để có đượcchất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tíndụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động.

1.1.2.2) Sự tồn tại khách quan của vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng.

Nâng cao chất lượng tín dụng các Ngân hàng thương mại phát triển bềnvững

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm tăng khả năng cung cấp dịch vụcủa các Ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quayvốn tín dụng và thu hút dược nhiều khách hàng, tạo ra một hình ảnh tốt vềbiểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của khách hàng

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng sẽ làm gia tăng khả năng sinh lợicủa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm chễ, giảm chiphí nghiệp vụ ,chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn

đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu

Cải thiên tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngânhàng trong quá trình cạnh tranh

Từ những ưu thế trên, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một tất yếukhách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài doanh nghiệp và của bản thâncác Ngân hàng thương mại

1.1.2.3) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM Do đó, đolường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Tuỳ theo mục đích phân tích màngười ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khácnhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong phạm vibảng báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể áp dụng cácchỉ tiêu sau để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Trang 11

* Chỉ tiêu sử dụng vốn

Hệ số sử dụng vốn =  x100%

Sử dụngĐây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánhgiá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một Ngân hàng Chỉ tiêu nàycàng lớn thì càng chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồnvốn huy động được

* Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung dài hạn) / Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trườnghợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn) Chỉ tiêunày còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của mộtNgân hàng qua các thời kỳ khác nhau Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độphát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng

có uy tín

* Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Nợ quá hạn khó đòi / Tổng dư nợ

Nợ quá hạn khó đòi / Tổng số nợ quá hạn

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi (nợ quá hạn) là những khoản nợ màngười vay vẫn có thể trả được cho Ngân hàng Lý do của những khoản chậmtrả này kà do khách hàng vay vốn đang gập khó khăn tạm thời về tài chính,khả năng thanh toán

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (nợ quá hạn khó đòi) là nhữngkhoản nợ mà người vay rất ít có khả năng trả nợ Ngân hàng, Ngân hàng bịmất hoàn toàn khoản vốn và lãi cho vay Nguyên nhân có thể là do người vay

cố tình lừa đảo Ngân hàng hoặc do bị phá sản không trả được nợ

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượngnghiệp vụ tín dụng Các Ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được

Trang 12

chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại Thông thường thì tỷ lệ nợ quáhạn <= 5% thì tốt Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hếtchất lượng tín dụng của một Ngân hàng Bởi vì bên cạnh những Ngân hàng cóđược tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tíndụng còn có những Ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việccho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định

* Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng ( vòng quay vốn tín dụng )

Doanh số thu trong nămVòng quay vốn tín dụng trong năm = 

Dư nợ bình quân trong nămChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của Ngân hàng được sử dụng chovay mất lần trong một năm Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồnvốn của Ngân hàng đã luân chuyển nhanh tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấtkinh doanh

* Lãi treo: là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà Ngân hàng chưa thu

được và như vậy, chỉ số này càng thấp càng tốt

Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng trên, hiện nay nhiều Ngânhàng cũng đã sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụngnhư việc tuân thủ các quy chế, chế độ thể lệ tín dụng, lập hồ sơ cho vay,phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả

1.1.2.4 Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tín dụng luônchiếm một tỷ trọng lớn, các khoản cho vay thường chiếm từ 60-80% trongtổng số các tài sản có và tạo ra phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng.Tuy nhiên,trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khácao, do đó mà tại các Ngân hàng người ta luôn dành sự chú ý đặc biệt đếnviệc kiểm soát cũng như những biện pháp để chống đỡ, hạn chế rủi ri tín

Trang 13

dụng Một trong những biện pháp hữu hiệu là việc đảm bảo và không ngừngnâng cao chất lượng của các khoản tín dụng Đảm bảo chất lượng tín dụngđem đến lợi ích cho cả các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng và tổng thểnền kinh tế nói chung Xét riêng về phía Ngân hàng, nâng cao chất lượng tíndụng có thể đem lại một số kết quả tích cực sau:

- Việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần bảo đảm và làm giatăng lợi nhuận cho Ngân hàng, bởi tín dụng là nghiệp vụ mang lại doanh lợichủ yếu cho Ngân hàng

- Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc Ngân hàng có khảnăng thu hội nợ đầy đủ và đúng hạn Nhờ đó, Ngân hàng có điều kiện mởrộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ Ngân hàng khác do tạođược thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng thu hút đượcnhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch

vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng,nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường

- Nâng cao chất lượng tín dụng cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi củacác sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phínghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn

đã cho vay

Các kết quả thu được từ việc nâng cao chất lượng tín dụng kể trên sẽgóp phần cải thiện tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngânhàng trong quá trình cạnh tranh Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng làmột tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân cácNHTM

1.1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình từ khi khoản tíndụng được Ngân hàng xét duyệt, phát ra cho đến khi được thu hồi Trong quá

Trang 14

trình đó có rất nhiều những tác động gây rủi ro dẫn đến việc Ngân hàng khôngthu hồi được vốn và phải chịu thua thiệt Để quản lý chất lượng tín dụng đồng

bộ đòi hỏi phải hiểu rõ về các nhân tố gây ảnh hưởng tới nó

b Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các nội dụng kỹ thuậtnghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kếtthúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnhđạo Ngân hàng có liên quan Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nóđược tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay

có chất lượng

Kiểm soát nội

Đây là hoạt động mạng tính thường xuyên và cần thiết đối với mọiNgân hàng Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàngcàng thường xuyên, càng chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúnghướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, các yêu cầu thể lệ trong qui chế tíndụng cũng như qui trình tín dụng Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tínhchất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạtđộng tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượngtín dụng

1.1.3) Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Trang 15

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất trong Ngân hàng thương mạivậy trong quan hệ tín luôn luôn hàm chứa rủi ro.

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra các tổn thất mà Ngân hàng phảichịu do khách hàng vay không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ vồn vàlãi cho Ngân hàng

Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, Ngân hàng không dựkiến khoản vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên khoản vay đó luôn luôn hàmchứa rủi ro Có những nguyên nhân gây ra rủi ro cho Ngân hàng

Thứ nhất là nguyên nhân chủ quan: Khách hàng làm ăn thua lỗ hoặckém hiệu quả, chủ động lừa đảo cán bộ Ngân hàng Rât nhiều người vaysẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao để đạt được mụcđích họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để đối phó với ngân hàng

Nguyên nhân thứ 2: Nguyên nhân bất khả kháng tác động đến ngườivay làm cho họ mất khả năng thanh toán với Ngân hàng như là lũ lụt hạnhán chiến tranh hoặc là do chính sách kinh tế của chính phủ Làm cho khảnăng trả nợ của họ bị suy giảm, ngoài ra còn nguyên nhân do Ngân hàngchất lượng cán bộ tín dụng yếu kém không đủ trình độ để đánh giá kháchhàng, hoặc là chủ quan đánh giá không tốt, cố tình sai lầm

Biện pháp đề ra: Ngân hàng để ra Ngân hàng phải quản lý tốt rủi rotín dụng với các chỉ tiêu sau Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quáhạn nợ khó đòi đó là Ngân hàng phải cẩn thận khi cho vay và đặt giá, thựchiện đa dạng hoá để sàn lọc rủi ro

1.2) TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH CHO VAY

HỘ SẢN XUẤT

1.2.1) Tín dụng hộ sản xuất

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn sử dụng thuật ngữ" tíndụng hộ sản xuất" Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng Ngân hàng giữamột bên là Ngân hàng với một bên là hộ sản xuất hàng hoá Từ khi được thừanhận là chủ thể trong mọi quan hệ xã hội, có thừa kế, quyền sở hữu tài sản, có

Trang 16

phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp thì hộ sảnxuất mới có khả năng và đủ tư cách sđể tham gia quan hệ tín dụng với Ngânhàng Đây cũng chính là điều kiện cần để hộ sản xuất đáp ứng điều kiện vayvốn Ngân hàng.

Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ vì bản thân hộ có tài sản cố định,như ruộng vườn, đất nhận khoán tài sản lưu động có kỹ năng lao động Vìthế hộ sản xuất được phát huy tài năng của mình bằng vốn tự có và mộtphần vốn vay của Ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh Trongnhững năm điều hành kế hoạch tập trung họ góp phần tài sản trâu, bò,ruộng vườn vào kinh tế tập thể, để phục vụ cho sản xuất ở nông thôn đồngthời hộ đóng góp xứng đáng người và của vào công cuộc xây dựng XHCN

và giải phóng dân tộc

Để xác định hộ nông dân, xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ với chínhsách kinh tế nhiều thành phần Từ đó mới phát huy vai trò kinh tế tự chủcủa hộ và là nhân tố quyết định sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệpnông thôn, bởi chỉ hộ nông dân, có tự chủ kinh tế hộ, mới phát huy hết tiềmnăng trí tuệ, sức lao động vốn, vào phát triển kinh tế

Định hướng của Đảng là "Dân giàu, nước mạnh" Nhờ đướng lối đúngđắn của Đảng với sự phát huy mạnh mẽ của kinh tế tự chủ là điểm xuấtphát mà những năm qua chúng ta thu được những thành tựu to lớn, nhất làlương thực, thực phẩm hàng công nghệ khác Đủ trang trải cho tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu, làm cho đời sống CBCNVC và nông dân trongnước ổn định đi lên, chính trị an ninh quốc phòng bảo đảm, kinh tế văn hoáphát triển theo chiều hướng tốt

Trang 17

1.2.3). Những quy định và thủ tục cho vay của Ngân hàng nông nghiệp áp dụng cho hộ sản xuất.

1.2.3.1) Những quy định chung về cho vay hộ sản xuất trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam:

a) Mục đích cho vay:

Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích những hộ thiếu vốn sản xuấtkinh doanh, vay Ngân hàng để phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư,nghiệp, công nghiệp chế biến, mở ngành mới, kinh doanh dịch vụ có hiệuquả kinh tế thiết thực, tạo công ăn việc làm, góp phần xây dựng xã hội vănminh

Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn

c) Điều kiện vay vốn:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thànhphố (trực thuộc tỉnh) nơi NHCV đóng trụ sở

- Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHCV là chủ hộ hoặcngười đại diện chủ hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lựcpháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

Hộ vay vốn phải có dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với chươngtrình mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vùng

Trang 18

Hộ phải gửi đến Ngân hàng các loại tài liệu sau để chứng minh chosản xuất kinh doanh của mình.

+ Giấy phép kinh doanh

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Tài liệu chứng minh vốn điều lệ doanh nghiệp, Công ty (TNHH),doanh nghiệp tư nhân

+ Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng

Hộ cho vay phải có hộ khẩu, thường trú tại địa phương

+ Có quyền công dân, có sức lao động, có kỹ năng lao động

+ Chủ hộ là người chịu trách nhiệm quan hệ vay vốn

+ Người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết

án tù chưa được xoá án thì không được vay

+ Hộ còn dư nợ Ngân hàng thì không được vay

+ Hộ vay vốn phải có vốn tự có, tham gia vào tổng nhu cầu vốn của

dự án - trừ vốn tự có, nhưng tối đa bằng 80% tài sản thế chấp

+ Hộ vay vốn phải có tài sản thế chấp cầm cố hạc có người bảo lãnh.+ Hộ vay vốn dưới 10 triệu đồng không cần tài sản thế chấp mà chỉcần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Theo QĐ67 của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 30/3/1999)

+ Hộ vay trên 10 triệu đồng thì nhất định phải có tài sản thế chấp.+ Hộ vay vốn phải chấp nhận sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng vàphải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc trả nợ

d) Đối tượng cho vay và thời hạn vay:

- Cho vay ngắn hạn:

Dùng mua vật tư chi phí trồng trọt chăn nuôi, hạt giống, phân bón,thuốc từ sâu, thuỷ lợi, làm công đất, thức ăn gia súc vật tư hàng hoá đốivới người làm dịch vụ nông nghiệp

Thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng

- Cho vay trung hạn:

Trang 19

Gồm các đối tượng:

+ Chi phí trông mới cây lưu gốc

+ Xây dựng cơ bản đồng ruộng, cải tạo mặt bằng, hoàn chỉnh thuỷlợi nội đồng

+ Chi phí xây dựng ao cá, chuồng trại, chăn nuôi, gia súc gia cầm,nuôi trồng thuỷ sản

+ Chi phí nuôi lợn nái cơ bản, trâu, bò cày kéo sinh sản

+ Chi phí cải tiến công nghệ sản xuất, sửa chữa tầu thuyền vận tảiđường biển, đường sông

+ Xây dựng nhà kho, lò sấy, xưởng gạch

+ Ưu tiên cho dự án khả thi, tiềm năng lao động tại chỗ thờ hạn vay

tư 12 - 26 tháng

- Cho vay dài hạn :

+ Chi phí trồng và chăm sóc cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.+ Chi phí mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, chế biến bảo quảnsửa chữa lớn, các phương tiện khai thác, đánh bắt hải sản, vận tải đườngbộ

+ Chi phí xây dựng đồi cây, hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản, nhà máy,máy móc thiết bị cỡ lớn

Thời gian cho vay tư 36 tháng trở lên

1.2.3.2) Thủ tục cho vay:

- Lần đầu mở tài khoản ( Cho vay hoặc tiền gửi) đơn vị vay phải làmthủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng như chế độ mở và sử dụng tài khoảnqui định

- Mỗi lần vay tiền người vay đều phải lập giấy đề nghị cho vay vốn (đơn xin vay) Riêng các đơn vị thuộc loại sản xuất kinh doanh ổnđịnh nếu có thấy nhu cầu vay vốn thường xuyên có thể ký kết hợp đồng

Trang 20

Tín dụng cho cả kỳ nhận tiền vay nhiều lần trong phạm vi giá trị củahợp đồng tín dụng.

- Về thủ tục thế chấp cầm cố bảo lãnh tài sản :

Đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh phải thế chấpcầm cố hoặc bảo lãnh tài sản khi vay vốn Ngân hàng đều phải tiến hànhlàm thủ tục tài sản khi vay vốn Ngân hàng đều phải tiến hành là thủ tục thếchấp cầm cố hoặc bảo lãnh tài sản

* Mỗi lần vay vốn khách hàng đưa hồ sơ thế chấp, cầm cố bảo lãnhđến hàng hàng làm thủ tục kiểm định hồ sơ:

+ Giấy uỷ quyền của bên vay vốn giao tài sản cầm cố cho Ngân hàngtrực tiếp cho vay được toàn quyền bán những tài sản cầm cố để thu nợ ( cảgốc và lãi ) khi đến hạn mà người vay vốn không trả được nợ

+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản gốc giấychứng nhận quyền sở hữu giao cho người đại diện vay vốn và ký hợp đồngthế chấp)

+ Bản gốc giấy chứng quyền sở hữu tài sản (nếu tài sản có đăng kýquyền sở hữu tài sản theo qui định của pháp luật)

* Cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh

về mã số, quy cách chất lượng, số lượng, thị trường tiêu thụ, giá cả của tàisản thế chấp cầm cố bảo lãnh để lập phiếu thẩm định tài sản thế chấp cầm

Trang 21

* Tài sản cầm cố có thể niêm phong (có chứng kiến và chữ kháchhàng và thủ kho) thì niêm phong.

* Tài sản không niêm phong được thì phải ghi tỷ mỹ hiện trạng chấtlượng, mã số trên phiếu nhập kho Sau khi làm đúng và đủ các yêu cầutrên mới được làm thủ tục giải ngân theo đúng qui định kế toán

* Người vay (đại diện hợp pháp của đơn vị vay) tiến hành ký kết hợpđồng thế chấp cầm cố bảo lãnh tài sản Hợp đồng này phải có xác nhận của

cơ quan công chứng Nhà nước hoặc uỷ ban nhân dân cấp huyện

Căn cứ vào đơn xin vay và những tài liệu của đơn xin vay cần thiếtkhi thảm định cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định và đề nghị duyệt chokháhc hàng vay vốn, qua trưởng phong kinh doanh thẩm định lại và că cứvào biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu lần vay phải thông qua Hội đồngtín dụng)

Giám đốc Ngân hàng duyệt cho vay và thông báo cho khách hàngbiết để cùng Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng Riêng đối với cho vay hộsản xuất kinh doanh (hộ loại 1 tư sản, tư liệu) thì dự án và hợp đồng tíndụng được thay bằng sổ vay vốn với thủ tục đơn giản hơn, sổ vay vốn chỉlàm làn đầu hàng năm chỉ bổ sung những thay đổi liên quan Khi lập hộiđồng tín dụng ( khế ước vay tiền) cầm lưu ý các yếu tố)

+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ của đơn vị vay vốn ( ghi rõ ràng theo địa chỉhành chính nơi đơn vị đóng trụ sở, nếi là cá nhận phải ghi nơn đơn vị đóng

hộ khẩu thường trú) ghi rõ họ tên chức vụ người đại diện hợp pháp của đơn

vị vay (Giám đốc, phó Giám đốc, chủ doanh nghiệp) nếu là tư nhân cá thểthì phải ghi rõ chứng minh thư

+ Số tiền vay phải ghi bằng số và chữ

+ Mục đích sử dụng tiền vay phù hợp với mục đích đã ghi trên gấy

đề nghị vay tiền

+ Giá trị tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh phù hợp với hợp đồng thếchấp cầm cố bảo lãnh tài sản

Trang 22

+ Lãi suất cho vay ghi theo mức lãi suất theo qui định ở điểm chovay.

+ Cho vay và dấu của đơn vị vay đúng với chữ ký và dấu đã đăng kýkhi mở tài khoản tại Ngân hàng Trường hợp người vay là tư nhân hộ sảnxuất có tài khoản tại Ngân hàng thì chữ ký trên hợp đồng tín dụng với chữ

ký trên giấy đề nghị vay tiền

+ Chữ ký của Ngân hàng là chữ ký của Giám đốc được Giám đốc uỷquyền Đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng tín dụng ( mỗi thứ 2 bản)

Sau khi Giám đốc Ngân hàng ký duyệt cùng với các hồ sơ vay vốn( không chuyển qua tay khách hàng) mà chuyển cho kế toán để phát tiềnvay Nhận được hợp đồng tón dụng và các hồ sơ vay vốn trên đây kế toáncho vay kiểm soát các nội dung:

- Đủ các hồ sơ vốn theo qui định và khớp đúng về nội dng liên quangiữa các hồ sơ

- Hợp đồng tín dụng: Giấy từ thế chấp tài sản đúng mẫu qui định, ghiđầy đủ các yếu tố không tẩy xoá, sửa chữa các yêu tố và khớp đúng giữa sốtiền ghi bằng số và bằng chữ

- Chữ ký mẫu dấu của người vay tiền phải khớp đúng với mẫu dấuchữ ký khi mở tài khoản, đối với tư nhân, hộ gia đình chưa có tài khoản thìchữ ký trên hợp đồng tín dụng khớp với chữ ký trên đơn xin vay Nhữnghợp đồng không đảm bảo yêu cầu trên, kế toán không được chấp nhận phảitrả lại cho cán bộ tín dụng yêu cầu làm đúng thủ tục bổ sung các yếu tố ghithiếu hoặc hướng dẫn hàng làm lại

1.3.) KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY

1.3.1) Kế toán Ngân hàng & nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại

1.3.1.1) Khái niệm kế toán Ngân hàng.

Trang 23

Kế toán Ngân hàng là việc ghi chép sử lý các nghiệm vụ kinh tế tàichính và hoạt động tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng dưới hình thứcchủ yếu là giá trị để phản ánh kiểm tra hoạt động kinh doanh của đơn vịNgân hàng Đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tácquản lý hoạt động tiền tệ ở tầng vĩ mô và vi mô cung cấp thông tin cho các

tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật

1.3.1.2) Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng

Bảo vệ an toàn tài sản: Kế toán Ngân hàng phải thực hiện ghi chépphản ánh một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phátsinh theo đúng chế độ kế toán, thống kê do Ngân hàng Nhà Nước ban hành vàtheo đúng điều lệ của Ngân hàng mình trên cơ sở đó baỏ đảm an toàn tài sảncủa chính Ngân hàng và của khách hàng gửi tại Ngân hàng

Cung cấp thông tin: Kế toán tiến hành phân loại nghiệp vụ, tổng hợp sốliệu theo từng phương pháp kế toán và theo dõi từng chỉ tiêu nhất định nhằmcung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ việc điềuhành hoạt động kinh doanh và chỉ đạo chính sách tiền tệ quốc gia

Giám sát quá trình sử dụng tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

từ đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính trong hoạt động Ngân hàng cũngnhư nền kinh tế quốc dân

1.3.1.3) Vai trò của kế toán của kế toán Ngân hàng.

Hoạch toán kế toán là khoa học quản lý, nghiên cứu quá trình tái sảnxuất xã hội Nên để quản lý tốt nền kinh tế, đưa đất nước phát triển đúngmục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra sao cho phù hợp với nền kinh tếtrong bất kỳ hoàn cảnh nào, thì đòi hỏi nghiệp vụ hoạch toán kế toán càngcao Cao Hạc đã từng viết " Kế toán là phương tiện kiểm soát và tổng kếtquá trình sản xuát tiêu ý niệm càng trở nên cần thiết chừng nào mà quátrình càng có quy mô xã hội, càng mất đối với sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 24

hơn là đối với sản xuất phân tán của hệ thủ công và nông dân, lại càng cầnthiết hơn đối với sản xuất công nợ hơn là sản xuất tư bản chủ nghĩa ".

Vai trò của kế toán Ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại :

- Kế toán thông tin cho lãnh đạo biết tình hình kinh doanh của Ngânhàng để lãnh đạo có kế hoạch đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

- Phải phản ánh đúng đầy đủ và chính xác các thông tin kinh tế - tàichính cho lãnh đạo biết thông qua phân tích, phản ảnh hình thành và quátrình sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư sao cho bên mình có lợi nhất

- Hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, bảo vệ an toàn tài sảncủa Ngân hàng cũng như của khách hàng

- Sắp xếp, tổng hợp các thể thức đo lường kế toán đã chuyển hoá các

sự kiện thành một hệ thống có tính hiểu ích

Tóm lại, kế toán Ngân hàng là công cụ để giúp các Ngân hàng mìnhđược mục tiêu trong hoạt động quản lý và kinh doanh đầu tư Kế toán Ngânhàng khác với các loại kế toán khác ở chỗ các nghiệp vụ phát sinh trongngày, phải được giải quyết ngay trong ngày hôm đó để cuối ngày khoá sổ

1.3.2) Vai trò nhiệm vụ của kế toán cho vay.

- Kế toán cho vay trong hoạt động Ngân hàng phải phản ánh chínhxác kịp thời và đầy đủ các số liệu hoạt động cho vay, thu lãi, thu nợ, dư nợtheo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ, tuyệt đối không để nhầm lẫn mất mát và thiếuhụt vốn vay thu nợ kịp thời, tính lãi chính xác, không thu thừa, thu thiếucủa khách hàng, các món vay đến hạn trả cuối cùng mà không trả được thìchuyển ngay sang nợ quá hạn kịp thời

- Quản ý toàn bộ hồ sơ cho vay, khê ước vay tiền, hợp đồng tín dụng,

vì nó là tài sản của Ngân hàng nếu mất hồ sơ coi như mất tiền khác nó cònliên quan đến việc trả nợ của khách hàng Nếu khách hàng không trả được

nợ nó là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi vấn đề có liên quan

Trang 25

- Kế toán cho vay phản ảnh sự vận động tín dụng, từ khi khách hàngnhận tiền vay cho đến khi thu hồi đủ nợ, đủ lãi như vậy một vòng luânchuyển vốn tiền tệ chấm dứt.

- Cung cấp số liệu cho chỉ đạo điều hành thông qua việc cho vay vàthu nợ để lãnh đạo biết được tinfh hình đầu tư, sử dụng vốn có đúng mụcđích hay không của các doanh nghiệp, cá thể, việc trả nợ, trả lãi có hoànthành tốt, Để từ đó quyết định đầu việc đầu tư vốn tăng lên hay giảm xuốngđồng thời đề ra những biện pháp cụ thể để đầu tư vốn được tốt hơn, khắcphục mọi rủi ro trong kinh doanh và chống thất thoát vốn của Ngân hàng

- Phải bảo đảm con số luôn luôn trung thực chính xác từ đó sẽ bảo lệcho lợi ích của khách hàng cũng như nguồn thu của Ngân hàng

- Thông qua việc hoạch toán tỷ mỷ, để đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh của khách hàng cũng như của Ngân hàng

- Việc tổ chức xắp xếp bảo quản hồ sơ vay vốn của khách hàng saocho hợp lý, khoa học để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát tốt nhất

là nhiệm vụ không thể thiếu được trong kế toán nói chung và kết toán chovay nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán

1.3.3) Kế toán cho vay và cách hạch toán.

Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế, tư nhân, cáthể bao gồm tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn Tín dụng ngắnhàn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị cá nhân vay có đủ vốn đểthực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Tín dụng trung và dài hạn nhằmcung cấp vốn đầu tư cơ bản và cải tiến kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuấtkinh doanh, mỗi loại tín dụng có nội dung kinh tế và yêu cầu kỹ thuậtnghiệp vụ riêng theo đó mỗi tổ chức hoạch toán cho vay cũng đòi hỏinhững nghiệp vụ thích hợp Cho vay vốn lưu động đối với các đơn vị tổchức kinh tế và cá nhân thể hiện ở việc đang áp dụng hai phương thức chovay cơ bản là : Kế toán cho vay từng lần (cho vay theo món) và kế toáncho vay theo hạn mức tín dụng

Trang 26

1.3.3.1) Tài khoản áp dụng.

TK 1011: Tiền mặt tại quỹ

TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

TK 21: Cho vay các tổ chức cá nhân trong nước

TK 211: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

TK 212: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

TK 213: Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

TK 3941: Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam

TK 2111: Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ

TK 2112: Nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi

TK 2113: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi

TK 2118: Nợ khó đòi

TK 209: Dự phòng phải thu khó đòi

1.3.3.2) Kế toán cho vay từng lần :

Là loại cho vay được tiến hành đối với từng khoản vay riêng biệttrong đó không có sự liên hệ phụ thuộc giữa các món vay của một kháchhàng, phương thức tín dụng này được áp dụng tương đối phổ biến trongcho vay ngắn hạn cũng như cho vay dài hạn phù hợp với phương thức chovay này chúng ta có hình thức tài khoản cho vay thông thường phản ánhđúng, đủ, kịp thời từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay cũngnhư thu nợ khách hàng

Phương thức cho vay từng lần được thực hiện trên cơ sở cho vaytừng phương án, từng thương vụ theo yêu cầu của bên vay vốn, phươngthức này thích hợp với tổ chức kinh tế có vòng quay vốn chậm, sản xuấtkinh doanh mang tính chất thời vụ, nhu cầu vay vốn bất thường, phươngthức này được các NHTM sử dụng phổ biến vì nó phù hợp với môi trườngkinh tế của nước ta hiện nay

Tài khoản cho vay từng lần

Trang 27

Khi các đơn vị tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp, tư nhân, các tổchức doanh nghiệp , tư nhân có đủ điều kiện vay vốn và được Ngân hàngcho vay thì kế toán Ngân hàng sẽ mở cho mỗi người vay một tai khoản chovay thích hợp.

Tài khoản cho vay từng lần kết cầu như sau:

Bên nợ: ghi số tiền Ngân hàng thực cho khách hàng vay

Bên có:

- Ghi số tiền khách hàng đã trả nợ Ngân hàng

- Ghi số tiền chuyển nợ quá hạn (nếu có)

Dư nợ: Phản ánh số tiền người vay còn nợ Ngân hàng đến một thờiđiểm nào đó

a) Kế toán giai đoạn cho vay.

Sau khi nhận được hồ sơ của cán bộ tín dụng chuyển tới kế toánkiểm tra, xem xét lại toàn bộ hồ sơ xem tính hợp lệ, hợp pháp, nếu thấy đầy

đủ các yếu tố thì căn cứ vào số tiền Giám đốc đã duyệt cho vay để lậpphiếu chi tiền khách hàng và hoạch toán

+ Nếu cho vay bằng tiền mặt

NợTK: cho vay

Có TK : tiền mặt + Nếu cho vay bằng chuyển khoản

Nợ TK: cho vay

Có TK: thích hợp

b) Kế toán giai đoạn thu nợ - lãi.

- Hoạch toán thu nợ:

Đến hạn khách hàng mang tiền đến trả nợ, kế toán

Căn cứ vào khế ước để thu nợ và hoạch toán

Nợ TK: tiền mặt

Có TK: Tài khoản cho vay Nếu bằng chuyển khoản :

Trang 28

Nợ TK: tiền gửi của khách hàng CóTK : cho vay

Nếu đến hạn trả mà người vay không chịu trả thì kế toán căn cứ vàotài khoản của khách hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách đểthu nợ và hoạch toán

NợTK : tiền gửi của khác

Có TK: cho vay ( tiền gốc ) CóTK : lãi phải thu( tiền lãi )

- Hoạch toán thu lãi :

+ Thu lãi theo món : thường áp dụng nhiều là cho vay hộ nôngdân nếu khách trả cả gốc lẫn lãi thì kế toán tính

Số tiền vay x lãi xuất x số ngày vay

30 ngày

Hoạch toán : NợTK: tiền mặt ( gốc + lãi)

CóTK : cho vay của khách ( tiền gốc ) CóTK : lãi phải thu (tiền lãi )

Nếu khách chỉ trả lãi thì cũng tính theo công thức trên và hoạch toán

NợTK : tiền mặt

Có TK:cho vay + Tính lãi theo tích số (thường áp dụng cho các XNQD và các tổchức kinh tế )

Lãi = phải thu = Dư nợ bình quân x lãi xuất tiền vay

Tổng tính số tiền vay trong tháng

30 ngày Hoạch toán : NợTK: tiền gửi của đơn vị ( gốc + lãi )

Có TK: cho vay của đơn vị ( số tiền gốc ) CóTK : lãi phải thu ( số tiền lãi )

Tiền lãi phải thu =

Dư nợ bình quân =

Trang 29

Ưu nhược điểm của phương thức cho vay từng lần:

- Ưu điểm

Linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng Khi nào cónhu vay vốn, Ngân hàng mới xem xét đáp ứng (mỗi lần vay Ngân hàng đềuđịnh thời hạn cho khoản vay vốn đó, đến thời hạn trả người vay phải cótrách nhiệm trả nợ Ngân hàng), do đó qua phương thức cho vay này Ngânhàng kiểm tra chặt được từng món vay, tính toán khả năng hoàn vốn choNgân hàng Cụ thể là đối với mỗi món vay Ngân hàng và khách hàng thoảthuận được mức phát tiền vay cụ thể, hạn trả cuối cùng, bằng cách đó Ngânhàng có thể tính toán được hiệu quả kinh tế của khoản vay đó

Với phương pháp cho vay này, Ngân hàng có thể kế hoạch đượcnguồn vốn của mình và thông qua việc định kì hạn cho món vay, tư đóNgân hàng có hạch toán cho vay những món tiếp theo một cách chính xác

để trách tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn

Việc tính và thu nợ, thu lãi của kế toán cho vay được thực hiện đơngiản, căn cứ vào số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn trả nợ trên hoạt động tíndụng

- Nhược điểm:

Thủ tục rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho người vay Mỗi lần vaytiền người vay phải có giấy đề nghị vay vốn gửi tới Ngân hàng để xem xetquyết định cho vay; khách hàng đều phải làm đầy đủ các thủ tục giấy tờ.Việc định kì hạn nợ đối với món vay đôi khi còn mang tính chủ quan củacon người, đặc biệt là khi đối tượng cho vay là các thiết bị vật tư hàng hoácủa các doanh nghiệp thương mại

Nếu đối tượng vay vốn có vòng quay nhanh thì doanh nghiệp sẽ sửdụng món vay đó vào nhiều mục đích mà Ngân hàng không thể kiểm soátđược, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau Nếu kháchhàng không trả nợ đúng hạn sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong kế

Trang 30

hoạch về nguồn vốn, do đó Ngân hàng buộc phải kiểm soát chặt kháchhàng trong việc đi vay tiền.

1.3.3.3) kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng

Phương thức này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữaNgân hàng và khách hàng, thoả thuận một hạn mức tín dụng, khách hàngđược Ngân hàng xác định một hạn mức dư nợ nhất định áp dụng trong kỳ.trong một thờ gian nhất định hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh Phươngthức này được áp dụng trong cho vay vốn lưu động đói với những kháchhàng có vòng quay vốn nhanh, nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuấtkinh doanh ổn định, trả nợ Ngân hàng thường xuyên và đều đặn và đặc biệtkhách hàng phải có tín nhiệm này tuỳ theo sự thoả thuận của khách hàngvới Ngân hàng mà khách hàng vay vốn có thể theo hai tài khoản ( tài khoảncho vay theo hạn mức tín dụng, tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc vaytheo một tài khoản ( tài khoản tín dụng vốn lưu động)

Căn cứ để kế toán phát tiền vay là hạn mức tín dụng đã được thoảthuận giữa Ngân hàng với khách hàng, ghi khách hàng, ghi trên hợp đồngtín dụng

Trách nhiệm của kế toán cho vay là phải theo dõi chặt chẽ số dư nợtài khoản cho vay để dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng

Tài khoản cho vay theo hạn mức…

Tuỳ theo sự thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng, Ngân hàng sẽcho khách hàng vay theo hai tài khoản (tài khoản cho vay theo hạn mức vàtài khoản tiền gửi thanh toán)

Kết cấu của từng hình thức tài khoản trong cho vay theo hạn mức nhưsau:

- Đối với những khách hàng mở hai tài khoản: tài khoản cho vay theohạn mức và tài khoản tiền gửi thanh toán Quá trình hạch toán cho vay thu

nợ được thực hiện trên tài khoản cho vay theo hạn mức có kết cấu:

Trang 31

Bên nợ: Ghi số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng đã ký kết.

Bên có: Ghi số tiền Ngân hàng thu nợ trên cơ sở tiền bán hàng haycác khoản thu nhập khác nộp vào

Kết cấu tài khoản nợ quá hạn:

Bên nợ: ghi số tiền cho vay đã quá hạn từ TK cho vay chuyển sang.Bên có: ghi số tiền thu nợ đã quá hạn hoặc số tiền được điều chỉnhlại chuyển sang tài khoản cho vay

Dư nợ: thể hiện số nợ quá hạn chưa thu

Các TK cho vay, nợ quá hạn đều được mở theo từng loại nợ và theotừng đơn vị vay để theo dõi

a) Kế toán giai đoạn cho vay.

Khách hàng phải làm đơn xin vay lần đầu và ký hợp đồng tín dụng,xác định hạn mức tín dụng đối với Ngân hàng Các lần vay sau khách hàngkhông phải làm đơn vay, mà chỉ cần gửi đến Ngân hàng các chứng từ thanhtoán hợp lệ, hợp pháp, kế toán cho kiểm soát kỹ, đối chiếu với hạn mức tíndụng, nếu còn thì kế toán căn cứ vào chứng từ để giải quyết phát tiền vay

và hoạch toán

Nợ TK: cho vay

Có TK: thích hợp

Trang 32

Khi phát tiền vay Ngân hàng căn cứ vào hưởng sử dụng tiền vay, dựatheo nguồn gốc phát sinh của các khoản phải trả Nếu vay để thanh toán cáctài khoản phải trả về mua vật tư hàng hoá, hay nhận cung ứng dịch vụ, chonhững đơn vị có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chovay bằng chuyển khoản để trả thẳng cho người thụ thưởng Nếu tiền vay đểtra cho người không có tài khoản ở Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ cho vaybằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán.

b) Kế toán giai đoạn thu nợ - lãi.

- Thu nợ : Hàng tháng khi đơn vị có thu nhập thì toàn bộ số tiền bánhàng và những khoản thu khác đều được nộp vào tài khoản cho vay theohạn mức tín dụng để thu nợ đén khi đơn vị có số dư bằng 0 thì tất cả cáckhoản phải thu sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị :

+ Nếu thu nợ trực tiếp

NợTK : tiền mặt CóTK : cho vay+ Nếu thu nợ gián tiếp

NợTK : tiền gửi thanh toán

Có TK: cho vay Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không có đủ tiền để nợthì kế toán cho vay ghi phiếu khoản, chuyển số dư đó sang nợ quá hạn vàhoạch toán

Nợ TK: nợ quá hạn

Có TK: cho vay trong hạn

- Thu lãi : Ngân hàng thu lãi của các đơn vị, doanh nghiệp này theophương thức tính lãi tích số

* Ưu, nhược điểm của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:

- Ưu điểm: Khi áp dụng phương thức này thủ tục cho vay đơn giản,

nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng Khách hàng

Trang 33

chỉ cần làm thủ tục vay vốn lần đầu còn mỗi lần sau, đơn vị không phải làmđơn xin vay cũng như hợp đồng tín dụng…chỉ cần gửi dến Ngân hàngnhững chứng từ kế thích hợp như khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vaykèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn tronghợp đồng tín dụng để nhận tiền vay Kế toán Ngân hàng sau khi kiểm trasoát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và đối chiếu với hạn mức tín dụng,nếu đủ điều kiện thì cung cấp và chứng từ để hạch toán phát triển tiền vay.

Do đó phương thức cho vay này rất thuận lợi cho khách hàng có nhu cầuvay vốn thường xuyên

Thông qua các phương thức cho vay này, Ngân hàng có thể kiểmsoát được các khoản thu nhập của khách hàng, từ đó biết được tình hìnhhoạt động kinh doanh của khách hàng tương đối chính xác, đặc biệt là khảnăng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng Từ đóNgân hàng có thể có những quyết định đúng đắn trong những lần cho vaytiếp theo

- Nhược điểm:

+ Trong hợp đồng cho vay theo hạn mức, Ngân hàng cùng kháchhàng thảo thuận hạn mức tín dụng, duy trì trong thời hạn nhất định, tức làNgân hàng phải luôn duy trì một vốn nhất định để sẵn sàng giải ngân chongười vay làm cho Ngân hàng bị động trong sử dụng vốn, nếu khoản vaylớn có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của Ngân hàng Điều này rất bấtlợi cho Ngân hàng vì đó là những khoản vốn chết không đem lại lợi nhuậncho Ngân hàng mà Ngân hàng còn phải trả lãi huy động cho những khoảnvốn đó

+ Sự quản lý có lúc không chặt chẽ của kế toán cho vay để cho kháchhàng vay vượt hạn mức tín dụng đã thoả thuận dẫn đến thu hồi nợ vay khókhăn

+ Kế toán theo dõi thu nợ, thu lãi phức tạp hơn vì phải thực hiện trênnhiều giấy nhận nợ và mỗi giấy nhận nợ lại có mức lãi suất giống nhau

Trang 34

+ Về phía khách hàng không phải lúc nào cũng thích sự quản lýkhắtkhe của Ngân hàng đối với mọi khoản thu nhập của họ.

+ Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng chỉ được áp dụng chovay đối với những khách hàng phải có đủ tín nhiệm đối với Ngân hàng,phải có những điều kiện khắt khe như: có nhu cầu vay vốn thường xuyên,

có khả năng tài chính tốt, có trình độ quản lý đáp ứng được yêu cầu kinhdoanh trong cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh ổn định….Mặt kháctrong điều kiện kinh tế như hiện nay, môi trường pháp lý chưa đồng bộ việckinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt…Do đó cácdoanh nghiệp khó có khả năng thoả mãn các điều kiện của phương thứccho vay này Nên hiện nay, các Ngân hàng chủ yếu áp dụng phương phápcho vay từng lần (cho vay theo món)

Chứng từ kế toán cho vay:

Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là loại giấy tờ đảm bảo về mặtpháp lý cung cấp các khoản vay của Ngân hàng Mọi sự tranh chấp về cáckhoản cho vay hay trả nợ đều phải giải quyết trên chứng từ kế toán chovay

Chứng từ kế toán cho vay bao gồm nhiều loại:

+ Chứng từ gốc: giấy đề nghị vay vốn hợp đồng tín dụng

+ Chứng từ ghi sổ: là chứng từ dùng trong thanh toán như giấy lĩnhtiền mặt trong trường hợp cho vay bằng tiền mặt Các chứng từ thanh toánkhông dùng tiền mặt như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc thanh toán trongtrường hợp cho vay bằng chuyển khoản

Các giấy tờ trong quan hệ tín dụng đòi hỏi phải đầy đủ tính pháp lýđược thể hiện trên các chứng từ kế toán cho vay là yếu tố xác định quyềnchủ thể cho vay của Ngân hàng, chỉ rõ người chịu trách nhiệm nhận nợ vàcam kết trả nợ gốc và lãi đúng hẹn cho Ngân hàng

Cán bộ kế toán cho vay là người chịu trách nhiệm thực hiện các côngviệc: kiểm tra hồ sơ cho vay theo danh mục quy định, hướng dẫn khách

Trang 35

hàng mở tài khoản tiền vay, làm thủ tục phát tiền vay theo lệnh của giámđốc hoặc người uỷ quyền, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ chuyểnnợ; lưu giữ hồ sơ theo quy định.

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN

2.1) MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÂN HÀNG VÀ VÀI NÉT KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG.

2.1.1) Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Văn Lâm là một huyện đồng bằng nằm trên trục đường giao thông quốc

lộ 5 phía bắc tỉnh Hưng Yên có địa giới hành chính nằm tiếp giáp với thủ đô

Hà Nội Bắc Ninh và Hải Dương trong đó có tổng diện tích tự nhiên của toànhuyện là 77444 ha trong đó diện tích đất canh tác đất nông nghiệp là 4750 hatheo số liệu thống kê báo cáo đến ngày 30/11/2004 dân số của toàn huyện là

97450 người khoảng 87850 nhân lực lao động Văn Lâm là một huyện có vị tríđịa ly thuận tiện trong việc giao lưu trong việc sản xuất hàng hoá

Được sự quan tâm của huyện uỷ uỷ ban và hội đồng nhân dân huyệnVăn Lâm đã không ngừng phát triển với mục tiêu của huyện là đưa Văn Lâmcùng với Hưng Yên cất cánh trở thành khu công nghiệp trọng điểm của miềnbắc xứng đáng với vị thế, vị trí địa lý của mình Văn Lâm phát triển theohướng công nghiệp hoá nông thôn đưa công nghiệp về nông thôn Văn Lâmvới 11 xã và thị trấn phát triển theo hướng những xã thị trấn gần, kế đườngquốc lộ 5 thì sẽ đưa phần ruộng đất khoán trở thành những nhà máy xí nghiệpnhững người nông dân trở thành công nhân của những nhà máy xí nghiệp đótiêu biểu như là khu công nghiệp Như Quỳnh Còn những xã mà xa đườngquốc lộ 5 phát triển nông thôn theo hướng phát triền ngành nghề phụ và chănnuôi, thủ công nghiệp tiêu biểu như nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng chăn nuôi

bò sữa ở xã Lương Tài

Thực hiện đường nối trên Văn Lâm đã có những bước phát triền mạnh

mẽ công nghiệp nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ lệ hộ

Trang 37

nghèo thống kê năm 2003 thu nhập bình quân là 530 USD tương ứng với820000/người/ năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm là 24,47% hạtâng cơ sở tương đối hoàn thiện, trật tự an ninh được đảm bảo sản xuất côngnghiệp tăng là 28,2% sản xuất nông ngiệp tăng là 4,8% năng suất lúa là 119tạ/ha tỷ lệ hộ nghèo là 4,18%

Đến năm 2004 thu nhập bình quân đầu người là 742 USD tương ứng là11690000/người/năm GDP tăng là 28,30% sản xuất công ngiệp tăng là34,75% sản xuất nông nghiệp tăng là 3,81% năng suất lúa là 121,37 tạ/ ha tỷ

lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 3,8% đời sống nhân dân đã được nâng lênmột cách đáng kể

Riêng về ngành Ngân hàng qua thực tiến mười năm đổi mới đổi mới hệthống Ngân hàng đã tăng lên một cách rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng

Trên toàn quốc đã có hàng ngàn ngân hàng quốc doanh ,Ngân hàng thương

mại cổ phần, rất nhiều tổ chức tín dụng và các cơ quan đại diện Ngân hànghiện nay không còn mang tính ỷ lại mà đã thực sự thể hiện tính năng độngsáng tạo, chịu khó tìm khách hàng Rất nhiều doanh nghiệp (Không chỉ riêngdoanh nghiệp quốc doanh) đã được Ngân hàng cung cấp vốn để tiếp tục mởrộng sản xuất kinh doanh Nhiều hộ sản xuất có tư tưởng làm ăn mạnh dạn,lành mạnh đã được Ngân hàng cho vay vốn Từ đó số hộ nghèo đã giảmxuống một cách đáng kể, số hộ giàu nâng lên ngày một nhiều hộ

Từ 1,2 nghiệp vụ đơn lẽ trước đây Ngân hàng đã phát triển mở rộngthêm nhiều loại nghiệp vụ nữa như thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiềnphát nhanh đặc biệt là sự sâm nhập của các chi nhành Ngân hàng nướcngoài vào Việt Nam đã tạp ra một mạng lưới Ngân hàng ở Hà Nội với nhiềuhình thức sở hữu vốn và cạnh tranh Do vậy ngành Ngân hàng trong nướccàng phải vững vàng hơn nữa Là chuyên môn nghiệp vụ nhân viên phải cótrình độ cao hơn, hiểu biết rộng thái độ phải cởi mở, hòa nhã để cạnh tranhvới họ Ngân hàng phải tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng

Trang 38

hoàn thiện hơn trong lĩnh vực tin học ứng dụng để từ đó giúp nền kinh tếtrong nước ngày càng đi lên.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm nhờ có

sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Hưng Yên trên các mặt hoạt động, bổ sung nguồn vốn kịp thời để mởrộng đầu tư, nguồn vốn này chiếm 60% tổng nguồn vốn

Được sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương đối với hoạtđộng Ngân hàng đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế dựa trêncác mục tiêu định hướng, hỗ trợ các biện pháp nhằm củng cố chất lượng tạomôi trường đầu tư và hành lang pháp lý vững chắc

2.1.2) Vài nét khái quát hoạt động của Ngân hàng

* Mô hình tổ chức

Ngân hàng nông nghiệp Văn Lâm tiền thân là Ngân hàng nhà nước cótrụ sở đóng tại Như Quỳnh sau nhiều lần tách sát nhập Theo chủ trương củanhà nước chia Ngân hàng thành 4 loại hình Ngân hàng nhà nước là Ngânhàng ngoại thương, Ngân hàng công thương Ngân hàng đầu tư và Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng Văn Lâm trở thành Ngânhàng nông nghiệp chỉ là chi nhánh cấp 3 cũ của huyện mỹ văn cũ khi táchhuyện thì chính thức trở thành Ngân hàng nông nghiệp huyện Văn Lâm theoquyết định số 89/QĐNHNO/02/13/3/1997 của tổng giám đốc Ngân hàng nôngngiệp và phát triển nông thôn Việt nam

Ngân hàng Văn Lâm là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanhhoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của Ngân hàng nông ngiệp

và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng nông nghiệp Văn Lâm có 2 địa điểm giao dịch: Trung tâmNgân hàng huyện và một chi nhánh Ngân hàng cấp 3 mới đi vào hoạt động từngày 1/10/2002 Tại Ngân hàng huyện có 2 phòng: Phòng kinh doanh, phòng

kế toán và ngân quỹ

Trang 39

a) Phòng kế toán-Ngân quỹ

Như bất kỳ doanh nghiệp nào khác phòng kế toán của Ngân hàng cũng

có chức năng quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, có nghĩa phòng kế toánthực hiện công tác hạch toán tất cả các hoạt động tài chính của Ngân hàng,

mở tài khoản thanh toán các loại Qua công tác hạch toán đó phòng kế toáncung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về kết quả hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng mở tài khoản thanh toán các loại

Qua công tác hoạch toán đó phòng kế toán cung cấp những thông tinchính xác, kịp thời về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Ngoài ra, nhiệm vụ khác biệt là kế toán hộ cho khách hàng của mìnhbên cạnh công tác kế toán của Ngân hàng đồng thời đây là nơi diễn ra hoạtđộng thu chi về tiền mặt đáp ứng nhu cầu của khach hàng Chính vì vậy khốilượng kế toán Ngân hàng là rất lớn

Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâmphòng kế toán có đặt quầy giao dịch trực tiếp với khách hàng vì vậy công tác

kế toán phải cập nhật, nhanh chóng và có độ chính xác cao

Tham mưu với giám đốc về chiến lược kinh doanh, các chính sáchkhách hàng để giám đốc đưa ra tối ưu

Tổng hợp báo cáo công tác phòng ngừa rủi ro thực hiện cân đối vốncho Ngân hàng

Bên cạnh hai phòng chính của Ngân hàng là kế toán -ngân quỹ , phòngkinh doanh còn có phòng hành chính tiếp dân Phòng này đảm bảo mọi quyền

Trang 40

lợi của người dân khi đến ngân hàng đuợc đảm bảo Khi người dân có thắcmắc gì hoặc không hiểu một vấn đề nào đó, phòng có trách nhiệm đứng ragiải quyết.

Với tình hình kinh tế địa bàn có nhữnh đặc thù riêng nên lãnh đạo đãxắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, giảm tối đa cán bộ gián tiếp, tăngcường cho đội ngũ cán bộ tín dụng trực tiếp xuống dân để làm công tác huyđộng vốn và đầu tư cho vay Từ tháng 9 năm 1995 theo quyết định của ôngTổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Các chi nhánh Ngân hàngnông nghiệp huyện tách rời ra khỏi Ngân hàng thành phố, hoạt động độc lập

và trực thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam

Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm đã thực hiện tốt nhiệm

vụ của huyện uỷ, UBND huyện đề ra, bám sát định hướng kinh doanh củaNHNo&PTNT Việt Nam Các chi nhánh Ngân hàng đã khắc phục đượcnhược điểm của mình để phục vụ chu đáo cho nhân dân

Ngân hàng đã có những nội dung đổi mới đối với các khách hàng bạnhàng trong lĩnh vực tiền tệ thanh toán dịch vụ Ngân hàng tổ chức kinh doanhtheo hướng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng và Ngân hàng cùng pháttriển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn và thực hiện đúng đắncác chính sách pháp luật của Nhà nước

Ngày nay, xu hướng chung còn rất ít Ngân hàng mà nội dung hoạt độngthực tế còn phù hợp với tên gọi ban đầu của nó, các Ngân hàng hầu như đã

mở rộng hoạt động sang mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội để có cơhội tìm kiếm được thị trường rộng lớn và có hiệu quả cao Trên thực tế Ngânhàng đã trở thành những định chế tài chính linh hoạt Bức tường ngăn cáchdành ưu thế cho mỗi loại hình Ngân hàng chuyên môn hóa dần dần bị loại bỏ

Sự khoả lấp danh giới tạo ra một môi trường đồng nhất cùng kích thích sựcạnh tranh mãnh liệt giữa các Ngân hàng Đã xuất hiện những dịch vụ Ngânhàng tại nhà đáp ứng tối ưu nhu cầu của dân cư nhằm nắm giữ phạm vi ảnhhưởng cũng như cơ hội kiếm lời

Ngày đăng: 18/03/2013, 15:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Một số báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&amp;PTNT huyện Văn Lâm Khác
2. Các văn bản chế độ kế toán cho vay 3. Hệ thống tài khoản kế toán NHNN 4. Một số tạp chí Ngân hàng Việt Nam Khác
5. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng nâng cao Khác
6. Quyết định số127/2005 ngày 3/2/2005 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Khác
7. Quyết định 488 của NHNN 8. Văn kiện đại hội Đảng khoá VIII Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: - 107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Bảng 2 (Trang 47)
Bảng 3: Bảng hoạt động sử dụng vốn 4 năm - 107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Bảng 3 Bảng hoạt động sử dụng vốn 4 năm (Trang 49)
Bảng 3: Bảng hoạt động sử dụng vốn 4 năm - 107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Bảng 3 Bảng hoạt động sử dụng vốn 4 năm (Trang 49)
Bảng 4:Bảng tổng kết tình hình chovay theo thành phần kinh tế - 107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Bảng 4 Bảng tổng kết tình hình chovay theo thành phần kinh tế (Trang 52)
Bảng5: - 107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Bảng 5 (Trang 55)
Bảng tổng kết tình hình cho vay - 107 Giải pháp mở rộng cho vay và hoàn thiện kế toán cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Bảng t ổng kết tình hình cho vay (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w