1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

144 512 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 4,5 MB

Nội dung

Trang 1

UY BAN DAN TOC

BAO CAO KET QUA

DU AN NGHIEN CUU KHOA HOC

" NGHIEN CUU, XÂY DỰNG ĐỊNH HUONG CHIEN LƯỢC | PHAT TRIEN BEN VONG VUNG DAN TỘC VÀ MIỄN NUI"

Don vi thuc hién: Vién Dan toc

Chu nhiém dự án: TS Phan Văn Hùng

Hà Nội, tháng 4 năm 2004

2z

Trang 2

UY BAN DAN TOC CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM

wk Đóc lâp- Tư do-Hanh phúc

Số: 424 /QD-UBDT Hà Nội, ngày ÿ?0 tháng 5 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

CUA BO TRUGNG, CHU NHIEM UY BAN DAN TOC

Về việc phê duyệt đề cương dự án nghiên cứu khoa học thực hién nhiém vu Quản lý Nhà nước về bảo về môi trường năm 2003

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN TỘC

- Căn cứ Nghị định số 59/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ vẻ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cla Uy ban Dân tộc và Miền

núi;

- — Căn cứ Quyết định số 181/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phù, về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước

năm 2003; ` ‘

- CA&n ctr cong van sé 154/2003/BVMT-KHTC ngay 27 thang I nam 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn chi sự nghiệp môi trường năm 2003 của các

Bộ, cơ quan Trung ương;

- _ Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định, xét duyệt dự án họp ngày 15 tháng 5 năm

2003,

Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Phé duyệt đề cương dự án nghiên cứu khoa học thực hiện nhiệm

vụ Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường năm 2003:

“Nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững

vùng dân tộc và miền núi”

(có bản đề cương kèm theo)

Những nội dung chủ yếu của dự án như sau: 1.Mục tiêu của dự án

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi: từ đó để xuất một số định hướng chiến lược chủ yếu nhằm phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi Việt Nam

2 Ni dung diz an

- Nghiên cứu cơ sở !ý luận liên quan đến nội dung phát triển bên vững - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn phat triển bên vững liên quan đến vùng dân tộc và miền núi Việt Nam:

Trang 3

+ Tính bền vững của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc và

miền núi trong hơn 10 năm qua, những thành tựu, hạn chế, yếu kém

~- Đề xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi đến năm 2020 + Những bối cảnh, thách thức chủ yếu + Mục tiêu, nguyên tác + Một số định hướng chiến lược chủ yếu + Các giải pháp, kiến nghị

4 Kinh phí thực hiện: 120.000.000,0 đồng (Một trăm hai mươi triệu đồng)

Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế thuộc kế hoạch quản lý Nhà nước về

bảo vệ môi trường năm 2003 của Uý ban Dân tộc

3 Chủ nhiệm dự án

Chủ nhiệm dự án: TS Phan Văn Hùng

Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tổng hợp, Uỷ ban Dân tộc 5, San phẩm của dự án

-_ Báo cáo Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và

miền núi đến 2020 Báo cáo tóm tat

- Phụ lục gồm các báo cáo kết quả chuyên đề, số liệu, tài liệu, khảo sát, nghiên cứu

Điều 2 Tổ chức quản lý thực hiện

Giao cho Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi thẩm định dự

toán, ký hợp đồng với Chủ nhiệm dự án, quản lý thực hiện dự án theo tiến độ và các chế độ quản lý tài chính hiện hành, chủ trì tổ chức quyết toán việc sử dụng kinh phí

Điều 3 Các ông Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu

Chính sách Dân tộc và Miền núi, Thủ trưởng các đơn vị trong Uỷ ban có liên quan và Chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

- Như điều 3 Ý BAN DAN TOC

Trang 4

MUC LUC Muc Nội dung Mục lục Trang Phần Mở đâu 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu của dự án 2

3 Nội dung của dự án 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Các cơ quan tổ chức phối hợp thực hiện dự án 4 6 Những người thực hiện chính 4 7 Tổ chức thực hiện 5 8 Bố cục của báo cáo dự án 6 Phần I Một số vấn đề chung 7

1 Một số khái niệm liên quan 7

1.1 | Khái niệm về tăng trưởng và phái triển 7

L2_ | Phái triển bên vững 10

2 Vẻ chỉ số đánh giá, trắc lượng phát triển bền vững 14 3 Phát triển bền vững vùng miền núi và dân tộc thiểu số trên thế| 20

giới

3.1 | Khái quát về vùng miền núi và dân tộc thiểu số 20

3.2 | Những tác động đến môi trường miền núi 22

3.3} Phái triển bên vững miền núi và vàng dân tộc thiểu số 25

Phần thứ hai

Thực trạng phát triển bền vững 32 vùng dân tộc và miền núi

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc và 32

miền núi

2 Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bên vững 38

2.1 Chính sách phát triển bền vững trên phạm vì cả nước 38

2.21 Chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển bên vững vùng 40 dân tộc và miền núi

2.2.1 | Các quyết định phê duyệt quy hoạch 40 2.2.2 | Mội số chính sách và các chương trình, dự án 4I

3 Thực trạng phát triển bền vững 10 năm, sau hội nghị| 48

Trang 5

RIO-92 3.1 Thực trạng phát triển bên vững của cả nước nói chung 48 3.1.1 | Về kinh tế 48 3.1.2 | Về xã hội 51

3.1.3 | Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường 53 3.2 | Phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi 55

3.2.1 | Phát triển kính tế 55

3.2.2 | Gidi quyét các vấn đề xã hội 60

3.2.3 | Bao vệ môi trường 63

3.3 | Những hạn chế, yếu kém trong phát triển bên vững ở vùng| 65

dân tộc và miền núi

3.3.1 | Về thể chế 65

3.3.2 | Phát triển kinh tế - xã hội chưa bên vững 67

3.3.3 | Môi trường miễn núi tiếp tục bị suy thoái, 73

3.3.4 | Dân số ngày càng gia tăng, biến động phức tạp 75

3.3.5 | Tỷ lệ đói, nghèo còn cao, phân hoá giàu nghèo ngày càng 78 gia tăng 3.3.6 | Chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới 79 (GDI) con rất thấp 3.4 | Đánh giá khái quát chung 81 3.4.L | Những kết quả đạt được 81 3.4.2 | Những hạn chế, yếu kém 82 Phần thứ ba

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng 85

đân tộc và miền núi

Trang 6

3.1.1 Ì Đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trên cơ sở sử dụng | — 95

tiết kiệm tài nguyên và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường

3.1.2 | Thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân 97 thiện hơn với môi trường

3.1.3 | Chuyển dịch cơ cấu phát triển bên vững vùng dân tộc và| 99

miễn núi

3.1.4 | Phát triển bển vững các vùng 104 3.2 | Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên 105 3.2.1 | Xoá đói, giảm nghèo, giảm dân chênh lệch về mức sống giữa | 105

các dân tộc, giữa các vùng

3.2.2 | Hạ mức tăng dân số, nâng cao chất lượng dân số 106 3.2.3 | Định hướng các luông di dân theo vàng lãnh thổ 107

3.2.4 | Nâng cao chất lượng giáo dục vàng dân tộc và miền núi 108 3.2.5 | Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho déng\ 109

bào ‘

3.2.6 | Giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của cdc dan téc| 110

thiểu số

3.2.7 | Nâng cao chỉ số phát triển giới vùng dân tộc và miễn núi 112

3.3 | Sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền | 114

vững

3.3.1 } Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả và bên vững tài nguyên đất 114 3.3.2 | Báo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước 115 3.3.3 | Bảo vệ và phát triển rừng 116 3.3.4 1 Bảo tốn đa dạng sinh học 117 3.3.5 | Phòng ngừa, giảm nhẹ sự cố môi trường 119

4 Mội số giải pháp 119

4.1 | Nhóm giải pháp về thể chế hoá, xây dựng chính sách 120

4.2 | Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực

4.3 ] Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 122

Trang 7

Báo cáo kết qua dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX, vấn đề môi trường và phát triển ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm

Trong những thập kỷ qua, nhiều chương trình hành động bảo

vệ môi trường đã được triển khai Tuy nhiên, với sự phát triển của sản

xuất, thương mại, gia tăng dân số và toàn cầu hóa, hàng loạt các vấn để môi trường chưa được giải quyết, thạm chí nhiều vấn đề còn nặng nề hơn Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái các nguồn gen và hệ sinh thái, sa mạc hóa và suy giảm tầng ôzôn

Trước tình hình đó vào năm 1992, Hội nghị cấp cao Thế giới

về môi trường và phái triển đã họp tai Rio De Janeiro (Brasil), gọi tat là Rio-92 Hội nghị đã bàn và ra “Tuyên ngôn Rio” gềm 27 nguyên

tắc về vấn đề môi trường và phát triển, đồng thời đã thống nhất thực

hiện chương trình chung: Chương trình hành động 21 (Agenda 21)

Mục tiêu hướng tới là giải quyết những vấn để về môi trường và phát triển, để thế giới bước vào thế kỷ 21 đảm bảo phát triển bền vững trên

phạm vi toàn cầu

Việt Nam là quốc gia còn nghèo, nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước sớm quan tâm đến vấn đề môi trường và phát triển Chúng ta đã tham gia nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Trong đó có Tuyên ngôn Rio-92 và Chương trình

hành động 21

Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng “Chương trình Nghị

sự 21 của Việt Nam- Định hướng chiến lược để tiến tới phát triển bền

Trang 8

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng đân tộc và miền núi

Để thực hiện được Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam,

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương phải chủ động xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của địa phương, Bộ, ngành

Vùng dân tộc và miền núi nước ta đã được xác định gồm 21 tinh miền núi, vùng cao; 23-tỉnh có huyện, xã miền núi và 10 tinh

đồng bằng Sông Cửu Long, có đông đồng bào Khmer sinh sống Tổng

số gồm 235 huyện và 4.360 xã

Đây là địa bàn có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế-

xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình

và dự án về phát triển kinh tế- xã hội Nhờ đó tình hình kinh tế- xã hội

đã có bước phát triển nhanh Song bên cạnh những thành tựu phát triển

kinh tế- xã hội đã xuất hiện những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng lớn đến

môi trường, sinh thái Đó là sự phát triển chưa bên vững, thể hiện ở tất cả các khâu: Thể chế chính sách, phát triển kinh tế theo chiều rộng

lãng phí tài nguyên, phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, dân số tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo còn lớn, năng lực và hiệu quả bảo vệ môi trường còn thấp, khai thác tài nguyên quá mức

Phát triển bển vững vùng dân tộc và miền núi đang là một đòi

hỏi bức xúc trong giai đoạn hiện nay Việc nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng đân tộc và miền núi là cần

thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Đây là một hoạt động cụ

thể của Uỷ ban Dân tộc góp phần tham gia thực hiện “Chương trình

Nghị sự 21 của Việt Nam” 2.Mục tiêu của dự án

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng vấn để phát triển bền vững

Trang 9

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

chủ yếu nhằm phát triển bền vững vùng dan tộc và miền núi Việt

Nam

3 Nội dung của dự án

- Nghiên cứu cơ sở lý luận hên quan đến nội dung phát triển bền vững

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn phát triển bển vững liên quan đến vùng dân tộc và miền núi Việt Nam

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan

Tính bên vững của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng

đân tộc và miền núi trong hơn 10 năm qua, những thành tựu, hạn chế, yếu kém

- Đề xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân

tộc và miền núi đến năm 2010

Những bối cảnh, thách thức chủ yếu

Mục tiêu, nguyên tắc

Một số định hướng chiến lược chủ yếu Các giải pháp, kiến nghị

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa các công trình, tài liệu đã nghiên cứu

- _ Các phương pháp phân tích, so sánh -_ Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp nghiên cứu điển hình

Trang 10

Báo cáo kết qua dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

-_ Phương pháp Hội thảo, thảo luận nhóm, toa đàm

5 Các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện dự án

- Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Dân số, xã hội và môi

trường (Liệp hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)

- Vién Kinh tế học Việt Nam (Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc 81a)

- Cục Môi trường, Vụ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - - Vụ Khoa giáo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Trung tâm Nghiên cứu tư vấn và phát triển (Hội Nông dân Việt Nam) -_ Sở Khoa học và Công nghệ một số tỉnh vùng đân tộc và miễn núi -_ Sở Tài nguyên và Môi trường một số tỉnh vùng dân tộc và miền núi 6 Những người thực hiện chính TS Phan Văn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Dân tộc; Chủ nhiệm dự án

PGS.TS Lê Ngọc Thắng, Viện trưởng Viện Dân tộc;

TS Lê Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện Dân

tộc;

Ths Hồng Cơng Dũng, Thư ký Hội đồng Khoa học, Viện Dân

tộc;

Trang 11

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

e TS Lê Minh Đức, Phó vụ trưởng Vụ Khoa giáo, Bộ Kế hoạch va

Đầu tư;

e Ths Nguyễn Viễn Đàn, Cán bộ vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và

Mơi trường;

« C.N Nguyễn Thị Tư, Cán bộ Vụ Tổ chức Cán bộ

e CN Nông Hồng Sơn, Cán bộ Viện Dân tộc;

CN Hoàng Lệ Nhật, Cán bộ Viện Dân tộc;

CN Vũ Hoàng Anh, Cán bộ Vụ Kế hoạch và Tài chính; CN Phan Văn Cương, Cán bộ Viện Dân tộc;

CN Nghiêm Trung Kiên, Cán bộ Viện Dân tộc

7 Tổ chức thực hiện dự án

Trong điều kiện thời gian ngắn, kinh phí thực hiện có hạn Ban

chủ nhiệm dự án đã cố gắng tổ chức các hoạt động nghiên cứu lý

thuyết và nghiên cứu thực địa, phân tích những thông tin thu được từ

đó xây dựng báo cáo tổng hợp của dự án

Nghiên cứu lý thuyết: Ban quản lý dự án đã phối hợp với các

chuyên gia, nhà khoa học thuộc các cơ quan: Viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc: Viện Kinh tế học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn

Quốc gia; Viện Chiến lược, Bộ Khoa học và Công nghệ; Vụ Khoa

giáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm dự án đã thu được hàng ngần trang tài liệu quí từ các công trình nghiên cứu đã công bố của các chuyên gia trong nước và quốc tế

Bên cạnh việc nghiên cứu lý thuyết, Ban chủ nhiệm dự án đã tổ chức các chuyến đi nghiên cứu thực địa và hội thảo với các cơ quan

Trang 12

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

tinh Quang Ninh, tinh Khánh Hoà, tính Bình Thuận, huyện Cát Hải (Thành phố Hải Phòng) Ban chủ nhiệm dự án đã tổ chức được hơn 30

cuộc toạ đàm, hội thảo với các sở, ban, ngành thuộc các địa phương nói trên Từ các cuộc hội thảo Ban chủ nhiệm dự án đã thu được nhiều thông tin, kinh nghiệm và các bài viết tham luận có giá trị khoa học và thực tiễn 8 Bố cục của báo cáo dự án gồm các phần chính như sau - Phan Mo dau - Phần 1: Một số van dé chung - Phần 2: Thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

- Phần 3: Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng

Trang 13

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

Phần 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1 Một số khái niệm

1.4 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển

Để hiểu khái niệm phát triển bền vững, trước tiên cần phải tìm hiểu các khái niệm về tăng trưởng và phát triển

Trước kia trong giai đoạn tích luỹ để cơng nghiệp hố, nhiều nước chỉ chú ý tới tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng bằng mọi giá nhằm

nhanh chóng làm giàu, gia tăng số lượng của cải vật chất, thậm chí bất chấp các vấn đề xã hội, môi trường Hậu quả của việc tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá là rất lớn và không dễ khắc phục Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến giai đoạn văn minh hiện nay loài người đã đi

đến nhận thức mới và thống nhất Đó là: Phát triển kinh tế - xã hội

phải bao gồm tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, phát triển con người Trong đó tăng trưởng kinh tế có vai trò tạo ra những cơ sở, tiền

để cho sự phát triển xã hội, phát triển con người Trong bối cảnh tồn

cầu hố ngày càng mạnh mẽ, các quốc gia cạnh tranh nhau quyết hệt trong mọi lĩnh vực, thì tăng trưởng kinh tế vẫn được các quốc gia hết sức coi trọng Vậy tăng trưởng là gì ? Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về qui mô, sẵn lượng sản phẩm hàng hoá và địch vụ trong một

thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Nếu tổng sản phẩằm hàng hoá và

dịch vụ của một quốc gia tăng lên, thì được coi là tăng trưởng kinh tế

Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng chỉ số tăng

lên của GDP, viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Gross Domestic

Trang 14

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phái triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Gross National Product, dịch ra tiếng

Việt là tổng sản phẩm quốc dân

Mặc dù tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chính sách của mỗi quốc gia, song nó không bao hàm hết nội dung của sự phát triển toàn điện của một đất nước Những yếu tố khác như: Yếu tế xã hội, văn hố, mơi trường, chế độ chính tri.v.v ngày càng khẳng định vai trò của chúng trong sự phát triển Sự tiến bộ của quốc gia trong một giai đoạn nhất định được xem xét trên hai mặt: Sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ xã hội Vì thế cần có khái niệm rộng hơn, phản ánh toàn điện sự tiến bộ của một quốc gia Đó là khái

niệm phát triển: Phớt triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng

tiến về mọi mặt của nên kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gôm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp

hơn

Phát triển là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, trong khuôn

khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm

hết nội dung rộng lớn của nó Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của nó bao gồm:

- Sự tăng lên về qui mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản

lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh

tế, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước

- Sự tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện

Trang 15

; Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

- Phát triển là qui luật tiến hoá, song nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nội lực có ý nghĩa quyết định, yếu tố

bên ngoài có ý nghĩa quan trọng

Phát triển là phân ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ

thấp lên trình độ cao hơn

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển: Đề đánh giá sự phát triển,

đồng thời với chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, người ta còn đưa ra một

số chỉ tiêu khác như: Các chỉ tiêu xã hội của phát triển, chỉ số phát

triển con người (HDI), các chỉ số về cơ cấu kinh tế

*+ Các chỉ tiêu xã hội của phát triển được phản ánh qua các

chỉ số cụ thể như sau:

- Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, với các chỉ số cụ thể như: Tỷ

lệ chết của trẻ sơ sinh; số giường bệnh, số bác sỹ so với dân cư; tuổi

thọ trung bình

- Trình độ học vấn của dân cư, gồm các chỉ tiêu cụ thể như: Tỷ

lệ người biết chữ so với tổng số dân; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học

được đến trường; tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học so với tổng dân cư

- Mức sống về vật chất và tinh thần, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập (phản ánh qua hệ số Gini, theo WB hệ số Gmi tôt nhất là xoay quanh 0,3)

* Chỉ số phát triển con người (HDD, viết tắt của cụm từ tiếng

Anh la Human Development Index, chi tiêu này gồm ba chỉ số cơ bản

là:

- GDP bình quân đầu người, (tính theo USD/ người/ năm)

- Chỉ số về giáo dục (tính theo tỷ lệ % người lớn biết chữ)

- Chỉ số về y tế (tính theo tuổi thọ bình quân cả nước)

Trang 16

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

- Tỷ lệ giữa ba lĩnh vực cơ bản là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước (GDP)

- Chỉ số tiết kiệm và mức đầu tư ~ Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn

Như vậy, để đánh giá sự phát triển không chỉ bao hàm chỉ tiêu kinh tế đơn thuần, mà còn gồm các chỉ tiêu xã hội, y tế, giáo dục, tri thức Nó là thước đo phản ánh mức độ phát triển toàn điện của quốc

gia, trong đó gắn sự tăng trưởng hướng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người, của cộng đồng dân cư Tuy nhiên, đến nay khái niệm phát triển vẫn chưa phải đã nói hết được ý nghĩa của quá trình phát triển toàn diện một quốc gia Đến những thập kỷ cuối thế kỷ XX

loài người nhận thấy rằng cần phải có nhận thức mới về phát triển, đó là phát triển bền vững

-1.2 Phát triển bền vững

Ngày nay thuật ngữ phát triển bền vững đã trở nên khá quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày, được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp qui và trong tài liệu nghiên cứu khoa học Tuy nhiên đến

nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu tường tận khái niệm về phát triển

bền vững, dẫn đến sử dụng không chính xác, thạm chí làm sai lệch bản chất của vấn đề Trong thực tế còn có trường hợp lạm dụng thuật

ngữ phát triển bên vững như một thứ mốt trong các văn bản, hoặc

trong cách nói hàng ngày Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được đưa ra năm 1980 trong cuốn sách “Chiến lược bảo tồn thế giới”,

đo Liên minh Bảo tồn Thế giới (TUCN) phát hành Năm 1987, Sau khi

tài liệu “Brundtdand Report” của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và

Phát triển được công bố, đã đưa ra được một phương pháp đánh giá

Trang 17

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miễn núi

1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát trién hop tai Rio

de Janiero đã đưa ra bản tuyên ngôn “Về môi trường và phát triển” và “Chương trình nghị sự 2l” (Agenda 21), thống nhất định nghĩa về sự

phát triển bên vững là: “Phát triển bên vững là sự phát triển nhằm

thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không làm tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Đến nay, ít nhất có tới 70 định nghĩa khác nhau đang được lưu

hành về phát triển bên vững, song định nghĩa về sự phát triển bền

vững do Hội nghị Rio-92 đưa ra được cộng đồng quốc tế chấp nhận

Tuy nhiên khái niệm này còn quá vắn tắt, tổng hợp và mang tính khái

quát cao, gây khó hiểu đối với nhiều người Để cụ thể hoá định nghĩa

trên theo cách đơn giản, dễ hiểu hơn, chúng tôi cho rằng khái niệm

phát triển bền vững như sau: `

Phát triển bên vững là sự phát triển, trong đó đảm bảo nên

kinh tế tăng trưởng nhanh, nhằm nâng cao mức sống cho tất cả mọi người, đồng thời phải đảm bảo hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống văn hoá, tỉnh thần, giữa thiên nhiên và con người, giữa tự nhiên

và nhân tạo, giữa hiện tại và tương lại

Ý nghĩa quan trọng nhất của khái niệm phát triển bền vững là nó không chỉ đề cập đến các vấn đề hiện tại, mà còn đòi hỏi phải quan tâm đến sự phát triển của các thế hệ tương lai: Sự công bằng giữa các thế hệ Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học cho rằng phát triển bền vững còn mang tính đạo đức, ý nghĩa nhân văn cao cả của con người trong

quá trình phát triển

Để hiểu một cách đơn giản về khái niệm phát triển bền vững,

có nhà nghiên cứu cho rằng phát triển bền vững là sự kết hợp giữa ba yếu tố: Tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng xã

Trang 18

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phái triển bền vững vàng dân tộc và miền núi

Tuỳ từng nơi, từng lúc, có thể nhấn mạnh một hay hai trong

ba yếu tố đó Sự nhấn mạnh yếu tố này hay yếu tố kia, hoặc cả ba

yếu tố thể hiện sự nhận thức của chủ thể nền kinh tế, vào trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội và tính chất thể chế chính trị cầm quyền Để dễ hình dung người ta có thể biểu thị một mô hình tương quan giữa ba mục tiêu trong phát triển bền vững: Các mục tiêu xã hội Các mục tiêu kinh tế Các mục tiêu môi trường

a) Phát triển thoả mãn hai mục tiêu kinh tế và xã hội b) Phát triển thoả mãn hai mục tiêu môi trường và xã hội c) Phát triển thoả mãn hai mục tiêu kinh tế và môi trường d) Phát triển bên vững: Sự kết hợp của ba mục tiêu kinh tế, xã

hội và môi trường

Từ sơ đồ trên cũng có thể cho thấy, phát triển bên vững là sự

phát triển một vùng hay quốc gia, phải đảm bảo và kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, tôi cho

Trang 19

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

rằng cách hiểu đơn giản như vậy là chưa đầy đủ hết các khía cạnh phức tạp của nó, vì những vấn đề về văn hoá, quan hệ xã hội và nhất là quan hệ giữa hiện tại và tương lai chưa thực sự được đề cập đúng mức

Những đặc trưng, tính chất của sự phát triển bền vững như sau:

Tính bên vững về mặt kinh rế chủ yếu được qui định bởi tính hữu ích và chỉ phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối

với sản phẩm Trong quá trình phát triển kinh tế cần phải quan tâm

đến việc sử đụng tài nguyên hiệu quả không gây hại tới môi trường, không làm suy giảm khả năng của các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, để chúng tiếp tục cung cấp lâu dài cho con người Trong sản xuất nhu cầu giảm chi phí không được phép đi quá những giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái Phát triển kinh tế một cách bền vững là việc không được làm bần cùng hoá một nhóm người trong khi làm giầu cho một nhóm người khác Nó đòi hỏi mọi người đều được

hưởng lợi từ sự phát triển, không để xảy ra tình trạng một bộ phận xã

hội đứng ngoài tiến trình phát triển, không thu được lợi ích từ tiến

trình phát triển mang lại

Bền vững về mặt sinh thái là việc duy trì các hệ sinh thái cần cho sự sống của con người bao gồm không khí, nước ngọt, thức ăn, những vật liệu để may mặc, làm nhà ở, đun nấu và các quá trình hỗ trợ cho sự sống: Chúng gồm sự tái tạo đất, sự thụ phấn của thực vật và sự tuần hoàn của cácbon; ôxy và các nguyên tố khác cần cho sự sống trên toàn cầu Sự phát triển bền vững về mặt sinh thái là không được làm

xuống cấp sự đa dạng và năng xuất sinh học của các hệ sinh thái, các

quá trình sinh thái và các hệ thống cần cho sự sống

Bền vững về mặt xế hội phản ánh mối quan hệ giữa phát triển

và những tiêu chuẩn xã hội hiện tại Một hoạt động có tính bền vững

Trang 20

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phái triển bên vững vùng dân tộc và miễn núi

Những tiêu chuẩn xã hội dựa vào tôn giáo, truyền thống và phong tục

có thể hoặc khơng thể hệ thống hố được thành pháp luật Chúng phải

được thực hiện với các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo

dục, gia đình và các mối quan hệ khác thuộc hành vi của nhóm và cá nhân mà động lực thúc đẩy trước tiên không phải là những toan tính

kinh tế

Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển đã để xuất 8 nguyên tắc của phát triển bên vững, đó là:

- Hạn chế sự tác động của con người tới sinh quyển ở mức độ nằm trong phạm vị chịu tải của nó

- Bảo tồn, duy trì kho tài nguyên sinh học

- Sử dụng tài nguyên không tái tạo được với cường độ ở dưới khả năng tạo nên các chất thay thế

- Thực hiện việc phân bổ công bằng lợi ích, chi phí sử dung tài nguyên và quản lý môi trường

- Khuyến khích các công nghệ tăng hiệu quả sử dụng từ một lượng tài nguyên nhất định

- Sử dụng các chính sách kinh tế để bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên

- Cần thực hiện phương thức tiếp cận liên ngành, có sự tham g1a của người dân trong quá trình ra quyết định

- Khuyến khích và hỗ trợ việc phát triển các giá trị văn hoá

phù hợp với phát triển bền vững

2 Về chỉ số đánh giá, trắc lượng phát triển bền vững

Đánh giá, lượng hoá mức độ phát triển bền vững là một công

việc rất khó khăn Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhằm tìm ra chỉ số, lượng hoá mức độ phát triển bền

Trang 21

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi số, cơng thức tính tốn khác nhau hy vọng đáp ứng được yêu cầu đánh

giá đúng thực trạng tình hình phát triển bền vững, để từ đó có những giải pháp, nhằm điều chỉnh quá trình phát triển bền vững

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một chỉ số, công thức tính toán nào đáp ứng được yêu cầu lượng hoá, đánh giá được mức độ phát

triển bền vững của quốc gia Thực tế đã chỉ ra rằng không thể có chỉ

tiêu đánh giá tình hình phát triển bền vững một cách đơn giản, theo

kiểu như chỉ số đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế GDP,

GNP Nguyên nhân là đo tính phức tạp của nội hàm phát triển bền vững Như chúng ta đã biết phát triển bền vững bao gồm éả 3 yếu tố hợp phần thống nhất với nhau Đó là tăng trưởng kinh tế, giải quyết

các vấn để xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Trong đó các chỉ

tiêu về xã hội và môi trường sinh thái là vô cùng phức tạp và rất khó

lượng hoá thành các con số cụ thể Những nỗ lực nghiên cứu hiện nay không đủ để để cập đến những hệ thống bền vững bao hàm nhiều

nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều hệ sinh thái trên những phạm vi

không gian rộng lớn Cho đến nay con người còn hiểu biết quá ít về

các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, vì thế việc lượng hoá quá trình

biến động của cả hệ sinh thái là không thể được (đến nay con người mới xác định được tên của 1,5 triệu loài, trên tổng số khoảng 50 triệu loài trên trái đất) Tính bền vững thực chất là không xác định được bảng số lượng và thậm chí xác xuất của nó cũng khó xác định Đến nay các nhà khoa học đã ải đến thống nhất: Bên vững chỉ có thể là tương đối, chứ không tuyệt đối

Để đánh giá tính bền vững cần phải xem xét việc kết hợp nhiều

chỉ số và chỉ tiêu khác nhau có liên quan Một hội nghị Châu Âu đã

được tổ chức trong khuôn khổ Dự án Chỉ tiêu Bên vững Châu Âu họp

tại Hà Lan, từ ngày 5 đến ngày 8 tháng I0 năm 1994 đi đến thống

Trang 22

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân lộc và miền núi

dụng vào xây dựng Chỉ số Bền vững các thành phố Châu Âu Xin nêu nội dung cơ bản của các chỉ tiêu cốt lõi như sau:

Môi trường trong lành

Số ngày trong năm có chất lượng không khí không vượt quá

tiêu chuẩn địa phương

Không gian xanh

Tỷ lệ phần trăm số người đến được với vườn cây xanh ở

khoảng cách có thể

Sử dụng hiệu quả tài nguyên

Toàn bộ năng lượng và nước tiêu thụ, phế thải đem loại bỏ tính theo đầu người trong một năm

Tỷ số giữa các nguồn năng lượng có thể tái sinh và không tái

sinh :

Chất lượng moi trudng tin cay

Tỷ lệ không gian mở cho điện tích được dùng ô tô

Khả năng đi lại

Số kilomet đi bằng phương tiện giao thông tính theo đầu người

trong một năm

Nền kinh tế xanh

Tỷ lệ phần trăm số công ty đã kết hợp các phương pháp kiểm

toán và quản lý sinh thái hoặc các phương pháp tương tự

Độ trường tồn

Số các hoạt động hoặc phương tiện văn hoá và xã hội

Sự tham gia của cộng đồng

Số nhóm hoặc tổ chức tình nguyện tính trên 1000 đân và ước

chừng số thành viên

Công bằng xã hội

Trang 23

¬ Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

Phúc lợi

Khảo sát sự thoả mãn của các công dân về chất lượng đời sống

Hệ thống chỉ số nói trên đóng vai trò quan trọng trong việc

hoạch định các công việc của địa phương Tuy nhiên, để ứng dụng vào

thực tế cần phải tiếp tục cụ thể hoá các biểu mẫu thống kê để theo dõi,

ghi chép và tính toán được các chỉ số cho từng thời kỳ

Một phương pháp toàn diện hơn, để đánh giá mức độ phát triển

bên vững đã được xây dựng trong thời gian gần đây Đó là việc sử

dụng mô hình Áp lực - Tình trạng - Ứng phó (PSR) Điều này giúp

người ta có thể nhận dạng những biến số khác nhau để đánh giá mức

đỉnh điểm mà hệ thống chịu ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng do

sự bền vững của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Có thể nêu khái

quát những biến số và những chỉ tiêu liên quan như sau:

Dân số

Tăng dân số, áp lực lên đất đai, với các chỉ tiêu: Tổng dân số,

mật độ dân số

Phát triển kinh tế - xã hội

Gia tăng sản xuất, việc làm, phúc lợi xã hội, điều kiện y tế, dinh đưỡng, điều kiện giáo dục, phân hoá giàu nghèo

Với các chỉ tiêu tương ứng như: Tốc độ tăng GDP hàng năm,

GDP hàng năm tính theo đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số phát triển

nhân lực, tuổi thọ và tỷ lệ chết ở trẻ em, tỷ lệ trẻ em suy đinh dưỡng, ty lệ số người biết chữ, tỷ lệ người nghèo và tổng dân số

Nông nghiệp

Trang 24

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

Với các chỉ tiêu như: Tỷ lệ % đất nông nghiệp, đất nông nghiệp cần thiết, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hàng năm, mức

gia tăng về sản xuất lương thực

Năng lượng

Các yếu tố sử dụng năng lượng tái tạo như: Thuỷ điện, sử dụng

năng lượng sinh học, tiêu dùng vật liệu tự nhiên

Với các chỉ tiêu như: Tiêm năng thuỷ điên có thể khai thác, % năng lực phát điện, KW điện phát ra trên hecta vùng bị ngập, số lượng than và củi tính theo đầu người, tỷ lệ nhiên liệu truyền thống tính theo toàn bộ nhu cầu, tiềm nang va san xuất năng lượng sinh học

Rừng và đồng có

Thảm thực vật, giảm diện tích rừng, tái tạo rừng, tỷ lệ sản xuất và dự trữ, thảm thực vật, lượng gia súc, hiệu quả kinh tế

Với các chỉ tiêu như: Diện tích rừng, nạn phá rừng hàng năm,

diện tích trồng rừng hàng năm, tỷ lệ sản xuất và dự trữ gỗ, % thay đổi

của đồng cỏ, % thay đổi số gia súc, giá trị sản xuất của đồng cỏ (số lượng USD / hecta)

Đa dạng sinh thái

Sự giảm đi của các loài, hệ thống các khu được bảo vệ, đầu tư cho bảo vệ, giá trị kinh tế,

Với các chỉ tiêu như: % các loài động vật, thực vật bị đe doa; những thực vật bị đe doa trên 1000 km2; % các khu bảo tồn được bảo

vệ; số lượng USD đầu tư cho trên 1000 hecta; giá trị sản xuất được bảo

VỆ

Nước và bờ biến

Các nguồn tài nguyên ven biển, sự bảo vệ các nguồn tài

nguyên ven biển, sức chứa của các thành phố ven biển, nguồn dự trữ

Trang 25

Bao cao két qua dy an

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

Với các chỉ tiêu như; Tỷ lệ cây đước và đất có nhiều cỏ ở vùng ven bờ biển, các khu vực được bảo vệ, dân số ở các thành phố ven

biển, các nguồn nước tái tạo tính theo đầu người, % lượng nước được

khai thác tính theo đầu người, tình hình khai thác nước ở từng ngành, việc làm và thu nhập từ cây đước

Khí hậu và khí quyển

Phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu

Với các chỉ tiêu như: Sự phát thải khí CO2 tính theo đầu người

và theo GNP, số dân bị ảnh hưởng và tổn hại kinh tế do các thảm hoa

tự nhiên

Thong tin va su tham gia

Thông tin môi trường, sự tham gia của xã hội, ý kiến quần chúng Với các chỉ tiêu như: Số lượng các profil và kiểm kê môi trư- ờng, số các tổ chức phi chính phủ ở một lĩnh vực hoạt động, nhận thức của quần chúng về các vấn đề môi trường Các chính sách môi trường

Các chính sách bảo vệ môi trường, sự tham gia các hiệp ước, hiệp định quốc tế các nguồn tài trợ cho bảo tồn

Với các chỉ tiêu như: Số văn bản chính sách bảo vệ môi trường được ký, ban hành; số các hiệp định, hiệp ước được ký kết, phê chuẩn;

số lượng vốn được đầu tư cho bảo tồn thiên nhiên

Qui hoạch sử dụng đất

Tiểm năng sử dụng đất, nhu cầu đất đai, sử dụng đất hiện tại

và tiềm năng; che phủ thực vật; chuyển đổi sử dụng đất rừng thành đất nông nghiệp; các chi phi dau tu, phát triển và phục hồi đất

Các chỉ tiêu như: Tiềm năng đất màu tính theo đầu người, đất nông nghiệp cần thiết cho năm 2030, chỉ số sử dụng đất, độ che phủ

Trang 26

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

của thực vật, đất nông nghiệp và rừng tính theo đầu người, đầu tư trung bình hàng năm cho việc tái tạo phục hồi đất

Nhìn chung mỗi quốc gia, địa phương, đô thị và nông thôn cần

phải có những biến số, chỉ tiêu cụ thể để đánh giá và trắc lượng hoá

nhận biết mức độ phát triển bền vững phục vụ cho quá trình hoạch

định chính sách, điều hành quá trình phát triển bền vững

Để đánh giá và trắc lượng quá trình phát triển bên vững vùng

đân tộc và miền núi nước ta, theo chúng tôi cần phải vận dụng tổng

hợp tất cả các chỉ tiêu như đã nêu trên Trong đó các chỉ tiêu cơ bản

cần được chú ý ưu tiên là: Tăng trưởng kinh tế, dân số, chỉ số phát

triển xã hội, năng lượng và vật liệu, đa dang sinh hoc - sinh thái, rừng,

nước, đất, thông tin và sự tham gia của người dân, các chính sách bảo

vệ môi trường, qui hoạch phát triển bền vững Đây là hệ thống chỉ tiêu

khá phức tạp và rộng lớn đồi hỏi phải có quá trình cụ thể hoá, theo dõi

công phu lâu dài và có hệ thống thì mới có thể đánh giá được các xu

thế phát triển, cũng như những biến đổi về xã hội và môi trường

Để đánh giá, trắc lượng về phát triển bền vững vùng đân tộc và

miền núi, trong tương lai cần phải có dự án riêng với khoản chi phí

nhất định để cụ thể hoá, xây dựng hệ thống biểu mẫu và thống nhất phương pháp theo dõi, ghi chép, tổng hợp tính toán các chỉ số cho

từng thời kỳ Trên cơ sở những thông tin cụ thể về phát triển bẻn vững

giúp cho Đảng và Nhà nước có thông tin đầy đủ trong quá trình ra các

quyết định nhằm phát triển bền vững

3 Phát triển bền vững vùng miền núi và dân tộc thiểu số

trên thế giới

3.1 Khái quát về vùng miền núi và dân tộc thiểu số

Trang 27

, Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và niên núi

2 tỷ người phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước, đồng cỏ, củi gỗ và tài nguyên khoáng sản của miền núi

Đặc điểm chưng của miễn núi là đất đai có độ đốc lớn, không

ổn định, chứa đựng nhiều hệ sinh thái phức tạp, với nhiều tiểu vùng

khí hậu, đa dạng sinh học cao và nhiều vùng biệt lập với bên ngoài Chính những đặc điểm tự nhiên này làm cho các cộng đồng dân tộc

thiểu số sinh sống ở miền núi thường gặp nhiều khó khăn về phát triển

kinh tế, xã hội, hội nhập với thế giới bên ngoài và cả địa vị chính trị của họ Kiến tạo vỏ trái đất ở vùng miền núi thường là không ổn định gây ra nhiều sự cố môi trường như động đất, nứt đất, trượt lở, lũ quét,

núi lửa, tuyết lở Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cư đân tại chỗ, mà còn gây ra nhiều tốn kém tiền của, sức lực cho phát

triển hạ tầng kinh tế - xã hội Các sườn dốc với những độ cao tạo ra

nhiều dạng khí hậu khác nhau về bức xạ, gió, độ ẩm, lượng mưa rất

khác biệt Có những nơi độ ẩm rất cao, lượng mưa hàng năm đến 12m,

nhưng cũng có những nơi khô hạn nhất trên thế giới Khí hậu trở thành nhân tố chủ yếu trong việc phân bố phức tạp, đa dạng về đất đai và sự thích nghi của sinh vật cũng như con người với môi trường

Miền núi còn là bể chứa nước khổng lồ của trái đất Nó thu giữ

nước mưa, tạo ra các hồ nước, con sông, suối với nguồn nước vô tận

Theo số liệu chưa đầy đủ có ít nhất 1/2 nhân loại sống dựa vào nguồn nước của các con sông, suối bất nguồn từ miền núi Ngoài ra nước còn đảm bảo cho các hoạt động giao thông, công nghiệp, thuỷ điện, canh

tác

Trang 28

, Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triên bền vững vùng dân tộc và miền núi

phương diện đặc hữu địa phương Có nhiều loại chỉ sinh sống trong phạm vi hẹp, sống biệt lập, giống như những hòn đảo trên đất liền (20% của 9.600 loài chim chỉ sống hạn chế trong những vùng đặc hữu, cùng với nhiều động, thực vật đặc hữu khác )

Môi trường sinh thái ở miền núi cũng vô cùng mong manh, dễ

bị tổn thương Các hệ sinh thái miền núi rất khó có khả năng tự phục hồi mỗi khi bị đảo lộn Ví dụ tầng đất màu rất mỏng và dễ bị rửa trôi do xói mòn Nếu tốc độ dòng chảy tăng gấp đôi sẽ mang đi lớp vật chất lớn gấp từ 8 đến 16 lần, vì vậy xói mòn đất miền núi là vô cùng

lớn

Vùng miền núi chính là nơi trú ngụ của hầu hết các dân tộc thiểu số trên thế giới Mỗi dân tộc ở đây còn giữ được những nét văn hoá riêng biệt, tạo ra bức tranh vô cùng phong phú của các nền văn hoá đa dạng toàn cầu

Người dân miền núi chủ yếu sống dựa vào tự nhiên, du canh -

du cư, sãn bắn, hái lượm, đốn củi, khai thác, kiếm sống theo mùa

Do cuộc sống gắn chặt với môi trường khắt khe, nghiệt ngã, nhưng

cũng rất mong manh, vì thế, họ có những kiến thức và tài năng, kinh nghiệm hết sức quí báu để thích nghi và tồn tại: Làm ruộng bậc thang, sử dụng dược liệu tại chỗ, thu hoạch lương thực, săn bấn và hái lượm Tính đa dạng về văn hoá là sản phẩm trực tiếp của các cư dân

miền núi sống hoà hợp với môi trường cực kỳ đa dạng tạo thành

Tuy nhiên, nhìn chung người dân miền núi có cuộc sống vô cùng khó khăn, tỷ lệ nghèo đói cao, khoảng cách thu nhập và mức

sống giữa người đân miền nứi và vùng thấp, đô thị rất lớn và ngày

càng gia tăng

3.2 Những tác động đến môi trường miền núi

Trong những thập kỷ gần đây, các quốc gia trên thế giới đều

Trang 29

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

nguyên miền núi như: Xây dựng các trang trại cây công nghiệp, chăn

nuôi, khai thác gỗ, xây dựng thuỷ điện, khai thác khoáng sản Từ

việc phát triển kinh tế miền núi, đã mang lại nhiều lợi ích cho các

quốc gia, tập đoàn kinh tế, nhưng thông thường điều đó lại mang đến những bất lợi cho người dân miền núi Đó là diện tích đất ngày càng thu hẹp, quyền sở hữu đất đai truyền thống mất đi và sự bất công trong phân phối các nguồn tài nguyên thiên nhiên Trong khi các quốc gia,

các tập đoàn đẩy mạnh sản xuất ở miền núi bằng các biện pháp canh

tác, công nghệ khai thác mới, hiện đại dẫn đến xói mòn đất, thoái hoá rừng, đồng cỏ, và các nguồn tài nguyên khác, thì người chịu tác động

ảnh hưởng nhiều nhất lại là người dân tại chỗ ở đây

Tình trạng gia tăng dân số ở vùng miền núi cũng gây ra những áp lực lớn đến đất đai, môi trường, xã hội Các vùng cao nguyên Đông Phi tăng 700% dân số trong thập ký 80, gây ra tình trạng khan hiếm đất Ruanđa số có trung bình dưới 0,03 hécta đất trồng trọt cho mỗi đầu người, hầu như là đất dốc Các cuộc xung đột đẫm máu năm 1994 6 Ruanda có nguyên nhân sâu xa là nạn khan hiếm đất đai Khan hiếm đất đai và kỹ thuật canh tác thấp kém càng làm cho người dân nơi đây nghèo đói Do hoàn cảnh sống khó khăn, nghèo đói buộc người ta phải khai thác thiên nhiên nhiều hơn, nạn phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật ngày càng gia tăng Ngày nay nạn xói mòn đất ngày

càng phổ biến, gây bồi lắng các dòng sông, các hồ chứa và ô nhiễm

nguồn nước

Việc xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống, đường ống, tiếp

theo là sự phát triển nhanh công nghiệp khai thác, thương mại gây ra

Trang 30

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

Những phương thức khai thác lâm nghiệp cũng làm ảnh hưởng

đến môi trường, hệ sinh thái vùng cao Những hoạt động này làm xói

mòn sườn núi, làm giảm tính đa dạng sinh học, giảm tính đa dạng, cân bằng của các hệ sinh thái

Các dòng sông ở miền núi đốc và cường độ dòng chảy lớn đã là nguồn thuỷ điện lớn Hầu hết các dòng sông trên đấy Alps và nhiều hệ thống sông ngòi vùng cao của thế giới đã bị biến thành nhiều bể chứa nối nhau liên tiếp phục vụ cho việc phát điện Phần lớn những nơi có khả năng xây dựng đập thuỷ điện đều đã được tận dụng hết Mặc dù có nhiều ý kiến chống đối, cảnh báo về môi trường sinh thái bị phá huỷ, song nhiều quốc gia vẫn tiếp tục xây dựng các dự án thuỷ

điện, để đáp ứng nhu cầu về điện đang ngày càng tăng

Tác động của khai khoáng với môi trường đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng: Phá huỷ nơi sinh sống của nhiều loài, làm tăng độ xói mòn, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước bởi acid, kim loại nặng Khai thác đồng ở Peru đã xả 600.000 tấn hoá chất, đổ gần 400 triệu mỶ rác thải chứa đồng, chì, thuỷ ngân chảy ra biển, làm huỷ hoại sinh vật biển trong vùng rộng 20.000 ha Ở vùng Khaniara, Ấn Độ gần 1000 mỏ đá lớn nhỏ đã bốc đi 60% diện tích rừng và gây ra hàng loạt vụ trượt lở đất Ở Colorado, Mỹ người ta đã phải huỷ bỏ mỏ vàng ở Summiville vì đã để ô nhiễm thuỷ ngân, acid Sulfuric và kim loại độc hại vào 28 km sông Alamosa, để dọn sạch phải tiêu tốn đến hàng tram triệu USD

Du lịch phát triển cũng đã tác động mạnh mẽ đến môi trường

miền núi Hàng năm có trên 100 triệu khách du lịch đến khu vực núi

AIps, đem lại nguồn thu trên 50 tỷ USD, song mỗi ngày ở đèo

ST.Gothard ô tô thải ra 30 tấn nitơ, 25 tấn hyđrô cacbon, 75 kg chì,

Trang 31

Báo cáo kết quả dự án Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miễn núi

định: Đến 2004 các xe ô tô đi qua đèo phải chạy trên đường ray

Nhiều khu rừng nhiệt đới đã bị phá để xây dựng các sân golf, khách sạn, làm đảo lộn hoàn toàn các hệ sinh thái đã tồn tại hàng ngàn năm

Đô thị hoá và các khu công nghiệp đã và đang phát triển nhanh

khiến cho các khu rừng bị tàn phá, huỷ diệt Khí thải do xe ô tô, nhà máy ở nhiều vùng tăng lên hàng chục lần trong một vài thập kỷ gần đây, gây ra mưa axit tàn phá môi trường, sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người

Do tác động của con người, khí hậu đang diễn biến phức tạp đe doạ các hệ sinh thái miền núi Theo dự báo đến 2050, nhiệt độ nóng lên khoảng 3°C, thì các loài sinh vật ở nhiều vùng sẽ bị huỷ diệt Ở cao nguyên Tây Tạng rộng lớn, nếu nhiệt độ tăng lên 2°C sẽ khiến cho nhiều hệ sinh thái hiện nay biến mất và thay vào đó là nhiều vùng sa mạc xuất hiện

3.3 Phát triển bền vững miền núi và vùng dân tộc thiểu số Môi trường miền núi đang bị đe doạ bởi con người và những diễn biến khí hậu ngày càng trở nên phức tạp Ngày nay mọi người

đều thống nhất môi trường sống và các hệ sinh thái đang cần sự bảo

vệ hơn bao giờ hết Tuy nhiên không có nghĩa chúng ta chỉ bảo vệ mà

không có sự khai thác, phát triển vùng đất giàu tiềm năng này, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ và phát triển

Lam sao để người dân miền núi duy trì cuộc sống của họ, nhưng vẫn bảo vệ được các hệ sinh thái Bài học mà các tổ chức phi

chính phủ (NGO) đưa ra là thay đổi cách tiếp cận, hoà nhập việc bảo vệ và phát triển dựa trên cơ sở cộng đồng: Thay cho việc đưa một kế hoạch từ trên xuống, các dự án đã tiếp cận thực tế bằng cách kết hợp việc bảo vệ với việc phân phối công bằng quyền lợi của dân bản địa,

Trang 32

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng đân tộc và miền núi

người dân địa phương với các chương trình bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái

Một dự án tiêu biểu là ở vùng Amaourna, miền trung Nêpal

Khu vực này có nhiều loại động, thực vật, với hàng trăm loài phong lan và 60% cây dược liệu của Nêpal Song ở đây cũng có hơn 40.000 người thuộc 14 dân tộc sống trong vùng rộng 2.600 km” Hàng năm có

hơn 80.000 lượt người ở khu vực khai thác tài nguyên Bên cạnh đó

đân số trong vùng tăng hàng năm ở mức 2,8%, gây áp lực lớn cho khu

bảo tồn Để đối phó với thảm hoạ khủng hoảng về kinh tế và sinh thái đang đến gần, tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên đã lập ra dự án bảo tồn khu

vực Amaourna Dự án huy động sự tham gia của người dân địa

phương trong lập kế hoạch và thực hiện chương trình phát triển và

quản lý tài nguyên Dự án khởi đầu bằng việc cung cấp nước sạch và y

tế; tiếp đến là áp dụng phương pháp quản lý tài nguyên tập thể, để dân

làng giữ quyền quản lý rừng, đồng cỏ, với các hoạt động làm vườn ươm, trồng cây, mở lớp đào tạo cho nông dân, chủ nhà trọ cho khách du lịch Để phục hồi các nguồn cây dược liệu bị suy thoái, nhân viên dự án cùng dân làng khoanh vùng theo các mức độ khác nhau: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng tác động ít, vùng khai thác thâm canh Tiếp theo là các chương trình kế hoạch hoá gia đình và dạy chữ cho phụ nữ và trẻ em Hiện nay cách tiếp cận này đã mang lại thành công và đang nhân rộng ra nhiều vùng khác

Một dự án khác ở Peru do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên Peru

thực hiện ở vườn quốc gia Manu là vùng giàu có nhất về sinh vật trên

thế giới, với nhiều quần thể thực vật, hơn 850 loài chim Tuy nhiên

vườn này cũng bị đe doa từ nhiều phía như: Xâm canh, chặt cây, chăn nuôi gia súc, khai thác vàng, săn trộm Dự án đã tổ chức tham khảo

Trang 33

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

Cán bộ dự án đã sống hàng năm với dân làng, lắng nghe nguyện vọng của họ Sau đó thực hiện các dự án ở khu vực quanh vùng bảo vệ, trồng các loại cây thuốc; lập các chợ, dự án nhỏ cải thiện việc trồng trọt, chăn nuôi và mở các lớp huấn luyện tổng hợp cho người dân tham gia bảo vệ vườn Nhờ các hoạt động đa dạng, đời sống của dân làng được đảm bảo, lợi ích gắn bó với việc bảo vệ vườn, dự án đã đạt kết quả tốt và nhân rộng ra nhiều vùng tương tự

Rất nhiều các ví dụ khác chỉ rõ rằng các vùng sinh thái miễn núi muốn được bảo vệ tốt thì cần phải có những chương trình kết hợp

bảo vệ và phát triển, gắn với lợi ích cộng đồng địa phương, Và CÓ SỰ

tham gia của người dân địa phương

Cần tăng cường xây dựng và thực hiện những chính sách vĩ mô

về phát triển bển vững miễn núi và vùng dân tộc thiểu số Tháng 2

năm 1995, lần đầu tiên điễn ra Hội nghị thế giới của các tổ chức phi chính phủ miền núi ở Lima, Peru nhằm thảo luận về chương trình phát triển bền vững miền núi trong chương trình Nghị sự 21 toàn cầu Tiếp theo Uỷ ban phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt

động thúc đẩy các chính phủ tập trung nguồn lực cho phát triển bền

vững miền núi Năm 2001, một hội nghị gồm đại điện các chính phủ

toàn cầu về phát triển bền vững miền núi đã họp tại Pháp Hội nghị đã qui tụ được nhiều tổ chức quốc tế, chính phủ các nước tham dự Nhiều

vấn đề đã được đưa ra bàn thảo và Liên Hợp Quốc đã lấy năm 2002 là Năm Quốc tế miền núi Thời gian gần đây, những hoạt động bảo vệ

môi trường và phát triển bền vững ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh

Hầu hết các nước và các tổ chức quốc tế đều nhận ra rằng để

phát triển bền vững vùng miễn núi và dân tộc thiểu số cần có nhiều

chính sách, giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào một số hoạt

Trang 34

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

Thiết lập các khu bảo tồn, ngày nay, trên thế giới đã có gần 8% diện tích vùng núi được qui hoạch thành các khu bảo tồn Các khu bảo tồn được trải ra khấp các lục địa, mọi độ cao và các vùng địa lý khác nhau Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia do ngân sách hạn hẹp các vườn quốc gia vẫn bị xâm hại, do người dân địa phương và khách du

lịch

Các quốc gia cần điều tra, đánh giá qui hoạch xây dựng mạng lưới các khu bảo tồn, nhằm bảo vệ những phần còn lại của các giá trị hết sức quí của miền núi Để bảo vệ được những khu vực bảo tồn cần có những chính sách giúp đỡ người dân sống trong khu vực phải bảo vệ và những vùng đệm, giúp họ các điều kiện sống, kỹ thuật canh tác,

tổ chức sản xuất và tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển gắn

với bảo tồn

Tổ chức nghiên cứu toàn điện và thiết lập hệ thống quan trắc để thu thập thông tin, cơ sở khoa học về các biến động của môi trường và các hệ sinh thái miền núi và những thay đổi điễn ra hàng ngày do con người và tự nhiên gây ra Những chỉ số khoa học về môi trường, sinh thái, phúc lợi xã hội, văn hoá, sức khoẻ của người dân miền núi và những diễn biến của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho các

nhà làm chính sách có những cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn phát triển bền vững miền núi và vùng dân tộc thiểu số

Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước giải quyết những

vấn đề miền núi chung của các quốc gia Thông thường các quốc gia láng giềng có những vùng núi liền kẻ, chung nhau, vì vậy các vấn đề

môi trường cũng có liên quan mật thiết với nhau: Khí hậu, nước và các dòng sông, các hệ sinh thái Ví dụ dãy Andes là vùng núi chung cho

7 quốc gia; 8 nước cùng chung dãy núi Hindu Kush - Himalaya Vi vậy sự hợp tác giữa các quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để

Trang 35

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

các nước Áo, Pháp, Đức, Ý, Liechtenstein, Slovenia và Thụy Sĩ đã xây dựng Hiệp ước AlPine Các nước chung dãy Himalaya đã thành lập

Trung tâm quốc tế thống nhất phát triển miễn núi để thúc đẩy phát

triển bền vững Các hoạt động chủ yếu là đào tạo cán bộ cho các địa

phương về các kiến thức phát triển bền vững, các cam kết bất buộc

trong việc phát triển du lịch, giao thông, qui hoạch, bảo vệ thiên nhiên, phát triển rừng và canh tác ở miền núi, nâng cao năng lực cho đội ngũ cần bộ địa phương

Các quốc gia cần xây dựng các chương trình hành động cải cách các chính sách sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện hơn với môi trường: Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài nguyên; hạn

chế khai thác cạn kiệt những nguồn tài nguyên không tái tạo được;

khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mật trời, sức gió, khí sinh học làm giảm những áp lực khai thác các nguồn tài

nguyên như gỗ, thuỷ điện, khoáng sản, nước của các vùng miền núi

Cải thiện đời sống người dân miền núi, thực hiện phân phối công bảng ruộng đất cho nông dân và các nguồn tài nguyên khác; tăng cường phúc lợi về giáo dục, y tế, văn hoá xã hội đảm bảo cuộc sống

cho người dân miền núi; giảm áp lực vào khai thác rừng và các nguồn

tài nguyên thiên nhiên

Thực hiện đánh thuế tài nguyên môi trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc khai thác từ miền núi, từ đó lập ra các quĩ bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống phúc lợi cho nhân đân miền núi

Tăng cường ngân sách tài trợ cho phát triển và bảo vệ môi trường miền núi Hiện tại các dự án của các tổ chức tài chính quốc tế,

các quốc gia và các quï cho phát triển bền vững vùng miền núi còn rất

ít Cần kêu gọi ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa cho bảo tồn và phát triển

Trang 36

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

điểm cla UNDP vi sự phát triển nhân loại, thực hiện chỉ tiêu 20% qui ưu tiên hỗ trợ phát triển cho các nước đang phát triển

Các tổ chức Phi chính phủ có vai trò quan trọng trong bảo vệ

môi trường miền núi Đó là các tổ chức không vì lợi nhuận sẵn sàng

đấu tranh cho các vấn để bảo vệ môi trường toàn cầu, giúp đỡ người

nghèo, chống lại sự bất công xã hội Trong thực tế các tổ chức Hoà

bình xanh, Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới, rất thành công trong các cuộc đấu tranh với các chính phủ, tập đoàn kinh tế ngăn

chặn những tác động tới môi trường Trên toàn cầu hiện có khoảng 4.000 tổ chức NGO các nước phía Bắc và khoảng 20.000 tổ chức

NGO các nước phía Nam, đang thực hiện các chương trình, dự án với

số kinh phí khoảng 3 tỷ USD viện trợ giúp dd 100 triệu người nghèo

nhất ở miền núi

Tuy nhiên thời gian tới cần tăng cường hơn các tổ chức và hoạt động vào các vùng núi nơi có nhiều người nghèo sinh sống và nhiều vấn đề môi trường, sinh thái cần được bảo vệ

Cần lập nên các ngân hàng kinh doanh cung cấp tín dụng nhỏ

hỗ trợ cho người dân miền núi cải thiện đời sống và phù hợp với điều

kiện sản xuất của người dân ở vùng cao Cải thiện các điều kiện vay vốn và bàn với người dân cách thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, gắn cuộc sống của người dân với môi trường, sinh thái

Phát triển bền vững vùng miền núi và dân tộc thiểu số là yêu

cầu cấp bách hiện nay trên phạm vi toàn cầu Trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã có những chính sách,

hoạt động cụ thể và thu được một số kinh nghiệm về phát triển đi đôi

Trang 37

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

Trang 38

Báo cáo kết qua dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miên núi Phần thứ hai

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

VUNG DAN TOC VA MIEN NUI

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân

tộc và miền núi

Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm tỉ lệ khá lớn trong diện tích đất liền cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam Trong 64 tỉnh, thành phố cả nước hiện nay có tới 54 tính thuộc địa bàn vùng dân tộc

và miền núi, bao gồm: 12 tỉnh vùng cao, 9 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có

huyện, xã miễn núi, và 10 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu

Long nơi có đông đồng bào đân tộc thiểu số sinh sống Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú hầu khắp các địa bàn lãnh thổ từ Bắc vào Nam,

trong đó tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi, trung du, vùng biên

giới (thường gọi chung là vùng miền núi) Bởi vậy những đặc điểm về

tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội, dân cư - tộc người cũng rất đa dạng Số liệu thống kê cho thấy: Trong 32.924.061 ha đất tự nhiên có tới 23,31 triệu ha đất đổi núi Rừng núi ở nước ta chiếm 3/4 điện tích cả nước, rất đa dạng về chủng loại động, thực vật Nhiều loại sinh vật

gồm các loại ôn đới, á nhiệt đới, á xích đạo, tạo điều kiện phát triển

nông, lâm nghiệp

Theo kết quả Chương trình tổng kiểm kê về rừng toàn quốc

vào tháng 1/2001 thì tính đến năm 2000, nước ta có 10.915.592 ha rừng, trong đó có 9.444.198 ha rừng tự nhiên, kể cả rừng nghèo đang

Trang 39

Ti Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân lộc và miễn núi Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đân cư- tộc

người của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi thể hiện theo các

vùng tiêu biểu:

Vùng miền núi Đông Bắc:

Đây là vùng rộng lớn với diện tích 67.006 km” (chiếm 20%

điện tích cả nước) bao gồm 11 tỉnh Hà Giang, Bao Bằng, Lạng Sơn,

Lào Cai, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên,

Phú Thọ, Bắc Giang Vùng Đông Bắc là nơi có rất nhiều tài nguyên,

khoáng sản, chiếm vị trí thứ nhất trong cả nước, với chủng loại phong phú và trữ lượng lớn như than đá, ti tan, đồng, apatit, graphít, thiếc

v.v Vùng Đông Bắc của Tổ quốc cũng có nhiều điều kiện để phát

triển nông nghiệp với nhiều cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc Tiém nang du lịch của vùng cũng rất lớn: Có vịnh Hạ Long được công nhận là đi sản thiên nhiên thế giới, có nhiều khu rừng quốc gia có giá

trị lớn, nhiều di tích lịch sử nhu Chi Lang, Pac Bd, Tân Trào

Dọc theo biên giới Đông Bắc có đường biên giới giáp Cộng

hoà nhân dân Trung Hoa với chiều dài 1.145 km, với nhiều cửa khẩu

quốc tế quan trọng, có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế,

văn hoá

Về dân cư tộc người, vùng Đông Bắc có tới 38 dân tộc anh em

cùng chung sống (theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, toàn

vùng có 8.826.658 người, cư dân các dân tộc thiểu số chiếm 41,3%

đân số của vùng, trong đó đông nhất là dân tộc Tày (chiếm 12,4%), Nùng (7,3%) Văn hoá và ngôn ngữ Tày, Nùng có ảnh hướng lớn đối

với văn hoá vùng Giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn về trình độ

phát triển

Vàng Tây Bắc: Bao gồm 4 tinh Lai Chau, Điên biên, Sơn La, Hoà Bình Đây là vùng núi cao nhất ở nước ta có độ đốc lớn Diện tích

Trang 40

Báo cáo kết quả dự án

Định hướng chiến lược phát triển bên vững vùng dân tộc và miền núi

núi cao, thung lũng và cao nguyên Các sông lớn như sông Đà, sông

Mã có tiềm năng thuỷ điện lớn Trong vùng có nhiều mỏ kim loại mầu quý hiếm như đồng, thiếc, niken, đá quý

Tây Bắc có 2 mùa rõ rệt trong năm, nhiệt độ trung bình

khoảng 20°C, lượng mưa hàng năm từ 1.000 - 2.000 mm, độ ẩm từ 80

- 85% Tay Bắc có điều kiện để phát triển mạnh lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển việc trồng rừng, các cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nudi gia stic

Tay Bac có đường bién gidi gidp Lao (600km) và với Trung

Quốc (300km) ,

Dân cu toàn vùng có 2.226.372 ngời (số liệu 1999) với nhiều dân tộc thiểu số cư trú (chiếm gần 80% dân số của vùng) Trong đó có người Thái, Mường, Mông với số lượng lớn Văn hoá Thái, Mường, Mông có ảnh hưởng lớn trong vùng

Do điều kiện giao lưu không thuận lợi, trình độ phát triển giữa các dân tộc còn chênh lệch lớn, vùng Tay Bắc hiện nay tốc độ phát triển kinh tế còn chậm so với cả nước và nhiều vùng dân tộc và miền núi, tÿ lệ đói nghèo đến 2002 còn 29,9%

Vùng Bắc Trung bộ: Bao gôm các huyện, xã miền núi thuộc

các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Địa hình và khí hậu rất phức tạp, chiều ngang hẹp, các dãy núi thấp dần từ Tây sang Đông, hàng năm chịu ảnh hưởng lớn của bão lụt, gió Lào Đây là vùng có nguồn tài nguyên rừng khá lớn (với 1.621.800ha) trữ lượng gỗ lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý

Vùng rừng núi Bắc Trung bộ có điều kiện phát triển một số cây công

nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, chè, hoặc cây ăn quả: cam, bưởi, quýt Trên địa bàn có nhiều khoáng sản như crôm, vàng, thiếc, đá quý Trong vùng có nhiều cửa khẩu quốc gia và quốc tế nối liền với Cộng

Ngày đăng: 18/10/2014, 01:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w