1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai

50 489 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 9,22 MB

Nội dung

Thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai đã trở thành vùng đất nổi tiếng với các “đồn điển” nơi những chủ tư bản ngoại quốc thu được những khoản lợi nhuận lớn không chỉ do tính đặc biệt th

Trang 1

Mở đầu

Lưu vực sông Đồng Nai đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, với 18,8% số dân (2001) chiếm 14,9% diện tích của cả nước nhưng kinh tế hàng năm lại luôn chiếm tỷ trọng trên 30% (năm 2000 là 37,3%) tổng sản phẩm quốc nội của cả nước Nơi đây có những thành phố, hải cảng, khu công nghiệp và tiềm năng thuỷ điện lớn vào bậc nhất nhì, lại nằm trong vùng có trình độ khoa học, công nghệ cao và vùng kinh tế trọng điểm phát triển năng động nhất nước ta Lưu vực sông Đồng Nai còn là nơi có nguồn thuỷ năng dồi dào, đất đỏ bazan mầu

mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản Nằm ở ven bờ phía tây Thái Bình Dương, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển giữa các nước trong khu vực và trên thế giới

Lưu vực sông Đồng Nai còn là căn cứ hậu cần quan trọng của công nghiệp khai thác dầu khí đang hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, là động lực mạnh mẽ thúc

đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác

Lưu vực sông Đồng Nai là nơi cận kê với đồng bằng sông Cửu Long, vựa thóc lớn

nhất của cả nước, vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là nơi xuất khẩu sản phẩm nông

nghiệp, thuỷ sản cho khu vực miền Tây Nam Bộ và cả Tây Nguyên

Lưu vực sông Đồng Nai là khu vực có nhiều dân tộc thuộc đại gia đình các dân tộc Việt Nam sinh sống từ lâu đời, với nhiều bản sắc văn hoá độc đáo còn lưu truyền đến ngày nay, cũng là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng đang là địa bàn du lịch, nghỉ ngơi lý tưởng cho du khách trong nước và nước ngoài

Tuy nhiên, kinh tế càng phát triển thì lưu vực càng phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc, trong đó bức xúc nhất vẫn là môi trường Hàng trăm ngàn hecta rừng bị tàn phá kèm theo hậu quả mất rừng làm tăng lũ lụt vào mùa mưa, giảm nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn vào mùa kiệt, giảm đa dạng sinh học và làm mất cân bằng sinh thái Nguồn nước từ bao đời nay nuôi sống cả một vùng dân cư đông đúc nay đang bị ô nhiễm và làm bẩn bởi một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ các khu vực khai thác khoáng sản, các khu công nghiệp chảy vào

Đất đai màu mỡ bị sụt lở, xói mòn, thoái hoá, nghèo dần bởi chỉ khai thác mà không quan tâm bảo vệ Đó là những vấn đề đang thách thức không chỉ đối với thế hệ chúng

ta mà còn đối với cả các thế hệ mai sau

Đề tài nhánh này đưa ra những giải pháp cơ bản về mặt kinh tế - xã hội để phục vụ việc nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bên vững lưu vực sông Đồng Nai

Đề tài bao gồm hai phần chính:

Phần thứ I Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Đồng Nai

Phần này gồm năm chương:

Chương I Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Đồng Nai

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 1

Trang 2

Chương II Dân số và tình hình phân bố dân cư trong lưu vực

Chương III Co cau phat triển kinh tế của các tỉnh trong lưu vực

Chương IV Tình hình văn hoá và các vấn đề xã hội trong lưu vực

Chương V Những tác động của quá trình phát triển kinh - xã hội đối với chiến lược

quản lý phát triển bền vững lưu vực

Phần thứ II: Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bên vững lưu vực

Phần này bao gồm tám chương:

Chương VI Những mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển kinh tế -

xã hội trong lưu vực

Chương VII Các giải pháp định canh, định cư

Chương VIII Giữ gìn và phát triển vốn rừng

Chương IX Yêu cầu về quy hoạch phát triển vùng cây lương thực, cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi

Chương X Định hướng phát triển bền vững về cung cấp nước trong lưu vực

Chương XI Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực

Chương XII Quy hoạch liên ngành, liên tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội gắn với

việc xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực

Chuong XIII Quản lý nhà nước trong chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu

vực

Nội dung của đề tài nhánh này bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ khác nhau, một tập thể tác giả bao gồm nhiều chuyên gia đã phối hợp thực hiện đề tài Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc khảo sát, thu thập, phân

tích số liệu và đề xuất các giải pháp khả thi nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm

khuyết Chúng tôi rất vui mừng và tỏ lòng biết ơn nếu nhận được sự đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này

Xin chân thành cảm ơn

Trang 3

Phần thứ nhát:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan

Trang 4

Da - Té, Da Hoai, La Ngà Sông ở đoạn trung lưu đi qua các vùng đồi núi thuộc cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc và Xnaro với độ cao từ 600m đến 900m, sau đó hạ thấp dan xuống các vùng đồi thấp đất bazan từ Mã Đà sang Phương Lâm với độ cao từ 70 đến 120m Trước khi đổ ra biển ở cửa Xoài Rạp, phần hạ lưu của sông được gia tăng lượng nước từ các phụ lưu gồm sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, là các sông có nguồn

từ các vùng núi thấp ven biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia Dòng chính của sông Đồng Nai có tổng chiều dài 628km, từ thượng lưu sông Da Nhim đến cửa sông Xoài Rạp Sông có độ uốn khúc từng phần là 1,3 ; độ dốc lòng sông trung bình là 0,0032

1

1.1.2 Các phụ lưu

L1.2.1 Sông La Ngà là phụ lưu lớn đáng kể nhất nằm bên tả ngạn dòng chính Sông bắt nguồn từ vùng núi cao của Cao Nguyên Di Linh - Bảo Lộc với độ cao từ 1300 đến 1600m, chảy theo rìa phía tây tỉnh Bình Thuận, đổ vào dòng chính tại điểm cách thác Trị An 38km về phía thượng lưu Chiều dài của sông theo nhánh Da -Riam là 290km, diện tích lưu vực 4100km7 Hệ số uốn khúc 1,5; độ dốc lòng sông 0,005 [1] Sau khi ra khỏi các vùng núi cao khởi nguồn, sông đi vào vùng rừng núi hiểm trở giáp ranh giữa Bình Thuận và Lâm Đồng, rẽ ngoặt vào sâu trong đất Bình Thuận, với độ cao từ 600 đến 1200m, rồi thả xuống vùng đồng bằng trũng thấp từ Đồng Kho tới giáp Sông Đồng Nai, có độ cao trên dưới 100m

L1.2.2 - Sông Bé là phụ lưu lớn nhất nằm bên hữu ngạn dòng chính Bắt nguồn từ vùng núi phía tây của Nam Tây Nguyên còn có tên là cao nguyên X.naro, với độ cao từ

850 dén 950m chảy ra điểm nhập lưu với dòng chính Đồng Nai tại vị trí cách thác Trị

An 6km về phía hạ lưu, sông Bé hầu như nằm gọn trong các tỉnh Bình Phước và Bình Dương Được khởi nguồn từ sự hợp lưu của ba nhánh lớn là Da R’Lap, Dak Glun và Dak Huyot, sông Bé có chiều dài 350km diện tích lưu vực 7650km”, độ uốn khúc! ,4;

Trang 5

độ dốc lòng sông trung bình 0,0027 Cao độ lưu vực thay đổi từ 600 đến 700m ở thượng lưu và từ 50 đến 200m ở trung lưu Do hầu như không có phần hạ lưu nên sông

Bé được coi là con sông điển hình của vùng trung du

L1.2.3 - Sông Sài Gòn là phụ lưu thứ 2 nằm bên hữu ngạn của dòng chính Sông Sài Gòn được hợp thành từ hai nhánh Sài Gòn và Sanh Đôi, bắt nguồn từ các vùng đồi ở Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia, từ độ cao khoảng 200m Sông Sài Gòn ít bị gấp khúc, mang sắc thái của dòng sông bị ảnh hưởng của thuỷ triều do độ đốc nhỏ (0.0013) Sông có diện tích lưu vực 4500km}, chiều dài 250km

Thuỷ triều có thể ảnh hưởng đến tận Dầu Tiếng, cách cửa sông 148km, và cách biển

206km Phần lớn sông chảy trong vùng đồng bằng bằng phẳng có cao độ từ 5 đến 20m

L1.2.4 - Sông Vàm Cỏ cũng là một phụ lưu bên hữu ngạn của sông Đồng Nai Sông Vàm Cỏ là tên gọi chung từ sau hợp lưu của hai con sông lớn là Vàm Cỏ Đông

và Vàm Cỏ Tây Đây là hai con sông điển hình của sông trong vùng ảnh hưởng của thuỷ triều Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực 6300km?, chiều dài 283km, Vàm Cỏ Tây có diện tích lưu vực khoảng 6000km}, chiều dài 235km Sau khi hợp lưu, đoạn sông chung có chiều dài 36km đổ vào dòng chính Đồng Nai tại điểm gần cửa Xoài Rạp Tuy là hai sông cùng hệ thống nhưng mỗi sông lại có một đặc điểm riêng Vàm Cỏ Đông có nguồn độc lập, nằm trọn trong phần đất miền Đông Nam Bộ, nên được xem là thuộc hệ thống sông Đồng Nai Còn Vàm Cỏ Tây có quan hệ chặt chẽ

về mặt thuỷ văn - thuỷ lực với sông Tiền, nên được xem là thuộc đồng bằng sông

Cửu Long Cả hai sông này đều có độ dốc lòng sông rất nhỏ (0,00005 - 0.0001), vì vậy, thuỷ triều ảnh hưởng rất sâu, trên sông Vàm Cỏ Đông là 190km và trên sông Vàm Cỏ Tây là 170km, từ hợp lưu hai sông, tức là khoảng 240km và 220km từ cửa biển

L.1.3 Lưu vực sông Đồng Nai bao gồm:

- Lưu vực dòng chính sông Đồng Nai

- Lưu vực của sông La Ngà

- Lưu vực của sông Bé

- Lưu vực của sông Sài Gòn

- Lưu vực của sông Vàm Cỏ Đông

Diện tích tổng lưu vực sông đến Trị An là 14800km?, đến Biên Hoà là 23200kmỷ,

đến nhà Bè là 28200km”, đến cửa Xoài Rạp vào khoảng hơn 40.000km?

1.2 Đặc điểm địa lý lưu vực sông Đồng Nai

12.1 Vị trí địa lý

Lưu vực sông Đồng Nai nam trong ving: c6 toa do tir 10°20’ dén 12°20’ vi do bac

va tit 105°45’ đến 109°15” kinh độ đông

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 5

Trang 6

Bao gồm một phần hoặc toàn bộ các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và thành phố Hồ Chí Minh

Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà và Đăk - Lak, phía tây giáp Cam-Pu-Chia, phía nam giáp đồng bằng sông Cửu Long, và phía đông giáp biển Đông Tổng diện tích tự nhiên

của lưu vực khoảng 45000km°

Bao gồm 4 thành phố thuộc tỉnh, 17 quận, 7 thị xã, 71 huyện, 338 phường, 76 thị trấn và 864 x4 (xem bang 1)

Bang 1 Don vị hành chính phân theo địa phương

Tỉnh, thành phố | Thành phố | Quận | Thị xã | Huyện | Phường Thị trấn | Xã

trực thuộc tỉnh

Nguồn: Niên giám thống kê 2001 NXB Thống Ké, Hà Nội 2002

L2.2 Đặc điểm địa hình - địa mạo lưu vực

Lưu vực sông Đồng Nai là một khu vực tổng hợp của nhiều loại địa hình khác nhau: vùng rừng núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển Các loại địa hình này đều chiếm một diện tích đáng kể so với toàn bộ khu vực Thượng lưu sông Đồng Nai - cao nguyên Liang - Biang giống như đỉnh mái nhà, có cao độ từ 1500 + 2000m với mái dốc gần như thẳng đứng về phía biển còn về phía tây, tây nam thì thoải dân, nhờ vậy đã góp phần tạo nên vùng đất trù phú của miền Đông Nam Bộ với các khu vực có những đặc tính khác nhau

Trang 7

- Vùng núi ven các đồng bằng sát biển: là những dãy núi nhỏ, có địa hình chia cắt mạnh, tạo nên những khe núi với độ dốc vách núi khá lớn Độ cao địa hình biến đổi từ vài trăm mét đến trên 1000m Vùng giáp giới giữa Ninh Thuận và Lâm Đồng là một bậc thêm có độ chênh cao khá lớn, thấp dần về phía Nam và dài đến vài tram kilomet

- Bao quanh Đà Lạt là vùng núi nằm trên nền cao nguyên có độ cao trung bình 1500m, địa hình khá phức tạp với nhiều đồi bát úp cùng các lòng chảo và yên ngựa Đây

là vùng cao nguyên Liang - Biang, đỉnh của mái nhà lưu vực sông Đồng Nai

- Vùng cao nguyên bằng phẳng Nam Đăk - Lăk: với độ cao khoảng từ 600m đến 700m, địa hình thoải dần về phía nam và tây - nam Đây là vùng cao nguyên Xnaro và một phần của cao nguyên Di Linh

b Vùng đồng bằng và trung du

Vùng đồng bằng và trung du bao gồm phần lớn các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Phước Long và Bình Dương Vùng này có diện tích lớn, độ cao trung bình từ vài mét đến vài trăm mét, địa hình bằng phẳng và là vùng có dân cư đông đúc với nhiều thành phố, thị

xã và khu công nghiệp lớn

c Vùng ven biển

Vùng ven biển là một dải đất hẹp chạy dọc theo bờ biển, gồm nhiều bãi cát,

những cánh đồng nhỏ hẹp, được tạo bởi hạ lưu các con sông ngắn và dốc, các dãy núi và mỏm núi cao hầu hết là đá gốc và đá phong hoá lan ra tận biển, tạo nên sự

chia cắt riêng biệt Càng về phía Nam, địa hình thoải dần, đồng bằng trải rộng mà

không có những dãy núi cao án ngữ; Ở đây chỉ còn một số mỏm núi lẻ nằm khá sâu trong đất liền Bờ biển khúc khuỷu, những vịnh nhỏ được hình thành là đặc trưng

tiêu biểu cho vùng ven biển này

L2.3 Đặc điểm khí hậu lưu vực

Khí hậu của lưu vực ven biển được biểu hiện qua một số mặt khá điển hình sau đây:

a Gió

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong vùng vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu tín phong đặc trưng cho đới nội chí tuyến, vừa chiụ sự chi phối của hoàn lưu gió mùa khu vực Đông Nam Bộ Do vậy, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông - bắc ứng với không khí đã được nhiệt đới hoá nên ấm áp và khô Mùa hè, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai luồng gió mùa tây - nam từ vịnh Bengan vào đầu mùa và từ nam Thái Bình Dương từ giữa và cuối mùa Tốc độ gió bình quân biến đổi trong khoảng từ 1,5 - 3,0m/s Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt đến 20 - 25m/s, xuất hiện khi bão hoặc xoáy lốc

b Nhiệt độ

Nhiệt độ trong lưu vực có sự biến đổi giữa các vùng rõ rệt Vùng ven biển có nhiệt

độ khá cao, trung bình 27°C, chênh lệch ngày đêm không lớn, từ 5° đến 8°C Đi sâu vào đất liên theo hướng tây, cao độ địa hình thay đổi nhanh từ vài trăm mét đến trên 1000mét, nhiệt độ có xu hướng giảm dần Nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt khoảng 18°C,

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 7

Trang 8

chênh lệch ngày đêm khá lớn (trên 100) Đi về hướng Tây - Nam, do địa hình thoải dần nên nên nhiệt độ lại tăng lên từ từ (Di Linh - 20.3, Bảo Lộc - 21,5 và Xuân Lộc - 25,6°C) Ở miền đông, nhiệt độ điều hoà hon, đạt xấp xỉ 26°C Càng về phía Tây, nhiệt

độ cao hơn từ 0,5 - 1,0°C

c Độ ẩm

Toàn vùng sông Đồng Nai có độ ẩm khá cao, từ 80 +82% Dải ven biển, lưu vực

sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, hạ lưu sông Đông Nai - Sài Gòn có độ ẩm thấp (78 - 79%) do mưa ít, nắng nhiều, nhiệt độ cao Vùng thượng lưu sông Da Nhim - Da Dung, trung lưu sông Đồng Nai, thượng lưu sông La Ngà là những nơi có độ ẩm cao (83 - 85%) Do mưa nhiều mà nhiệt độ lại thấp [1]

d Nắng

Lưu vực sông Đồng Nai có số giờ nắng trong năm khá cao, khoảng 2200 - 2400 giờ, trung bình 6 -7 giờ/ngày Những nơi có độ ẩm thấp cũng chính là nơi có số giờ nắng cao nhất, đạt từ 2700 đến 2900 giờ (7 - 8giờ/ngày) Ngược lại nơi có độ ẩm cao lại có

số giờ nắng thấp chỉ còn từ 2000 đến 2200 giờ (5 - 6 giờ/ngày) Mùa khô có số giờ nắng cao nhất, trung bình 250 - 270 giờ/tháng (8 - 9 giờ/ngày), mùa mưa có số giờ

nắng giảm nhiều, trung bình 150 - 180 giờ/tháng (5 - 6gid/ngay)

e Bốc hơi

Do có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, lượng bốc hơi trên toàn lưu lượng khá lớn đạt trên dưới 1000mm/năm Ở vùng ven biển và vùng có độ cao thấp, bốc hơi có xu thế gia tăng từ 1200 - 1300 mm/năm Tại vùng cao nguyên chỉ còn 700 - 900 mm/năm Vào mùa khô, lượng bốc hơi cao tới 100 - 150 mm/tháng, còn vào mùa mưa giảm chỉ còn

50 - 70 mm/tháng

6) Các hiện tượng thời tiết đáng lưu ý khác

Căn cứ vào các yếu tố thời tiết đã nêu tại các điểm a, b, c, d, e nói trên có thể thấy

thời tiết trong lưu vực tương đối ôn hoà Lưu vực nằm trong tuyến an toàn về bão, tuy nhiên theo số liệu thống kê hơn 100 năm qua cho thấy có khoảng 10% trong tổng số

cơn bão đổ vào vùng biển nước ta là có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vùng này

Tuy số lượng các cơn bão ít nhưng vùng này thường xuyên xuất hiện các cơn lốc xoáy

có tốc độ gió lớn đôi khi vượt quá 30m/s Các trận lốc này tuy chỉ xẩy ra trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn nhưng có sức công phá mạnh, đặc biệt là đối với các công trình xây dựng Ngoài ra giông, sét và sương mù cũng là những hiện tượng thời tiết đáng lưu

ý ở đây

13 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh,

thành phố lưu vực sông Đông Nai

Theo các tư liệu cổ cho thấy có thể từ thế kỷ XV - XVI, đã có những nhóm lưu dân

người Việt đến lập nghiệp ở đất Đồng Nai Đến thế kỷ thứ XVII, dòng lưu cư này ngày càng đông hơn và đã xuất hiện các điểm quần cư quan trọng ở Bà Rịa (mỏ Xoài), Đồng

Trang 9

Nai (Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, Long Thành ), Gia Định (Bến Nghé), trong đó đông đúc và trù phú hơn cả là Bến Nghé và Cù Lao Phố [3]

Trong Phủ biên Tạp lục, Lê Quý Đôn viết vào đầu thế kỷ XVII, khi người Việt đặt chân đến miền nam, khắp nơi còn là đầm lây và rừng ram Không bao lâu sau đó, từ Đông Nam Bộ đến Hà Tiên, các cấp chính quyền địa phương được hình thành Khu vực Sài Gòn lúc đầu được đặt tên là phủ Gia Định, sau trở thành Gia Định Kinh, căn cứ đầu

não của chúa Nguyễn Năm 1802, Nguyễn Ánh chọn kinh đô ở Huế, Gia Định được đổi thành Gia Định thành [4]

Cũng vào thế kỷ thứ XVII, khi bắt đầu công cuộc khai phá và bình định miền đất Đồng Nai, các chúa Nguyễn đã mộ phu từ các xứ Quảng của miền Trung vào để thành lập hệ thống “dinh điền” theo phương châm “động vi binh, tịnh vi dân” Việc khai phá Đông Nam Bộ ngày xưa đã khéo kết hợp kinh tế với quốc phòng và chính sách này đã tỏ ra rất có hiệu quả để phát triển, khai phá và bảo vệ vùng đất quan trọng này

Thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai đã trở thành vùng đất nổi tiếng với các

“đồn điển” nơi những chủ tư bản ngoại quốc thu được những khoản lợi nhuận lớn không chỉ do tính đặc biệt thích hợp của đất đai đối với một số loại cây trồng mang tính chất hàng hoá, mà còn là sự bóc lột lao động rẻ mạt của những dân phu “Bắc kỳ”

theo kiểu chủ nô đối với người nô lệ

Do những điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước đặc biệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả, đồng thời thuận lợi cho giao thông vận tải thương mại và giao lưu quốc tế, khu vực này đã sớm hình thành các điểm quần

cư, đô thị, hải cảng quan trọng Trong đó nổi bật là các vùng Sài Gòn, Đồng Nai, Vũng Tàu, là động lực kéo theo sự phát triển của các vùng phụ cận

Theo một số tài liệu thì đến cuối thế kỷ XVII, dân cư cả vùng Đồng Nai - Gia Định mới có khoảng 150 - 200 nghìn người, đến giữa thế kỷ XIX con số này đã lên tới nửa triệu, trong đó riêng cụm quần cư Bến Nghé - Sài Gòn đã có 50 - 60 nghìn người [3] Cần chú ý là vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn cũng đã cho phép người ty nạn thuộc triều đại nhà Minh chống Mãn Thanh đến định cư ở vùng Biên Hoà

và Đồng Nai, đại bộ phận trong số họ sau này tập trung ở Chợ Lớn

Khi người Pháp chiếm được Sài Gòn, họ đã nhanh chóng biến nơi này thành một đô thị - cứ điểm quân sự, năm 1923 có dân số lên tới 95432 người , trong đó hơn một nửa

là người Việt, khoảng 1/3 là “khách trú” Trong những năm 1930 dân số Sài Gòn khoảng 100 nghìn người Nếu cộng cả Chợ Lớn thì đến 200 nghìn người [4]

Khi đó, sông Sài Gòn đã có bến cảng dài khoảng 6km, rộng 250m

Năm 1943 dân số Sài Gòn - Chợ Lớn khoảng 500 nghìn người, năm 1969 đã đến 1 triệu 600 nghìn người, chưa kể một triệu người sinh sống ở tỉnh Gia Định Ngày 30/4/1975 thành phố Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng Tháng 7 năm 1976 Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh với số dân khoảng 4 triệu người, riêng nội thành khoảng 3 triệu người

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 9

Trang 10

Đến cuối năm 2000, 25 năm sau khi được giải phóng, với số dân 5226,1 nghìn người thành phố có tới 27177 cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 4,1% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của cả nước, nhưng làm ra giá trị tới 75751,2 tỷ đồng chiếm 25,3% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước Trong đó có 359 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (phụ lục 27) Điều đó nói lên vai trò quan trọng của thành phố đối với lưu vực cũng như đối với cả nước

Các tỉnh và thành phố khác trong lưu vực cũng có quá trình hình thành và phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh, nhất là những năm gần đây

So với các tỉnh nằm trong lưu vực, Lâm Đồng là nơi người Việt đến lập nghiệp chậm hơn, chỉ mới cách đây khoảng 200 năm Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nơi bắt nguồn của sông Đồng Nai Về thực chất, Lâm Đồng gồm ba cao nguyên: Đà Lạt, Di Linh và Bảo Lộc nằm chồng xếp lên nhau Tài nguyên của Lâm Đồng biểu hiện trước hết ở điều kiện khí hậu, đặc biệt là ở cao nguyên Đà Lạt Với độ cao 1500m, khí hậu ở đây mang đặc tính ôn đới, bình quân khoảng 18°C, nhiệt độ cao nhất không vượt quá 30°C

Điều kiện khí hậu cũng giúp cho Đà Lạt từ lâu đã trở thành nơi trồng và cung cấp rau quả ôn đới cho thị trường Việc đưa người Việt lên Lâm Đồng với quy mô lớn được thực hiện đầu tiên vào năm 1938 nhằm thành lập các ấp trồng rau tươi (ấp được thành lập trước tiên là ấp Hà Đông lấy dân từ miền Bắc đưa vào, đến năm 1975 đã có 43 ấp tương tự) Rau Đà Lạt lúc đầu mới chỉ phục vụ cho tầng lớp cầm quyền, sau cung cấp cho thành phố Hồ chí Minh, nhưng đến nay còn cho nhiều đô thị trong cả nước và một

phần cho xuất khẩu

Sau năm 1975, đã có một phong trào rộng lớn di cư của những người dân miền Bắc chủ yếu là đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền Trung đến Lâm Đồng lập các vùng

“kinh tế mới” đã khai phá đất rừng để trồng cà phê, dâu tằm, chè v.v Đến năm 2001 Lâm Đồng đã có số dân trên l triệu người với diện tích đất nông nghiệp 240 nghìn ha Riêng thành phố Đà Lạt dân số khoảng 120 nghìn người Đây cũng là nơi tập trung số trường đại học và số sinh viên đứng thứ 2 trong lưu vực sau thành phố Hồ Chí Minh với 12.372 người (2001) Hiện tại Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng 617,8 nghìn ha (năm

2000) đứng hàng thứ 4 của cả nước (sau Đắc Lắc, Gia Lai và Nghệ An) nhưng về tỷ lệ

rừng trên diện tích đất tự nhiên thì lại đứng hàng đầu với 63.3% Điều đó đã nói lên khả năng sinh thuỷ của khu vực đầu nguồn sông Đồng Nai là đáng khích lệ

Các tỉnh trong lưu vực chủ yếu nằm trong vùng có tên thường gọi là miễn Đông Nam Bộ Dân cư ở vùng này lúc đầu tập trung ở Đồng Nai - Gia Định sau đó lan dần ra

Trang 11

các phần khác của lãnh thổ Nhìn chung mật độ dân số của vùng cao hơn mức bình quân của cả nước 301 người/km? Trừ thành phố Hồ Chí Minh hiện đã là một siêu đô thị với số dân trên 5 triệu người, các thành phố - tỉnh ly trong vùng có quy mô trung bình (thành phố Biên Hoà khoảng 350 nghìn người) và nhỏ (thành phố Vũng Tàu khoảng 150.000 người, thị xã Thủ Dầu Một - 50.000 người, thị xã Tây Ninh khoảng

40.000 người)

Những năm gần đây các tỉnh, thành phố trong lưu vực đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế - xã hội Do ngành dầu khí phát triển nhanh nên sau thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có bước tăng trưởng nhảy vọt, tiếp đến là Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh đều có bước tăng trưởng mạnh

Theo số liệu thống kê năm 2000 cả nước ta có bốn địa phương có giá trị tổng sản phẩm quốc nội (theo giá so sánh 1994) lớn hơn 10 ngàn tỷ đồng thì khu vực này chiếm

3 và ở các vị trí I, 2 và 4

1.4 Mối quan hệ kinh tế của lưu vực Sông Đông Nai với cả nước

Về vai trò và mối quan hệ kinh tế của các tỉnh, thành phố trong lưu vực đối với cả nước được trình bày chi tiết ở các chương sau Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu một

số vấn đền về mối quan hệ của cả vùng đối với đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Với lợi thế về nhiều mặt, khu vực này đã và đang trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, văn hoá và khoa học - công nghệ của các tỉnh phía Nam Quan hệ giữa vùng lưu vực với các tỉnh, thành phố phía Nam từ lâu đã trở thành mối quan hệ gắn bó truyền

thống, thể hiện trên các mặt sau:

1- Vùng lưu vực tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, khoáng sản của các vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Nam Trung bộ để

chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu

2- Kinh tế trong lưu vực phát triển đã tạo ra một nguồn tích luỹ về vốn cho đầu tư phát triển Một bộ phận của nguồn vốn này được di chuyển đến các vùng lân cận như đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền nam Trung Bộ Theo số liệu thống kê, tổng tích luỹ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng trong lưu vực giai đoạn

1995 - 1999 chiếm trên 21% GDP của toàn vùng, cao hơn so với mức tích luỹ bình quân (18,6%) của cả nước trong giai đoạn 1996 - 2000 [I I]

3- Các tỉnh, thành phố trong lưu vực với thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, nơi tập trung hầu hết các trường đại học cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề, là các địa chỉ tin cậy cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực khoa học công nghệ và kỹ năng cao cho toàn bộ các tỉnh phía nam, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên

4- Là vùng có cơ sở hạ tầng tốt nhất so với cả nước, bao gồm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hệ thống cảng sông, cảng biển có năng lực bốc dỡ lớn nhất so với cả nước và một hệ thống cảng hàng không phát triển

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 11

Trang 12

v.v tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ như thương mai, tài chính, ngân hàng và du

lịch phát triển

5- Ngược lại, các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam - Trung Bộ lại là những thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, dịch vụ của vùng lưu vực, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng bổ sung phần lớn lực lượng lao động cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của lưu vực

6- Các tỉnh trong lưu vực còn có 480km biên giới với Cam-Pu-Chia, có hơn 500km

bờ biển, có các cửa khẩu đường biển, đường không và đường bộ tạo điều kiện cho

vùng dễ dàng giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực Vì lẽ đó, từ năm 1998 đến

2001, vùng đã thu hút được 2343 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 38,713

tỷ đô la Mỹ chiếm 64,4% số dự án và 56,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép của cả nước (nguồn: Niên giám thống kê năm 2001)

Trang 13

Chương IT DÂN SỐ VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỐ DÂN CƯ TRONG LƯU VỰC

II.1 Co cấu dân số, thành phần các dân tộc sinh sống trong lưu vực

Theo công bố của Tổng cục Thống Kê thì đến cuối năm 2001 tại 10 tỉnh, thành phố nằm trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai có dân số tính toán bình quân là 14759,6 nghìn người

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/1999 thì trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố khu vực vào thời điểm nói trên có 52 dân tộc sinh sống tại đây Trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 91,4%, tiếp đó là người Hoa trên 600 nghìn người (4,3%) còn lại 50 dân tộc thiểu số khác cũng chỉ có trên 600 nghìn người chiếm tỷ lệ 4,3%

Bảng 2: Dân số trung bình các tỉnh, thành phố trong lưu vực (nghìn người)

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ NGTK 2001 (NXB Thống kê 2002)

Một số dân tộc thiểu số có số lượng người dân đang sinh sống ở khu vực là: Cơ-ho -

124949 người, Chăm 97765 người, Xtiêng- 66680 người, Ra-giai- 61281 người, Tày -

56784 người, Nùng - 54058 người, Mạ - 27801 người, Khơ-me -27990 người, Chơ-ro -

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 13

Trang 14

22500 người, Mnông - 17019 người, Chu-Ru-14935 người còn lại 39 dân tộc khác có

số lượng dưới 10 nghìn người trong đó có 10 dân tộc có số dân ít hơn 10 người (xem phụ lục 1)

Tình hình dân số trong lưu vực những năm từ 1995 đến 2001 diễn biến như sau: 1995 - 12801.,6 nghìn người, 1998 - 13739,9 nghìn người, 1999 - 14092,8 nghìn người, 2000 - 14431,1 nghìn người và 2001 - 14759,6 nghìn người So với cả nước chiếm tỷ lệ vào các năm tương ứng nói trên như sau: 17,8%, 18,2%, 18,4%, 18,5%, và 18,8% (xem bảng 2) [2]

Về tỷ lệ nam, cũng giống như tình hình chung của cả nước, tại các tỉnh này nam ít hơn nữ và chiếm tỷ lệ theo các năm như sau: 1995 - 48,9%, 1998 - 49,2%, 1990 - 49,2% 2000 - 49,1%, 2001 - 49,1% (xem phụ lục 3)

1.2 Tình hình phân bố dân cư trong lưu vực

So với cả nước các tỉnh, thành phố trong lưu vực có mức đô thị hoá cao nhất Do vậy, đây cũng là địa bàn có số dân sống ở thành thị chiếm tỷ lệ cao Thể hiện ở các năm gần đây như sau

Bảng 3: Dân cư sống ở khu vực thành thị thuộc các tỉnh thành phố trong lưu vực (nghìn người)

So với tình hình chung của cả nước, tỷ lệ dân sống ở thành thị trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai bình quân cao gấp 2 lần Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của khu vực

Về mật độ dân số của các tỉnh, thành phố trong lưu vực cũng có sự chênh lệch khá lớn Năm 2001, mật độ dân số ở thành phố Hồ Chí Minh là 2567người/km”, các tỉnh khác như sau (người/km)): Bà Rịa - Vũng Tàu - 425, Đồng Nai - 351, Long An - 300, Bình Dương - 285, Tây Ninh -246, Ninh Thuận - 158, Bình Thuận - 138, Lâm Đồng -

108 và Bình Phước - 103 Mật độ dân số bình quân trong khu vực là 301 người/kmỷ, tại

thời điểm nói trên cả nước có mật độ bình quân là 239 người/kmỸ (xem phụ lục 7)

So với mức trung bình cả nước của cả nước, trong vùng có 4 tỉnh có mật độ dân thấp hơn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng và Bình Phước Đây là các tỉnh chỉ có

đô thị nhỏ, tỷ lệ núi rừng cao Tại các vùng núi dân cư thưa thớt, trình độ sản xuất còn

lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn

1.3 Sự biến động của cư dân trong lưu vực từ 1990 đến nay

Để thấy rõ hơn mức độ đô thị hoá dẫn đến tình hình phân bố dân cư tập trung tại các tỉnh, thành phố trong lưu vực Chúng tôi đã lập bảng thống kê biến động dân từ 1990

Trang 15

đến năm 2001 và tính toán tỷ lệ tăng dân số tại các tỉnh nói trên So sánh 11 nam qua cho thấy các tỉnh và thành phố có dân số thay đổi theo thứ tự như sau:

1 - Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có tỷ lệ tăng cao nhất từ 525,2 nghìn người (1990) tăng lên 839 nghìn người (2001) tăng 59.7%

2 - Lâm Đồng 669,6 nghìn người tăng lên 1049,9 nghìn người, tăng 56,8%

3 - Hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước (tỉnh Sông Bé cũ) từ 987,1 nghìn người tăng lên 1476,2 nghìn người, tăng 50,9%

4 - Bình Thuận từ 789,7 nghìn người tăng lên 1079,7 nghìn người, tăng 36,7%

5 - T.P Hồ Chí Minh từ 4004.9 nghìn người tăng lên 5378,1 nghìn người, tăng 34.3%

6 - Ninh Thuận từ 413,3 nghìn người tăng lên 531.7 nghìn người, tăng 28,6%

7 - Đồng Nai từ 1631 nghìn người tăng lên 2067,2 nghìn người, tăng 26,7%

8 - Tây Ninh từ 811,1 nghìn người tăng lên 989,8 nghìn người, tăng 22%

9 - Long An từ 115,3 nghìn người tăng lên 1348 nghìn người, tăng 17,1%

Toàn lưu vực từ 10974.,2 nghìn người tăng lên 14759.6 nghìn người, tăng 34.5%, trung bình tăng 2,60%/năm Trong đó có tỉnh mức độ tăng cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu, trung bình tăng 4,5%/năm, thấp nhất là Long An trung bình 1,3%/năm thấp hơn mức tăng trung bình tự nhiên ở nước ta (Chi tiết xem phụ lục 8)

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng nhanh, chủ yếu là do sự phát triển của công nghiệp dầu khí, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như: điện lực, xây dựng, các ngành dịch vụ

Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận chủ yếu là do di dân đến khai hoang

và phá rừng để canh tác Tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai tăng

dân do phát triển công nghiệp và dịch vụ

II.4 Sự biến động của dân cư với vấn đề môi trường tại lưu vực

Với mức độ tăng dân số trung bình 2,6%/ năm trong hơn 10 năm qua là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường

a Đối với các tỉnh miên núi

Theo sự phân vùng của Nhà nước thì trong lưu vực chỉ có 2 tỉnh được coi là miền núi

đó là Lam Đồng và Bình Phước, một số tỉnh khác được coi là có miền núi [8] Tại hai tỉnh Lam Đồng và Bình Phước, các số liệu về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đã có

sự thay đổi lớn cả về diện tích và bình quân đầu người

Tỉnh Lâm Đồng:

Năm 1991 - Tổng diện tích đất tự nhiên 1017,2 nghìn ha

- Đất nông nghiệp 82,9 nghìn ha, chiếm 8,1%, bình quân 1147 m”/người,

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 15

Trang 16

- Đất lâm nghiệp 630,0 nghìn ha, chiếm 61,9%, bình quân 8718 m”/người,

Năm 2000 - Tổng diện tích tự nhiên 976,5 nghìn ha

- Đất nông nghiệp 240.9 nghìn ha, chiếm 24,6%, bình quân 2320m”/người

- Đất lâm nghiệp 617,8 nghìn ha, chiếm 63,2%, bình quân 5950m”/người

Tỉnh Bình Phước:

Năm 1991 - Tổng diện tích đất tự nhiên 685,6 nghìn ha

- Đất nông nghiệp 106,8 nghìn ha, chiếm 15.5% bình quân 2410m”/người

- Đất lâm nghiệp 273,4 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 29,8%, bình quân 6171m?/người Năm 2000 - Tổng diện tích đất tự nhiên 685,6 nghìn ha

- Đất nông nghiệp 431,7 nghìn ha chiếm 63.0% bình quân 6280m”/người

- Đất lâm nghiệp 187.6 nghìn ha, chiếm 27.3% bình quân 2741m”/người

Qua các số liệu trên cho thấy:

- Đất nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng trong 10 năm đã mở rộng từ 82,9 nghìn ha (8,1% đất tự nhiên) lên đến 240.9 nghìn ha (24.6% đất tự nhiên) tăng gấp 2,9 lần

- Đất lâm nghiệp bị thu hẹp từ 639,0 nghìn ha xuống còn 617,8 nghìn ha, mặc dù trong thời gian nói trên tại tỉnh này đã trồng thêm khoảng 21,3 nghìn ha rừng

Cần nói thêm là hiện nay, Lâm Đồng đang là tỉnh có tỷ lệ che phủ của rừng lớn nhất

so với các địa phương trong cả nước: 63,3%

- Đất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước trong 10 năm đã tăng từ 106.8 nghìn ha 15,5% đất tự nhiên) đã lên tới 431,7 nghìn ha (63,0% đất tự nhiên) tăng lên 4 lần

- Đất lâm nghiệp đã giảm từ 273.4 nghìn ha (39,8%) xuống còn 187,6 nghìn ha (27,3% giảm 1,4 lần)

- Tính theo bình quân đầu người đã giảm từ 6171m”/người, xuống còn 2741m”/người, giảm 2,2 lần

Nguyên nhân làm giảm đất lâm nghiệp do một số yếu tố sau:

1- Tốc độ tăng dân số nhanh đã phá rừng làm đất nông nghiệp (nương rẫy) để giải quyết lương thực hoặc trồng cây công nghiệp với mong muốn nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư

2- Phá rừng để khai thác gỗ, củi, đốt than hầm nhưng không khôi phục, làm cho rừng mất hẳn và trở thành đất trống đồi trọc, đất bị xói mòn mất khả năng canh tác Nam 1995 rừng của khu vực đã bị phá 4400 ha chiếm tỷ lệ 23,3% so với cả nước Trong 4 năm (1998 - 2001) diện tích rừng trong lưu vực bị phá 4847.8 ha chiếm 16,7% diện tích rừng bị chặt phá của cả nước (phụ lục 20)

3- Chương trình trồng rừng đã được đặt ra từ nhiều năm nay, từ chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đóng cửa rừng chưa được triển khai một cách

có hiệu quả ở các địa phương nói trên

Trang 17

4- Ngoài tàn phá rừng còn làm cháy rừng, năm 1995 toàn lưu vực bị cháy 3666 ha chiếm 49,2% diện tích rừng bị cháy của cả nước Tính chung từ năm 1998 đến 2001 diện tích rừng bị cháy lên tới 3679 ha, chiếm tỷ lệ 13,5% so với diện tích bị cháy của

cả nước (phụ lục 19)

5- Diện tích rừng giảm còn do những hoạt động công nghiệp, xây dựng, mở rộng khu dân cư, đô thị hoá v.v

Các hoạt động làm mất rừng nêu trên, thực tế đã tác động mạnh đến nguồn nước kể

cả nước mặt và nước ngầm làm tăng khả năng lũ lụt, xói mòn, sạt lở vào mùa mưa, giảm khả năng dự trữ vào mùa khô và kéo theo nhiều tác động xấu đến môi trường khác nữa như hạn hán xâm nhập mặn vào mùa kiệt, ảnh hưởng nguồn nước cung cấp cho các thành phố, các khu công nghiệp và dân cư tập trung

b Đối với khu vực thành thị

Với tỷ lệ tăng dân số tại các đô thị trong 10 năm gần đây của các tỉnh, thành phố trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai đã gây nên nhiều vấn đề bức xúc đối với môi trường

1 Nhiều khu dân cư tạm bợ không hợp vệ sinh, làm nhiễm bẩn và cản trở dòng nước thải của các thành phố, thị xã gây ô nhiễm nặng môi trường không khí và nước

2 Gây quá tải đối với cơ sở hạ tầng đô thị như giao thông, năng lực cung cấp và thoát nước đô thị, tăng lượng khí thải vào bầu không khí, đe doạ trực tiếp môi trường sống của cư dân thành phố

3 Bắt buộc các cấp chính quyền phải mở rộng thành phố về diện tích, lấn dần đất nông nghiệp và đất rừng, tăng thêm số nông dân mất ruộng đất canh tác, mất việc làm, một bộ phận trong số họ gặp khó khăn về đời sống và lại về các đô thị

4 Tăng dân số tại các đô thị đồng nghĩa với tăng nhu cầu về việc làm, cần mở rộng thêm các nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng, tăng cơ sở hạ tằng, như vậy cũng tác động trực tiếp đến môi trường

Vấn đề đô thị hoá và giải quyết việc làm đương nhiên là một công việc tất yếu của

xã hội phát triển Tuy vậy, tốc độ, thời gian và không gian mở rộng đô thị hoá cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 17

Trang 18

1- Diện tích rừng trong khu vực nhất là rừng đầu nguồn còn lớn, nguồn nước sông Đồng Nai và các phụ lưu tương đối dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác

2- Ngoài diện tích gieo trồng lương thực, trong khu vực còn có khả năng trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, chè, điều, hồ tiêu v.v là những sản

phẩm có thể xuất khẩu đưa lại giá trị lớn hơn nhiều so với trồng cây lương thực Khu

vực cũng là nơi thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây ăn quả, và cây công nghiệp

ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá, bông

3-Khu vực là nơi thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và cho sản phẩm có giá trị cao như thịt, sữa cùng các sản phẩm chế biến

4- Đây còn là vùng đất có nhiều tiềm năng để trồng rừng, khai thác rừng và thu được giá trị cao từ nghề nông - lâm nghiệp

5- Thuỷ sản cũng là thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong lưu vực với các hồ nước ngọt lớn như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, cả hệ thống sông và bờ biển dài khoảng 500km

là những yếu tố thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước mặn

Trang 19

6- Với dân số sống ở nông thôn và khoảng 7,6 triệu người (năm 2000: 7,5 triệu, 2001: 7,6 triệu) (xem phụ lục 5) trong đó có 4,5 triệu người trong độ tuổi lao động (1/7/2000) chiếm 60% dân số là điều kiện quan trọng đảm bảo nguồn nhân lực cho sản

xuất phát triển

7- Với tổng diện tích đất tự nhiên 4899 nghìn ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 1830 nghìn ha - chiếm 37,5%

+ Đất lâm nghiệp có rừng 34,5% cùng với những điều kiện thuận lợi để kết hợp nông, lâm nghiệp đồng thời có tác dụng cải thiện môi trường (diện tích che phủ chung của cả nước là 33,4%) (xem phụ lục 2)

§- Đây là vùng có nguồn nước tương đối ổn định, đã được đầu tư khá nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ xuất nông nghiệp Tính đến năm 1999 toàn khu vực đã có 601 công trình được đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp [9], đảm bảo tưới cho 737.978

ha ” các vụ lúa, mầu và cây công nghiệp Một số công trình còn phục vụ tiêu thoát

nước cho một số vùng

9- Đây là khu vực sản xuất nông sản gần địa bàn tiêu thụ lớn, nhất là thành phố

Hồ Chí Minh, các thành phố thị xã khu công nghiệp trong vùng, đồng thời nơi đây cũng là vùng có các cơ sở chế biến nông sản, thuỷ sản để sử dụng trong nước và

xuất khẩu

Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và

nuôi trồng thuỷ sản trong vùng

10- Do sự phát triển năng động, đây là vùng dẫn đầu trong việc đóng góp GDP của

cả nước, năm 1995 chiếm tỷ trọng 31%, đến năm 2000 đã nâng lên 35% (xem bảng 4) Bảng 4: Đóng góp của các vùng vào GDP của cả nước, ?%

* Nguồn: Lựa chọn và tính toán theo [9]

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 19

Trang 20

HIL1.2 Về sản xuất nông nghiệp

HI 1.2 a Trồng trọt

1 Cây lương thực trong số 1830 ha đất canh tác nông nghiệp (năm 2000) đã có 1147,9 nghìn ha đất sử dụng để sản xuất cây lương thực, so với cả nước chiếm tỷ lệ 13,7% Với diện tích này, năm 2000 đã sản xuất được 3806,8 nghìn tấn lương thực có hạt so với sản lượng của cả nước chiếm 11,3% (xem phụ lục 10 và phụ lục 11) Binh quân lương thực toàn vùng trong các năm 2000 và 2001 đạt 264 và 262 kg/người (xem phụ lục 12) Trong đó có một số địa phương đạt mức lương thực bình quân cao như Tây Ninh - 569kg/người, Long An - 1184kg/người Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đạt mức bình quân thấp 45,7 và 93kg/người Với diện tích trồng lúa liên tục tăng, năm 1995 - 803,1 nghìn ha, đến năm 2000 là 1012 nghìn ha (xem phụ lục 13) chiếm 13,2% diện tích trồng lúa của cả nước Nhưng do nhiều địa phương trong vùng

có năng suất lúa rất thấp ví dụ: Bình Phước năng suất trung bình các năm từ 15,3 đến 23,5 tạ/ha, Tây Ninh từ 24,6tạ đến 30,5 tạ/ha, Lam Đồng từ 26,8 đến 32,3 tạ/ha, vì vậy, sản lượng lúa năm 2000 mới đạt được 3354,6 nghìn tấn và năm 2001 sơ bộ đạt được 3391,4 nghìn tấn Ở đây phải kể đến vai trò đặc biệt của tỉnh Long An chiếm tỷ trọng 46,9% sản lượng lúa của toàn vùng (năm 2000) Ngoài lúa và các loại cây lương thực

có hạt, trong lưu vực còn trồng các loại cây mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như sau: (các số liệu sau tính cho năm 2000), [9]

2 Các loại cây mầu

- Khoai lang : diện tích - 10,6 nghìn ha, sản lượng 63,8 nghìn tấn

- Sán : diện tích - 26,9 nghìn ha, sản lượng 237,5 nghìn tấn

Khoai lang được trồng nhiều nhất ở Bình Thuận (3,7 nghìn ha) và Lâm Đồng (2,9 nghìn ha)

Diện tích sắn được trồng nhiều nhất là Đồng Nai 8.4 nghìn ha

3 Các loại cây công nghiệp hằng năm (ngắn ngày)

- Đậu tương: diện tích 13,3 nghìn ha, sản lượng 5,9 nghìn tấn, được trồng nhiều nhất trong khu vực là Đồng Nai với 9,9 nghìn ha

- Mía: diện tích 75,9 nghìn ha, sản lượng 3442,7 nghìn tấn, được trồng nhiều nhất là

ở Tây Ninh với 25,4 nghìn ha

- Lạc: diện tích 55,5 nghìn ha, sản lượng 96,0 nghìn tấn Lạc cũng được trồng nhiều

ở Tây Ninh với 23.8 nghìn ha

- Thuốc lá: diện tích 14,6 nghìn ha, sản lượng 14.9 nghìn tấn, được trồng nhiều nhất

ở Đồng Nai với 9,0 nghìn ha

- Bông: diện tích 4,6 nghìn ha, sản lượng 8,6 nghìn tấn, được trồng nhiều ở Bình Thuận với 2,3 nghìn ha

(*) Ninh Thuận tính vùng 3

(**) Long An tính ở vùng 6

Trang 21

- Đay: diện tích 2,2 nghìn ha, sản lượng 2,1 nghìn tấn, trong khu vực chỉ được trồng ởLong An

- Cói: diện tích 0,9 nghìn ha, sản lượmg 4,5 nghìn tấn, được trồng nhiều ở thành phố

Hồ Chí Minh và Long An (0,2 và 0,6 nghìn ha)

4 Các loại cây công nghiệp lâu năm:

- Chè: Diện tích 20.845ha, sản lượng 88.982 tấn (búp tươi) được trồng nhiều nhất ở Lâm Đồng với 20.802ha

[Cả nước 86 938ha, sản lượng 314 692 tấn (búp tươi)]

- Cà phê: Diện tích 186.041ha, sản lượng 284.955 tấn Các địa phương có diện tích

cà phê lớn là Lâm Đồng 1 14.180ha, Đồng Nai 35 81 1ha, Tây Ninh 20 109ha

(Cả nước 561 933ha, sản lượng 802 334tấn)

- Cao su: diện tích 282 766ha, sản lượng 230 630 tấn Các địa phương có diện tích

cao su lớn là Bình Dương 94.585ha Bình Phước - 86.961ha, Đồng Nai 42.417ha

(Cả nước trồng 412.029ha, sản lượng 290.801 tấn)

- Hồ tiêu: diện tích 16148ha, sản lượng 25900 tấn Các địa phương trong lưu vực có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất là Bình Phước 6465ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 4330ha (Cả nước có diện tích 27.868ha, sản lượng: 39218 tấn)

- Cây điều có diện tích 161471ha, sản lượng: 59209 tấn Các địa phương trong lưu vực có diện tích trồng cây điều lớn nhất là Bình Phước 70524ha, Đồng Nai: 32243ha (Cả nước có diện tích 195.576ha sản lượng 67.599 tấn)

5 Các loại cây ăn quả

Các loại cây ăn quả được trồng trong khu vực bao gồm: chuối, xoài, dứa, nhãn, vải, chôm chôm, nho, thanh long, dừa có diện tích tổng cộng 91,3 nghìn ha và có sản lượng năm 2000 như sau: 3283 tấn dứa; 16065 tấn cam, chanh, quýt; 65.878 tấn dừa; 166.812 tấn chuối; 54.536 tấn xoài và 105.831 tấn nhãn, vải, chôm chôm

Đây là những loại quả nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời cũng có khả năng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

HILI.2.b Chăn nuôi

Do điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ trong khu vực có nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm làm nguồn cung cấp thực phẩm cho khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài, đây cũng là một thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong lưu vực

Số lượng gia súc gia cầm chăn nuôi năm 2000 như sau:

Trang 22

Ngoài ra còn có sản phẩm khoảng 600 triệu quả trứng gà và 14 000 tấn sữa

Giá trị sản xuất nông nghiệp của cả vùng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Năm 2000 đạt được 18670,5 tỷ đồng chiếm 16,7% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước (phụ lục 9) và chiếm tỷ lệ chủ yếu trong sản xuất trong nông - lâm nghiệp và thuỷ sản của cả vùng (84.5%)

HIL.1.3 Về sản xuất lâm nghiệp

Tài nguyên quan trọng nhất của sản xuất lâm nghiệp là vốn rừng Rừng nước ta mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển, tuy vậy đến năm

1995 cả nước chỉ còn 9.462.678ha diện tích đất có rừng với độ che phủ là 28% Những năm gần đây nhờ có được đầu tư của Nhà nước với các chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và các chương trình khác Vốn rừng đã được tăng lên đáng kể Đến năm 2001, diện tích rừng của cả nước đạt được 11359,3 nghìn ha, độ che phủ bình quân đạt 34,5%

Riêng trong lưu vực đến nay có 1658,3 nghìn ha bằng 14,6% diện tích rừng của cả nước Trong đó rừng tự nhiên 1417,5 nghìn ha, còn lại là rừng trồng 240,8 nghìn ha

Độ che phủ bình quân trong lưu vực đạt được 33,8% Điều đáng ghi nhận là tỉnh Lâm Đồng nơi khởi nguồn của sông Đồng Nai cũng là địa phương có độ che phủ rừng 63,3%, cao nhất so với các địa phương trong cả nước, tỉnh Bình Thuận có độ che phủ

lớn thứ 2 với 47,5% tiếp đó là tỉnh Đồng Nai - 25,8%, Bình Phước - 24.6%, thấp nhất

là Bình Dương 4,7% (chi tiết xem bảng 5)

Trong khu vực còn có đủ cả ba loại rừng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Theo kết quả điều tra rừng năm 1999 thì đến ngày 31/12 của năm này rừng phòng hộ có 724.083ha, rừng đặc dụng: 267.872ha và rừng sản xuất có 624.970ha (tổng hợp theo [9]) Trong toàn bộ vốn rừng của lưu vực, đã có 1616,9 nghìn ha - chiếm 97,5% tổng diện tích rừng - được giao cho các chủ quản lý: bao gồm doanh nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, xí nghiệp liên doanh, hộ gia đình, tập thể và lực lượng vũ trang

Giá trị sản xuất lâm nghiệp của cả nước trong năm 2001 là 6014.,0 tỷ đồng (theo giá

cố định 1994) Trong đó các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Đồng Nai có giá trị sản xuất lâm nghiệp là 663,8 tỷ đồng, chiếm 11,0% so với ngành lâm nghiệp của cả nước Sản lượng gỗ khai thác được 252,9 nghìn mỶ, so với năm 1995 chỉ bằng 52,6%;

so với cả nước kết quả khai thác của khu vực bằng 10,5% (xem phụ lục 17)

Trang 23

Bảng 5: Diện tích rừng năm 2001 các tỉnh, thành phố trong lưu vực (nghìn ha)

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 — NXB Thống kê 2002

Diện tích rừng trồng tập trung trong lưu vực những năm gần đây đang có xu thế giảm Năm 1995 trồng được 25 nghìn ha; đến năm 1998, trồng được 17,3 nghìn ha, năm 2001 - 23,8 nghìn ha (so với cả nước năm 2001 có tỷ lệ 12,3%) (xem phụ lục 18)

Bên cạnh những kết quả đạt được do trồng thêm rừng, đáng tiếc là vẫn còn những vụ cháy rừng nghiêm trọng Năm 1995 cả lưu vực bị cháy 3666 ha rừng chiếm 49,2% diện tích rừng cả nước bị cháy trong năm này Trong 4 năm từ 1998 đến 2001 diện tích rừng trong lưu vực bị cháy 3679ha Nơi xảy ra cháy rừng có diện tích lớn là Ninh Thuận (1995) cháy 1584ha, Lâm Đồng - 1298ha (1995) và Đồng Nai 1106ha (1998) (Phụ lục 19)

Diện tích rừng bị chặt phá trong lưu vực cũng là con số đáng kể, vụ phá rừng phòng

hộ Tánh Linh cách đây 3 năm đã làm xôn xao dư luận của cả nước, để lại hậu quả hết sức nặng nề phải mất nhiều năm mới khôi phục lại được Năm 1995 diện tích rừng bị chặt phá trong lưu vực là 4400ha trong đó Lâm Đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất 2612ha bằng 59% của cả vùng, Tây Ninh - 868ha (19,7%) Tỉnh Bình Phước trong 4 năm liên tiếp (1998 - 2001) diện tích rừng bị chặt phá 2207ha, bình quân hàng năm mất 550ha Bình Thuận trong 6 năm (1985 - 2000) diện tích rừng liên tiếp bị chặt phá mất 2079ha Đáng chú ý phần lớn đây là rừng phòng hộ

Diện tích rừng bị chặt phá ở lưu vực chiếm tỷ lệ cao so với cả nước Năm 1995

chiếm tỷ lệ 23,3%; 1996 - 35,5%, 1997 - 26,2%, 1998 - 17,6%, 1999 - 32,6%, 2000 - 33,5% và năm 2001 - 23%

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 23

Trang 24

Trong 7 năm từ 1995 đến 2001 diện tích rừng bị chặt phá trong lưu vực này là 13080ha chiếm 25,8% diện tích rừng bị chặt phá trong cả nước Đó là điều đáng được cảnh báo chung về môi trường và nguồn nước của lưu vực (chỉ tiết xem phụ lục 20) Tóm lại, hiện trạng độ che phủ của rừng trong lưu vực xấp xỉ đạt được mức trung bình của cả nước, nhưng tốc độ chặt phá trong những năm qua cũng chiếm tỷ lệ rất cao

SO VỚI cả nước

HIL.1.4 Thuỷ sản

Trong những gần đây ngành thuỷ sản đã có những tiến bộ đáng kể, trong GDP của

cả nước, thuỷ sản chiếm 2,05% Sản lượng thuỷ sản cả nước năm 1995 đạt 1,58 triệu tấn đến năm 2000 đạt 2,25 triệu tấn và 2001 đạt 2,43 triệu tấn Các tỉnh, thành phố trong lưu vực có sản lượng tương ứng của ba năm nói trên là 297 nghìn tấn, 378 nghìn tấn và 406 nghìn tấn, năm 2001 chiếm tỷ lệ 16,7% của cả nước

Các địa phương có sản lượng thuỷ sản cao là Đồng Nai 161 nghìn tấn, Bà Rịa - Vũng Tàu 140 nghìn tấn và Bình Thuận 131 nghìn tấn (phụ lục 22)

Nghề đánh bắt cá biển trong lưu vực cũng đã có tiến bộ đáng kể năm 2001 đạt 340,3

ngàn tấn, so với 1995 tăng 30% và chiếm tỷ lệ 19,7% so với cả nước Các địa phương

có sản lượng đánh bắt cá biển cao trong vùng là Bà Rịa - Vũng Tàu 137 nghìn tấn, Bình Thuận 128 nghìn tấn (phụ lục 23)

Ngoài sản lượng thuỷ sản khai thác, còn có sản lượng nuôi trồng Phong trào nuôi trồng thuỷ sản trong lưu vực phát triển nhanh chóng; năm 1995 sản lượng mới đạt 35,6 nghìn tấn, đến năm 2001 đã đạt được 66,2 nghìn tấn tăng 1,8lần Một số địa phương có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao năm 2001 trong vùng là thành phố Hồ Chí Minh 26.2 nghìn tấn, Đồng Nai - 12,8 nghìn tấn, Long An 11,5 nghìn tấn Thấp nhất là Bình Dương mới chỉ đạt 248 tấn Tuy đã có tiến bộ nhưng so với sản lượng chung của cả nước bình quân khu vực này từ năm 1998 đến năm 2000 mới đạt được khoảng 8,6%, năm 2001 đạt 9,3% (phụ lục 24)

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhìn chung còn hạn chế mới có 51.414,6ha (năm 2001) Địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất trong lưu vực là tỉnh Đồng Nai - 29,6 nghìn ha do có hồ thuỷ điện Trị An; Bà Rịa - Vũng Tàu 6.5 nghìn

ha và thành phố Hồ Chí Minh hơn 4,4 nghìn ha

Hiện nay diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, vài ba năm gần đây tăng bình quân hàng năm từ 12% đến 13%

So với cả nước thì diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong lưu vực mới chỉ chiếm 6,9% (năm 2001) (xem phụ lục 25)

Mặc dù có thế mạnh cả về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản như gần biển, có nhiều

hồ lớn và vùng ngập mặn, nhưng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản trong lưu vực hai năm gần đây mới chỉ đạt được 12 - 13% giá trị sản xuất thuỷ sản chung của cả nước Năm 2001 đạt 3463.,7 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) tăng 24% so với năm 2000 (xem phu luc 21)

Trang 25

Tổng hợp giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản trong những năm gần đây của các tỉnh thành phố trong lưu vực (tính theo giá cố định 1994) như bảng 6

Bảng 6: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả lưu vực (tỷ đông)

Tỷ trọng của từng ngành so với kết quả sản xuất của cả lĩnh vực nông - lâm nghiệp

và thuỷ sản năm 1995 và 2000 như sau:

II.2 Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn

HIL2.1 Tình hình phát triển công nghiệp trên cả nước những năm gần đáy

Từ năm 1995 đến nay, nền công nghiệp nước nhà có mức tăng trưởng cao và ổn định, trung bình từ I1 đến 17% mỗi năm Năm 2001 đã có giá trị sản xuất là 266406,2

tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) so với năm 2000 tăng 14.2% Điều đáng ghi nhận

là công nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng cao

- Khu vực kinh tế trong nước năm 1998, 1999 tăng hơn 7% đến năm 2000 và 2001

đã tăng 15,2 và 15,3%

Trong đó: Doanh nghiệp Nhà nước cả trung ương và địa phương từ năm 1998 đến năm 2001 tăng lần lượt là 7,7%; 5,4%; 13,2%; 12,7% Ngoài quốc doanh tăng 7,5%, 10,9%, 19,2%, 20,3% cũng trong các năm nói trên

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 1995 đến năm 2000 tăng trung bình hằng năm 21%, năm 2001 tăng 12,1% (nguồn NGTK 2001)

Nhìn chung mức tăng trưởng công nghiệp của cả nước từ năm 1995 đến nay tuy có một

số năm chỉ đạt dưới 10% nhưng phần lớn là ở mức hai con số Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong 6 năm liên trên 21%, đến năm 2001, mức tăng có chững lại (12,1%), nhưng để bù lại khu vực công nghiệp trong nước lại tăng ở mức cao (14+ 15%)

Chuyên đề số 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan 25

Ngày đăng: 04/08/2014, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w