Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
652,22 KB
Nội dung
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Du lịch học Nghd: PGS.TS Trần Đức Thanh Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Du lịch; Năng lượng xanh; Khu du lịch Cát Bà; Phát triển bền vững Contents: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lượng xanh là năng lượng mà khi được sử dụng, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với các loại năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than, dầu, khí [11, 20]. Những dạng năng lượng xanh ngày nay thường đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều và năng lượng địa nhiệt. Ngoài ra còn rất nhiều loại năng lượng được cho là “xanh”, thậm chí cả năng lượng hạt nhân vì trong trạng thái hoạt động an toàn, nó sản sinh ra lượng chất thải thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng than đá hoặc dầu [11]. Theo quan điểm mở rộng, khái niệm “xanh” còn có thể hiểu là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành kinh tế và trong du lịch [6, 23], ví dụ như gần đây chúng ta có khái niệm khách sạn xanh, nhà hàng xanh, khu du lịch xanh, khu nghỉ dưỡng xanh… Việc sản xuất và sử dụng năng lượng xanh được coi là vấn đề bức thiết với hầu hết trong các ngành của các quốc gia trên thế giới trong đó có ngành du lịch, đặc biệt trong các nước đang phát triển như Việt Nam với trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiết bị sử dụng trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và du lịch còn nhiều bất cập, hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, mỗi hình thức chế tạo và sử dụng năng lượng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng trong số đó năng lượng xanh là loại năng lượng gây ít tác động hơn cả. Hầu hết những người theo trường phái ủng hộ năng lượng xanh đều cho rằng: “nhân loại càng sử dụng năng lượng xanh nhiều bao nhiêu thì hành tinh của chúng ta sống lâu hơn bấy nhiêu.” Cát Bà là một hòn đảo xinh đẹp có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn. Hoạt động du lịch tại đây chỉ thực sự bắt đầu từ giữa những năm 90, nhưng đã nhanh chóng phát triển. Lượng khách du lịch, đặc biệt là khách nội gia tăng không ngừng đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ du lịch rất nhiều dẫn đến tình trạng nguồn điện, nước và môi trường tại Cát Bà chịu nhiều sức ép. Để phát triển bền vững tại đây nhất thiết phải đánh giá được hiện trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng các nguồn năng lượng tại khu du lịch tại Cát Bà để tìm ra các giải pháp sử dụng công nghệ năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch này. Xuất phát từ những lý do trên, nên việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà” là việc làm cấp thiết. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Việc nghiên cứu và đề xuất thực hiện các giải pháp ứng dụng năng lượng xanh sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu du lịch Cát Bà trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lượng xanh * Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lượng xanh trên thế giới: Năng lượng xanh là loại năng lượng đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu sử dụng từ rất lâu và rộng khắp trên thế giới trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất [22]. Ngoài ra, nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triền bền vững tại các khu du lịch cũng đã được quan tâm và ứng dụng rất nhiều tại các nước: Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nauy + Khách sạn Calton Khách sạn Calton là khách sạn sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại San Fransico - Mỹ và hiện nay khách sạn Calton là khách sạn 5 sao trên thế giới hướng tới danh hiệu khách sạn xanh [23] Hình 1: Khách sạn Calton + Khách sạn Montage Khách sạn Montage tọa lạc tại Beverly Hills của Mỹ cũng là khách sạn đi đầu trong việc sử dụng năng lượng xanh đặc biệt là năng lượng mặt trời nhằm mục đích tiết kiệm nguồn năng lượng không thể tái tạo. Hình 2: Khách sạn Montage + Cao ốc văn phòng sử dụng năng lượng mặt trời Cao ốc được xây dựng ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Tây Bắc Trung Quốc. Tòa nhà rộng 75.000m2 được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời và đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng tái sử dụng để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Tòa nhà cung cấp không gian cho các trung tâm triển lãm, khu vực nghiên cứu, trung tâm hội họp và huấn luyện, một khách sạn. Hình 3: Cao ốc văn phòng Cấu trúc được đặt tên là "Án Nhật Nguyệt" và mặt tiền có màu trắng tượng trưng cho năng lượng sạch. Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép cho thiết kế tổ chim và các hệ thống cách nhiệt cho tường và mái giảm được 30% năng lượng hơn cả tiêu chuẩn quốc gia về tiết kiệm năng lượng.[23] + Cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời Cầu đi bộ Kurilpa bắc ngang con sông Brisbane trị giá trên 63 triệu USD và dự kiến cho khoảng 36.500 khách bộ hành sử dụng trong một tuần đã được khánh thành ở Trung tâm Thương mại và Tài chính của thành phố Brisbane (Australia). Hơn 1.050 người được huy động để xây dựng chiếc cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời, dài 470m được coi là lớn nhất thế giới này. Cầu sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được lập trình để tạo ra một loạt các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng sử dụng 84 panel mặt trời phát điện với công suất khoảng 100 KW/giờ mỗi ngày và trung bình 38 MW/giờ mỗi năm. Lượng điện thừa có được từ các panel mặt trời sẽ được chuyển sang cho mạng lưới điện quốc gia (hệ thống đèn LED chỉ sử dụng 75% điện năng mặt trời). Hình 4: Cầu đi bộ + Hệ thống nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời Trong nỗ lực ngăn chặn khí thải gây ô nhiễm môi trường của thế giới, Ấn Độ đang phát triển dự án hệ thống phục vụ nấu ăn được sử dụng bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Dự án được xây dựng ở Shirdi, bang Maharashtra. Hệ thống này trị giá khoảng 280.000 USD có nhiệm vụ biến nước thành 3.500 kg hơi nước mỗi ngày và sau đó được dùng để nấu nướng phục vụ cho khoảng 20.000 khách hành hương đến lăng thánh Sai Baba mỗi ngày, và giúp tiết kiệm được khoảng 100.000 kg gas mỗi năm. Nhà nước sẽ chi trả 43% trong tổng kinh phí xây dựng hệ thống. [23] Hình 5: Bát năng lượng mặt trời tại Auroville, Ấn Độ Còn rất nhiều các khách sạn, tòa nhà, khu du lịch trên thế giới cũng đã, đang sử dụng năng lượng xanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững như: khách sạn Santa Monica ở Los Angeles của Mỹ); khách sạn Stadthalle của Áo; tòa nhà Sun Dial được xây dựng tại Trung Quốc… Mặt khác, bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng được sử dụng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới. Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời giảm bớt đun nước nóng bằng điện nhằm tiết kiệm điện. Công nghệ nhiệt mặt trời có thể được sử dụng cho đun nước nóng, sưởi ấm không gian, làm mát không gian và quá trình sinh nhiệt. Hình 6: Thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng ánh sáng mặt trời để làm nóng nước. Hệ thống có thể làm nước nóng với nhiệt độ lên đến 60°C có thể được cung cấp bởi hệ thống sưởi ấm mặt trời. Mặt khác, không gian phơi tại các hộ kinh doanh quy mô lớn sử dụng năng lượng mặt trời còn tiết kiệm điện và năng lượng trong việc sấy, sưởi quần áo. Hơn thế nữa tại các hộ kinh doanh quy mô lớn tại các quốc gia cũng có thể sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất làm cho nước mặn hoặc nước lợ uống được. Công nghệ này đã được sử dụng tại Indonesia, muốn làm được điều này thì trước khi khử trùng nước năng lượng mặt trời cần phải phơi sáng các chai nhựa polyethylene terephthalate rồi đổ đầy nước dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ. Thời gian phơi sáng khác nhau tùy thuộc vào thời tiết và khí hậu từ tối thiểu là sáu giờ đến hai ngày trong điều kiện hoàn toàn u ám. Đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giời như là một phương pháp khả thi cho xử lí nước hộ gia đình, hộ kinh doanh quy mô lớn như tại khu du lịch Cát Bà nhằm mục đích lưu trữ nước một cách an toàn và tiết kiệm nước. Hơn hai triệu người ở các nước đang phát triển sử dụng phương pháp này đối với nước uống hàng ngày của họ. Hình 7: Nước khử trùng bằng năng lượng mặt trời tại Indonesia Ngoài ra, nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triền bền vững tại các khu du lịch cũng đã được quan tâm và ứng dụng rất nhiều tại các nước: Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nauy * Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lượng xanh trong nước: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011 đã chia Việt Nam thành 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược năm 2010. Các vùng du lịch bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ. [2, 3] - Vùng trung du, miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Các địa bàn trọng điểm là: Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Phan Xi Păng, Thành phố Điện Biên và phụ cận, thành phố Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK. Tại một số tỉnh của vùng trung du miền núi phía Bắc, viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp tục triển khai ứng dụng dàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đồng thời thực hiện dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11 năm 2002. Mặt khác ở Lạng Sơn còn cho lắp đặt các hệ thống thủy điện nhỏ nhằm mục đích tạo điện cho các khách sạn sử dụng. Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu… Từ năm 2000 – 2005, trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới do Đại học Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng [16]. Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số khu du lịch của các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La… - Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc bao gồm thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các địa bàn trọng điểm là thủ đô Hà Nội, Nam Định với đền Trần, Phủ Dầy, Hải Phòng với Đồ Sơn, Cát Bà, Quảng Ninh với Hạ Long, Bái Tử Long, Ninh Bình. Điển hình về ứng dụng năng lượng xanh tại vùng du lịch này là ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Ở Hà Nội có khách sạn Fortuna, khách sạn được coi là một trong những “tòa nhà xanh” tiêu biểu của Hà Nội về ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Hình 8: Khách sạn Fortuna Trước đây, nhu cầu sử dụng điện năng của tòa nhà là tương đối lớn, cao điểm lên đến 493.900 kWh/tháng, do đó, tiết kiệm năng lượng là giải pháp rất quan trọng giúp tòa nhà tiết kiệm chi phí. Anh Phạm Văn Vinh - kỹ sư trưởng khách sạn chia sẻ: Trước đây khách sạn không sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng thì tổng số tiền cho tiêu thụ năng lượng là rất lớn. Sau nhiều nỗ lực ứng dụng năng lượng xanh như bình nước nóng năng lượng mặt trời, pin mặt trời đồng thời kết hợp với việc sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hiện mỗi năm, tòa nhà tiết kiệm được trên 200.000 kWh, tương đương trên 250 triệu đồng/năm. Anh Vinh cho biết: Thời gian tới, nhiều thiết bị tiết kiệm năng lượng như bình đun nước nóng năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường cũng sẽ được đưa vào sử dụng tăng cường. - Vùng bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Huế và vùng phụ cận Kim Liên, Vinh, Cửa Lò, Cầu Treo. Tại vùng Bắc Trung Bộ có một ví dụ điển hình về khách sạn sử dụng năng lượng xanh và đã tiết kiệm được 10 triệu đồng một tháng đó chính là khách sạn Đại Tây Dương nằm cạnh Khu du lịch biển Cửa Lò – Nghệ An. [9] Hình 9: Khách sạn Đại Tây Dương Khách sạn Đại Tây Dương sở hữu một vị trí đẹp ngay cạnh quảng trường Bình Minh cùng số lượng phòng lớn. Điều đặc biệt hơn, những du khách có dịp lưu trú tại đây dẫu có muốn cũng [...]... nghệ năng lượng xanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển bền vững trong ngành du lịch nói chung và tại khu du lịch Cát Bà nói riêng 5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nguồn năng lượng xanh tại Cát Bà và các giải pháp có tiềm năng ứng dụng trong phát triển du lịch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng. .. 23] * Tại Cát Bà đã có một số các dự án sử dụng năng lượng xanh tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, chi tiết về năng lượng xanh nhằm phát triển khu du lịch Cát Bà 4 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng những ưu, khuyết điểm và tồn tại trong việc sử dụng năng lượng xanh đã, đang và sẽ được sử dụng trong lĩnh vực du lịch ở Cát Bà Đề xuất các giải pháp phù hợp sử dụng công... khu vực: Khu vực dân sinh, khu vực công cộng, khu vực lưu trú 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 Tổng quan về năng lượng xanh Chương 2 Hiện trạng và tiềm năng ứng dụng năng lượng xanh tại khu du lịch Cát Bà Chương 3 Một số giải pháp sử dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu... triều, năng lượng sinh khối và thủy điện nhỏ… 5.2 Phạm vi nghiên cứu Với phạm vi của một luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng ứng dụng năng lượng xanh tại khu du lịch Cát Bà thuộc thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng 6 Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Tác giả đã chọn lọc và cập nhật tài liệu trên tiêu chí đánh giá khách sạn xanh, nhà hàng xanh, khu du. .. huyện Cát Hải, Báo cáo xây dựng mô hình trình diễn hệ thống cung cấp nước nóng tập trung sử dụng than kết hợp năng lượng mặt trời nhằm làm giảm tiêu thụ điện cho các khách sạn, hộ gia đình tại khu du lịch biển Cát Bà, UNDP – GEF SGP, 2012 6 Tổng cục du lịch, Tiêu chuẩn khách sạn xanh, nhà hàng xanh, 7 Tổng cục du lịch, Sổ tay hướng dẫn cơ sở lưu trú du lịch thực hiện Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh, ... Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường du lịch, NXB Thế giới, 2009 2 Phạm Hoàng Hải, Tập bài giảng nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 3 Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 4 Nguyễn Bình Khánh, Điều tra, thu thập số liệu gió và đánh giá tiềm năng năng lượng gió khu vực Cù Lao Chàm,... nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã có thời gian là 1 tuần đi tìm hiểu, đánh giá thực tế việc sử dụng năng lượng xanh tại Cát Bà, Hải Phòng - Cập nhật thông tin: Tác giả thường xuyên cập nhật thông tin trên internet về năng lượng xanh và việc sử dụng năng lượng xanh trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là tại Cát Bà - Điều tra phỏng vấn: Tác giả đã phát ra 250 phiếu điều tra phỏng vấn cho 3 khu vực: Khu. .. khu du lịch xanh và tiêu chí Bông sen xanh của Tổng cục du lịch, các tạp chí, các bài báo cáo, nghiên cứu đánh giá về năng lượng xanh của các tác giả, các tổ chức trong và ngoài nước như Sustainable Tourism online, greenhotelier.org, Viện Năng Lượng Ngoài ra tác giả còn cập nhật các bài báo, sách nghiên cứu về năng lượng xanh như: Evaluating the use of renewable energy for developing tourism industry,... 2002 14 Phạm Khánh Toàn, Nghiên cứu định lượng tính khả thi của việc sử dụng năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ và năng lượng sinh khối quy mô công nghiệp ở Việt Nam, Viện năng lượng, Bộ Công nghiệp, 04/2005 15 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Tổng cục Du lịch và Dự án MEET-BIS, Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước dành cho khách sạn tàu du lịch nhà hàng, 11 năm 2011... efficiency - UNEP, Bài giảng về năng lượng mới và năng lượng tái tạo, của PGS Phạm Hoàng Lương, TS Nguyễn Xuân Quang; Tài nguyên năng lượng của thầy Phan Nguyễn Lợi, cô Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phan Thị Lý, Nghiêm Thị Hạnh và Thái Duy Bình, các loại sách nghiên cứu về du lịch bền vững của thầy Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu; Phạm Hoàng Hải và sách nghiên cứu bảo vệ môi trường của Tổng cục Du lịch để hoàn thành . 2. Hiện trạng và tiềm năng ứng dụng năng lượng xanh tại khu du lịch Cát Bà Chương 3. Một số giải pháp sử dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà TÀI LIỆU THAM KHẢO. đề tài Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà là việc làm cấp thiết. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Việc nghiên cứu và đề. pháp ứng dụng năng lượng xanh sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu du lịch Cát Bà trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng