1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đẻ non tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2008

73 1,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 444,31 KB

Nội dung

đặt vấn đề Dọa đẻ non và đẻ non luôn là một vấn đề lớn của sản khoa. Sơ sinh đẻ non có nguy cơ bị bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trong số bệnh tật và tử vong sơ sinh thì có đến 75% số trường hợp có liên quan đến đẻ non. Sù gia tăng tỷ lệ đẻ non về nhiều mặt liên quan đến việc làm giảm sự phát triển và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh [42]. Tỷ lệ đẻ non ở Việt Nam hiện nay vào khoảng từ 6,5% - 16% [9] [19]. Tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong sơ sinh [14][19]. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học chóng ta đã có thể nuôi sống những trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ song để thực hiện được điều đó đã tốn rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do vậy, hạn chế tỷ lệ đẻ non luôn là mục đích của y học nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh, thông minh. Và có thể cho rằng đẻ non hiện nay vẫn là một thách thức, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước trên thế giới, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non [8][9][14] [30] Chính vì vậy trong những năm gần đây tỷ lệ đẻ non và tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh theo tuổi thai đã giảm nhiều [9][39]. Nhìn một cách tổng thể, để hạn chế tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh người ta đã thực hiện cả ba bước của một quá trình bao gồm: 1 - Dự phòng đẻ non cho những đối tượng có nguy cơ cao: những phụ nữ có tiền sử đẻ non, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, u xơ tử cung, tử cung dị dạng, đa thai, - Điều trị cho những phụ nữ có dấu hiệu dọa đẻ non, các bệnh có nguy đẻ non cao nh tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, rau bong non, - Chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh non tháng. Ngày nay, sù thay đổi về các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, môi trường sống đã làm thay đổi mô hình dân số, mô hình bệnh tật và tử vong trong đó dọa đẻ non và đẻ non cũng không là một ngoại lệ. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về Sản khoa nói chung và về việc điều trị và chăm sóc người bệnh doạ đẻ non và đẻ non nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu tại viện sẽ cho chúng tôi những kết quả cụ thể và chính xác nhất về tình hình đẻ non tại thời điểm hiện tại. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008” nhằm mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố có liên quan tới đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008. 2. Nghiên cứu các phương pháp xử trí doạ đẻ non và đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. Đẻ non 1.1.1. Định nghĩa đẻ non Định nghĩa đẻ non không thống nhất trên thế giới, có nhiều tác giả định nghĩa khác nhau về đẻ non. Hầu hết các tác giả định nghĩa đẻ non bằng cách đánh giá tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trọng lượng sơ sinh và/hoặc dựa vào đặc điểm của sơ sinh sau khi đẻ. - Theo Trần Hán Chúc: đẻ non là hiện tượng thai bị đẩy ra khỏi buồng tử cung trước 38 tuần tuổi thai và có trọng lượng dưới 2500g [4]. - Theo Nguyễn Việt Hùng: đẻ non là hiện tượng gián đoạn thai nghén khi tuổi thai có thể sống được [13]. - Theo Tổ chức y tế thế giới 1961 (WHO 1961): đẻ non là trẻ đẻ ra có trọng lượng dưới 2500g và tuổi thai dưới 37 tuần [41]. - Theo Cnattingius: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra trước khi hết 36 tuần [37]. - Theo Copper: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ 22 tuần đến dưới 37 tuần tuổi [38]. Đa số các tác giả trên thế giới hiện nay đều quan niệm đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ 20 đến 37 tuần [29][32][33]. Tại Việt Nam, trước đây hầu hết các tác giả đều định nghĩa đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ 28 đến 37 tuần [4][5] [13][14][15][28]. Ngày nay do điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ non tháng đã được cải thiện, nhiều trẻ có tuổi thai dưới 28 tuần được cứu sống nên khái niệm về đẻ non còng thay đổi. 3 Theo tài liệu chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản do Bé Y tế ban hành năm 2003: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ tuần 22 đến hết tuần 37 [3]. 1.1.2. Tỷ lệ đẻ non Đẻ non là một vấn đề lớn trong sản khoa, không riêng gì Việt Nam mà ngay cả những nước phát triển ĐN vẫn còn là một vấn đề phức tạp. Tại Pháp, tỷ lệ ĐN năm 1972 là 8,2%. Do làm tốt công tác dự phòng nên tỷ lệ ĐN giảm xuống còn 5,6% trong năm 1981 [45]. Theo Micheal T và cộng sự, ĐN chiếm 7% đến 10% tổng số đẻ và chiếm 75% tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong sơ sinh [39]. Theo Nguyễn Viết Tiến, Phạm Thị Thanh Hiền, tỷ lệ ĐN tại viện BVBMTSS năm 1985 là 17,6%, năm 1986 là 16,9% [8]. Theo nghiên cứu gần đây tại BVPSTƯ của Trần Quang Hiệp, tỷ lệ ĐN trong 3 năm từ 1998 – 2000 là 10,32% [9]. 1.1.3. Đặc điểm sơ sinh non tháng Trẻ sơ sinh non tháng luôn có thiếu sót Ýt nhiều về sự trưởng thành của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể cả về mặt hình thái và chức năng [1]. - Về hô hấp: hoạt động hô hấp kém hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt là đối với những trẻ có tuổi thai dưới 34 tuần [1][12][17][18]. Trẻ sơ sinh non tháng trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, phổi chưa trưởng thành, tổ chức liên kết phát triển, tổ chức đàn hồi Ýt, chất surfactan chưa được tổng hợp hoặc tổng hợp hoặc chưa bền vững. Những yếu tố này cản trở hô hấp của trẻ làm cho thể tích khí thở của trẻ đẻ non thấp hơn so với trẻ đủ tháng. 4 - Về tuần hoàn: tổ chức tế bào thành mạch chưa phát triển nên dễ vỡ, dễ thoát quản, dễ phù. Các mao mạch nhỏ chưa phát triển đầy đủ, số lượng Ýt hơn so với sơ sinh đủ tháng [1][14][18]. Các tế bào máu và các yếu tố đông máu đều giảm hơn so với trẻ bình thường. Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu Ýt. Các yếu tố đông máu nh fibrinogen, plasminogen, procovertin, prothrombin đều giảm. Các vitamin nh A, D, E, K,… đều thiếu [1]. - Về thần kinh: trẻ có tuổi thai càng lớn thì hệ thần kinh càng phát triển. Đối với trẻ non tháng, thần kinh vỏ não chưa hoặc kém hoạt động làm cho trẻ nằm lịm suốt ngày, thở nông, khóc yếu. Các phản xạ chưa hoàn thiện hoặc chưa có, đặc biệt là phản xạ mút làm cho trẻ không bú được. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài [1]. - Các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể cũng chưa hoàn thiện. Trẻ đẻ non có diện tích lớp da mỏng, diện tích da so với cân nặng thấp, hoạt động nội tiết chưa đồng bộ, hệ tiêu hóa còn kém phát triển, khả năng tiêu hóa kém do thiếu các enzyme, khả năng miễn dịch yếu [1][13]. Các đặc điểm này làm cho sơ sinh non tháng khó thích nghi với môi trường sống bên ngoài cơ thể mẹ. Trẻ có tuổi thai càng nhỏ, cân nặng càng thấp thì càng khó thích nghi. Điều này làm cho tỷ lệ bệnh tật cũng nh tỷ lệ tử vong sơ sinh cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng, đồng thời việc chăm sóc và điều trị cho sơ sinh non tháng trở nên rất tốn kém và khó khăn. 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đẻ non Cơ chế bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non rất phức tạp, cho tới nay chưa có một cơ chế nào giải thích một cách tường tận. Có nhiều giả thuyết được đưa ra trong đó một số giả thuyết hay được nhắc đến là: • Thuyết cơ học 5 Người ta cho rằng chuyển dạ đẻ xảy ra là do sự căng quá mức của tử cung [12]. Các trường hợp như đa ối, song thai, tử cung nhi tính dễ phát sinh chuyển dạ đẻ non và thực tế cũng chứng minh điều này. Người ta cũng có thể gây chuyển dạ bằng cách gây tăng áp lực buồng tử cung như phương pháp Kovacs cải tiến trong phá thai to. • Thuyết estrogen và progesteron Estrogen là một hormon có tác dụng làm phát triển cơ tử cung, đồng thời nó cũng có tác dụng làm tăng đáp ứng của cơ tử cung với oxytocin. Progesteron có tác dụng làm giảm đáp ứng của oxytocin trên cơ tử cung. Trong quá trình thai nghén, estrogen và progesteron tăng dần theo tuổi thai với một tỷ lệ nhất định. Progesteron giảm đột ngột trước khi chuyển dạ vài ngày làm thay đổi tỷ lệ giữa estrogen và progesteron và điều này được coi như là nguyên nhân làm cho thúc tính của tử cung tăng lên, cơ tử cung dễ đáp ứng với các kích thích gây co và phát sinh chuyển dạ. • Thuyết prostaglandin (PG) PG được tổng hợp ngay tại màng tế bào, đó là những acid béo không bão hòa và là dẫn xuất của acid prostanoic. Cho đến nay người ta đã biết được hơn hai mươi loại PG trong đó có PGE 2 và PGF 2 α là được nghiên cứu nhiều hơn cả [22]. PG tác động trên tử cung trên hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng có tác dụng tăng cường mối liên kết giữa các sợi cơ ở các vị trí nối. Thứ hai, PGF 2 α kích thích dòng calci đi vào trong tế bào và kích thích giải phóng calci từ các lưới cơ tương. Sự tăng cao nồng độ calci trong tế bào hoạt hóa các chuỗi myosin và làm xuất hiện cơ co tử cung. 6 Trong khi có thai, nồng độ PGE 2 và PGF 2 α tăng dần, khi đạt tới một ngưỡng nào đó sẽ phát sinh chuyển dạ [10]. Đẻ non xuất hiện khi nồng độ PG tăng cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho PG tăng cao như hậu quả của các phản ứng viêm, do dùng thuốc,… Người ta có thể gây sẩy thai hay gây chuyển dạ bất cứ tuổi thai nào bằng cách sử dụng các PG. Mặt khác người ta cũng ức chế chuyển dạ bằng cách sử dụng các thuốc ức chế tổng hợp các PG trong điều trị dọa đẻ non [13][34]. • Thuyết thần kinh Tử cung là một cơ quan chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật. Người ta còng cho rằng tử cung còn có một hệ thần kinh tự động, cơ tử cung giống cơ tim và nó có thể tự hoạt động để điều khiển cơn co của nó. Chuyển dạ đẻ non có thể phát sinh từ các phản xạ thần kinh sau những kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là các stress về tâm lý [10]. • Thuyết nhiễm khuẩn Các sản phẩm của nhiễm khuẩn có thể kích thích tế bào sản xuất ra các PG từ các phospholipid A 2 (các chất này có trong lysosom, màng tế bào) và gây chuyển dạ. Các phản ứng viêm tại chỗ sẽ sinh ra các enzyme nh protease, mucinase, collagenase,… Các enzyme này tác động lên các mô liên kết làm suy yếu chúng, từ đó gây rỉ ối, vỡ ối, xóa mở cổ tử cung và gây chuyển dạ [37]. • Vai trò của Oxytocin Oxytocin là một hormon của vùng dưới đồi, được các sợi thần kinh dẫn xuống tích lũy ở thùy sau tuyến yên và có tác dụng co cơ tử cung. Người ta đã xác định được sự tăng tiết oxytocin ở thùy sau tuyến yên của người mẹ trong chuyển dạ đẻ, các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong quá trình chuyển dạ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ [10]. 7 Mức oxytocin ở máu mẹ tăng Ýt ở giai đoạn một của chuyển dạ và nó chỉ tăng cao ở giai đoạn hai và sau khi sổ thai [10]. Mặt khác, nó cũng không có mặt ở những chỗ nối của các tế bào cơ tử cung. Vì lý do này một số tác giả cho rằng oxytocin không phải là chất đầu tiên để phát sinh chuyển dạ mà dường nh nó có vai trò quan trọng để cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường sau khi đã xảy ra. Oxytocin có cấu trúc phân tử nhỏ (< 1000 dalton) và đi qua được hàng rào rau thai. Xét nghiệm cho thấy nồng độ oxytocin trong máu tĩnh mạch rốn cao hơn trong máu động mạch rốn và máu mẹ. Điều này gợi ý nguồn oxytocin kích thích chuyển dạ có thể xuất phát từ phía thai. Receptor của oxytocin ở màng tế bào cơ tử cung tăng dần theo tuổi thai làm cho cơ tử cung càng về cuối thai kỳ càng nhạy cảm với oxytocin. 1.1.5. Biến chứng của đẻ non 1.1.5.1. Một số bệnh lý thường gặp của sơ sinh non tháng * Bệnh lý hô hấp: Là những bệnh lý hay gặp đối với sơ sinh non tháng, gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các bệnh lý hay gặp gồm có [12][19][40]: - Bệnh màng trong: nguyên nhân là do thiếu hụt surfactan nên nhu mô phổi không giãn nở được, các phế nang tăng tính thấm, tổ chức kẽ dễ phù, các fibrin huyết tương dễ thoát mạch tràn vào trong lòng phế nang. Sau khi huyết tương rút đi, hồng cầu và fibrin đọng lại trong lòng phế nang tạo ra màng trong. Ở tuổi thai càng nhỏ, trọng lượng thai càng thấp tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Bệnh thường xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau đẻ. 8 Theo Phạm Thị Thanh Mai [19] trẻ càng non tháng, thấp cân thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tác giả thấy 30% trẻ ĐN bị bệnh màng trong và phân bố theo tuổi thai nh sau: Tuổi thai Tỷ lệ % ≤ 30 tuần 40 31 – 32 tuần 35 33 – 34 tuần 20 35 – 36 tuần 3 Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học nh surfactan nhân tạo, máy thở, … nên đã có thể cứu sống được 70 - 80% trẻ bị bệnh. Để phòng bệnh màng trong, người ta khuyến cáo dùng corticoide trước sinh nhằm tăng khả năng tổng hợp surfactan. - Tổ chức phổi quá non với đặc điểm là thành phế nang hẹp, mao mạch Ýt, tổ chức liên kết nhiều cũng là một nguyên nhân chính gây suy hô hấp sơ sinh. Đặc điểm của cơ quan hô hấp chưa trưởng thành làm cho phổi khó giãn nở, sự trao đổi khí bị hạn chế. * Xuất huyết: Sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu nh yếu tố V, VII, prothrombin,… làm cho sơ sinh non tháng dễ bị xuất huyết đặc biệt là xuất huyết não và phổi. Nguy cơ xuất huyết càng cao đối với những trẻ bị sang chấn khi sinh. * Nhiễm khuẩn: Hệ thống miễn dịch của sơ sinh non tháng kém nên sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn (IgA của mẹ qua rau thai không đủ, IgM không qua được hàng rào rau thai, hệ thống bổ thể có hàm lượng thấp,…). Nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao đối với những trẻ non mà trong quá trình chuyển dạ có vỡ ối non, vỡ ối sớm. 9 * Vàng da: Là bệnh lý hay gặp đối với sơ sinh non tháng do trẻ bị thiếu hoặc rối loạn các enzyme kết hợp. Thường là vàng da do tăng bilirubin gián tiếp. * Rối loạn chuyển hóa: Bệnh rối loạn chuyển hoá hay gặp là hạ calci huyết, hạ đường huyết. Nguyên nhân là do sơ sinh non tháng Ýt dự trữ glycogen ở gan, hệ thống enzyme chuyển hóa chưa hoàn chỉnh làm cho sơ sinh khó thích nghi với đời sống độc lập. 1.1.5.2. Nguy cơ tử vong của sơ sinh non tháng Với đặc điểm chưa có sự trưởng thành một cách hoàn chỉnh của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, tử vong của sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ lớn của tử vong sơ sinh nói chung. Trẻ tuổi thai càng nhỏ, trọng lượng càng thấp thì tỷ lệ tử vong càng cao. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai tại BVPSTW, tỷ lệ tử vong đối với tuổi thai 26 - 27 tuần là 100%, tuổi thai 28 - 30 tuần có tỷ lệ tử vong 56% và giảm xuống còn 15,5% ở tuổi thai 31 - 34 tuần [19]. Nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là do bệnh lý đường hô hấp (chiếm 70,2%) xảy ra hầu hết trên trẻ non tháng [19]. 1.1.6. Chẩn đoán Có rất nhiều các yếu tố nguy cơ dẫn tới đẻ non, do đó phòng chống và điều trị dọa đẻ non đòi hỏi phải hết sức tỉ mỉ và toàn diện. Nhưng dù là yếu tố nào hậu quả cuối cùng dẫn tới chuyển dạ đẻ non sẽ thể hiện trên ba khía cạnh là có sự xuất hiện của cơn co tử cung đặc biệt là cơn co tử cung gây đau, có sự thay đổi ở cổ tử cung và có sự thành lập đầu ối hoặc ối vỡ. 1.1.6.1. Chẩn đoán dọa đẻ non 10 [...]... cầu nghiên cứu 26 2.6 Nội dung nghiên cứu, biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu TT 1 Nội dung Các biến số nghiên cứu thu thập số liệu Xác định tỷ lệ đẻ + Tỷ lệ đẻ non tại BV Phụ Thu thập theo hồ non từ 01/01 /2008 sản Trung Ương năm 2008 2 Phương pháp sơ bệnh án đến 31/12 /2008 + Tỷ lệ đẻ non theo tuổi thai nghiên cứu Nghiên cứu + Tỷ lệ sử dụng từng loại Thu thập theo hồ phương pháp xử... Các bệnh án không đủ dữ liệu nghiên cứu 2.2 Địa điểm nghiên cứu - Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01 /2008 đến tháng 12 /2008 2.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang 2.5 Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu • Cỡ mẫu: Z2 (1-α/2).p.q n= (p.ε)2 Trong đó: - n: cỡ mẫu nghiên cứu - Z(1 – α/2): 1,96 25 - p = 0,1 (Tỷ lệ đẻ non. .. bệnh tim, cao huyết áp bị đẻ non - Có 11/11 thai phụ bị rau tiền đạo trong nhóm nghiên cứu bị đẻ non Bảng 3.11 Liên quan giữa tình trạng đa thai và đẻ non Đẻ non Đa thai Có Không Tổng sè Đẻ non Không đẻ non Tổng 5 1 6 215 439 654 220 440 660 34 Nhận xét: - Trong 6 thai phụ đa thai của nhóm nghiên cứu có 5 thai phụ bị đẻ non Bảng 3.12 Liên quan giữa tình trạng IVF và đẻ non Đẻ non Tổng sè Không đẻ non. .. với tổng số đẻ năm 2008 (Lấy số liệu theo phòng Y vụ Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) Đặc điểm Số trường hợp (n) Tỷ lệ % Đẻ non 2094 10,9 Không đẻ non 17172 89,1 Tổng số đẻ 19266 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đẻ non so với tổng số đẻ năm 2008 là 10,9% Đẻ non, 10,9% Không đẻ non, 89,1% Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ đẻ non so với tổng số đẻ năm 2008 Bảng 3.2 Phân bè đẻ non theo tuổi thai 29 Tuổi thai (tuần) N % 22 – 27 31... (Tỷ lệ đẻ non theo nghiên cứu của Trần Quang Hiệp tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong 3 năm từ 1998- 2000 là 10,32%) - ε = 0,4 Thay vào công thức ta có cỡ mẫu nghiên cứu là 216 người bệnh Nh vậy: - Cỡ mẫu nghiên cứu là 220 người bệnh đẻ non năm 2008 - Với mục tiêu “Tìm các yếu tố liên quan đến đẻ non chúng tôi chọn thêm nhóm so sánh: Chọn những thai phô vào đẻ tại BVPSTƯ trong năm 2008 có tuổi thai... tháng 24 Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại BVPSTW dựa trên các bệnh án của các sản phụ đẻ tại bệnh viện từ tháng 01 /2008 đến tháng 12 /2008 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Tất cả các trường hợp đẻ non từ 22 tuần đến 37 tuần tại BVPSTW từ ngày 01/01 /2008 đến ngày 31/12 /2008 có bệnh án đầy đủ 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các... Không Đẻ non 6 IVF Có 440 654 220 440 660 Nhận xét: - 6 thai phụ làm IVF của nhóm nghiên cứu đều thuộc nhóm đẻ non 35 Bảng 3.13 Liên quan giữa tình trạng ối và đẻ non Đẻ non Tình trạng ối Có Không đẻ Đẻ non Tổng 9 200 439 639 11 Bình thường non 0 1 12 220 440 660 Thiểu ối Tổng sè 9 Nhận xét: - Có 9/9 thai phụ đa ối trong nhóm nghiên cứu bị đẻ non - Có 11/12 thai phụ bị thiểu ối trong nhóm nghiên cứu. .. khác biệt về tỷ lệ đẻ non giữa nhúm cú và không có tiền sử nạo hút thai Bảng 3.9 Liên quan giữa tiền sử sảy thai, đẻ non và đẻ non Đẻ non TS sảy thai, đẻ non Có Đẻ non Không đẻ non Tổng 41 33 74 OR, 95%CI 2,82 (1,68- 4,75) 33 Không Tổng sè 179 407 586 220 440 1 660 Nhận xét: - Nhóm có tiền sử sảy thai, đẻ non có nguy cơ đẻ non cao gấp 2,82 lần nhóm không có tiền sử sảy thai, đẻ non với CI95% là (1,68-... tiền sử đẻ non một lần thì nguy cơ đẻ non tăng gấp 2,34 lần so với những người không có tiền sử đẻ non [9] Theo Meis và cộng sự những phụ nữ có tiền sử đẻ non thì nguy cơ đẻ non ở lần tiếp theo là 1,84 lần so với những người không có tiền sử đẻ non [51] - Tình trạng bệnh lý mẹ khi mang thai: nguy cơ đẻ non tăng lên ở một số bệnh lý mẹ trong quá trình mang thai trên cả hai phương diện do chính bệnh lý... giữa bệnh lý của mẹ và đẻ non Đẻ non Bệnh lý TSG, SG, bệnh tim mạch, THA Rau tiền đạo Rỉ ối Bệnh khác(∗) Không bệnh Tổng sè Đẻ non Không 7 đẻ non 1 11 88 17 102 220 0 33 17 390 440 Tổng OR, 95%CI 8 11 121 34 492 660 10,20 (6,32- 16,52) 3,82 (1,79- 8,19) 1 Nhận xét: - Nhóm thai phụ bị rỉ ối có nguy cơ đẻ non cao gấp 10,20 lần so với các thai phụ không bị bệnh với CI95% là (6,32- 16,52) - Có 7/8 thai phụ . ương năm 2008. 2. Nghiên cứu các phương pháp xử trí doạ đẻ non và đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. Đẻ non 1.1.1. Định nghĩa đẻ non Định nghĩa đẻ non. tài: Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008 nhằm mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố có liên quan tới đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. đổi mô hình dân số, mô hình bệnh tật và tử vong trong đó dọa đẻ non và đẻ non cũng không là một ngoại lệ. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về Sản khoa nói chung và về việc

Ngày đăng: 13/01/2015, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w